1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người HN và người tỉnh khác, KHÁC BIỆT GÌ ???

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi buoncuoithe, 04/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vnhn

    vnhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
  2. rangkhenh1285

    rangkhenh1285 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2005
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    em xin hỏi từ đầu có mấy người HN đem mình ra so sánh.
    em rất sợ từ ngoại tỉnh so sánh với người Hn.
    người HN àh em mạn phép nói lên điêu em thấy
    Người Hn: dù nghèo hay giầu đều lo bươn trải cuộc sống từng ngày phải cố gắng hơn nữa.Trẻ con Hn tiếp súc tiền sớm,tiêu tiền ,kiếm tiền sớm,hư sớm cũng vì tiền.NGười Hn dù dân nơi khác đến cứ ở HN cũng cứ nói người HN như ai, Ở Hn khác ngoại tỉnh chúng em là .... ai cũng đổ xô về hn,các trường DH hàng đầu, bệnh viện tốt nhất, các đồ tiêu dùng siêu rẻ cũng có và siêu đắt cũng có
    người Ngoại tỉnh: dù muốn hay không trong cuộc đời cũng về Hn một lần,sống ở Hn,nhập khẩu Hn nhưng vẫn có "quê" để di lại.vànH vẫn là thủ đô của ngọai tỉnh,nguời ngoại tỉnh vẫn đỏ xô về.........
  3. longnk

    longnk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bác thảo luận vui quá,chạy vào góp một chút.
    Tớ thấy khác biệt nhiều nhất là nếp sống và phong cách.Người HN không phải ai cũng giàu có,nhưng dù giàu hay nghèo người HN vẫn sành ăn hơn người các nơi khác.Ko nói về giá thành một bữa ăn,người HN có nhiều món ăn mà thường gọi là "món ăn chơi",nghĩa là ko phải ăn lấy no.Họ cũng giỏi trong cách chế biến các món ăn đó và coi biết ăn cũng là một văn hoá.
    Về cách ăn mặc,người HN cũng khéo léo và tinh tế hơn.Có thể do điều kiện địa lý là trung tâm văn hoá và kinh tế qua nhiều thời kỳ,vả lại cũng như ở các nưóc khác,đất kinh đô nên việc ăn mặc thường được chú trọng hơn.
    Về cách sống,đúng như một số bạn đã nói,người HN thường kín đáo hơn nhũng địa phương khác.Có một chút kiêu do lòng tự hào mình là dân đất kinh kỳ,nhưng kiêu ngạo theo tớ biết thì không phải.Những biểu hiện mà nhiều bạn thường thấy hiện nay như tỏ vẻ ta đây,huênh hoang tự đắc,khinh mạn người khác ko phải bản tính của người HN.
    Ngày nay,do cuộc sống mưu sinh,có quá nhiều người sống ở HN.Nhưng có thể phân biệt được người gốc Hà nội và người sống ở Hà nội nếu bạn đã từng tiếp xúc với một gia đình truyền thống của HN.Cách nói năng,cư xử rất nhẹ nhàng và tinh tế . Người HN thích thể hiện mình là người có văn hoá,có hiểu biết hơn là thể hiện mình là kẻ có tiền.Có lẽ vì vậy mà trong các giai thoại lịch sử về thủ đô,có thể thấy nhiều cuộc so tài cao thấp về văn chương thi phú,chứ ko thấy so tài theo kiểu đốt tiền như trong "Công tử Bạc Liêu" chăng.
    Chỉ là một số nhận xét nhỏ giao lưu cùng các bạn,còn ở đâu cũng có người hay kẻ dở,tốt nhất chỉ nên xem sự khác biệt về văn hóa để biết thôi,chẳng nên so sánh hơn thua làm gì.
  4. londonle

    londonle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    HI ALL ! Mời các bạn tham khảo. TTCT - Có chuyên gia tính rằng mỗi ngày địa bàn Hà Nội chi khoảng 20 tỉ đồng và huy động khoảng 5.000 con người cho tất cả các hình thức quảng cáo hàng hóa, dịch vụ. Vậy là người tiêu dùng thủ đô, tức là ?othượng đế?, đang không ngừng được tôn vinh. Nhưng ít ai ngờ rằng...
    Phở được coi là món điểm tâm sáng đặc sản của Hà thành. Tất nhiên tôi phải chọn phở ?othương hiệu? để ăn. Phở ?othương hiệu? thì nhiều lắm: phở Thìn, phở Gia Truyền, phở Lý Quốc Sư, rồi phở Bát Đàn...
    Đuổi, quát, chửi
    Quán phở Bát Đàn
    Đến Bát Đàn! Thâm nhập vào khu phố cổ, chúng tôi chia nhau mỗi người một việc: tìm chỗ để xe hoặc xếp hàng mua phở. Khách hàng sẽ ?ođược? nếm ?ohương vị? đầu tiên là... xếp hàng ngửi phở và... mồ hôi người. Loay hoay, ngơ ngác chừng gần 10 phút tôi mới tìm được chỗ để xe...
