1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người HN và người tỉnh khác, KHÁC BIỆT GÌ ???

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi buoncuoithe, 04/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    Ngoài những lời ngợi ca hoặc chê trách, tôi vẫn chưa thấy ai cho tôi xem định nghĩa của các bạn về Người HN, trừ bạn Lối cũ ta về. Những bài hát, đoản văn hay ho về HN chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều.
    Theo tôi được biết, kể cả phở cũng không phải là của HN mà do mấy thanh niên Nam Định lên làm kinh tế mới.
    Phố Hàng Đào được mấy người HN gốc hay là những thím bán gỗ từ các tỉnh miền cao xuôi dòng đổ bộ về?
    Tại sao một chàng trai (cô gái) Nghệ An (hoặc các tỉnh khác) lại yêu (chinh phục) để cưới (sống cùng) với người HN?
    Có bao nhiêu % là ĐỂ CÓ HỘ KHẨU HÀ NỘI?
    Có những thắc mắc thật ngớ ngẩn và chả biết hỏi ai, hi vọng tìm được câu trả lời từ các bạn.
    Người ta nói HN hiện nay có gần 1/4 là dân NA, đúng hay sai?
    Có phải cuộc di cư ồ ạt đó bắt đầu từ sau 45 không?
    Hì hì, coi như là vừa trà đá vừa tán phét lung tung....
  2. VTS

    VTS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Thực tế là như vậy ... tại sao người ta cứ phải cố tình bới đất tìm giun ... rùi tô vẽ cho một nét nào đó của một địa phương nào đó nhỉ ...
    Tôi nói như vậy không phải cố ý xúc phạm ai ... vì tôi cũng là người HN, ít ra là biết đến đời kị mình là như vậy ... tôi chỉ muốn nói rằng thực tế theo tôi biết hầu hết những người mà hiện nay coi HN gốc sẽ là ngoài 36 phố phường (như vậy về mặt địa lý trước đây sẽ phần nào đó thuộc Hà Đông, Hà Bắc,...), còn tại 36 phố phường thì lại phần nhiều là người các làng nghề từ các địa phương lân cận đến đây ... cho nên cái gọi là HN gốc rất khó nói và cũng đừng nên áp cái tính cách này, tính cách nọ cho họ ....
    Còn nếu ai cảm thấy bị xúc phạm hay cảm thấy rằng những nhận xét đó là thiếu hiểu biết thì tôi cũng đành chịu ... pó tay...
  3. blueroseinblue

    blueroseinblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Đấy là một điểm cho thấy bạn không phải là người Hà Nội, hoặc không sinh ra và lớn lên ở Hà nội và cũng không yêu Hà Nội
    Người Hà nội không nói như bạn
    Tôi chỉ là người sinh ra và lớn lên ở Hà nội và tôi yêu Hà nội tha thiết
  4. nvtung1

    nvtung1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    1
    Thế nào thì được coi là người Hà nội nhỉ?
    Tớ đọc ở đâu đó một định nghĩa của một nhà sử học hay Hà nội học thì người Hà Nội là người có gia đình ba đời sống ở Hà Nội. Nhưng trong phạm vi topic này tớ nghĩ là người Hà Nội là người sinh ra và lớn lên hoặc ít nhất là lớn lên ở Hà Nội.
    Về khác biệt giữa người Hà Nội và người ngoại tỉnh như một bạn nào đó nói, tớ không nhìn nhận vấn đề là sự khác biệt giữa Hà nội hay tỉnh nào đó. Tớ nghĩ đó là sự khác biệt giữa hai người đến từ hai văn hoá khác nhau: đô thị và nông thôn. Người sống ở đô thị (thành phố) thì có xu cá nhân hơn trong khi người sống ở nông thôn thì có tính cộng động cao hơn. Tớ nghĩ là skhác biệt đó là do môi trường sống.
