1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Người dệt tầm gai" của Vi Thuỳ Linh

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi chipngo, 13/11/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Chậc, nhưng mà Goldmund cũng khổ. Lắm con gái yêu thế mà lại chết với 1 ông thầy tu già, chỉ duy nhất có cái "ý niệm" kiểu Platon về đàn bà làm bạn trên con đường đi xuống âm phủ. Khổ thân! Hí hí
    Có một dòng sông mang tên em
    Dòng sông anh tự đặt
    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
  2. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    * Bản chất của thơ ca có gì khác hơn là một sự đại ngôn.
    Khi bạn đọc những câu "hiền lành" như " Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Biết khao khát những điều anh mơ ước/ Biết xúc động qua nhiều nhận thức/ Biết yêu anh và biết được anh yêu..." Nghe giản dị đấy, thầm kín đấy, nhưng chính nó là một sự đại ngôn. Tôi xin cụ tỷ luôn.
    Hãy tưởng tượng Xuân Quỳnh ( xin phép được mang thơ XQ ra để minh hoạ cho bài viết này) - khi in thơ - như một diễn viên (tất nhiên là nổi tiếng- với thơ ca, với tên tuổi người chồng và với số phận thương đau) bước lên sân khấu có cái tên là văn nghệ và nói ra những điều thầm kín trong trái tim mình (tất nhiên là bằng một hình thức rất nghệ thuật là thơ ca- và cuộc biểu diễn này, nó được truyền phát lại cho đông đảo công chúng bằng những phương tiện như tập thơ, những bài phê bình, báo chí ...).
    Với một giọng nữ trung ấm áp và truyền cảm, với một mái tóc nhung huyền và một khuôn mặt đằm thắm, đôi mắt đen tròn long lanh những dự cảm bão giông ... Xuân Quỳnh cứ thế san sẻ tâm hồn mình cho độc giả, san sẻ những tình cảm thật giản dị, thật sâu sắc mà trái tim đa cảm nào cũng ứ đầy.
    Những tình cảm ấy đúng là giản dị mà sâu sắc và để thấy được điều giản dị mà sâu sắc ấy, nó phải được viết ra bằng một tài năng như Xuân Quỳnh, bằng một phương pháp phức tạp và khó khăn ghê gớm chỉ thấy có ở những tài năng - dẫu chỉ để thể hiện những điều giản dị đến vậy.
    Và nói ra những điều ấy, bản thân việc đó chính là một sự đại ngôn. Sự đại ngôn nằm ngay từ trong cách biểu đạt, nói một cách... đại ngôn thì là sự đại ngôn nằm ngay trong hình thức nghệ thuật. Thơ ca là hình thức nghệ thuật, như những hình thức khác như văn xuôi, hội hoạ, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn ... tất cả đều là sự đại ngôn.
    Trong cơn đau sáng tác hay trong lúc cảm xúc dâng trào (ví dụ thế), người nghệ sĩ dùng tài năng của mình làm nên những điều khác thường (để nói những cái bình thường), trong câu chuyện chúng ta nói ở đây thì điều khác thường đó là những câu thơ (tất nhiên là những câu được coi là hay). Sự đại ngôn đó dùng để thể hiện những nội dung tư tưởng bên trong nó, những cái (nội dung) đó có gì xa lạ và ghê gớm không.
    Không. Nó nằm sẵn trong tâm trạng mỗi người. Ai cũng có. Nó là một nỗi nhớ nhà lúc buổi chiều hôm, là một thoáng bâng khuâng trước quá khứ vàng son nay đã hoang tàn, là một nỗi đau của kẻ sĩ phu mất nước, là một niềm hoan lạc trước tình yêu, là nước mắt rơi khi đau đớn chia lìa, là một nỗi thèm chồng của người thiếu phụ cô đơn ...
