1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Hoa ở miền Nam Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 03/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chủ đề bàn về lịch sử của ngươi Hoa bao gồm Hoa kiều, người Việt gốc Hoa tại miền Nam Việt Nam từ xưa đến nay
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Người Hoa (Việt Nam)



    [​IMG]
    Một gia đình người Hoa tại Lào Cai
    Tổng dân số
    862.371(1999 theo TCTKVN)[1]
    823.071 (2009 theo TCTKVN)[2]
    947.000 (2008 theo CIA)[3]
    1.200.000 (2005 theo OCAC)[4]

    Khu vực đông người sinh sống
    Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Quảng Ninh
    Ngôn ngữ
    Tiếng Việt, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Khách Gia, tiếng Phúc Kiến
    Tín ngưỡng
    Chủ yếu là Phật giáo Đại thừa, Đạo giáoKhổng giáo, thờ cúng tổ tiên. Một lượng nhỏ theo Công giáođạo Tin Lành.



    Dân tộc Hoa (Trung văn giản thể: 华; phồn thể: 華) là những người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam. Các tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu, Ba Tàu[a]. Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán. Đây là một trong hai dân tộc duy nhất tại Việt Nam có dân số giảm trong 10 năm (1999-2009) theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

    Lịch sử

    Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong 2 thiên niên kỷ kể từ đó, nhiều làn sóng người Trung Quốc, gồm lính, quan, dân, tội phạm... đã đến định cư tại Việt Nam. Nhiều thế hệ người Trung Quốc định cư tại Việt Nam đã có quan hệ hợp hôn với người Việt bản xứ và con cháu họ trở thành người Việt Nam.
    Vào thế kỷ 17 tại Trung Quốc, sự sụp đổ của nhà Minh dẫn đến làn sóng người Hoa trung thành với nhà Minh và không thần phục nhà Thanh bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
    Năm 1671, Mạc Cửu và gia đình đến vùng đất Mang Khảm (nay là Hà Tiên), khi đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Khmer. Mạc Cửu đã mở rộng quyền kiểm soát ra các vùng lân cận, và quy thuận chúa Nguyễn.
    Năm Kỷ Mùi 1679, Tổng binh thành Long Môn tỉnh Quảng Tây tên là Dương Ngạn Địch, Phó tướng Huỳnh Tấn (Hoàng Tiến) và Tổng binh châu Cao, châu Lôi và châu Liêm tỉnh Quảng ĐôngTrần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình cử binh chống đánh nhà Thanh nhằm khôi phục nhà Minh (bị nhà Thanh tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1766) không địch nổi, hai Tổng binh đem tướng sỹ xuống thuyền chạy sang hải phận nước Nam, ban đầu cầu cứu Chúa Trịnh, sau đó dẫn tuỳ tùng quân lính theo đường thuỷ đến Đà Nẵng đầu hàng Chúa Nguyễn và xin Chúa Nguyễn nhận làm dân Việt. Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần cho họ vào miền Nam khai khẩn đất hoang Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng sông Cửu Long cắm trại ở Định Tường (Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang), Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Đồng Nai cắm trại ở đất Ban Lân Cù Lao Phố (Biên Hòa), và Đông Phố (Gia Định) chuyên lo việc thương mãi và canh nông. Những cộng đồng người Hoa này được gọi là người Minh Hương. Chữ "hương" ban đầu dùng chữ 香 có nghĩa là "thơm" khi kết hợp với chữ Minh 明 có nghĩa là hương hỏa nhà Minh (明香) , đến năm 1827 thì vua Minh Mạng cho đổi chữ Hương 明 sang chữ Hương 鄉 nghĩa là "làng" để tránh đụng chạm với nhà Thanh,[5] từ đó Minh Hương (明鄉) có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa".
    Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé - Sài Gòn đã hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh, Chợ Lớn cũ. Từng có câu ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương:
    Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càngĐố ai lịch sự bằng làng Minh Hương. [​IMG] [​IMG]
    Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP. HCM


    Đến thế kỷ 19, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp. Năm 1949, một số người Hoa chạy sang Việt Nam khi Trung Quốc Quốc dân Đảng thua ở lục địa.
    Tuy thu lợi từ những người Hoa định cư tại Việt Nam, nhưng các vị vua chúa Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy yên tâm về lòng trung thành của họ. Tại thời điểm xấu nhất của quan hệ giữa hai bên, 10 ngàn người Hoa vùng cù lao Phố đã bị quân Tây Sơn tàn sát vào thế kỷ 18. Những khi khác, người Hoa hưởng tự do và sự giầu có. Nhưng họ luôn bị phân biệt với người Việt. [6]
    Thế kỉ 20

