1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người HN và người tỉnh khác, KHÁC BIỆT GÌ ???

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi buoncuoithe, 04/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Alias_02399

    Alias_02399 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    0
    Người Hà Nội mà làm gì khi cứ thích trèo lên đầu lên cổ người khác. Người Hà Nội mà làm gì khi rác nhà mình cứ phải vứt sang cửa nhà hàng xóm. Người Hà Nội mà làm gì mà cứ phải lấn sang đất nhà hàng xóm để nhà rộng hơn. Người Hà Nội mà làm gì mà khi người ta sống thì nhờ vả, còn khi người ta mất thì coi như không. Nhận người Hà Nội mà thứ tự trên dưới không thèm biết, ứng xử sao cho có tình làng nghĩa xóm cũng không. có người chối bỏ gốc gác của mình để nhận là người Hà Nội, khi chối bỏ cội nguồn thì đã không xứng là người Hà Nội rồi. Cho nên, phân biệt người Hà Nội và người tỉnh khác là không đúng. Cái mà chúng ta phải nói đến là khi sống ở Hà Nội tình người có làm ta gắn bó hơn không? Và cũng có nhiều nguyên nhân nhỏ nhặt khác làm ta thấy yêu Hà Nội hơn, ví dụ như gió Thu thổi cành liễu đung đưa, ánh nắng ban mai chênh chếch và tiếng lá vàng xào xạc. Hoặc tỉ như tình cảm giữa ông và cháu. Cháu mỏi chân không chịu đi, ông cúi xuống cầm dép và để cháu ngồi trên lưng rồi cùng đi về nhà. Chắc mọi người người nghĩ cảnh 2 ông cháu chẳng có gì đáng chú ý nhưng nó lại làm tôi nhớ đến một người, đó là bố tôi. Nếu cụ còn sống chắc cụ cũng đang được chơi với cháu của cụ rồi. nếu cảnh hai ông cháu đấy là cụ nhà mình thì đứa nhóc khổ rồi. Cụ sẽ ngồi cạnh nó để cho nó nghỉ rồi khi nào nó hết mỏi thì cụ cùng nó đi về. Nói chuyện này lại nhớ đến cảnh 2 khỉ con cùng khỉ bố xuống thác Bạc tắm. Khỉ bố ngồi trên trông 2 khỉ con tắm. Tắm xong 2 khỉ con thấy lạnh bị khỉ bố bắt phải chạy cho nó nóng người. Hai con khỉ con chạy lòng vòng quanh khỉ bố. Chẹp, nhớ lại nó làm mình muốn khóc rồi. Lại viết linh tinh rồi, viết tiếp các Mót xoá mất bài thì tiêu. Nói tóm lại là người nào cũng như người nào cả thôi, nơi nào gắn bó với mình thì mình coi đấy là nơi chôn rau cắt rốn chứ đừng so sánh nơi này với nơi kia.
  2. themmuphy

    themmuphy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    thật tình mà nói thì mình không quan tâm lắm về vấn đề hà nội hay ngoại tỉnh nhưng mình chỉ buồn một điều là các bạn tỉnh ngoài lên hà nội làm việc,nói trắng ra là lên để kiếm ăn.như các cụ ta thường nói " ăn cây nào thì rào cây đấy " nhưng đây các bạn,bản thân đang bám vào hà nội để mà kiếm ăn nhưng vẫn cứ coi hà nội không ra gì .thì các bạn tự đánh giá xem mình là loại người gì.
  3. annylinh_tieuyeutinh

    annylinh_tieuyeutinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    4.593
    Đã được thích:
    0
    cứ mỗi lần có cái topic kiểu này là Y NHƯ Răng :
    - người miền Trung sẽ bị Miền Bắc và Miền Nam công kích là khôn lỏi với.. phân biệt vung mien`
    - Ngưòi miền Bắc cho rằng nguời miền Nam này nọ lọ chai.. và ngược lại
    Quoanh đi quẩn lại là chẳng nói đến những điểm khác biệt thực sự tích cực mà bêu xấu nhau.
  4. Do_em_biet_anh_la_ai