    Những cảm xúc đó trong cuộc đời (hầu như) ai mà chẳng có lúc gặp, chẳng có lúc xốn xang, bồn chồn vì nó. Nhưng để thể hiện nó ra thì "ngôn" một cách bình thường lại là vô nghĩa và vô tác dụng, phải cần đến sự đại ngôn một cách đầy tài năng của những người như Bà Huyện Thanh Quan, như Tản Đà, như Xuân Diệu, như Xuân Quỳnh, như Vi Thuỳ Linh ... Thơ ca là một cách biểu đạt, mà thuộc tính nội tại của biểu đạt là "đại ngôn". (Hì hì, như bài viết này của tôi, và những bài viết ở trên , những bài viết sau này của các bác cũng đều là một sự đại ngôn ).
    Bây giờ, Xuân Quỳnh đi xuống, và đến lượt Vi Thuỳ Linh bước lên sân khấu. Thay vì một dáng vẻ Á Đông truyền thống, thay vì một tà áo dài dân tộc, một mái tóc thả ngang lưng trên dáng đi yểu điệu và hiền thục (như người ta vẫn hình dung về những nhà thơ nữ, Vi Thuỳ Linh, không được nết na lắm, mạnh mẽ và ngang ngạnh, dũng cảm và liều lĩnh (so với những nữ thi sĩ khác) phô đôi chân (hơi ngắn và cong- đặc trưng của cư dân lúa nước) bước tới. Cô ta trình bày những cảm xúc, những suy nghĩ của mình về cuộc đời, về con người, về cái được, cái mất, cái hư , cái thực, cái bấn loạn, cái hoang tưởng, cái khát vọng, cái thánh thiện, cái ác độc, cái bản năng và tất cả những gì đã, đang, sẽ diễn ra trong lý trí và tình cảm mà cô ta có thể tưởng tượng và cảm nhận. Khán giả trong rạp xôn xao trước, rồi sự ồn ào lan ra bên ngoài, chẳng mấy chốc lan khắp nơi (nhiều nhà thơ đã không làm được như vậy)...
    Cô ta đã nói điều gì khiến người ta sửng sốt. Nội dung thơ ca chăng? Tôi e là không. Ví dụ "Người dệt tầm gai" ở trang trước, nội dung của nó xoay quanh điều giản dị như thế này thôi :"Anh yêu của em ơi/ Em yêu anh điên cuồng...". Tình yêu, ******** ... là những đề tài muôn thủa, đã xuất hiện và đã thành những trào lưu lớn mang tầm thế giới, không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật. Vậy thì cái gì khiến người ta phải xôn xao trước những câu chữ của những tác giả như VTL. Phải chăng bởi vì nó là một sự đại ngôn (tất nhiên rồi) "hơn người" ? Giữa típ như Xuân Quỳnh chẳng hạn và típ như Vi Thuỳ Linh chẳng hạn, ai "đại ngôn" hơn ai?
    ...
    Đến đây câu chuyện rẽ sang một ngả khác. Tôi xin được ngắt câu chuyện XQ và VTL lại, mà thực ra đọc những gì tôi viết ở trên, chắc hẳn các bác cũng hiểu là tôi không có ý định bàn về thơ của hai vị ấy.
    ...
    * Có những sự đại ngôn lố bịch và có những sự đại ngôn không lố bịch.
    Nếu như đứa con tinh thần của nhà thơ chào đời trong sự dè bỉu của (gần) 100% công chúng thì đó thực sự là một tai hoạ đối với người viết. Có mấy khả năng xảy ra, một là đứa bé thực sự là một quái thai, hai là cái thị lực của người đời mới thực sự mang tính chất của một "quái thai" ( trường hợp thứ hai này đã xảy ra với âm nhạc của Bach, với thơ của Hồ Xuân Hương, với tranh của VanGoth, với tiểu thuyết của Cervantes ... ), ba là có nhiễu chi đó trong kênh truyền thông giữa Nhà thơ - Tác phẩm - Công chúng ... vân vân... (Phải mở ngoặc ở chỗ này, cái "quái thai" trong t/h thứ hai tôi muốn nói đến sự không tương đồng trong nhận thức, tư tưởng và trong cảm hứng thẩm mỹ của người sáng tác với cảm xúc thẩm mỹ của người tiếp nhận).
    Còn nếu như đứa trẻ cất tiếng khóc trong ánh mắt hân hoan của một số người, trong tiếng chửi rủa của một số người và trong sự hoài nghi của số còn lại (thơ Vi Thuỳ Linh chẳng hạn) thì hình như, một sự khẳng định, phủ định tuyệt đối đều có vẻ là vội vã. Khi mà đã có một số lượng nhất định những ý kiến ngoài anh khẳng định (hoặc phủ định) thì điều đó có nghĩa là tác phẩm cũng có (hoặc không có) một số giá trị thẩm mỹ nhất định mà anh hiểu (hoặc không hiểu) được.