    Cuộc sống nông thôn, đồng nghĩa với sinh kế phần lớn là sản xuất nông nghiệp cho phép những người cùng một dòng họ có thể sống gần nhau và gần như sống ở đó qua nhiều thế hệ. Nên mới có khái niệm Chôn nhau cắt rốn. Không hiểu mình ví dụ đúng không nhỉ?. Bản chất của nhà nông là phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết.... nên họ rất gắn kết với nhau. Một gia đình kiểu mẫu nông nghiệp thường gồm nhiều thế hệ (tam đại đồng đường). Con cái sẽ là chỗ dựa của cha mẹ khi về già vì ở xã hội nông thôn nông dân không có lương hưu, không có nhà dưỡng lão như ở xã hội thành thị
    Trong xã hội thành thị thì phần lới mọi người làm việc trong công sở nhà máy. Nơi họ cư chú phụ thuộc vào công việc của họ. Chính vì vậy bên cạnh mối quan hệ họ hàng họ phải có các mối quan hệ khác với đồng nghiệp (sếp chẳng hạn. Tết không đến nhà thi chết . Điều này là lý do tại sao bạn nào nói là người Hà nội (người sống trong xã hội thành thị) khéo hơn hay là không thật hơn.
    Về lập nghiệp, đúng là sau khi ra trường các bạn sống ở Hà nội có nhiều lợi thế hơn: nhà, gia đình ở đây...Điều này khiến họ có vẻ thiếu động lực hơn. Trong khi các bạn ngoại tỉnh phải phấn đấu nhiều hơn để nếu muốn trụ lại.
    Về topic này người Hà Nội có nên lấy người ngoại tỉnh không? Quan điểm riêng của tớ là xem cô ta, hay anh ta có hợp với mình không? Những người có cùng nền tảng thường hợp nhau hơn nên người sống ở thành thì hay kết hơn vói người sống ở thành thị và người nông thôn cũng vậy. Đây là sự hướng chung. Nhưng điều này không có nghĩa là người thành thị không nên lấy người nông thôn.
    Tóm lại, sự khác biệt giữa Hà Nội và các tỉnh khác theo mình thực ra là sự khác biệt về văn hoá do môi trường sống tạo ra. Thủ đô của một nước thông thường là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của nước đó. Chính vị vậy, những giá trị văn hoá của vùng đó hay được đem ra làm chuẩn. Ví dụ, tiếng Hà nội được coi là tiếng Việt chuẩn: Phát thanh viên đài truyền hình, đài phát thanh đều nói giọng Hà Nội. Nhưng nếu một ngày nào đó, Huế, Vinh trở thành thủ đô thì cũng vậy thôi. Hà nội sẽ trở thành ngoại tỉnh
    Không hiểu mình viết vậy có phải không? Mong nhận được ý kiến phản hồi của mọi người.
  5. 1292005

    1292005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Iem ở HN, quê gốc Bắc Ninh.
    Đọc cái topic nài thấy tình hình có vẻ hơi căng thẳng nhỉ.......
    Đầu tiên thì tặng bạn Lối cũ ta về một tràng pháo tay vì những bức xúc của bạn. Nếu mà tranh cãi nhiều về chuyện này thì chẳng hoá các bác lại lôi cái chủ đề Trứng và vịt ra mà cãi nhau. Có lẽ đến thế hệ chắt chút nhà các bác cũng chưa ra ngô ra khoai đâu.
    Chuyện về người HN có cả tác phẩm điện ảnh, có tiểu thuyết, có thơ, có nghiên cứu khoa học, có lịch sử ghi lại và một loạt các di sản khác.........cái đó muốn tìm hiểu tốt nhất vào thư viện quốc gia ....