    Từ trước năm 1949, người Hoa ở Việt Nam vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc, chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên bố rằng tất cả người Hoa ở nước ngoài đều là công dân Trung Quốc, rằng Trung Quốc có quyền ngoài-lãnh thổ: quyền can thiệp vào các quốc gia khác để bảo vệ công dân của mình. Đến thập kỉ 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thu hồi lời tuyên bố trên.
    Ở miền Bắc, năm 1955, hai chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thống nhất rằng người Hoa ở Việt Nam do chính quyền Việt Nam quản lý và được hưởng đầy đủ quyền lợi của công dân Việt Nam, quá trình bỏ dần quốc tịch Trung Quốc để thành công dân chính thức của Việt Nam sẽ kéo dài nhiều năm. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, người Hoa ở miền Bắc được hưởng tất cả các quyền của công dân Việt Nam, kể cả quyền bầu cử, nhưng lại không phải chịu nghĩa vụ quân sự. Thập kỉ 1960, do ảnh hưởng của ***************** ở Trung Quốc khi một số người Hoa bắt đầu các hoạt động "Hồng Vệ binh" của mình và tố cáo ********************** theo chủ nghĩa xét lại, áp lực của chính quyền tăng lên đối với việc chuyển đổi quốc tịch của người Hoa sang quốc tịch Việt Nam. Năm 1970, để giảm khả năng thao túng tiềm tàng của Trung Quốc đối với người Hoa, chính phủ bắt đầu giảm các bài học lịch sử và ngôn ngữ tại các trường học của người Hoa. Từ vài năm trước đó, các biển hiệu bằng tiếng Trung bắt đầu biến mất tại các thành phố Hà NộiHải Phòng.
    Ở miền Nam, từ năm 1956, chính phủ Ngô Đình Diệm đã buộc tất cả người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc bị trục xuất. Tháng 5 năm 1957, Bắc Kinh phản đối rằng đây là "sự xâm phạm tàn nhẫn các quyền hợp pháp của người Hoa". [7]Trong khi ở miền Bắc, Hoa kiều không đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế nhà nước quản lý tập trung, thì ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện...và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. [8]
    Sau năm 1975

    Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn [9], làm chính phủ Việt Nam nghi ngờ lòng trung thành của họ. Tháng 1 năm 1976, chính phủ lệnh cho người Hoa ở miền Nam đăng ký quốc tịch. Đa số đăng ký là quốc tịch Trung Quốc mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ những năm 1956-1957. Tháng 2 năm đó, người Hoa được lệnh đăng kí lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt Nam Cộng hòa. Những người vẫn tiếp tục đăng kí là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng Trung bị đóng cửa, tiếp theo là các trường học của người Hoa. Với những hành động này, chính phủ Việt Nam đã lờ đi thỏa thuận rằng sau khi thống nhất sẽ tham khảo ý kiến của Trung Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Chính sách của Việt Nam năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản.[9]
    Năm 1977, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc. [9]Kèm theo đó là sự ngừng trệ nghiêm trọng của các vùng kinh tế phía Tây Nam do các xung đột tại biên giới với Campuchia. Người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo sợ về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài bởi các nguyên nhân xuất phát từ Trung Quốc. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam. Kết quả là số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979, trong những người di tản trong những năm 1978-1979, Hoa kiều chiếm số lượng rất lớn. Cộng thêm vào đó là khoảng 250.000 Hoa kiều sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979. [10]. Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề "nạn kiều".
    Dân số, nơi cư trú và ngôn ngữ

    Theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt Nam là 862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam), được xếp hạng thứ tư, trong đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, 11 (khoảng 45% dân số mỗi quận), 6, 8, 10 với 5 nhóm ngôn ngữ chính: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Namtiếng Khách Gia (Hakka, đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ). Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh toàn quốc, mà hầu hết là ở nhiều tỉnh miền Tây Việt Nam.
    Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Hoa cư trú tập trung tại: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người, chiếm 50,3 % tổng số người Hoa tại Việt Nam), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng (64.910 người), Kiên Giang (29.850 người), Bạc Liêu (20.082 người), Bình Dương (18.783 người), Bắc Giang (18.539 người)[2]. Như vậy, người Hoa là một trong hai dân tộc duy nhất tại Việt Nam có dân số giảm trong 10 năm 1999-2009, dân tộc còn lại là người Ngái, một cộng đồng nói tiếng Hoa bị chính phủ Việt Nam tách ra từ người Hoa vào thập niên 1970.
    Tên gọi


    [​IMG] [​IMG]
    Hội quán Triều Châu, Hội An.


    Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" (Thoòng dành), "người Thanh", "người Bắc" (quốc). Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán: "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.
    Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "các chú" nay không thông dụng nữa nhưng là đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho "các chú" nhưng không có cơ sở.
    Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm luận ngày nay)
    Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v... Từ Ba Tàu có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm an và sinh sống: vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài Gòn Chợ Lớn,Hà Tiên, từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam,nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị.
    Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi.
    Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy.
    Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ... [11]
    Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán
    Xem thêm


    Tham khảo


    1. ^ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999
    2. ^ a b Tổng cục Thống kê (1/4/2009). Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009. Thông cáo báo chí. Truy cập 22/2/2011
    3. ^ CIA (5 tháng 3 năm 2009). “The World Factbook - Vietnam”. Truy cập 13 tháng 3 năm 2009.
    4. ^ The Ranking of Ethnic Chinese Population Overseas Compatriot Affairs Commission, R.O.C.
    5. ^ Choi, Byung Wook (2004). Southern Vietnam under the reign of Minh Mạng (1820–1841): central policies and local response. p. 40. SEAP Publications. ISBN 0877271380.
    6. ^ Nayan Chanda, Brother Enemy - The War after the War, Harcourt Brace Jovanovich, Publishers, 1986, tr. 236
    7. ^ Evans và Rowley, tr. 50
    8. ^ Evans và Rowley, tr. 53
    9. ^ a b c Evans và Rowley, tr. 51
    10. ^ Evans và Rowley, tr. 54
    11. ^ Các công trình văn học quốc ngữ miền Nam Huỳnh Ái Tông


  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Dương Ngạn Địch

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Dương Ngạn Địch (楊彥迪,[1] ?-1688), nguyên là tổng binh của nhà Minh ở thành Long Môn, Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 1679, ông sang thần phục chúa Nguyễn và trở thành người có công trong việc phát triển vùng đất Mỹ Tho thuộc Tiền Giang, Việt Nam.

    Sự nghiệp

    Cập bến Đàng Trong

    Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên) chép:
    Kỷ Mùi (1679), mùa xuân tháng Giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến cùng Cao Lôi Liêm tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình, đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung (cửa Tư Hiền) và Đà Nẵng, tự trần là bồ thần (bề tôi mất nước, trốn ra nước ngoài) nhà Minh, không chịu làm tôi tớ nhà Thanh, nên đến xin để làm tôi tớ.Bấy giờ bàn bạc rằng phong tục, tiếng nói của họ đều khác nhau, khó bề sai đúng, nhưng họ bị thế cùng bức bách đến đây thì không nỡ cự tuyệt. Nay đất Đông phố nước Chân Lạp phì nhiêu nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng lấy sức của họ đến khai khẩn để ở, làm một việc mà lợi ba điều. Chúa (Nguyễn Phúc Tần) theo lời bàn, bèn sai đặt yến ủy lạo khen thưởng, trao cho quan chức đến ở đất Đông Phố. Trước đó, năm 1673, ở Chân Lạp đã nổ ra cuộc tranh chấp quyền lực giữa một bên là hai anh em Ang Ji (Nặc Đài)-Ang Sur (Nặc Thu) và bên kia là hai bác cháu Ang Tan (Nặc Tân)-Ang Nan (Nặc Nộn). Phe Ang Tan-Ang Nan cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần. Năm 1674, Ang Tan chết, ba năm sau, Ang Ji bị giết. Chúa Nguyễn giải hòa hai phe bằng cách phong cho Ang Sur làm chính vương (đóng đô ở Udong) và Ang Nan làm phó vương (đóng đô ở Prei Nokor tức Sài Gòn...
    Vào thời điểm nhóm người Hoa xin tị nạn, biên giới Việt–Champa phía Nam[2] còn dừng lại ở sông Phan Rang, cho nên chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho người đưa thư đến Ang Nan (vị phó vương đang được chúa Nguyễn bảo vệ) yêu cầu chia cấp đất cho họ vào làm ăn sinh sống quanh vùng đất Sài Gòn và Ang Nan đã đồng ý. Vậy là, nhóm Trần Thượng Xuyên đến ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey (Biên Hòa) và nhóm Dương Ngạn Địch đến ở vùng Peam Mesar (Mỹ Tho).
    Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên) chép chuyện:
    Binh thuyền của Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Soài Rạp đến đóng ở Mỹ Tho; binh thuyền của Thượng Xuyên và An Bình thì vào cửa Cần Giờ, đến đóng ở Bàn Lân (Biên Hoà)...’’ [3] Mở mang vùng Mỹ Tho