    Tuy nhiên ở đây tôi (lại) muốn nói đến một vấn đề khác, có sự liên quan đến việc đánh giá và phê bình văn học.
    Một nhà thơ có tên tuổi là ông Nguyễn Trọng Tạo khi suy nghĩ về phê bình văn học đã viết như sau :" Người sáng tác cực đoan đôi khi mở ra những chân trời mới lạ, nhưng người phê bình cực đoan lại thường nhốt bầu trời trong đáy giếng".
    Đấy là một ý hay. Hình như mọi sự thay đổi đều bắt đầu bằng những sự cực đoan, bằng những tư duy mới lạ (mà đa phần là người đương thời không hiểu được). Thơ mới VN đầu TK 20 đã mất gần 30 năm đấu tranh quyết liệt để đoạn tuyệt với nền thơ cũ (theo các nhà nghiên cứu thì nhờ đó mới có nền thi ca hiện đại hôm nay). Trong các lĩnh vực khác cũng vậy. Các cuộc canh tân bao giờ cũng vất vả và lịch sử đã cho thấy rất nhiều thiên tài của thời đại này chỉ được chiêm ngưỡng và tôn vinh ở thời đại sau (mà đa phần họ đều chói sáng). Cũng không có nghĩa là tất cả những tác phẩm "quái dị" đều dự báo trước một tài năng, xác suất ấy chắc là nhỏ thôi.
    Bằng một sự đại ngôn lớn (mà đã làm phiền muộn những nho sĩ - thi sĩ cuối cùng của chế độ PK VN) những người như Xuân Diệu đã mở ra một chân trời mới cho thi ca VN (mặc dù thơ của ông bây giờ tôi không còn cảm được), cũng như những "nhà thơ thế hệ chống Mỹ", rồi sau đó là thế hệ của Xuân Quỳnh , ..., rồi thế hệ của những Vi Thuỳ Linh (ví dụ thế) ... bằng sự đại ngôn của mình sẽ lần lượt mở ra những chân trời mới và khép lại những chân trời cũ.
    Một thế hệ như thế sẽ được đánh dấu bằng một vài sự đại ngôn lớn và một dàn những sự đại ngôn nhỏ. Khi nào mà trên nền xuất bản, nền báo chí của chúng ta có 2/3 thơ theo phong cách Vi Thuỳ Linh (lại ví dụ thôi các bác nhá) như ngày nay 2/3 thơ theo kiểu Xuân Quỳnh, P.T.T.Nhàn, Hoàng Nhuận Cầm... thì có nghĩa là sự đại ngôn của VTL không còn là lớn nữa, nó đã "đại ngôn" một cách nhỏ bé và bình thường vào thời điểm đó rồi, như thơ XQ, PTTN, HNC ... đã không còn là một cái gì độc đáo và khác thường vào ngày hôm nay nữa rồi.
    Và điều cuối cùng tôi muốn trình bày ở đây là nghệ thuật , mục đích cuối cùng của nó nói chung là đem lại cho người thưởng thức một sự khoan khoái, thoả mãn và hài lòng với chính mình về tinh thần. Cho nên tiếp nhận tác phẩm-tác giả một cách cởi mở và khoan dung, thích thú và hồ hởi, hoài nghi và băn khoăn, lo lắng và trăn trở hay ghét bỏ và phủ nhận ... hoặc là một lượng giao nhau nhất định giữa các cảm xúc ấy đều chẳng có gì đáng phải phê phán cả, chẳng có gì là đúng với tất cả, chẳng có gì là sai hoàn toàn. Miễn sao cho cái sự thưởng thức của chúng ta nó đạt đến sự thư thái mà thôi. Rồi mọi sự sẽ lại trôi qua như chưa từng có trên đời. Có phải thế không ạ?
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  3. chipngo