    Người HN gần như một thương hiệu được tạo nên từ một loạt các liên minh thương hiệu khác..chính vì vậy nên có nhiều người lầm tưởng đó là thương hiệu đứng đầu. Vấn đề ở đây là người HN là sự gặp nhau, kết tinh của các nét văn hoá đặc biệt của cả miền Bắc(cũng có nét xa hơn của miền Nam,nhưng ko đáng kể). Bao hàm toàn bộ sự tốt đẹp, sự tinh tuý và kết hợp hài hoà stừ văn hoá các vùng miền đã tạo ra con người HN.
    Là những thế hệ đi sau, giai đoạn mà thương hiệu người HN mạnh nhất, tôi chưa sinh ra. Nhưng qua các giáo trình, tài liệu, tôi biết được thì những di sản còn lại của người HN mà hiện nay Sở VHTT HN đang có nhiều công trình nghiên cứu và dự án để khôi phục lại. Bạn nào cũng có thể search một loạt các tư liệu thậm chí tiêu chí đánh giá người HN nếu muốn. Tuy nhiên đã ra đến sách vở, tài liệu thì đó ko còn là bí kíp nữa. Khuyên thật thà là tìm được một người HN gốc, thành đạt, kín đáo mà nghiên cứu song song với tài liệu. Nếu làm tốt việc này, và được họ chia sẻ có thể bạn sẽ thấy, ko muốn chia sẻ cho bất kì ai đâu!
    Có bạn nói HN giờ toàn người Nghệ An, vậy thì những gia đình HN xưa cũ giờ nơi đâu. Có một thông tin thú vị mà các bạn nên biết, nhưng gia đình HN sau những năm 45 đến nay, họ đã gửi gắm một loạt thế hệ tương lai ra nước ngoài. Sau khi tiếp nhận được nền VH các vùng miền, va chạm ngay với văn hoá Pháp, Anh, Liên Xô, Mỹ....qua 2 cuộc kháng chiến những con người mà bản chất là sự tiếp thu và học hỏi ko ngừng đó ngay lập tức thực hiện chiến dịch tiếp thu toàn thế giới ..
    Đó cũng chỉ là một nhận định chủ quan, nhưng điều đó có thể lý giải được tại sao người ngoại tỉnh ở HN nhiều.. đó ko phải lỗi của họ. Đó là do cầu nhiều, mà cung thì rõ ràng là thiếu hụt. Con em HN đi nước ngoài học, sống và làm việc tại nước ngoài luôn, sắp tới sẽ đến giai đoạn các đồng chí đó trở về vào tuổi trung niên, khi đã tích luỹ được vốn sống và tiền bạc, gây dựng, khôi phục lại những vốn cổ của tổ tiên họ.
    Nếu các bạn từng xuống Xuân Mai và có khả năng được xem một loạt các biệt thự, trang trại của các gia đình HN, bạn sẽ hiểu họ hơn. Đơn giản, người HN đi đâu họ cũng có thể tạo nên một thế giới riêng của họ. Đẹp, tinh tuý và hoài cổ. Những người HN thành đạt rất kín đáo. Hầu như không thể xâm phạm đến thế giới của họ nếu bạn chưa là tri kỷ hoặc được chấp nhận. Họ sẽ rất lịch sự với bạn và quan trọng nhất là bạn ko hiểu được họ đang nghĩ gì.
    Đặc điểm của người HN là chịu khổ giỏi nhưng luôn thể hiện được phong thái thanh thản, sung sướng. Họ sẽ ko kể cho bạn biết họ thưởng thức trà sành điệu thế nào nếu bạn ko bít họ thức liên tục một tuần để lấy được sương đêm và nhuỵ sen thế nào. Tách trà bốc khói làm phông nền cho khuôn mặt sung sướng của họ, và chỉ họ biết.......