    Mỹ Tho đại phố được thiết lập ở bên sông Mỹ Tho[4].
    Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên) chép:
    Nhóm Dương Ngạn Địch đến Mỹ Tho cho dựng nhà cửa, họp người Kinh, người Di, kết thành làng xóm. Sau đó dựng 9 trường biệt nạp là Quy Ang, Duy Hoá, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Gian Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Cạnh, Tân Thạch; cho dân lập ấp khai khẩn ruộng đất cày cấy lại lập thành trang trại, man, nậu, nhân dân đều theo nghề nghiệp của mình làm ăn để nộp thuế. Sách Đại Nam nhất thống chí khen ngợi:
    Phong tục của Định Tường-Mỹ Tho cũng giống Gia Định, nhưng vật lực có hơn, cho nên cũng ham vui và thích chơi nhiều hơn. Phục sức xa xỉ cũng hơn., phụ nữ nuôi tằm, dệt vải cũng hơn, mà nhà nông cày cấy cũng hơn...[5] Trong bài Đô thị ở Nam Bộ thời cận đại, tác giả Nguyễn Thị Hậu kể:
    Dương Ngạn Địch sang xin qui phục, chúa Hiền sai Văn Trinh, Văn Chiêu đưa dụ văn sang vua Cao Miên là Nặc Thu, bảo chia đất này cho nhóm Dương Ngạn Địch ở. Tháng 5 năm 1679, Văn Trinh dẫn cả binh biền và thuyền bè của Dương Ngạn Địch đến đóng ở vùng Mỹ Tho. Dương Ngạn Địch cho xây dựng nhà cửa, qui tụ người Việt, người Thổ (người Khmer) kết thành thôn xóm. Đến đời Nguyễn Phúc Chu lập ra phủ trị ở phía bắc chợ, lệ thuộc vào dinh Phiên Trấn. Đời Nguyễn Phúc Thuần cải đặt làm đạo Trường Đồn có một viên cai cơ hoặc cai đội và một thư ký ở làm việc, sau nầy mới lập dinh trấn...Phía nam lỵ sở là chợ phố lớn Mỹ Tho, mái ngói cột chạm phủ, đình cao, nha thự rộng, thuyền bè sông biển ra vào, buồm thuyền trông như mắc cửi, thật là nơi đô hội lớn phồn hoa huyên náo[6]. Tiến sĩ Nguyễn Phúc Nghiệp kể:
    Do chợ Mỹ Tho đã nổi lên như một trung tâm kinh tế-thương mại sầm uất, nên năm 1781, chúa Nguyễn Phúc Ánh cho dời lỵ sở của dinh Trấn Định từ giống Kiến Định (nay thuộc Tân Lý-Tân Hiệp, huyện Châu Thành) về thôn Mỹ Chánh-chợ Mỹ Tho[7]. Kể từ đó, Mỹ Tho trở thành trung tâm chính trị của dinh Trấn Định- một trong năm dinh của Nam Bộ lúc đó.[8]. Những tài liệu trên cho thấy, trong khi Trần Thượng Xuyên chỉ chú trọng mở mang thương mãi và tiểu công nghệ ở vùng Cù lao Phố, thì Dương Ngạn Địch đến vùng Mỹ Tho, tuy vẫn chú trọng đến thương mãi nhưng vẫn cho lập ra những trang trại, phát triển nghề ruộng rẩy và cùng cộng cư với dân Việt, dân bản địa (người Khmer).
    Bàn về vấn đề này, nhà văn Sơn Nam viết:
    Cần phải xác định vai trò của các di thần nhà Minh ở miền Nam, lúc họ mới đến. Trừ trường hợp Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho, các ông Mạc CửuTrần Thắng Tài chỉ chú trọng việc thương mãi, tổ chức phố chợ mà thôi. Nhứt là ông Mạc cửu, ông này quá thiên về hoạt động chánh trị. Vì vậy, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy vùng phụ cận chợ Hà Tiên và chợ Biên Hòa còn quá nhiều đất hoang, chưa canh tác...[9] Sau một thời gian, chợ Mỹ Tho nổi lên như một trung tâm kinh tế-thương mãi sầm uất; đến năm 1785, quân Xiêm đã tràn sang và biến nơi đây thành bãi chiến trường. Phố xá bị tàn phá, của cải bị cướp bóc nên Mỹ Tho đại phố trở nên tiêu điều. Thương nhân ở đây hầu hết đều chuyển lên làm ăn ở Sài Gòn-Bến Nghé. Năm 1788, mặc dù được khôi phục dần, nhưng không còn nhộn nhịp như trước. Chung số phận như Cù lao Phố, nó chấm dứt thời thịnh đạt của một trong những chợ được xem là thành lập sớm nhất ở Nam Bộ.
    Bị nội phản