    chipngo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    To Goldmund, Tieu Hiep, Relax : Bây giờ mới có thời gian tranh luận với bạn kĩ hơn về Linh và tác phẩm của Linh.
    Trước tiên nói về cảm xúc trong tác phẩm.
    Chắc hẳn bạn đã đọc truyện ngắn:"Mặt trời bé con của tôi" ? Linh sáng tác nó năm 13 tuổi. Thôi, tôi ko nói đến vấn đề tuổi ở đây, vì Linh nói: Linh ko thích khái niệm trẻ. Một truyện ngắn giản dị mà sâu lắng, tràn đầy cảm xúc nhân văn, thú thật là lần đầu tiên đọc (khi tôi là cô bé học sinh cấp 2), tôi còn chưa biết tác giả Vi Thuỳ Linh là ai.
    Gần đây tôi có đọc " Cổ tích cho đàn ông". Tôi thích cái kết thúc truyện như thế: Người đàn bà cuối cùng đã ko vượt qua nổi mặc cảm về hình thức của mình, gọi điện cho người đàn ông mình yêu và nói rằng người đàn bà hằng tối gọi điện cho ông đã chết vì tai nạn. Nếu tác giả kết thúc truyện theo một cách dễ dãi thông thường khác: hai người cuối cùng đã đến với nhau và sống hạnh phúc hoàn toàn vì sự đồng cảm của hai tâm hồn, thì cái cảm xúc trong truyện đó mới thật là gượng ép và bịa đặt bạn ạ.
    Còn về thơ, thơ Linh ko dễ hiểu và càng ko dễ được thích bởi những người đã quen với những câu thơ nhịp nhàng, vần điệu. Nhưng ko vì thế mà nó mất đi những cảm xúc rất thật, rất đời thường, những cảm xúc ta đã bắt gặp trong thơ ca của Xuân Quỳnh, với một lối viết khác:
    ... Có lúc, vì tham vọng sự nghiệp, mẹ ngại có con
    Nhưng rồi qua bao nổi nênh
    Mẹ mới hiểu, con rất cần cho mẹ
    Mẹ đạp xuống chân bọn nhỏ nhen với những ganh ghét tầm thường
    Chỉ có cha và con là linh thiêng: kiến tạo cuộc đời đàn bà của mẹ
    ...... Ở thế kỷ 21, một bé trai hỏi Mẹ:
    - Mẹ ơi, Trái đất rộng lớn bằng nào?
    - Bằng ước mơ của Mẹ về con.
    - Còn Cha của con?
    - Người là một Thế giới.
    Tôi còn nhận ra một niềm tin và những cảm xúc trong sáng trong thơ Linh sau bao đau đớn, thất bại và phản trắc. Phải chăng bản chất của con người là không ngừng hy vọng, không ngừng hướng tới những gì cao đẹp, trong sáng cho dù hiện tại có tăm tối đến đâu (điều này đã có ở những người đi trước):
    ..."Mẹ ơi, loài nào độc ác hơn tất cả?"
    Một mai, tôi sẽ phải im lặng trước câu hỏi của con mình...
    ... Con người không ngây thơ, không nhiều mơ ước và mất dần lãng mạn
    Màu dollar sắp nhuộm cả da trời...
    ... Tôi vẫn tin
    Không gì đẹp bằng con người
    Khi tình yêu giúp họ vượt qua mọi ngăn trở.
    Tôi mãi run rẩy tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp của thân thể khi thoát khỏi sự áp đặt của mẫu mốt, xuất hiện nguyên khôi như tạo hoá sinh ra, trong không gian tình yêu