    Tôi ko hiểu các bạn định phân biệt như thế nào, nhưng tôi có một anh bạn thân người Nghệ An. Học giỏi, thông minh, và lịch sự. Tôi luôn được mọi người cảnh báo về điều này nọ về người Nghệ An, nhưng tôi hoàn toàn khẳng định rằng người bạn của tôi không những sống đẹp mà đôi lúc còn rất nghệ sỹ. Có một điều đặc biệt là bạn tôi thường giới thiệu rất hãnh diện rằng quê anh ta ở Nghệ An. Hiện tại, vị trí công việc và cuộc sống của bạn tôi có thể khiến nhiều người phải thán phục. Hay nói thế này đi, con người Nghệ An với tâm hồn người Hà Nội?
    Ko tranh luận nữa, chỉ cung cấp một số chi tiết nhỏ thêm vào topic này cho có hương hoa thôi... Quê tôi ở Bắc Ninh, và gia đình tôi hoàn toàn hướng cho tôi có được tâm hồn của người Hà Nội. Vì điều đó là tốt đẹp và hoàn toàn có ích cho tương lai của tôi.
  6. VTS

    VTS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ đúng phết nhỉ .......
    Tuy nhin bảo người thành thị cá nhân chủ nghĩa hơn so với người nông thôn là có phần ko đúng lém ....
    Vì thực tế mình thấy những người mà được nuôi dậy trong môi trường kiểu trí thức cũ lại khá tốt bụng và sống vì cộng đồng, tuy rằng họ có vẻ khép kín và ko chủ động trong các công tác giao tiếp xã hội nên đôi khi cảm thấy họ hơi cá nhân... (khác hẳn mô típ hiện nay trong 1 số gia đình ở thành thị, do được quá nuông chìu từ nhỏ ... nên sống cá nhân chủ nghĩa là tất nhiên)
    Người nông thôn quả thật do môi trường từ bé sống cùng làng xóm nên dễ hòa nhập cộng đồng, tuy nhiên đối với lợi ích mang tính kinh tế một chút thì mình có cảm giác họ lại ích kỷ hơn so với những người thành thị ... họ ko có cái khéo trong các vấn đề này so với ng` thành thị...
    Còn về vấn đề ngôn ngữ, khỏi bàn vì từ xưa đến nay giọng, ngôn từ của HN đã được coi là quy chuẩn ... chứ ko phải do thủ đô ở HN đâu ... Nếu ko tại sao gần đây nhất là nhà Nguyễn ko lấy tiếng giọng Huế làm chuẩn nhỉ???
  7. Loi_cu_ta_ve

    Loi_cu_ta_ve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    8.845
    Đã được thích:
    0
    - Sáng nay đẹp trời quá, em đi ăn sáng với anh nhé...
    Thấy cậu nhân viên rủ, tôi cũng vui vẻ nhận lời.
    - Em có thích ăn phở ko, anh hay ăn ở quán phở Nam Định gần đây. Phở Hà Nội là bắt nguồn từ Nam Định đấy...
    - Ai bảo anh thế? tôi giật mình hỏi lại....
    Đấy, người ta cứ hay nhầm phở Hà Nội do người Nam Định làm. Nhưng thật ra nó chẳng liên quan gì với nhau cả.
    Tôi nhớ có lần hỏi ông bác làm ở viện sử học Việt Nam. Ông kể: " ngày xưa, tao ăn phở khác bây giờ...mà phở hồi đấy ngon hơn bây giờ nhiều..."
    - Đấy là ngày xưa thời bao cấp, cơm còn chẳng có mà ăn, đói thì ăn gì chả ngon hả bác" - tôi chống chế lại.
    - Mày ngu lắm con ạ...Phở bây giờ chúng nó không biết nấu, người ta cho toàn mỳ chính vào, có khi còn lấy thịt ngựa làm phở bò ấy con ạ. Mày ăn thịt ngựa mà không biết đấy !!!
