1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người đọc hôm nay cần những tác phẩm như thế nào?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi plamol83, 05/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. plamol83

    plamol83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Người đọc hôm nay cần những tác phẩm như thế nào?

    Người đọc hôm nay cần những tác phẩm như thế nào?





    Nhà văn Tô Hoài: Tình cảm của người đọc cũng có tính thời sự
    Đừng nhìn vào con số in ấn trên dưới 1000 bản của các tác phẩm văn học trong những năm gần đây mà cho rằng người đọc quay lưng lại với văn chương, rằng văn hoá đọc đang bị khủng hoảng. Mà con số 1000 bản cũng là điêu đấy! Chuyện đọc sách là chuyện muôn thuở, trước kia cũng như bây giờ, bên Tây, Tàu hay ở ta cũng thế thôi. Nhưng hình thức mỗi thời một khác.

    Trước kia sách thường in ra với con số hàng vạn bản nhưng đấy là thời bao cấp, sách in ra không lo lỗ lãi, sách nào hay thì bán hết, sách không hay thì đẩy về các thư viện hay giam giữ trong kho. Bây giờ thời buổi kinh tế thị trường buộc các NXB tính đến chuyện kinh doanh, con số 1000 bản là con số chung, sách nào hay thì tái bản, sách không hay cũng không mấy khi lo lỗ.

    Và người đọc vZn chương thì thời nào cũng thế, có thích thì họ mới đọc, họ không đọc theo sự bắt buộc hay gượng ép. Một tác phẩm được nhiều người đón nhận thường là tác phẩm thoả mãn được nhu cầu tình cảm của họ. Mà tình cảm của người đọc thường có tính thời sự. Trước đây người ta thường đọc những cuốn sách viết về chiến tranh là bởi vì thực tế chiến tranh là thực tế sâu rộng nhất trong tâm tư, tình cảm của họ. Bây giờ cái gì đang xảy ra trước mắt họ mạnh nhất thì thu hút họ - đó là những thực tế của cuộc sống ngày hôm nay, những trào lưu của thời đại mới. Mỗi thời kỳ có những vấn đề mà người đọc quan tâm.

    Người đọc hôm nay vẫn tìm những cuốn sách tái bản, những cuốn sách gối đầu giường một thời, nhưng họ vẫn đòi hỏi những tác phẩm về cuộc sống mới, con người mới hựZc là những đề tài cũ nhưng được nhìn bằng con mắt mới. Trần ĐZng Khoa, Ma VZn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái... được nhiều người đọc là vì thế. Bên cạnh tài vZn, họ còn là những người cố gắng, không ngừng đổi mới mình, nói được những cái không phải ai cũng dám nói ra, có nhiều người nghĩ đến nhưng không phải ai cũng dám viết. Cơ hội của Chúa cũng chẳng hay gì lắm đâu, nhưng ít nhất cũng có được giọng điệu mới, đề cập được một số "vẫn đề thực sự" dù không phải mới xảy ra.

    Thực ra thì người viết đề cập đến những vấn đề của cuộc sống đương đại rất nhiều, đặc biệt là những người viết trẻ, nhưng đa số chỉ dừng lại ở mức độ minh hoạ, cũng có một vài hiện tượng nhưng cũng chưa nổi trội. Theo tôi, viết cho thật hay những người hôm nay người viết phải thực sự phi thường cơ, phải tài nZng và tâm huyết cơ! Mà cái đó có vẻ còn thiếu ở những người viết trẻ. Tôi vẫn đọc và đọc khá nhiều, cái gì đến tay cũng đọc, hay cũng đọc mà dở cũng đọc, đọc để biết sự hay dở như thế nào. Mà tôi thường thích nhất là đọc của các bạn trẻ, tôi vẫn tin và vẫn chờ!

    Nhà thơ Trần ĐZng Khoa: Triết lý về cái mũi khoằm và mơ ước một tác phẩm phá tan mọi gianh giới bạn đọc.

    Nói gì thì nói, cái người đọc cần bây giờ phải là những tác phẩm hay! Thời buổi của sự bùng nổ các loại hình dịch vụ giải trí cực kỳ đa dạng, phong phú, hấp dẫn, đi vào mọi ngõ ngách của đời sống, cái gì dở chắc chắn sẽ bị khách hàng loại ra. Một bộ phim dở sẽ không có người xem, một bài hát dở không có người nghe và một cuốn sách dở không có người đọc. Mà người đọc bây giờ thì họ thông minh lắm, tinh lắm, thầm chí còn hơn cả người sáng tác. Nếu anh không đem lại cái gì mới cho họ thì họ không đọc đâu. Để được đón nhận anh phải đưa ra một cái gì đó mới mẻ, một cái gì đó biểu hiện ở chính anh - có thể là một giọng vZn đầy ma lực, thôi miên họ, một tầm tư tưởng lớn lao để người đọc nhận ra anh trong đám đông. Nói như nhà thơ Phạm Tiến Duật: "Tôi có cái mũi khoằm, khi sáng tác tôi dí sát cái mũi vào trang viết và người đọc nhận ra tôi qua tác phẩm nhờ cái mũi khoằm đó". Nhà phê bình Nguyễn ĐZng Mạnh thì lại cho rằng: "Đánh giá một nhà vZn nên đặt anh ta trong nền vZn học, nếu bớt anh ta ra mà nền vZn học không bị xộc xệch đi tức là anh ta không có giá trị".