    Không gì kì diệu bằng việc tạo thành CON NGƯỜI
    Cuộc sống được bắt đầu từ sự phôi thai những đứa trẻ.
    Bây giờ nói đến phong cách của Linh.
    Ngôn từ của Linh ko "ngoan ngoãn" và "hiền lành" (xin dùng lại từ của cuoihaymeu). Nó thẳng thắn và mạnh bạo, đôi khi có phần chát chúa, người ko thích có thể cho là trần trụi quá:
    ... Cố giấu những tấm ảnh, quà tặng của họ trong góc kín của căn phòng, tôi bắt đầu xe lửa mải miết, gầm lên tự trấn an, át đi trong tiếng thở đuổi theo mình, phía những cơ thể đầy rẫy ham muốn.
    Tôi biết thân thể mình đang khô đi khi xe lửa ko còn đường ray để chạy...
    ... Con người đi đến đâu, sống: lo miếng ăn, chết: lại bát cơm quả trứng
    Đường lên trời đột ngột tắt khi nắm hương tàn.
    Xin nhắc lại một chút rằng: Cách Linh gần 3 thế kỷ, ở thế kỷ 18 cũng đã xuất hiện một giọng thơ khá ngang bướng, ngạo nghễ, đôi khi chát chúa
    ...Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
    Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng...
    ... Một bên con nhỏ một bên chồng
    Bố cu lổm ngổm bò trên bụng
    Thằng bé hu hơ khóc cạnh hông
    Tay những vội vàng vơ với vén
    Miệng liền rủ rỉ bống cùng bông...
    Và chúng ta đã chấp nhận một Hồ Xuân Hương như thế, bên cạnh một Bà huyện Thanh Quan với phong cách thơ trang nhã, thanh cao.
    Vậy thì xét cho đến cùng, những cảm xúc ấy, cái lối viết ngang tàng ấy, đâu phải là do Linh bịa đặt ra? Linh vẫn kế thừa những người đi trước, nhưng Linh có những sáng tạo của riêng mình. Thật sự thì Linh đã làm được điều mà bất kỳ một nhà văn, nhà thơ trẻ nào đều mơ ước: Đó là thu hút được sự chú ý của dư luận. Và thế là Linh nổi tiếng.
    Tôi thích lối viết mạnh mẽ của Linh. Thú thật là bây giờ tôi đã chán ngán đến tận cổ những câu thơ rụt rè, e lệ, nhịp nhàng, vần điệu, những câu thơ "ngây ngây thơ thơ", "như hạt cơm nguội". Suốt một thời kỳ dài chúng ta ca ngợi nó, phải chăng đã đến lúc nên thay đổi?
    Nghệ thuật không cần những người thợ khéo tay nhào nặn theo một khuôn mẫu sẵn có - Nam Cao đã nói như vậy (xin lỗi vì không nhớ rõ từng từ). Vậy tại sao chúng ta ko bao dung hơn để đón nhận thơ Linh? Hay dở thế nào, hãy cứ để thời gian trả lời. Chỉ biết rằng Linh đã đem lại một cái gì đó mới mẻ cho thơ ca VN. Đó là điều đáng trân trọng.
    To cuoihaymeu: Cảm ơn về bài viết của anh
  4. sweethome082001