    - à, cái này bác nói đúng, hôm nọ cháu sang Hà Tây , cháu cũng thấy tận mắt người ta lấy thịt ngựa thay thịt bò như thế nào, hoá ra dân Hà Nội toàn ăn phở ngựa..., nhưng cháu vẫn chưa hiểu ngày xưa người ta làm phở thế nào? , có ngon bằng Phở Quần không hả bác"
    - A thằng này láo, thằng mất dạy..." Ông bác tôi tức điên lên..." mà mày cũng biết chuyện Phở Quần của Nguyễn công Hoan à ? " Mày biết kể tao nghe:
    - Cháu chỉ đọc qua thôi bác ạ....Ngày xưa, thời Pháp thuộc, người ta còn bán phở gánh chứ không bán ở quán như bây giờ...Hôm ấy, không hiểu sao ông bán phở rất đông khách, ai ăn cũng tấm tắc khen ngon, không hiểu ông cho cái gì vào nồi nước phở ngọt thế...
    Ông bán phở cũng lấy làm lạ. Nghĩ thầm " quái, mình vẫn nấu như mọi khi, có khác gì đâu. HÔm đấy hết hàng sớm, ông vui vẻ về nhà, tráng thùng nước phở cẩn thận, lấy từng khúc xương ra như mọi khi,,,,nhưng lạ chưa, khi vớt hết xương ra, dưới đáy nồi còn lại cái quần lót của vợ ông...: " ĐẤy, chuyện viết thế đúng không hả bác...?
    - Ừ, nhưng ngày xưa người ta làm phở khác bây giờ...Ông bác tôi tủm tỉm cười...
    - Trước hết, người ta chọn những khúc xương ống thật to, gọi là xương bốc mả, ninh lấy nước, sau đó đổ nước ra, phở gánh thì dưới đáy nồi lót ít bã mía, cho thêm thảo quả...Bánh phở phải mềm mà không được nát, thịt bò tẩm ướp cẩn thận...Nói chung khá kỳ công mà nhiều công đoạn lắm cháu ạ....
    - Chà , tôi nghĩ thầm, không như bây giờ...Cháu hay ăn phở Sướng ở Bờ Hồ, phở Bát Đàn cũng được đấy chứ....
    Thế mới biết, người Hà Nội ngày xưa ăn uống cũng kỳ công và kén chọn lắm...Bác gì nói phở Hà Nội là do mấy thanh niên Nam Định lên lập nghiệp là không đúng...Phở là sự kết hợp giữa món soup của Pháp và món lẩu của Trung quốc mà thành...Người Hà Nội kết hợp 2 món đấy thành món ăn truyền thống....
    Em sang Trung Quốc, thấy dân Quảng Đông cũng bắt chước mình làm món này, nhưng không ngon bằng Phở Hà Nội được.
    Lạ thật đấy, người ta cố chen chân nhau về Hà Nội để tìm một việc làm ổn định, để rồi đem ra soi mói xem Hà Nội khác với người ngoại tỉnh ở chỗ nào....Cái này có lẽ phải nhờ mấy nhà Hà Nội học thôi...Em cũng theo đuôi mấy bác yêu Hà Nội, post vài câu thơ của Xuân Quỳnh Về Hà Nội, mặc dù Xuân Quỳnh chả phải người Hà Nội....
    Phú Quang, luôn tự nhận mình là người Hà Nội, với " nỗi nhớ mùa đông", với " Hà Nội ngày trở về" , nhưng cũng bỏ Hà Nội mà đi . Đi với cuộc sống, với cái ồn ào náo nhiệt của Sài Gòn đấy thôi...
    Thì ra, Hà Nội có sức cuốn hút người ta, nhưng xét cho cùng tất cả cũng chỉ vì cơm áo gạo tiền thôi...
    Vì cuộc sống mưu sinh, con người phải rời bỏ quê hương đi kiếm ăn nơi xứ người...Nhưng cái chất Hà Nội thì không thể lẫn vào đâu được...Nó khác hẳn cái chất Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Phòng...