    Năm Mậu Thìn (1688), tức 9 năm sau kể từ khi Dương Ngạn Địch sang đất Việt, ông bị phó tướng Hoàng Tiến giết chết ở cửa biển Mỹ Tho. Sách Đại Nam thực lục Tiền biên chép:
    ...Ám hại xong, Hoàng Tiến tự xưng là "Phấn dũng hổ oai tướng quân", dời đồn sang Nan Khê[10], thủ hiểm đắp lũy, đúc đại bác, đóng chiến thuyền, thả quân đi cướp bóc tứ tung, người Chân Lạp vô cùng khổ sở. Vua chính nước Chân Lạp là Nặc Thu oán giận (tưởng là chúa Nguyễn ngầm xui để lấy cớ xâm chiếm nước), bèn mưu với bề tôi là Óc Nha Cống Sa bỏ việc triều cống và đắp ba luỹ Bích Đôi, Cầu Nam và Nam Vang, rồi chằng xích sắt ngăn cửa sông, làm kế cố thủ...[3] Vua thứ nhì Chân Lạp là Nặc Nộn (đang đóng ở Sài Gòn), cấp báo đến dinh Trấn Biên. Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691) nổi giận, bèn cử tướng Mai Vạn Long[11] ở Dinh Thái Khương giả hiệp quân cùng Tiến đi đánh dẹp Nặc Thu, nhưng kỳ thực cũng để hạ Hoàng Tiến. Tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (1689), Mai Vạn Long kéo quân đến cửa biển Mỹ Tho, đóng ở Rạch Gầm[12], sai người đến Nan Khê triệu Hoàng Tiến đem quân sở bộ đến.Vạn Long phải dùng mẹo đánh lừa Tiến đến hội. Quả nhiên Tiến cưỡi thuyền ra sông đến hội. Phục binh vùng dậy, bốn mặt đánh vào, Tiến bỏ thuyền chạy[13], nhằm lẩn về phía cửa biển Soài Rạp, trốn thoát. Vạn Long vào lũy, bắt được vợ con Tiến đều chém cả, chiêu tập dư chúng quân Long Môn, sai bộ tướng là Trần Thượng Xuyên quản lãnh để làm tiên phong...[3] Chú thích


    1. ^ Việt Nam sử lược/Quyển II/Tự chủ thời đại/Chương VI
    2. ^ Theo sách Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 3) thì: Năm 1653, quân chúa Nguyễn đã tiến đến vùng bờ trái sông Phan Rang ngày nay. Chiêm Thành khi ấy là một chư hầu, phải tuế cống. Năm 1692, vua Chiêm là Bà Tranh đem quân sang sông quấy phá. Chúa Nguyễn Phúc Chu cử thống binh Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đánh dẹp. Năm 1693, Bà Tranh bị bắt đến năm sau thì mất. Và đến năm 1697, vùng đất cuối cùng của Chiêm Thành trên thực tế đã được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt (Nxb Trẻ, 2007, tr. 189).
    3. ^ a b c Đại Nam thực lục Tiền biên, soạn năm 1844. Viện Sử học phiên dịch, NXB Sử học, Hà nội, 1962. tr. 136-140.
    4. ^ Vào năm 1705, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Cửu Vân đào thêm kênh Bảo Định. Cho nên, chợ Mỹ Tho nằm ở ngã ba sông, càng thêm thuận lợi trong việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa. Xem thêm Con kênh được đào đầu tiên ở Nam Bộ [1].
    5. ^ Dẫn lại theo Nguyễn Phúc Nghiệp, Mỹ Tho đại phố trong sách Nam Bộ xưa và nay, Nxb TP. HCM & Tạp chí Xưa và Nay, 2005, tr. 39.
    6. ^ Theo vannghesongcuulong.org
    7. ^ Mỹ Tho đại phố chiếm trọn một phần thôn Mỹ Chánh thuộc dinh Trấn Định (nay thuộc phường 2, 3, 8 của thành phố Mỹ Tho, nằm cặp sông Tiền). Xem chi tiết ở đây: [2].
    8. ^ Sách đã dẫn, tr. 40.
    9. ^ Nói Về Miền Nam.
    10. ^ Nay là sông Vàm Nao giữa hai huyện Phú TânChợ Mới của tỉnh An Giang
    11. ^ Theo vài sử liệu, thì tướng Vạn Long tiếp tục bình Chân Lạp, nhưng ông cũng như người thay ông sau này là tướng Nguyễn Hữu Hào, đều trúng đòn "mỹ nhân kế" của một cô gái Chân Lạp gốc Chiêm Thành rất đẹp, giỏi biện thuyết tên là Chiêm Dao Tân (hoặc Chiêm Dao Luật). Không làm tròn nhiệm vụ, ông bị chúa Nguyễn lột hết chức quyền. Dựa theo Việt sử giai thoại của Đào Trinh Nhất, Việt Nam lịch sử giáo trình của Đào Duy Anh (dẫn lại theo Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, quyển 3, Sài Gòn, 1959, tr. 302-303), Lương Văn Lựu (Biên Hòa sử lược quyển 2, Sài Gòn 1973, tr.232-233) và Nguyễn Đình Đầu tại [3].
    12. ^ Nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
    13. ^ Nhà văn Sơn Nam cho biết quân chúa Nguyễn đã truy đuổi và giết chết viên phó tướng này (Gia Định xưa, Nxb TP.HCM, 1984, tr.30).
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Việt Nam sử lược chép:

    Năm kỷ-vị ( 1679 ) có quan nhà Minh là tổng-binh trấn-thủ đất Long-môn ( Quảng-tây ) Dương ngạn Địch 楊 彥 迪, phó-tướng Hoàng Tiến 黄 進, tổng-binh châu Cao, châu Lôi, và châu Liêm ( thuộc Quảng-đông ) là Trần Thượng Xuyên 陳 上 川, phó-tướng Trần an Bình 陳 安 平, không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3.000 quân cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Việt-nam. Chúa Hiền nhân muốn khai-khẩn đất Chân-lạp, bèn cho vào ở đất Đông-phố 東 浦 ( tức là đất Gia-định ). Bọn Ngạn Địch chia nhau ở đất Lộc-dã ( tức là đất Đồng-nai thuộc Biên-hòa ), ở Mỹ-tho ( thuộc Định-tường ), ở Ban-lân ( thuộc Biên-hòa ) rồi cày ruộng làm nhà lập ra phường-phố, có người phương tây, người Nhật-bản, người Chà-và đến buôn bán đông lắm. Năm mậu-thìn ( 1688 ) những người khác ở Mỹ-tho làm loạn. Hoàng Tiến giết Dương ngạn Địch đi, rồi đem chúng đóng đồn ở Nan-khê, làm tàu đúc súng để chống nhau với người Chân-lạp. Vua Chân-lạp là Nặc ông Thu cũng đào hào đắp lũy để làm kế cố thủ và bỏ không chịu thần-phục chúa Nguyễn nữa.
    Bấy giờ chúa Nguyễn là Nguyễn-phúc Trăn 阮 福 溱 sai quan đem quân đi đánh dẹp, dùng mưu giết được Hoàng Tiến và bắt vua Chân-lạp phải theo lệ triều-cống.
    Năm mậu-dần ( 1698 ) chúa Nguyễn là Nguyễn-phúc Chu sai ông Nguyễn hữu Kính 阮 有 鏡 làm kinh-lược đất Chân-lạp, chia đất Đông-phố ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng-nai làm huyện Phúc-long và Sài-gòn làm huyện Tân-bình. Đặt Trấn-biên-dinh 鎭 邊 營 ( tức là Biên-hòa ) và Phan-trấn-dinh 藩 鎭 營 ( tức là Gia-định ) sai quan vào cai-trị. Lại chiêu-mộ những kẻ lưu dân từ Quảng-bình trở vào để lập ra thôn-xã và khai-khẩn ruộng đất. Còn những người Tàu ở đất Trấn-biên ( Biên-hòa ) thì lập làm xã Thanh-hà 清 河, những người ở đất Phan-trấn ( Gia định ) thì lập làm xã Minh-hương 明 鄉. Những người ấy đều thuộc về sổ bộ nước ta.

    [​IMG]
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Kêu người Hoa bằng Ngô, không phải Ngộ đâu. Đó là tích
    "Giặc bên Ngô không bằng bà Cô bên nhà chồng" đó.
    *
    Kêu người Hoa bằng chú thì không có nghĩa cha đẻ của mình
    là người Hoa. Nếu cha đẻ là người Hoa thì phải gọi Bác chứ!
    Có lẽ bạn chưa hiểu rõ người Việt gọi chú với ý nghĩa gì.
    *
    Kêu "Ba Tàu" không phải ba vùng đất, mà có nghĩa là "mấy, vài"
    chứ không phải "một."
    *
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ngộ Ngô như thế nào thì cũng không ai dám chắc đâu.Ví dụ như các chú cứ "ngộ này ngộ nọ" làm người bản địa gọi là người Ngộ, lâu ngày chữ Tác lại thành chữ Tộ, Ngộ lại thành Ngô không chừng. Vì mấy ông Ngô đó từ phương Bắc đến nên tiên thể người ta cho rằng phía Bắc là "bên Ngô".
    :D
    Wiki viết còn thiếu một thuyết khác nói là nhà Đông Ngô (của Ngô Tôn Quyền) trong Tam quốc là khởi nguồn của từ "giặc Ngô' trong tiếng Việt. Thuyết này cho rằng sự hung ác của quân đội Ngô Tôn Quyền gây ấn tượng sâu sắc cho người dân phương Nam
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Người Việt miền Nam có thể khác người Việt miền Bắc ở chổ họ sống rất hòa đồng với người Tàu, người Miên, người Chàm... Đôi khi có tranh chấp nhưng sau đó rồi thôi, họ không để bụng thù hằn. Người Tiều chiếm đa số người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long gọi em của cha là "chệc" hay "chệch" có nghĩa là chú trong tiếng Việt, gọi anh của cha là "bề", gọi anh là "hia", chị là "chế"... Từ từ thì những đại từ trên người Việt người Miên cũng bắt chước gọi theo mà không hề có ý phân biệt hay miệt thị.