    Chạy tới nhà hàng, tôi không biết bạn mình đứng ở đâu trong đám đông đến mấy chục người đang xếp thành hai hàng cong sang hai bên phố như hình hai cái râu rồng (vì không thể xếp hàng thẳng ra lòng đường).
    Không có chỉ huy, giám sát nhưng những thành viên trong hàng khá kỷ luật: đến trước đứng trước, đến sau xếp sau. Không chen lấn xô đẩy, không đặc cách ưu tiên. Thực khách phần lớn mang vẻ của giới thu nhập trên trung bình. Họ xếp hàng dưới cái nắng gắt cắn như kim châm và chỉ dịch được từng bước dính sát vào cái mùi mồ hôi bết áo của người đứng trước để tiến dần đến cái thớt của người đàn ông đang chan chát băm hành thái thịt. Người già, trẻ con, bà chửa đến những ông cán bộ nhìn rất khó tính, trịch thượng hay các cô gái kiêu kỳ quen được chiều chuộng... đều cam nguyện như vậy.
    Anh bạn tôi được nhận phở trước, 7-8 phút sau đến tôi. Quả là mùi thơm của hành mỡ, nước dùng, bánh, thịt hấp dẫn khác thường. Nhưng khi ôm được bát phở nóng bỏng trong tay thì cũng là bắt đầu cho cuộc thử thách phần hai, đó là tìm chỗ ngồi... Quán phở chật chội, khách ngồi tràn ra cả vỉa hè.
    Nhiều người bê bát phở nóng vẫn nghiến răng chịu đựng, mắt nhớn nhác tìm chỗ đặt bát. Nhiều đôi vợ chồng, bố con, chị em đi với nhau nhưng phải mỗi người mỗi bàn. Mời nhau bằng ánh mắt. Bởi nếu họ chờ có một bàn trống đủ để cùng ngồi thì chắc là để ăn... trưa. Muốn ăn được phở ở đây, ngoài sức chịu đựng xếp hàng thì họ còn phải có nghề bưng bê.
    Bát nóng, phở đầy, nền nhà trơn trượt, khách đông, nắng gắt... nên chỉ một giây thiếu tập trung thì sẽ vật cả bát vào mặt nhau hoặc đổ cả nước phở vào lưng cô gái đang ngồi hay một bà già đứng cạnh. Người có kinh nghiệm thì đừng chạy tìm chỗ mà phải nhanh mắt ?otia? xem ai sắp ăn hết thì đứng sau lưng họ, chờ họ đứng dậy mà lao ngay vào. Thế là sau 40 phút anh bạn phương xa của tôi cũng được biết thế nào là đặc sản phở Hà Nội.
    Gặp một tay sành ăn chúng tôi biết rằng thủ đô còn có nhiều quán cơm bán phiếu ăn từ đầu tháng, đến bữa khách xếp hàng chìa phiếu, tự bê cơm về chỗ mà ăn. ?oCao cấp? hơn nữa còn có phở Đuổi, phở Quát, tức là khách vừa phải chờ, phải tự thu xếp gửi xe, chỗ ngồi lại còn vừa bị nhà hàng mắng nhiếc, quát tháo như đuổi đi.
    Ở chợ Ngô Sĩ Liên (trên phố Ngô Sĩ Liên) còn có quán bún nổi tiếng gọi là bún ?ochửi?. Bún móng giò, rọc mùng rất ngon nhưng bà chủ có gương mặt đen dày cùng cô con gái mỏ nhọn thì không ngừng chửi khách trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ví dụ khách gọi một bát bún, sau đó gọi thêm thịt hay gia vị thì bà chủ nói: ?oLần sau thì gọi mẹ nó một lần cho nhanh!?. Khách đợi lâu mà giục thì coi như tiêu đời.
    Lúc đó sẽ là: ?oLàm đ. gì mà phải giục rối cả lên!? hay ?oKhông có 10 tay nhá!?... Ai xin thêm chút rau sống hay miếng ớt thì phải cúi sẵn đầu xuống để chuẩn bị lắng nghe những trận mắng nhiếc với toàn ?omón? không sinh vật nào ăn được. Thậm chí có cô ******* món thỏ thẻ, nhẹ nhàng quá cũng bị chửi: ?oMẹ! Điệu chảy nước ra...?. Cho đến cách đây ít tháng, một thực khách du côn (không biết đã từng bán phở, bún gì chưa) đến ăn hàng, bị nhiều ?ogia vị chửi? quá, nổi đóa đánh bà chủ... đi viện.
    Ông bạn sành ăn nói: đuổi, quát, chửi, xếp hàng và cố gắng đối xử tàn tệ với khách thì không chỉ ở hàng ăn mà cả hàng bia, cắt tóc, sửa chữa máy ảnh... ?ogia truyền? ở Hà Nội cũng đều có. Ngược đời là những nhà hàng ấy thường có lịch sử lâu năm, có thương hiệu và tất nhiên rất đông khách!