    Người Hà Nội không bon chen, không ham quyền thế...có thể nói họ sống hơi khép kín và trầm lặng cũng chẳng sai...Người Nghệ An khác hẳn, họ sống tiết kiệm hơn, nhưng các bác đi đâu cũng có thể gặp họ....Từ ông tổ trưởng dân phố, ông giám đốc xí nghiệp, đến ông trưởng ban tư tưởng văn hoá trung ương...Mà từ năm 45 đến nay, toàn mấy ông Nghệ An làm tư tưởng văn hoá cho Việt nam thôi, kể cũng lạ. Mình nhớ đến ông Tố Hữu:
    " Nhặt chút phân rơi, gom từng chiếc lá
    Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ"
    Đấy, tư tưởng lớn của ông ấy đấy...Rùi đổi tiền, lạm phát phi mã, dân mình điêu đứng bao phen....
    Em chả dám nói chuyện chính trị đâu...Sợ lắm, sợ lại giống ông nội mình, cả đời làm ăn, tích cóp...Để rồi năm 1960, người ta quy kết là địa chủ, là quan lại, cường hào áp bức dân nghèo...
    Bây giờ, người ta đua nhau học để lấy bằng cấp, thêm sao thêm vạch...Trong khi có một người Hà Nội, như ông Dương Trung Quốc, tổng thư ký hội sử học Việt Nam, chẳng có bằng cấp tiến sỹ gì cả...kể cũng lạ....
  8. eastTwest

    eastTwest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    En vẫn thế. Cẩn thận một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu.
    Anh đùa thôi.
    Khoẻ không em?
    Tôi vẫn thấy em như ngày nào
    Dù nắng hay mưa làm chiếc áo bạc màu
  9. honghaxinh

    honghaxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    1.622
    Đã được thích:
    0
    Môfi vu?ng miê?n có cái khác nhau chớ...ví như miê?n biê?n ăn sóng nói gió, tiếng to va? sống chất phác hơn; ngươ?i chốn đô thị ăn nói khéo léo, cư xư? cufng xaf giao hơn.... Nhưng môfi ngươ?i khác nhau tuy cu?ng vu?ng miê?n cufng khác nhau nưfa...lại phụ thuộc gốc gác ra sao ...
    Mi?nh xin trích dâfn một ví dụ:
    Nga?y thứ 2 đi la?m, đâ?u tuâ?n cufng la? đâ?u tháng...chân ướt chân ráo dựng xe xong, ma?n cha?o ho?i lêf phép khi qua ba?n nước choán gâ?n chân câ?u thang. Một giọng gọi giật: anh ho?i tí, quê em đâu ta . Tự nhận mi?nh la? ngươ?i Gia? Lắm (Gia Lâm)...ma? vâfn: anh thấy giọng em nó cứ tiếng nọ đe? tiếng kia, k thoát, có pha?i vi? nói điệu quá (giật mi?nh cha? lef mi?nh nói lấp lính thế sao ). Chi? cươ?i nụ ma? ră?ng: vâfn có nhiê?u ngươ?i nói em chă?ng pha?i ti?nh, trong khi em k dám nói họ la? ngươ?i quê anh ạ
    Môfi khi trên tivi có phóng sự ca?nh quay hay pho?ng vấn nhưfng ông ba? phố Ha?ng xưa cuf...nghe giọng họ (mi?nh cho la? ngươ?i HN gốc) trâ?m ấm, nhẹ thanh va? tư? tốn biết bao. Cái nê?n naf tư? giọng nói, tư? con ngươ?i va? trong cách cư xư? đâ?y tế nhị mới la? cái khác biệt cu?a ngươ?i HN. Va? â?n giấu đâu đó trong tâm hô?n cu?a nhưfng con ngươ?i HN la? tấm lo?ng với ma?nh đất cố đô.
    Du? có đi bốn phương trơ?i, lòng vâfn nhớ vê? HN. HN cu?a ta, thu? đô yêu dấu ...