    Ngày nay đến Sóc Trăng nhiều người thấy lạ khi có người khác chào mời "chệch mua dùm con vài tờ vé số" hay "hia ăn gì để em làm?"

    Từ "chệch" hay "chệc" hay "chệt" theo Va tui không hàm ý xách mé như người ta tưởng. Nó cũng như từ chú vậy thôi. Trong sơ giao gọi là bác hay chú thì đều được vì mình có biết cái ông kia tuổi bao nhiêu, lớn hơn hay nhỏ hơn cha mình?
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?


    Đã có nhiều người liên hệ tên gọi này với từ tàu trong tàu bè. Xin chép Huình-Tịnh Paulus Của làm dẫn chứng: “Người An Nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu.

    Có nhiều tìm tòi hơn là ý kiến của Vương Duy Trinh cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Tháo. Nhưng (theo An Chi) nước ta, lúc bấy giờ là quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân lại thuộc về Đông Ngô chứ không thuộc về Bắc Ngụy (Chính vì thế mà bấy giờ người Việt đã gọi người Trung Hoa là người Ngô…) cho nên cách giải thích của Vương Duy Trinh xem ra vẫn chưa thỏa đáng. Vả lại, tại sao người ta không gọi thẳng bằng tên nước Ngụy mà phải dùng họ Tào để gọi?

    An Chi cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “quan”. Trong thời kỳ Bắc thuộc, nói chung quan cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là tàu, nghĩa là quan. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn: dân VN đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan cũng được “vinh dự” gọi là Tàu.

    Va tui xin bổ xung thêm một khả năng nữa mà từ đó chữ "Tàu" có thể xuất hiện giống như tên gọi "Tàu hủ" của rạch Bến Nghé xưa kia. Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19) thì đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành phố Tàu Hủ, rạch Tàu Hủ. Người ở khu nhà gạch đó là người Tàu khậu hay Tàu hủ hay vắn tắt là người Tàu.Và từ từ thì các chú Tàu này hẳn phải từ nước Tàu nào đó ở phía Bắc đến đây.

    Người Hoa ở Việt Nam thản nhiên chấp nhận từ "Tàu" mà không có gì khó chịu. Họ cũng nói "ngộ ở pên Tàu mới qua""hồi ở pên Tàu, nhà ngộ khổ lém, không có dì lễ ăn".

    Tuy vậy họ không thích bị gọi là Ba Tàu

    Chữ "ba" ý rằng nhiều không đếm được hoặc không muốn đếm, ví dụ như ta hay nói :
    - nấu ba hột gạo ( ba không có nghĩa là chỉ nấu đúng ba hột , ai ăn ai nhịn )
    - Thằng ấy ba hoa : nhiều chuyện
    - Nhậu ba sợi : nhậu lai rai
    - Thằng này ba trợn ...

    Từ Ba Tàu có thể dùng để chỉ người Tàu khi ấy đi rất nhiều tàu qua mà không đếm được hoặc không muốn đếm.
    Tuy nhiên khi dùng từ ba, có hàm ý coi thường, không quan tâm. Do đó dùng từ Ba Tàu để chỉ người Hoa còn có hàm ý coi thường.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

    Một giải thích khác:

    1. Theo Huỳnh Tịnh Của trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (1895) thì tàu là


    '... Thuyền lớn, thuyền đi biển, nước Trung Quốc; người Annam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu ...

    Người Tàu ... Bên Tàu ... Hàng Tàu ... Đồ Tàu ... Mực Tàu ... Về Tàu ...' (hết trích - trang 348-349)

    Điều này đước học giả Lê Ngọc Trụ nhắc lại trong cuốn 'Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam' (1993) và Paul Schneider cũng hàm ý này trong cuốn 'Dictionnaire historique des ideogrammes vietnamiens' (1992).

    Vài dữ kiện đáng chú ý là chữ tào (cáo theo pinyin/giọng Bắc Kinh bây giờ) 艚 là chữ hiếm - tần số dùng là 555 trên 430747376 (Unicode 825A) từng hiện diện thời Ngọc Thiên (năm 543 SCN), Quảng Vận (năm 1008), Tập Vận (1037/1067), Vận Hội (1297), Chính Vận (1375) ...