    Tôi nghĩ mỗi người viết để được bạn đọc đón nhận phải tìm cho ra một cái gì đó mới lạ, không giống ai mà cũng không ai giống mình. Anh mà cũ kỹ, nói theo, nói nhiều điều ai cũng biết, cũng thấy, lại nhạt nhẽo thì chắc chắn sẽ không ai đọc. Nhiều người cho rằng thời buổi của sự cạnh tranh thông tin, của sức ép thời gian như ngày hôm nay, người đọc vZn chương cần những tác phẩm ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng câu chữ. Tôi thì vẫn cứ nghĩ rằng đã là nhà vZn thì phải là thợ chữ, phải mê hoặc và thôi miên người đọc bằng câu chữ. Còn cần thông tin mà không cần chữ thì cần gì đọc vZn.

    Trong thời buổi ngày nay, mọi tài nZng đều có cơ hội phát triển. Sự cạnh tranh của các loại hình giải trí để giành thị phần khách hàng là một sự cạnh tranh lành mạnh và biểu hiện của một xã hội vZn minh. Tôi thuộc trường phái lạc quan về đầu ra của vZn học.

    Xét bạn đọc hôm nay cũng nên nhìn nhận ở nhiều cấp độ. Có bạn đọc "vỉa hè", có bạn đọc "cao cấp", có bạn đọc "vãng lai", có bạn đọc "dài hạn". Mỗi người viết lại có một lượng độc giả riêng của họ. Nhưng có những tác phẩm tác giả phá tan mọi ranh giới đó - tức là từ anh đaph xích lô đến các vị giáo sư, tiến sĩ, cô sinh viên ngữ vZn đến anh thợ lò đều háo hức đọc. Mà tác phẩm như thế phải rất có tầm, không chỉ tầm cỡ trong một nước mà còn tầm cỡ nhân loại. Chỉ tiếc hiện nay chúng ta đang thiếu những tác phẩm như thế. Chúng ta cũng đang thiếu một Hoài Thanh, một Xuân Diệu, một Chế Lan Viên... - những người phê bình thực sự công tâm và khách quan và có con mắt xanh để đánh giá đúng giá trị của những tác phẩm vZn chương. Phê bình bây giờ hoàn toàn là công việc quảng cáo, mà quảng cáo thì tránh sao khỏi sự nhiễu thông tin. Nhưng tôi đã nói rồi, bạn đọc bây
    giờ họ thông minh lắm, những cái gì giả sẽ bị họ phát hiện ngay, chúng ta không lừa được họ đâu!

    Nhà báo Phạm Thị Thu Thuỷ: Bạn đọc trẻ khát và chờ đợi những tác phẩm có tầm vóc thực sự!

    Có lẽ không ai phản đối rằng vZn học đọc không còn độc tôn ngạo nghễ như nó đã từng, trước đà tiến như vũ bão của vZn hóa nghe nhìn và vZn hoá Internet. Điện ảnh cuãng phải chịu những thách thức lớn tương tự trước các phương tiện nghe nhìn gia đình và hội hoạ tranh vẽ có lúc hoang mang trước sự bùng nổ trào lưu hội hoạ không vẽ (installation, performance, art video...).

    Điều kỳ diệu là chẳng có thứ gì lại bị triệt tiêu trong cuộc cạnh tranh này, sự xuất hiện của những thể loại mới đẩy hình thức cũ tồn tại độc tôn trước đó tới chân tường của sự khủng hoảng, mà sau đó sẽ bật lên những sáng tạo mới, ở một tầm mức cao hơn. Qui luật bình thường này của sự phát triển chắc chắn cũng sẽ diễn ra ở khu vực vZn học. Nhưng hiện giờ thì hình như là chưa!

    Đã qua một thời kỳ ngay sau mở cửa, người đọc nồng nhiệt đón chào hàng loạt các tác phẩm mà trước đó một thời gian dài vì nhiều lý do không có mặt trên thị trường (tiểu thuyết bộ Trung Quốc, vZn học hiện đại Âu - Mỹ...). Cũng đã qua luôn một thời kỳ người đọc thích thú sưu tầm lại các tác phẩm và tác giả quen biết cũ nay được in lại, giấy trắng, bìa cứng kèm theo tuyển tập.

    Shakespeare, Pautovxky, Tô Hoài, Nguyễn Khải... vẫn tuyệt vời song không đủ với những gì bạn đọc, nhất là bạn trẻ luôn khát cái mới, cái đương đại. Sự ồn ào của "thời kỳ" Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài (vZn xuôi), cuộc tranh luận "đổi gác" (thi ca) lắng xuống quá lâu (một thập kỷ) mà dường như chưa thấy một kết quả thực sự ấn tượng. Tiểu thuyết, truyện ngắn, đặc biệt là thơ hiện nay xuất bản đại trà (một người viết nghiệp dư bỏ vài ba triệu là in được tác phẩm đàng hoàng, còn nhà vZn lại có nghề chính xác là viết báo). Trên sự phát triển bề rộng mang tính quần chúng hoá nghệ thuật, thật khó và thật hiếm những tác phẩm có tầm vóc thật sự. Công chúng thật ra vẫn đang khát những tác phẩm như vậy hoặc được kỳ vọng trông đợi là như vậy.

    Cuốn Chiều chiều của Tô Hoài hết veo ngay lần in thứ nhất. Người đọc phải hết sức khó khZn mới mua được Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Trọng Nghĩa, Hồ Quý Ly là tiểu thuyết lịch sử dày gần ngàn trang mà vẫn lọt vào top-ten sách bán chạy nhất ở thành phố Hồ Chí Minh lúc này, kinh doanh nhà sách phát triển không kém gì kinh doanh siêu thị, các đại gia phát hành sách đồng thời là những tỉ phú. Chẳng có lý do gì để cho rằng văn học đọc bị quay lưng, nếu không phải sức hấp dẫn của nó tự phai tàn. Tôi không lo ngại sự khủng hoảng này, mà chờ đợi những gì sẽ đến phía sau.

Chia sẻ trang này