    Do_em_biet_anh_la_ai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2003
    Bài viết:
    2.184
    Đã được thích:
    0
    Thế cho em hỏi ké cái này, ở HN bao nhiêu đời mới được cấp cái CMT đề nguyên quán HN vậy??? Các bác, các chú cãi nhau thì xem trên CMT nó đề gì nhé.
    Chắc là khác cái đấy đầu tiên .
  5. LongKing

    LongKing Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Mong rằng các bạn kiềm chế lời nói, bài viết của mình !!! Với những bài viết thiếu kiềm chế như vậy sẽ dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt , và khi những mâu thuẫn trở nên ngiêm trọng , cả người viết lẫn người đọc chỉ cảm nhận được cảm giác khó chịu mà thôi...
    Mình sẽ xoá những bài viết mang tính gây hiềm khích trong vòng 24h tới... Và nếu tình hình vẫn diễn ra theo chiều hướng như vậy, mặc dù không muốn, mình sẽ phải buộc lòng khoá nó lại...
    Thân.

    Được LongKing sửa chữa / chuyển vào 08:32 ngày 16/10/2005
  6. giangnam_hynb

    giangnam_hynb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    Chú nào thiếu kiềm chế thì đi chỗ khác chơi đê! Lượn đi cho nước nó trong!! Chủ đề hay như thế này mà vì mấy chú thì.... Chú LongKing nhẹ tay thôi nhá, cứ xoá (bài) chứ đừng khoá.
    Đọc bài này xem nào!! Cùng đọc và suy ngẫm sẽ thấy bài này nói lên khá nhiều điều đấy!!!
    HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI
    Chuyện ở quảng trường
    TT - Khách du lịch là một cô gái Hong Kong. Mải săm soi, ngắm nghía cô bị lạc mất đoàn và phải nhờ một người lái xe ôm chở đi tìm hộ. Người hướng dẫn viên của công ty du lịch không vui mừng đón vị khách đi lạc (mà thật ra trách nhiệm để cô gái ấy đi lạc là của anh), cau mặt càu nhàu.
    Cô gái như biết lỗi của mình, lặng im nhưng vẻ mặt rất buồn. Người lái xe ôm níu người hướng dẫn viên đòi tiền công chở cô du khách.
    Trước cặp mắt ngỡ ngàng của những người chứng kiến, anh hướng dẫn viên du lịch quay lại tung ra một tràng chửi rủa tục tằn, rồi móc túi lấy tờ 10.000 đồng ném xuống đất: ?oLần sau mày đừng chở nó nữa nhé!?.
    Quá sức bàng hoàng, người lái xe ôm - mái tóc đã ngả màu muối tiêu, tuổi tác đáng bậc cha chú anh hướng dẫn viên du lịch - ngây người đứng sững, một bạn đồng nghiệp cùng chạy xe đứng gần đấy phải cúi xuống nhặt tiền hộ nhét vào túi áo cho ông. Nghẹn ngào mãi ông mới nói được một câu: ?oCảm ơn anh!? rồi lủi thủi dắt xe đi.
    Chuyện ở một vỉa hè
    Lang thang dạo các phố quanh khách sạn một vòng trong một buổi chiều chuẩn bị rời Hà Nội trở về TP.HCM, tôi bồi hồi nhìn ngắm sinh hoạt của đồng bào thủ đô, quê hương bố mẹ mình, mà phải đến năm thứ 30 sau hòa bình tôi mới có dịp ra thăm. Đến phố Trần Nhân Tông thì bất chợt một cơn mưa lớn ào xuống như trút, tôi chạy vội vào một mái hiên để trú. Đó là chỗ của một bà cụ với gánh bún đậu.
    Tôi áy náy thấy việc đứng trú mưa của mình cản trở việc buôn bán của bà, đang loay hoay định chạy trở ra tìm chỗ khác thì giọng bà cụ đã êm ái cất lên: ?oCứ đứng đó cháu, để bà dịch sát vào một tí là gọn!?. Tôi lí nhí cảm ơn bà, rồi không biết nghĩ sao tôi sà xuống gọi bún ăn.
    Bà cụ từ tốn thả đôi tay vào xô nước có ngâm một ít lá mùi già, rửa tay cẩn thận rồi mới bóc bún, gắp đậu, xếp rau cho tôi. Thấy tôi khen đậu ngon, bà khoe đó là đậu nhà làm lấy. Nghề bán bún này theo bà đã hơn nửa thế kỷ, nó giúp bà nuôi sáu người con ăn học. Có người là bác sĩ, có người là công nhân, đều đã trưởng thành...
    Thấy tôi nhìn có vẻ thắc mắc, bà cười móm mém: ?oẤy! Chúng nó cứ bắt bà nghỉ bán nhưng bà còn khỏe cháu ạ, ra bán thế này vui mà còn có dư chút ít giúp mấy đứa đông con và làm từ thiện...?.
    Mưa dứt hạt, tôi đứng lên kiếu từ và móc túi định lấy tiền trả bà thì mới hay ví tiền vẫn để ở khách sạn. Mặt tôi đỏ rần, vừa ngượng vừa sợ, không biết giải thích với bà cụ như thế nào để xin khất chạy về khách sạn lấy tiền. Bà cụ rất tinh ý nói ngay: ?oKhông, cháu không phải trả tiền. Để bà cụ thủ đô này đãi người miền Nam một bữa bún nhé!?. Bà còn cười rất tươi gửi lời thăm bố mẹ tôi, chúc tôi lên đường bằng an...
    Trời vẫn tối sầm báo hiệu sẽ còn những cơn mưa khác, nhưng từ lúc ấy trong mắt tôi, nỗi buồn ở quảng trường sáng nay như chạy đâu mất hết...
    MINH LÂM (Gò Vấp, TP.HCM)
    theo: www.tuoitre.com.vn