    Những ông bà chủ này khi được hỏi thường cho rằng họ là số 1, khách không thiếu nên không cần phải ngọt nhạt. Hoặc một số đã quen với cảnh thương mại thời bao cấp, nay không cần thay đổi mà vẫn bán được hàng, lại có thương hiệu độc đáo nên... kệ. Số còn lại cơ bản là các ông bà chủ mang bản tính hung đồ, lỗ mãng nhưng nấu ăn ngon. Nhưng thật ra, những loại quán hàng này tồn tại là do sự chấp nhận của khách hàng.
    Những người hiểu Hà Nội chia khách làm ba dạng. Một là số người già, luôn ?onhớ nhung? cảnh sống bao cấp. Họ thích thế. Hai là số khách ưa sành điệu, thích sống ?oHà Nội phố?. Đã ăn phở thì phải ăn phở Bát Đàn, đã ăn kem thì phải kem Tràng Tiền, đã đi chơi với bạn gái thì phải đưa ra hồ Tây... để vênh mặt lên với dân qua đường và để có chuyện mà khoe (nếu ?ovô phúc? cho ai hỏi anh chị đi chơi (ăn) ở đâu vậy?).
    Họ ngầm cho rằng đó là một nét văn hóa rất Hà Nội... Kiểu thứ ba ?obệnh hoạn? đến mức tưởng như không có thật. Đó là ?okhông bị xử tệ thì ăn không ngon!?. Thậm chí có ông chủ (khi mát mình) bộc bạch: ?oMình đang chửi mắng nó (khách) quen rồi, nó thích. Bây giờ mà tử tế có khi phá sản (?!)?. Nhà văn Băng Sơn từng giải thích: người Hà Nội ăn không chỉ lấy ngon hay no mà còn cả thưởng thức không khí ẩm thực thật riêng biệt, đặc trưng... Có lẽ cách giải thích ấy phù hợp với các quán phải xếp hàng hoặc quán nhà cổ như chả cá Lã Vọng mà thôi chứ nhu cầu bị chửi, quát, đuổi thì chắc... hiếm!
    Không ăn thì biến
    Những nhà hàng ngược đời nói trên thường có ?ocá tính? đó là chế biến ngon và dường như cả ý thức lẫn vô tình, họ cố gắng xử tệ với khách như để tạo sức hấp dẫn, chất ?ogây nghiện? của riêng mình. Và quát, đuổi, chửi tức là vẫn còn... quan tâm đến khách. Nhưng phổ biến hơn, ngán ngẩm hơn chính là sự coi thường khách. Bơ (bỏ mặc) hết!
    Trong một quán ăn sáng ở phố Yên Phụ, một nhóm khách miền Nam vào gọi bánh mì ốpla. Không thấy nhà hàng đả động, tưởng bị quên, khách nhắc. Tay phục vụ không thèm nhìn khách, liền nói: ?oĐợi 15 phút!?. Chờ 10 phút sau, khách lại gọi tay nhân viên nọ. Anh ta cộc lốc: ?oMới 14 phút!?. ?oỐp quả trứng thì hai phút chứ mấy!?. ?oỞ đây qui định gọi gì cũng 15 phút?. ?oTrời, qui định kỳ vậy??. Gã phục vụ mặt không biến sắc, mắt không nhìn người đối thoại, vừa đi vào nhà vừa lẩm bẩm: ?oĂn không ăn thì biến!?. Đoàn khách há hốc mồm, người nọ hỏi người kia mà không tin ở tai mình...
    Phổ biến nhất là tình trạng gọi ít mang nhiều. Gọi món trong thực đơn, nhà hàng không có nhưng cũng không thèm thông báo. Khi khách hỏi quá thì nói là hết rồi. Thậm chí không hết cũng nói là hết để đỡ... phiền. Một nhà hàng có địa thế đẹp nhất nhì Hà Nội bán đặc sản bánh tôm ngay cạnh hồ Tây cũng có thái độ phục vụ rất khó chịu. Khách ăn xong, gọi chén trà, nhân viên xẵng giọng: ?oKhông có!?. Nhưng khi thấy đoàn khách nước ngoài ngồi bàn bên ăn xong thì họ bê ra một ấm trà. Tất nhiên là tính thêm tiền...
    Có người nói với tôi là anh ta hơi xấu hổ khi đọc cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu của tác giả Thomas L.Friedman viết về toàn cầu hóa. Sách nói đến rất nhiều vùng đất trên thế giới với những đặc trưng riêng thời toàn cầu hóa đều rất hoành tráng. Riêng Hà Nội được nhắc đến chút ít thì là về câu chuyện anh hầu bàn của khách sạn Metropole: Khách (tác giả) gọi quít để tráng miệng. Hầu bàn nói: hết quít rồi. Lúc đó VN đang mùa quít. Đường phố vô vàn quít. Tác giả nói: ?oSáng nào cũng thấy đầy quít trên bàn. Chắc chắn thế nào trong bếp cũng còn quít mà??. Anh hầu bàn lắc đầu. Khách xin thay bằng dưa hấu. Năm phút sau, người phục vụ bê ra một đĩa quít và nói: ?oKhông có dưa hấu. Tôi tìm ra quít!?...
    Khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào nổi tiếng kinh kỳ bán nhiều quần áo, giày dép. Thế nhưng khách dù sang hèn, tây ta có ngắm hàng, xem giá thì ông bà chủ cũng coi như... không khí. Mắt nhìn xuyên qua mặt khách, miệng cậy không ra một lời chào. Còn đám nhân viên thì bám chặt lấy khách không rời nửa bước. Không giới thiệu, không mời mọc, tư vấn mà chỉ để cảnh giác... mất cắp.
    Có người lý giải tình trạng trên bằng hai lý do. Thứ nhất là Hà Nội đã sống quá lâu trong bao cấp. Tư duy, phản xạ trước cơ chế thị trường không được như Sài Gòn. Thứ hai là dân Hà Nội thường có thói quen dễ bằng lòng với những thành quả bước đầu. Lý luận này được chứng minh bằng chuyện: những nhà hàng độc quyền vị trí đẹp (gần hồ, gần sông, ngã ba, diện tích rộng...) rất ít khi có văn hóa kinh doanh tốt.
    Vì không cần cải thiện thì họ cũng có khách. Số khách buộc phải đến vì chỗ ngồi đẹp cũng đủ nuôi sống chủ hàng. Và chủ chỉ cần vậy. Sinh động hơn là câu chuyện đôi vợ chồng một nhà hàng đặc sản ngan vịt ở quận Thanh Xuân. 15 năm trước họ là đôi tình nhân sinh viên nghèo, xa quê. Ra trường không muốn xa nhau. Trụ Hà Nội thì chưa có việc. Chàng trai tìm được nghề chở ngan vịt thuê. Thay vì nhận tiền công, anh nhận gia cầm cho bạn gái chế biến thành cháo, miến, bún gồng gánh bán hàng tối ngay cổng ký túc xá Mễ Trì.
    Chịu khó, có khiếu nấu ăn, vui tính, tốt bụng và giá rẻ nên quán dù xập xệ nhưng rất đông khách. Chăm làm, tiết kiệm, không mấy chốc họ đã thuê được một gian hàng đàng hoàng. Cưới nhau, sinh con, thuê thêm người làm và bốn năm sau quán vịt ngan ấy đã trở thành một trong những nhà hàng ăn nên làm ra nhất khu vực.
    Họ mua được nhà, mở được nhà hàng rộng rãi, sắm thêm tiện nghi nhưng lúc này ông bà chủ đã trở thành trọc phú. Ăn nói chỏng lỏn, kênh kiệu. Đám gia nhân làm ẩu, bẩn, kém chất lượng và khách hàng vắng dần. Nhà hàng mấy năm sau dẹp bún phở, cho thuê bán quần áo. Vợ chồng chủ nhà sống tầng trên và cũng lại đi làm thuê...
    Tôi có ba năm sống cảnh cơm hàng cháo chợ ở phố Pháo đài Láng (phường Láng Thượng, Cầu Giấy), hằng ngày ăn cơm trong một quán bình dân không có biển hiệu. Bà con gọi là quán Ba Cô vì nhà có ba chị em gái. Cơm ở đây bán cho người làm thuê, bán hàng rong và sinh viên nên giá cả luôn rẻ nhất Hà Nội. Sau này ăn những bữa cơm đắt tiền hơn nhưng thú thật tôi vẫn thấy không ngon bằng cơm ở quán Ba Cô.
    Không phải vì họ xinh đẹp hay lắm duyên thầm, thậm chí ba cô đều đã có chồng là những gã đàn ông lực lưỡng (rất đáng ngại!), mà vì dù nắng lửa hầm hập bên những lò than dưới mái tôn, hay mưa phùn gió bấc buốt như kim châm cũng chưa bao giờ tôi thấy các cô cáu gắt hay lạnh lùng kể cả với anh xích lô nát rượu, bà bán rau bủn xỉn hay cậu sinh viên nợ lâu. Mâm cơm các cô dọn rất gọn gàng, bắt mắt và vừa đủ bữa (không bê nhiều để tính tiền). Mọi thứ tuy rẻ tiền, đơn giản nhưng sạch sẽ, chu đáo. Vài năm bán cơm nay họ đều rất khá giả. Hỏi thăm, hóa ra họ là người Hà Nội gốc!
    QUANG THIỆN
  5. londonle

    londonle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    18g ngày 12-6, trời Hà Nội sau mưa mát dịu, nhưng vỉa hè đoạn ?oKem đặc biệt Tràng Tiền? vẫn vun vút xe máy leo lên. Trên bàn hai quầy kem, một tấm bảng bằng bìa trắng viết chữ đỏ: ?oHết ốc quế?.
    Thỉnh thoảng, chẳng biết từ đâu có tiếng đàn ông ồm ồm vọng ra qua loa, nghe như tiếng gọi xuống... hầm trú ẩn trong thời chiến: ?oQuí khách đưa xe vào trong nhà?; ?oQuí khách vào mua kem không để xe dưới lòng đường?...
