1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người HN và người tỉnh khác, KHÁC BIỆT GÌ ???

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi buoncuoithe, 04/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. neyolovesyou

    neyolovesyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    2.021
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì sai nhé. HN bao h cũng đứng đầu về tỷ lệ đỗ đại học. SG giầu thế cũng đâu có đc như vậy. 2 vị trí đứng đầu lớp mình bi h đều là HN.
  2. neyolovesyou

    neyolovesyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    2.021
    Đã được thích:
    0
    Em cũng thik Hà Nội hồi em còn bé tí. Fóng à quên đi xe đạp từ hồi học lớp 4 thoải mái đến trường mà chẳng lo tai nạn. (Hồi đấy có mấy xe đâu, ko đông đúc, xe ken xe như bây giờ). Mẹ em bảo với jao thông như bây h thì chắc chẳng dám cho em đi xe đạp.
    Được neyolovesyou sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 15/02/2008
  3. cocovu

    cocovu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    0
    Thích 1 Hà Nội của những ngày xưa. Có thể lang thang, miên man suy nghĩ. Thích 1 vài thói quen xưa của người Hà Nội, thích ngắm phố cổ mặc dù có người nói là phố khổ. Chả sao cả. Trong 1 Hà Nội sôi động, ồn ào, tạp nham như bây giờ, gặp những người Hà Nội rất khó. Người Hà Nội không thể đánh giá chỉ qua mấy cái vỗ ngực ta đây là Hà Nội được. Hà Nội phải từ trong lời nói, từ trong cách nghĩ, cách cảm nhận cuộc sống, văn hóa giao tiếp. Đó mới là Hà Nội. Đi xe biển 29,30, hộ khẩu Hà Nội chưa chắc đã là người Hà Nội. Chỉ là vỏ bọc mà thôi. Mỗi tỉnh thành đều có đặc trưng riêng không thể đem ra so sánh. Chúng ta nên tự hào về nguồn gốc của mình như bố mẹ, ông bà mình đã tự hào. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng
  4. 12OaksEstate

    12OaksEstate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0

    Tự cảm thấy không được như tác giả bài viết dưới đây, nhưng có mong muốn không phải gặp đi gặp lại những topic cũ mèm cãi nhau vẫn chuyện Hà Nội vs. tỉnh này tỉnh nọ :
    Người Hà Nội
    ?
    Hà Nội gốc bây giờ tạm chấp nhận tiêu chuẩn có ba đời sinh ra ở Hà Nội. Hà Nội có lẽ cũng vậy thôi. Gốc gác ba đời ít ỏi đã nói ở trên. Đa số người Hà Nội bây giờ là "ngoại kiều". Những Thanh kiều, Nghệ kiều từ miền Trung ra. Từ Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình lên. Từ phương Nam tập kết đến. Tinh hoa gốc rễ hun đúc ở đây. Tinh hoa từ mọi miền mang tới, giao kết hợp chủng mà tạo nên người Hà Nội. Lâu dần cứ cái gì thanh lịch, hào hoa, cao nhã, tinh tế... thì mặc nhiên đều được coi là của người Hà Nội. Chẳng cần phải rạch ròi phân định "của tôi trả tôi" làm gì.
    Níu no Hà Nội thanh nịch
    Còn nhớ đầu những năm 1980 người ta nhận thấy hiện tượng này: những người líu lo "Hà Lội thanh nịch và lên thơ" thuộc hai loại: hoặc là dân ngoại thành, hoặc là dân chợ giời. Các chàng các nàng chíp chíp kiu kiu trong vòng bán kính mười kilômét tính từ Bờ Hồ, ban ngày cấy lúa trồng rau trồng hoa, tối đến huỳnh huỵch đạp xe đến vũ trường, cứ dép lê mũ cối mà đăngxinh. Vừa đăngxinh vừa bô bô một thứ tiếng Hà Nội đố nhau xem đó là nờ cao hay nờ nùn.
    Nhưng tại sao lại là dân chợ giời nữa? Đám thanh niên chúng tôi hồi ấy tự giải thích thế này: đa số dân chợ giời cũng từ các miền quê mới đổ tới. Ngay cả dân gốc gác vài đời định cư ở chợ giời cũng quen dần lời ăn tiếng nói kiểu này. Một người khách mang hàng vào chợ là một con mồi. Cả một toán người ùa tới quây con mồi vào giữa, mồm năm miệng mười, mua tranh bán cướp. Những kẻ trả giá dìm giá ấy chỉ là "chân gỗ", có nhiệm vụ uy hiếp cho con mồi hoang mang nhụt chí. Rốt cục chỉ có một kẻ chủ mưu đứng ra mua giá hời. Đám "chân gỗ" hầu như đều cố tình phạm lỗi phát âm elờ enờ, gây cảm tưởng quê kệch chất phác. Bao nhiêu người đã đứng khóc giữa chợ giời vì cái thứ tiếng "hà lội" quê mùa ngớ ngẩn ấy.
    Nhưng tiếng Hà Nội bây giờ khác rồi: tròn, sáng, trong, vang, sang, nhẹ. Lại vẫn nhà văn Tô Hoài: Nhưng hơi điệu.
    Tính cách Hà Nội
    Gia phong trong những nhà số ít ấy giờ đây ngẫm lại thực ra lại mang tính toàn cầu. Trọng trung hiếu lễ nghĩa. Biết lắng nghe người đối thoại, biết đàm phán và biết thuyết phục. Không thuyết phục được thì khôn khéo biết để cho đối tượng ra đi trong danh dự. Ăn thanh tao, mặc thanh lịch, bước đi dáng đứng thanh nhã. Chữ thanh thường làm đầu. Bao giờ xử sự cũng tự nhiên, tự nhiên như người Hà Nội. Thoải mái. Tự tin. Không thích kẻ thu mình. Ăn uống không xô bồ hấp tấp nhưng cũng không cảnh vẻ kiểu cách. Bát cơm bát phở phải ăn bằng hết, không được bỏ thừa một chút làm phép. Chúng tôi ngày ấy được giáo dục bằng chữ thanh, vào đời làm ăn là ổn ngay. Ra nước ngoài bỡ ngỡ chưa biết rõ tập quán địa phương, chỉ việc xử sự như cha ông dạy bảo là hòa nhập tự tin được ngay. Không bị sốc văn hóa. Không bị mặc cảm mình vụng về quê mùa.
    Người ở đâu về đây lâu rồi cũng dần dần ra người dễ chan hòa, khoáng đạt. Trong cả nếp nghĩ. Trong cả nếp sống. Dễ. Thảng hoặc dễ đến mức không kiên quyết bảo vệ điều mình tin. Nhiều khi dễ, gặp cái gì hơi khó là lảng là chuồn. Thật êm. Dễ thì xơi khó thì lặn một hơi. Nam chuồn Hà lủi Thái thì bay. Hà ở đây là chỉ người Hà Nội.
    Nhưng dễ bên này dao động sang phía bên kia quả lắc thành ra khó. Người khó thì thật là quyết liệt. Thời tiết khí hậu không ôn hòa bình ổn như phương Nam. Nóng đến điên người mà rét có thể chết người. Cư dân chịu tác động khí hậu ấy địa lý ấy nên cũng không sôi nổi ồn ào dễ dãi như người phương Nam. Cái kiểu tuẫn tiết của người anh hùng miền Trung trong thành Hà Nội là đúng kiểu Hà Nội. Ôm bom ba càng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh dường như cũng là cách chết thật là Hà Nội. Chết vì tình cũng phải là kiểu lá ngọc cành vàng, là kiểu chết tương tư Tố Tâm tiểu thuyết. Trong văn chương cái quyết liệt Hà Nội dễ thấy trong khí phách Nguyễn Trãi. Trong chua xót tận cùng Nguyễn Du. Trong cay chua vẻ ngoài khao khát bên trong của Hồ Xuân Hương. Những người nhắc tên dường như chứng minh cho một giả thiết dân gian: người Hà Nội thành danh đều phải là kết tinh văn hóa mọi miền; người tứ xứ, người khu Tư khu Năm muốn thành danh đều phải xa quê mà đến với Hà Nội. Như thời nay người muốn làm ăn đều phải quy về đầu mối.
    Lời kết
    Người có danh lẫn người vô danh khi đến thế giới này đều chỉ là đứa hài nhi vô danh. Vậy khi ra đi cũng nên vô danh như hài nhi của một vòng đầu thai mới. Cái gì còn lại đều là cái khó nhìn thấy. Chẳng phải cứ tượng đài bia đá là còn.
    ?
    (Trích tiểu luận về Hà Nội của nhà văn HỒ ANH THÁI)
  5. duykieuxuan

    duykieuxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    @ Đố ai tìm thấy trong 10 người thì có quá 2 là người gốc đó.
    @ Ai đi đâu cũng vỗ ngực ta là người Hà Nội - oạch oạch - anh xem xét lại all vấn đề đi.
    @ Họ khác nhau là vì 1 người đang tồn tại ở Thành Phố , 1 người là tỉnh. ---> Hết.
    @ Tiền thì giống nhau không biết ai ít ai nhiều.
    @ Sắp tới một số tỉnh lân cận cũng thành Hà Nội rồi - Ui người Hà Nội....?
  6. jumanji12

    jumanji12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2008
    Bài viết:
    1.532
    Đã được thích:
    0
    Ngoài cái vàng vàng kia ra còn có vẻ có lý, tất cả những gì bác nói đều sai hết .
  7. jumanji12

    jumanji12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2008
    Bài viết:
    1.532
    Đã được thích:
    0
    Nếu topic này lập cách đây mấy chục năm, thì còn có sự khác biệt rõ ràng.
    Bây giờ, tìm 1 người "Hà Nội gốc", 1 người Tràng An, nét văn hoá Hà Nội khó lắm thay.
    Xô bồ quá!
  8. LeeGuang

    LeeGuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2008
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng.
  9. liua

    liua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này có thật.Một hội thanh niên Việt ở nước ngoài đang chén chú ,chén anh.Rượu vào,lời ra.Nhận đồng hương.Mày ở đâu?Tao ở Hàng Bài,con mày?Nhà tao ở dưới Láng hạ.....bla,bla,bla.Còn thằng cu kia,mày ở đâu?Nhà em cũng ở Hà nội.Thế hả,o.k dzô...Mà mày phố nào?Em ở Quan thánh ạ.Thế à???ở đoạn nào?Dạ,em ở Quan Thánh thượng ạ.
    Khác nhau nó ở chỗ đấy đấy,các bạn ạ.
    Chào các bạn,iem vìa.
  10. luckyvnn

    luckyvnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    mình nghĩ người ngoại tỉnh họ cố gắng cũng không hẳn mục đích của họ là để vượt qua người HN mà họ chỉ muốn tạo nền tảng cho con đường sự nghiệp của họ thôi, vì chắc chắn rằng họ sẽ khó khăn hơn những người Hn rất nhiều. Còn nói người Hn thông minh hơn người ngoại tỉnh thì mình không đồng ý bởi vì ở đâu mà không có nhân tài, người nhanh nhẹn hoạt bát chưa chắc đã là người thông minh, thông minh hay không chỉ có nhìn vào thành quả mà họ đạt được thui.

Chia sẻ trang này