    Cho du? la? ngươ?i cu?a xứ sơ? na?o, đư?ng bao giơ? quên đi gốc gác, quên nơi chôn rau cắt rốn......chi? khi na?o ca?m nhận sâu sắc bạn mới mang trong mi?nh nét riêng cu?a quê hương xứ sơ?
  10. Loi_cu_ta_ve

    Loi_cu_ta_ve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    8.845
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, nói đúng hơn nó là niềm tự hào của một dân tộc...Người Pháp có Paris, Người Nhật có Tokyo, Người Trung Quốc có Bắc Kinh...Nói theo ngôn ngữ Marketing, Hà Nội là một thương hiệu chung. Mà đã là thương hiệu, thì ai cũng có quyền tự hào.
    Có thời gian, Người Pháp cố gắng trao bằng văn hoá cho những gia đình sống ở Paris trên 100 năm...Nhưng rất khó tìm ra...Pháp đã vậy, còn Việt Nam?
    Mấy bác nên kết thúc thảo luận vấn đề ở đây thôi, em chẳng thích tranh luận làm gì nhiều, mỗi người đều suy nghĩ và mục đích riêng của chính mình...Miễn sao người khác đối xử tốt với mình, thì mình cũng đối xử tốt với người ta...còn ngược lại, em không quan tâm làm gì, các bác ạ...
    Người ta phong cho Hà Nội đủ thứ danh hiệu:
    Nào là" Thăng Long phi chiến địa"
    Nào là " Hà Nội ngàn năm văn hiến"
    cũng chỉ là do con người nghĩ ra thôi, cuộc sống bon chen mà...Em lại nghĩ đến một đoạn trong cuốn Nhật ký tuổi 20, không biết bây giờ ném thư qua cửa sổ con tàu, có ai còn nhặt và đem đến tận nơi hộ mình không nhỉ??
    Mà Hà Nội xô bồ thật... không còn là một Hà Nội xưa, thay vào đấy là Hà Nội nhậu...Tối đến, người ta xì xụp ăn ở bất cứ nơi nào, ném bất cứ thứ gì ra đường...
    Người ta cố gắng giữ lại một chút gì đấy của Hà Nội ngày trước, dựng lên vài tuyến phố đi bộ để thu hút khách du lịch. Nhưng người ta không biết người dân phải sống khổ sở như thế nào trong những căn nhà hình ống như thế....
    Không biết có bác nào ở phố cổ như em không, nhưng em thật sự thấy chán cuộc sống phố cổ rồi...Đông đúc, bẩn thỉu, chen chúc...đánh chửi nhau....Sống trong một môi trường như thế nhưng vẫn được gọi là người Hà Nội thanh lịch hả các bác....??Buồn cười thật...
    Em muốn một Hà Nội yên tĩnh, một vỉa hè thoáng mát, lặng yên đón thu về bên cốc cà phê...
    Ký ức Hà Nội trong em là như thế....
    Thảo nào người ta ghét...Ghét cả những người ngoại tỉnh, vì cuộc sống mưu sinh mà đổ về Hà Nội... Cũng giống như người Pháp ghét dân Châu Phi Nhập cư, người Bắc Kinh ghét dân Phúc Kiến vậy....
    Em có đọc trên một tờ báo, tác giả là người Hà Nội có dịp công tác ở Nga. Khi vào khách sạn, ông ta được nhân viên lễ tân tiếp đón tử tế. Nhưng hôm sau, thấy thái độ lạnh nhạt của khách sạn, ông khách mới tìm hiểu nguyên nhân...Người lễ tân nói: " Hôm qua tôi tưởng ông là người Nhật, bây giờ tôi mới biết ông là người Việt Nam, thế ông ở đây bao lâu:???"
    Người Nghệ An ở Hà Nội bao lâu, người Hà Nội ở Pháp, ở Mỹ bao lâu??? Thôi các bác ạ, Việt Nam còn nghèo lắm, còn bị người ta khinh lắm...Tranh luận làm gì mất công...

Chia sẻ trang này