    Trong tiệm kem, nền nhà gạch đỏ đã chuyển thành đen, hơi dính, chắc do giọt kem rơi xuống lâu ngày. Giữa sàn, một que kem sữa ai đánh rơi đã chảy nước thành vũng, mấy cái sọt nhựa to đựng que và giấy gói kem (loại giấy xấu cứng gần như bìa) đều đã gần đầy. Tôi cũng chen vào mua kem. Huých phải, huých trái, rồi cũng chen vào được. Bên cạnh, hàng loạt cánh tay chìa tiền, một chị sồn sồn gọi ầm ĩ: ?oTôi mua 20 que sôcôla?. Rồi chị quay sang tôi, giải thích: ?oTôi mua về để tủ lạnh ăn dần?.
    Người Hà Nội ăn kem đứng
    Trời Hà Nội hôm nay khá dịu, nhưng trong nhà mái tôn, không khí vẫn có vẻ bức bối. Lại còn xe máy. Tràn hai bên lối đi, cạnh xe nào cũng có một, hai, thậm chí ba người đứng, mỗi người đều cầm một, hai que kem vui vẻ... đứng ăn. Đủ loại quan hệ: người yêu, bạn, bà cháu, bố con... Nhiều người váy, áo lòe xòe rất ?osành điệu?. Nguyễn Thúy Nga, đồng nghiệp của chúng tôi ở báo Gia Đình & Xã Hội, một người sinh ra ở Hà Nội, bảo: ?oNgười Hà Nội sành điệu phải ăn kem Tràng Tiền?.
    Ông Nguyễn Văn Hải, giám đốc Công ty cổ phần Tràng Tiền, người nhỏ xíu, trông không có vẻ gì là ?ogiám đốc?. Hỏi sao không để ghế cho khách ngồi, ông nói năm 2005, khi mở rộng diện tích cửa hàng, công ty cũng đã chuẩn bị ghế, quạt... để bán hàng kiểu ?olịch sự?, nhưng phong cách người Hà Nội là thích... đứng ăn kem. Diện tích cửa hàng lại quá chật, nếu bày bàn, ghế thì không có chỗ để xe, có bàn ghế lại sợ khách ngồi lâu..., lại thôi (!).
    Theo ông Hải, hàng kem Tràng Tiền thành lập từ năm 1958. ?oMenu? lúc ấy gồm có kem sữa, kem vani. Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), ?omenu? được bổ sung kem sôcôla, kem cốm, kem đậu xanh, sau đó có thêm ốc quế, kem ly (cũng chỉ có hai mùi sôcôla, sữa) và... giữ từ đấy đến nay. Cách đây vài năm, cả công ty chỉ có một máy làm kem công suất 800 que/mẻ, sau thấy khách ăn nhiều quá mà kem không đủ bán, công ty đầu tư thêm một máy công suất 1.200 que/mẻ. Vẫn không đủ bán, nhưng diện tích cửa hàng chỉ... có thế, nên thôi. Từ trước đến nay, kem Tràng Tiền chưa bao giờ có đại lý. Cũng mới chỉ quảng cáo trên báo 4-5 lần, công ty cũng không có ?onhu cầu?, nhưng vẫn quảng cáo vì ?oxã giao?...
    5% thị phần?
    Muốn ăn kem Tràng Tiền phải chen chúc và đứng như thế này
    Đến Hà Nội đã hai năm học ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội, cứ 2-3 tuần một lần, Hoàng Thị Hòa lại cùng cô bạn gái thân đang là sinh viên Học viện Ngân hàng lượn một vòng ?obờ hồ?. ?oVòng? này gồm có các mục: xem sách giá rẻ trên phố Nguyễn Xí và sau đó là ăn kem Tràng Tiền.
    Gặp chúng tôi khi đang đứng mút kem ngay trên vỉa hè trước cửa hàng kem, Hòa nói: ?oEm đã biết tiếng kem Tràng Tiền từ khi là học sinh THPT. Các anh chị cùng quê lên Hà Nội học về kể lại. Em thích ăn kem, nhưng là ăn ở đây (kem Tràng Tiền), vừa ăn vừa như giải trí, đi chơi?.
    ?oThú vui? của Hòa hình như không khác gì mấy so với lứa sinh viên cách đây hàng chục năm. Hồi ấy phố Tràng Tiền cũng có ba ?ođặc sản?: bách hóa tổng hợp, nhà sách ngoại văn và... kem Tràng Tiền (giống hệt bây giờ là kem Tràng Tiền, phố sách giá rẻ Nguyễn Xí và Tràng Tiền Plaza). Một đồng nghiệp mê sách của chúng tôi từng mỗi chiều thứ bảy chở em gái đi hàng chục cây số bằng xe đạp lên Tràng Tiền, mua kem cho em ăn. Còn chị, sang đọc sách ?ochùa?. Mớ kiến thức khổng lồ hiện có, chị thú nhận, một phần rất lớn có từ những buổi chiều chở em đi ăn kem ấy.