    Vâng!! Tôi gọi bà là "bà cụ thủ đô"!!! Nhưng có một điều đáng tiếc rằng bà đã là "bà" rồi!
  7. whitenoise

    whitenoise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2005
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Đều là người Việt cả bạn ạ.
    10 đặc điểm của người VN:
    Người nước ngoài nhìn ta:
    1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
    2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
    3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
    4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
    5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)
    6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
    7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
    8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
    9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
    10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)

    --------------------------------------------------------------------------------
    Ta tự nhìn ta
    1. "Giờ cao su": Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém. Nhiều bạn đi du học ở các nước phát triển lúc đầu rất hay bị bỡ ngỡ. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn nhưng dần dần họ cũng khắc phục được. Ðến khi về nước họ lại khó chịu với "giờ cao su" của chúng ta.
    2. Thiếu tự tin và óc phê phán: Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Nhiều bạn sinh viên năm thứ ba, thứ tư Ðại học mà vẫn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết "chép chính tả". Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc phê phán (critical thinking) của thanh niên.
    3. Bệnh hình thức: Có bạn trong cơ quan hay công ty mình làm việc đang chẳng đâu vào đâu thì lại đi học master. Có bạn tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được việc làm cũng đi học master. Tư duy nặng về "điểm chác", bằng cấp rất phổ biến. Không xác định tư tưởng học để làm việc mà học để lấy bằng. Người Mỹ có quan điểm: to learn is to change. Còn chúng ta ra sức theo học rất nhiều lớp học nhưng rốt cuộc cách làm việc không thay đổi gì cả, điều khác là chúng ta có thêm mấy cái bằng bổ sung vào hồ sơ cá nhân.
    4. Không tiết kiệm: hay tâm lí thích tiêu xài phung phí. Ðây là virus đang rất phổ biến và rất dễ lây lan trong giới trẻ. Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà..."xịn" hoặc tiêu xài sang hơn mình. Chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn chúng ta kiếm được.
    5. Thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể: Nói chung trong những người bình thường, chúng ta thường hay đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng đều thấy nhẹ cả người. Khi xảy ra sai phạm đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân nào.
    6. Thể lực kém: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chương trình học quá tải, học lệch, tâm lí lười vận động... Và hậu quả là khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, mặc dù rất cố gắng nhưng người Việt trẻ vẫn rất hay bị hụt hơi và cảm thấy khó có thể theo được cường độ làm việc của họ.
    7. Thiếu thực tế: Ông Kim Woo Choong - Chủ tịch Công ty Deawoo viết: "tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ... lịch sử thuộc về những người biết ước mơ". Nhưng đó là những ước mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Chúng ta thường hay suy nghĩ viển vông, thiếu suy nghĩ thực tế và chưa có suy nghĩ học là để làm việc.