    sweethome082001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Gui Chipngo:
    Co 1 chi tiet ban nham lan day: Truyen Mat troi be con cua toi duoc viet boi 1 nha van co ten Thuy Linh nhung khong phai la Vi Thuy Linh dau, ban a. Truyen duoc viet da lau, co khi truoc khi VTL ra doi nua. Co le vi ban thich tho VTL qua nen khoac them cho co ay mot chiec ao khong can thiet?
  5. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Cho dù các nhà phê bình trên TTVN on nai chỉ là các con gà trống (có thể sau này sẽ thiến sót--GSTS :)) nhưng có lẽ cũng phá tan cái không khí hoang vu của cái box Thơ ca này ( đề nghị quí ngài VVT đổi giùm cái THI ca với).
    Như các bác đều biết cái cảm xúc thật của lòng mình khi diễn đạt bằng một lối tự do thì thật dễ chịu, tràn đầy biết bao. Bao nhiêu suy nghĩ, trăn trở, ước nguyện tuôn ra hết, thành suối, thành sông, lặp đi lặp lại, chảy mãi không thôi. Nhưng nếu như vây thì nó chưa cô đọng được, chưa thành mật của hoa, thành muối của đất. Đó là một thứ hổ lốn. Suy rộng ra thi các nhà văn cỡ Nguyễn Tuân với thuật làm xiếc ngôn từ thì các bác đếm chưa hết các ngón tay trên một bàn tay cụt mất 4 ngón. Một số từ do Nguyễn Tuân sáng tạo nên như "huyện đảo" v.vv (các bác tự tìm nhé) nay đã trở nên quá đỗi thân thuộc.
    Quay trở lại thơ. Tố Hữu (?) nói "Thơ là tiếng nói của tri âm. Không có thơ thì cuộc sống nghèo nàn biết mấy". Tất nhiên, nhưng từ cái tri âm đó để trở thành thơ, đòi hỏi nghệ thuật làm xiếc ngôn từ. Tôi dùng từ làm xiếc ở đây nhằm lột tả cái tiệm cận giữa ngôn từ và các cảm xúc thật của tác giả. Khi người ta đã phải sử dụng một qui luật thơ để ghi lai tình cảm của mình tất nhiên sẽ bị gò bó, phản ánh có thể hặc phóng đại, hoặc ghìm nén sự thật. Các bác dùng từ "đại ngôn" hẳn muốn nói lên điều đó chứ. Thì các phép ẩn dụ, thậm xưng, v.vv. các nhà thơ đều sử dụng đấy thôi. Gần đây một nhà phê bình có tên tuổi đã nói đến bản chất của thơ như là một phép kết hợp ngôn từ. Than ôi, các chương trình "THO.EXE" do TTVN làm những năm 1996,97 rồi bây giờ nhan nhản những BÙI QUANG CHÍNH VNN3, nào đã tìm ra thuật toán tối ưu chưa để nói hộ lòng mình, làm thơ lấy tiền, bán 100 000 VNĐ/1 bản cho các thầy sớ, thầy bói chùa Hương, chùa Thầy hả các bác?
    Bao nhiêu người đã cố tìm bản chẩt của thơ nhưng đều thất bại vì họ không hiểu đến cái chữ Tâm mà Nguyễn Du đã viết bằng máu của mình về số phận nàng Kiều (thật tiếc nàng lại là người Tầu); về cái thần của Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi. Ôi những nhà thơ xưa, cái khí khái ấy đâu rồi.
    Còn nay, dăm ba cái chuyện tình duyên cũng biến người ta thành nhà thơ, rồi cũng thành tro tàn theo năm tháng. Vậy phải chăng họ có phải nhà thơ?
    Có cách nào biểu đạt nỗi lòng mình một cách chính xác nhất không? KHÔNG KHÔNG BAO GIỜ. Đó cũng là lý do tại sao có những bài thơ có sức sống mãnh liệt. Ở đây, nghệ thuật và nội dung được hoà quyện theo một công thức bí hiểm. Có lẽ chỉ có chúa mới hiểu tại sao. Và có thế nghệ thuật mới vĩnh hằng.
    "
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ "
    (Ông Đồ -Nguyễn Đình Liên)
    *****
    Thôi xin hẹn các bác dịp khác, em về nhà ăn cơm đây.
    RELAX

    Relax

  6. Zenga

    Zenga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2001
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bác Relax có cách tự hoạ chân dung mình hay thật đấy .
    enso
  7. chipngo

    chipngo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    sweethome082001: Xin lỗi bạn nhé, có lẽ tôi nhầm, tôi sẽ tìm đọc lại tác phẩm này. Nói thật ra tôi thích Linh nhưng cũng chỉ ở mức độ vừa phải thôi, ko đến nỗi phải khoác thêm áo cho cô ấy đâu.
  8. Never

    Never Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2001
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Sorry, hình như tui vao lộn room :P
    [red]
  9. no.5_in_C_minor_new

    no.5_in_C_minor_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2001
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    vểnh tai nghe tiếng nửa người
    tiếng thon tiếng mập tiếng cười tiếng kêu
    ngửa nghe thấy tiếng đều đều
    hoá ra chú Cuội dựng lều đi chơi
    có cần phải ký không các bác ?
  10. lethuyha

    lethuyha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2001
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    hi hi... cái bài thơ thẩn của bạn C minor vui nhỉ ...
    LEE THUY HA

Chia sẻ trang này