    Cách đây một vài năm, khi Kinh Đô mua nhãn hiệu kem Wall, trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn đã có một tổng kết: Kem Tràng Tiền chiếm được 5% thị phần kem ăn ở VN. Chả biết tôi nhớ có đúng không. Nếu đúng, đây quả là một điều kỳ lạ. Kỳ lạ bởi người bán hoàn toàn trông chờ vào sự ?ohữu xạ tự nhiên hương?, giống hệt như thời bao cấp cách đây đã hơn 20 năm: không quảng cáo, không nhân viên marketing, toàn thể mặt bằng chỉ có 1.256m2 và hoàn toàn không có đại lý.
    Theo ông Nguyễn Văn Hải, cao điểm ?olàm ăn? của kem Tràng Tiền là từ tháng tư đến tháng mười, còn lại bán theo nhu cầu ?omùa đông?. Ngày hè nóng, mỗi ngày có 1-2 vạn que kem Tràng Tiền vào bụng người ăn. Ngày lễ trong mùa hè (như 1-6), kem bán ra phải hơn hai vạn que. Nhưng hỏi ông ?osao lại làm ít kem ốc quế thế??, ông nói: Ít người ta mới thèm, mới muốn ăn (!). Hỏi ông Kim Thắng, chủ tịch hội đồng quản trị công ty, các ông có biết các ?ođối thủ? như kem Thủy Tạ, kem Kinh Đô... bán bao nhiêu que kem mỗi ngày không, ông Thắng lắc đầu: ?oTôi chỉ biết công ty chúng tôi? (!).
    Trên bức tường trước mỗi quầy kem là tấm bảng đỏ to sù sụ: ?oQuí khách tự bảo quản tài sản của mình?. Trước đây công ty còn thu băng và... phát liên tục qua loa ?obài?: ?oQuí khách vào ăn kem đề nghị vào trong nhà, giữ vệ sinh chung, không để xe trên vỉa hè, tự bảo quản tài sản cá nhân?. Nhưng khách ăn kem vẫn mất đồ liên tục, nhất là điện thoại di động (!). Rồi dân quanh phố cũng kêu vì tiếng ồn làm người dân mất ngủ. Phường lại yêu cầu sử dụng loa mini, phát ?otại chỗ?. Chỉ riêng lực lượng đọc loa này đã mất 4-5 nam giới giọng khỏe mỗi ca. Quét que kem hai phụ nữ/ca. Lực lượng ?otự phát? là 5-6 người bán giấy ăn, nước uống, phục vụ khách ăn kem.
    Bà Phạm Thị Thân, một trong số nhân viên chuyên quét... que kem, kể: ?oCứ từ 9g sáng đến 23g đêm không lúc nào ngớt tay quét que. Tối đến, người ăn kem đứng kín vỉa hè trước cửa rạp Công Nhân, tràn sang cả ngã tư Tràng Tiền - Ngô Quyền, trong hàng - ngoài vỉa hè của tiệm kem thì chật những xe - người?. Từ tháng 2-2005 trở về trước, khi công ty kem chưa phá dãy phòng ngủ làm chỗ để xe, tháng nào lãnh đạo công ty cũng phải lên... công an phường, quận giải trình, cam kết... Lý do: người ăn kem tràn xuống lòng đường, gây kẹt xe.
    ?oƯớc mơ đổi mới??
    Một dạo, Công ty Tràng Tiền đã nghiên cứu sản xuất kem hoa quả nhiệt đới: kem dừa, kem sầu riêng, kem xoài, kem chuối..., có cả kem dừa đựng trong quả dừa như kem Bạch Đằng trong TP.HCM. Nhưng rồi mặt bằng hạn chế, nguyên việc phục vụ... như cũ đã không đủ, lại thôi. Nhưng chuyển sang vị trí khác, mặt bằng rộng hơn lại ngại. Vậy là 48 năm chỉ một vị trí, một cửa hàng, một cung cách phục vụ (đặc biệt là thái độ nhân viên lúc nào cũng khó đăm đăm), vẫn có... một thương hiệu, thậm chí là thương hiệu mạnh (!). Nhưng phát triển lên nữa thì chưa thể.
    Nhưng lần này thì những người bán kem đã muốn phát triển lên nữa thật. Giám đốc Hải nói sang năm sẽ có Nhà máy kem Tràng Tiền ở Phố Nối, Hưng Yên. Đất đai đã có rồi. Rồi sẽ có đại lý kem Tràng Tiền ở các tỉnh khắp nước, trước hết là các tỉnh miền Bắc. Nhưng làm sao thì làm, kem vẫn phải nguyên hương vị tự nhiên, đậu xanh là đậu xanh nguyên chất, cốm là cốm hạt, trứng là trứng gà ta..., vị phải hơi ngọt đúng kiểu người Hà Nội, hạt cốm tan trong miệng thật thơm ngon, tuyệt nhiên không được thêm thắt hương liệu tổng hợp. Rồi người bán kem, dù kem nổi tiếng, cũng phải có cách ứng xử của người làm dịch vụ...