    8. Tinh thần hợp tác làm việc theo team work còn hạn chế. Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được.
    9. Tác phong công nghiệp: Ðây là điểm rất quan trọng, có thể bao hàm một vài điểm đã nêu trước. Một nhà xã hội học Mỹ nói về nguồn gốc của cách làm việc tiểu nông như sau: "Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền."
  8. help_me_20_22

    help_me_20_22 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Oh my God ...!
    Tại sao lại có 1 Hot Topic này nhỉ ? Không nên , ko nên .Chúng ta đều là con cháu của mẹ Âu Cơ cả mà .Có chi khác nhau thì chỉ khác nhau về phong tục , văn hoá do các cụ xa xưa để lại .Và chúng ta cũng đang dần dần dung hoà văn hoá của tất cả các thành phần dân tộc trên mảnh đất hình chữ S .Nên chắc cũng ko thể bảo rằng người gốc HN thì thế này thế khác, còn người tỉnh khác thì thế này thế kia phải ko các bác ? Vì 1 sự đoàn kết nào , cụng li..
  9. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    MS xin topic này sang đây, nên cũng nắm được nội dung. Ý kiến là của mỗi người, đúng sai là tuỳ cách nhìn. Nhưng đây là ý kiến của MS theo đúng chủ đề: "KHÁC BIỆT", không phải là nói xấu hay tốt, hay chia rẽ...( không supermod treo nicks tớ thì chết, ấy nhỉ) ( từ hồi chuyển sang đây mới có 1 bài ngắn và ăn nói lung tung thôi, chưa chi làm gì mà đã khoá với treo thế, sợ quá là sợ....Đừng doạ không các bạn chả dám viết nữa đâu.)
    Trước hết là giọng nói .MS nghĩ giọng HN được coi là giọng chuẩn và dễ nghe. Nếu nói từ tốn thì chắc chẳng ai( trừ người nước ngoài không biết tiếng Việt, người miền núi không biết tiếng Kinh) phải thắc mắc "Cậu đang nói gì thế?". Còn các tỉnh khác với từ địa phương và giọng...kiểu gì đóthì đôi khi bạn vẫn không hiểu họ nói gì, hoặc cảm thấy hơi hơi khó chịu vì không dễ nghe. Cái này hình như do nguồn nước
    Tiếp theo, đó là cách sống. Mặc dù không biết nhiều lắm, nhưng mS nghĩ người HN sống thoáng và không bon chen, không thích sự ồn ào hay quá vồn vã, nhiệt tình.Nguyên nhân của điều này có lẽ là do môi trường sống, do sự nhận thức, tiếp thu từ xung quanh để chọn được những điểm phù hợp với chính mình. Nói đến mỗi sự hkác biệt- là nói đến sự khác nhau chung của mỗi nơi. Nhiều người đã nói rõ cách sống nơi nào thì thường thế nào rồi, MS không nói thêm nữa. Ít nhất, đó cũng là những đúc rút về một số nơi sau một thời gian dài( còn của ai thì...chắc là...lưu truyền trong nhân gian nhỉ)
    Về sự hào hoa và thanh lịch...đây rõ ràng là sự khác biệt. Có thể nói lí do đơn giản là do đất kinh kỳ nhiều hào kiệt mọi nơi đổ về, tập hợp những điều hay ở mỗi nơi...sau nhiều thời kì, đời sau nối tiếp và học hỏi hơn đời trước, ngày càng trở nên đẹp hơn. Rồi người cùng một thời đại ảnh hưởng đến nhau. Cái này là ảnh hưởng tốt trong XH. Con người vốn có khả năng chọn lọc mà. ( hình như mình đang viết lung tung). Nhưng tại sao thời nay lại có nhiều người HN mất đi sự thanh lịch và hào hoa nhỉ
    Về văn hoá và truyền thống...Một mảnh đất với gần 1000năm lịch sử, là kinh đô qua nhiều triều đại, hiển nhiên có truyền thống văn hoá rực rỡ hơn những nơi khác. cái này khỏi phải bàn.