    Tôi rời cửa hàng kem, người ăn kem vẫn đứng chật quầy hàng, có trang trí giàn hoa nhựa xanh đỏ, xấu như cửa hàng ở một phố huyện nghèo nào đó, trông thật đối lập với khách sạn Metropole, Tràng Tiền Plaza... ngay gần đấy. Có hai bà cháu đứng ăn kem rất vui. Hỏi bà ăn kem ở đây đã lâu chưa, bà nói từ lâu lắm rồi, lý do là kem ngon, giá rẻ. Nhưng còn việc người mua hàng phải đứng?
    Việc hết kem bất thình lình lúc người ta đang muốn ăn kem? Nền nhà thì bẩn lại không có ghế ngồi, vừa ăn vừa phải trông xe? Ăn kem giữa Hà Nội lại tưởng là ăn kem phố huyện... Người ta gọi kem Tràng Tiền là ?okem của ngày xưa?. Ký ức ?ongày xưa? đẹp đẽ lắm. Nhưng muốn tồn tại giữa ngày nay, dù đã có một thương hiệu mạnh, cũng không phải dễ dàng gì.
    LAN ANH
  6. londonle

    londonle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nhé ! mời các bạn tham khảo và góp ý !
    Là một người Hà Nội gốc, lại sinh ra trong một gia đình thương gia, mẹ ông là một nhà buôn và vợ ông hiện vẫn theo nghiệp buôn bán, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn tỏ ra rất ?odị ứng? với cung cách phục vụ kiểu ?ophở xếp hàng - cháo quát? của Hà Nội những thập kỷ vừa qua và ông khẳng định:
    ?oNgười buôn bán chân chính không ai làm thế?. Ông nói:
    - Tôi dứt khoát từ chối bước vào những chỗ có cung cách phục vụ như thế. Tôi không thể ăn mà thấy ngon khi bị người bán hàng quát tháo hay tỏ thái độ coi thường, tôi cũng hết thấy ngon khi phải xếp hàng dài đến thế mới được ăn.
    Theo tôi, cung cách phục vụ ấy không phải của những nhà buôn bán chân chính. Mẹ tôi, một người buôn bán cũ của Hà Nội, cũng luôn nói với các con rằng: ngày xưa không ai buôn bán thế!
    Trong quan niệm của tôi, cung cách làm dịch vụ ấy là sản phẩm của thời bao cấp, thời mà người ta kiên trì thậm chí nhẫn nhục để xếp hàng, xếp hàng mua bất cứ mặt hàng gì, từ lạng đường, cân thịt cho đến dao cạo râu, cân gạo. Thời gian xếp hàng có khi làm được bao nhiêu việc, ra gấp mấy lần tiền trị giá các thứ hàng hóa ấy, nhưng người ta vẫn xếp hàng. Mua được hàng là thấy sung sướng rồi, bất kể giá trị hàng hóa như thế nào. Và người bán thì cứ tha hồ tỏ thái độ ?ogia ơn? cho người mua.
    * Nhưng thưa ông, bao cấp đã được xóa bỏ 20 năm nay rồi, khẩu hiệu ?okhách hàng là thượng đế? cũng đã được trưng lên từ rất lâu, sao người ta vẫn giữ nguyên cung cách ấy? Và kỳ lạ nhất là tại sao người tiêu dùng vẫn chấp nhận cung cách ấy?
    - Chính quan hệ ban phát - cầu cạnh thời bao cấp đã sinh ra một lớp người tiêu dùng không thật sự là người tiêu dùng. Nói sâu xa hơn thì xã hội dân sự của chúng ta mới đang manh nha, từ năm 1945 đến nay chúng ta chưa bao giờ sống cuộc sống thật sự bình thường nên nhu cầu của một công dân trong xã hội dân sự của chúng ta còn chưa phát triển đầy đủ.
    Chính vì thế người tiêu dùng rất thiếu tự tin khi đi mua hàng và sử dụng dịch vụ. Chúng ta khắc sâu trong tâm khảm câu: ?oĂn quả nhớ kẻ trồng cây? mà không biết rằng mặt khác, người trồng cây cũng phải biết ơn kẻ ăn quả, nếu không thì quả của họ trồng xong, hái xuống... chất đống. Một thời gian quá dài chúng ta sung sướng vì ?ocó hàng mà mua là tốt rồi?, còn bây giờ vẫn có những người hăm hở xếp hàng để cho thiên hạ thấy ?ođông thế mà tôi vẫn chen vào được? hoặc ?ochỗ ấy toàn người sành điệu, trong đó có tôi?.
    Thật ra, có thể tôi hơi cực đoan, nhưng đó vẫn là tâm lý thời chiến: thời chiến, chúng ta phá cái gì đó bằng mọi cách, mọi giá, bây giờ lại mua (xây dựng) cái gì đó bằng mọi cách, mọi giá. Việc xếp hàng một cách khó hiểu và chấp nhận mua đắt một cách khó hiểu một bát phở, một ly cà phê chính là những giọt thói quen đưa người ta đến việc xây dựng một công trình đắt một cách khó hiểu.
    Vợ tôi có một cửa hàng bán buôn đồng hồ và đồ điện tử ở phố Đồng Xuân. Bà ấy luôn luôn ngạc nhiên nói với tôi: nói thật đúng giá khó bán hàng lắm. Người ta chỉ thích cái gì thật đắt, vì nghĩ đắt thì mới xịn.
    Nghe thấy vô lý, nhưng nghĩ lại thì thấy đúng: những khách hàng đó thuộc hai loại: thích chứng tỏ mình sành điệu, nổi bật và việc mua một mặt hàng nào đó với chất lượng tốt và giá cả hợp lý không quan trọng bằng việc mua thật đắt để thể hiện đẳng cấp của mình. Loại thứ hai là mua để biếu, để đút lót và khi đó giá cả là điều đầu tiên để thể hiện ?ogiá trị tình cảm?. Với những loại người tiêu dùng trên đây, qui luật cung cầu, qui luật giá trị của thị trường chân chính đã mất hết giá trị.
    Vì thế, đừng ngạc nhiên là các cửa hàng kiểu bao cấp vẫn còn đến bây giờ, những con người của thời đó, nếp nghĩ của thời đó vẫn còn hoặc đã biến tướng về hình thức nhưng bản chất vẫn còn thì cung cách mua bán đó vẫn còn là đương nhiên thôi.
    * Nhưng thưa ông, có nhiều người lại cho rằng những cảnh ?oxếp hàng? đó lại rất đặc trưng của Hà Nội, nó tạo sự độc đáo, thậm chí duyên dáng, lạ lẫm cho một Hà Nội xưa, đối lập với ?ocung cách thị trường xô bồ và hiện đại?. Và họ cho rằng nên giữ lấy nó, như là giữ gìn kiến trúc khu phố cổ vậy?
    - Đó là ngụy biện. Tôi đã nói, như tôi biết, người Hà Nội xưa không buôn bán thế, nếu họ hết hàng sớm và không bán nữa là vì khách chỉ ăn chừng ấy và ăn vào giờ ấy chứ không phải họ áp đặt cho khách chỉ được ăn chừng ấy vào giờ ấy. Còn thái độ phục vụ thì không thể chê được, không chỉ là sự chu đáo và tận tình, khéo léo, được đào tạo bài bản theo tiêu chí ?ovăn minh thương mại? như ở TP.HCM và một số thành phố nước ngoài khác, nó còn có thêm cái duyên của tình nghĩa: tình hàng xóm (cùng khu phố, quen nhau cả), tình cảm tri ân của người bán với người mua (anh mua thì tôi chóng hết hàng).
    Đó mới là cái cần giữ, nhưng tiếc là nó đã bị phôi pha hết trong những năm dài bao cấp rồi. Còn cái cung cách quát tháo và vẻ mặt như đâm lê của mấy bà mấy cô bán hàng, thậm chí cả những cô bán sách trong hiệu sách quốc văn, tôi xin nói thật, chỉ làm cho chúng ta xấu hổ mỗi khi có khách đến Hà Nội. Là một người Hà Nội và rất chia sẻ với nghề buôn bán qua các thời, theo tôi, cái ?ocung cách mậu dịch? ấy cần được chấm dứt càng sớm càng tốt, khi đó chúng ta càng ít có nguy cơ gặp phải sự xấu hổ và bị xúc phạm.
    THU HÀ thực hiện
  7. cutieMcpretty

    cutieMcpretty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Đọc đến đoạn này mà tôi muốn khóc quá, đúng vậy tôi cũng yêu cái yên tĩnh của Hà nội, yêu lắm không hiểu vì sao nữa - vì những ký ức tuổi thơ chăng! Hà nội bây giờ xô bồ quá, người người qua lại có khi quên chào nhau lấy một câu.
  8. hanhdung181

    hanhdung181 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    bạn nhầm to rồi điều bạn đúng khi bạn đang ở hà nội thôi. Còn ban mà đi dến các tỉnh khác thì bạn sẽ nghĩ khác ngay
  9. Oliver_Win

    Oliver_Win Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0

    Hoàn toàn ủng hộ bác này. Nói đúng quá. Cũng chỉ vì thế mà hội Ngoại ấy lúc nào cũng nhìn anh em mình theo cái kiểu: " Bọn Hn này kiêu lắm "
    Ặc, nói chung là ngoại trừ những thằng thoáng hoặc đã tiếp xúc nhiều với dân HN thì mời dễ hoà đồng chứ ko thì dễ gây phản cảm ghê gớm
  10. love25101306

    love25101306 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/06/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Em cũng ủng hộ 2 bác nhiệt liệt. Em cũng thấy rằng sự khác biệt giữa ng HN và ng tỉnh là lớn lắm. Tuy chẳng ác cảm j nhiều nhưng thì mà là, em gặp nhiều ng ở tỉnh ( phố của tỉnh) cứ tinh tướng thế nào ý, tưởng mình tới HN là thành ng HN chăng ? nhất là n~ ng` mua đc nhà HN. Mà nói thật, quay đi quay lại trên dường fố HN, sao mừ lắm biển ngoại tỉnh thế

Chia sẻ trang này