    Cũng mới thấy mấy điểm căn bản đấy thôi. Thực ra, nói ra cũng chỉ là nói lại. MS cũng muốn nói về một vài ý kiến.
    Thứ 1:
    Chẳng biết có phải không nhưng MS thấy người HN rất tự hào vì mình là người HN.Có gì không đáng để tự hào nào
    Thứ 2:
    Thật sự MS thấy không hiểu.Rõ ràng ở đâu cũng có người hay người dở. Mọi cái chúng ta đang nói chỉ là những cái được coi là nét chung cho một nơi nào đó, chứ không có nghĩa là ai ở nơi đó cũng có điểm đó. Một người "không những sống đẹp mà đôi lúc còn rất nghệ sỹ ", nếu là MS, MS chỉ nói là anh ấy có tính cách đẹp. Vậy thôi. Thế một người sống đẹp và nghệ sỹ- vậy là đủ cho tính cách của một người HN. Đâu cần quan tâm và nhấn mạnh anh ấy là người ở đâu đó có tính cách HN. Và anh ấy cũng có nhận đâu nhỉ. Tôi chẳng bao giờ khen một người nào đó sống đẹp là " Bạn có cách sống như người HN " cả. Họ chỉ là họ mà thôi.
    Khi topic này mở ra , nói đến sự khác biệt. Có người cho đó là cố tình khắc sâu mâu thuẫn, phân biệt vùng này vùng kia...Còn mS, mS thấy nó là một topic hay để mọi người phân tích và tìm hiểu những điều hay dở trong con người HN, từ đó tự hoàn thiện mình.
    Ngày xưa, đã có quá nhiều người tự hỏi: thế nào được gọi là người HN Quan niệm rõ ràng khác nhau, và qua thời gian, có thể trong mỗi người nó cũng đã có sự thay đổi. MS đưa ra quan niệm của mình- một quan điểm cá nhân, vì cho đến nay nó vẫn không thay đổi:
    Người HN là người sinh ra ở HN,có giọng nói của người HN,cách sống của người HN ,và điểm quan trọng nhất là yêu HN.
    Có một số topic tranh luận về HN, nếu bạn muốn tiếp tục thì xin mời....
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/72740.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/61444.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/203368.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/269129.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/344332.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/392472.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/334477.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/262059.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/367515.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/434730.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/403252.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/217387.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/512247.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/hanoi/116478.ttvn

    Nhiều nhỉ
    Được MAGICSTAR sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 16/10/2005
  10. Do_em_biet_anh_la_ai

    Do_em_biet_anh_la_ai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2003
    Bài viết:
    2.184
    Đã được thích:
    0
    Còn thiếu đấy, cái này còn được tranh luận bên box Hỏi đáp thị trường cơ . Đến mệt. Lắm vẹo.

Chia sẻ trang này