    昨槽切 tạc tào thiết (Ngọc Thiên)
    昨勞切 tạc lao thiết (Quảng Vận) - bình thanh, hào vận 平聲.豪韻
    財勞切 tài lao thiết (Tập Vận, Vận Hội, Chính Vận) (A)

    Danh từ tào 艚 có nghĩa là tàu (thuyền), liên hệ đến động từ tào 漕 là vận tải dùng thuỷ lộ (đường nước).

    Vào thời tự điển Việt Bồ La (1651) và sau đó là thời tự điển Taberd (Dictionarium Anamitico-Latinum 1772/1838) thì tào dùng như tàu (chuồng, nghĩa mở rộng - tàu voi, tàu ngựa ...), tự điển Taberd còn ghi tau=tao (tôi/ego) ...

    Không những chữ tào 艚 chỉ thuyền (nhỏ), nhưng những chữ khác như đào 䑬 (đồ đao thiết, âm đào 徒刀切, 音陶 - còn đọc là thao, diêu ...) và đao 舠 (đô lao thiết 都牢切 ... âm đao 音刀 ...) đều chỉ tàu (thuyền).

    2. Một cách giải thích khác là Khả năng tàu (chỉ TQ) phản ánh phần nào khi đọc tự điển Việt Bồ La/VBL qua cách dùng mực tàu: chỉ ghi nhận là mực dùng để ké đường thẳng trên gỗ ... Nhưng sau thời VBL (1651) thì tự điển Taberd (1772-1838) ghi rõ ràng Tàu còn có thể chỉ TQ như giẻ tàu (cericum sinicum), mực tàu (amussis, stramentum sinicum). Nhà Thanh bắt đầu từ năm 1644 ngay sau khi nhà Minh (1368-1644) chấm dứt, nên các làn sóng di dân về phương Nam (vào VN) như Minh Hương có thể xẩy ra vào giũa thế kỷ XVII và sau đó, giải thích phần nào nguyên nhân VBL không ghi Tàu chỉ TQ nhưng tự điển Taberd lại có ghi ...v.v...
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

    Tào kê, tùa kê là ông chủ lớn hay mụ tú bà?

    Cụ Vương Hồng Sểnh có chép trong SGNX

    Các nhà buôn lớn người Tàu xưng “Tầu Khậu“, do danh từ (đây là từ tiếng Hoa, đọc âm Hán Việt là “Thổ khố”, nghĩa là nhà chứa hàng hóa) phát âm giọng Triều Châu Phúc Kiến. Cũng có khi họ dùng danh từ “Đại Khố” (đồng một nghĩa với từ trên). Khi khác họ tâng nhau, xưng là “Tàu kê” (Đại Gia), tỷ dụ như Chà Đen cho vay bạc, tức Chà chetty cũng xưng “Tàu kê mập”, “Tàu kê ốm”, Chà bán vải cũng xưng “Tàu kê bán vải”, thậm chí mụ tú bà cũng bắt gọi mình là “Mụ Tàu kê” và oái ăm thay, “hạng lãnh giấy số ở nhà má” hẳn đòi để treo giá ngọc, cũng xưng mình là “con gái nhà đại gia”, “gái Tàu kê” chính cống!

    Có lẽ từ đó /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} học giả Nguyễn Hữu Hiệp viết:

    Thời Pháp thuộc đã "hiện đại hoá" một thuật ngữ vốn đã quá cổ xưa, nghe ra có phần mơ hồ và không mấy bảnh, “giới giang hồ” nhân thấy các nhà buôn lớn Triều Châu, Phước Kiến xưng “Tàu khậu” (hay “thổ khố” hoặc “đại khố”, là nhà trữ hàng hoá), rồi “tùa kê” với nghĩa “đại gia”, phổ dụng rộng ở tầng lớp giàu sang, nhiều tiền lắm của…, các mụ chủ chứa bèn tự xem mình là “mẹ tàu kê”.

    Tất nhiên các “gái sang của mẹ” (“sang như đĩ”) cũng xưng “gái tàu kê” (nói trại từ “tùa kê”) để treo giá, làm tiền khách làng chơi. Dân gian miền lục tỉnh bèn nhân đó diễn dịch ra: tàu là chuồng; kê là gà, để chế giễu gái ăn sương là… “gà chết”, ai lỡ “cọ xát” với loại gà bị cách ly này tất phải bịnh “mồng gà”, ắt chết. (hết trích)

    Từ đó suy ra c
    ách gọi "gà móng đỏ" ngày nay chắc cũng xuất phát từ chữ "kê" nói trên

    Rồi sách " Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ" của Giáo sư Hoàng Xuân Việt cũng tán đồng:

    Tiếng nói Sài Gòn có sự pha trộn một số tiếng Hoa trong giới bình dân, có thể là do sinh hoạt kinh tế Hoa-Việt phát triển mạnh ở Chợ Lớn. Các từ như “tàu khậu dùng để chỉ đại thương gia, là do tiếng “thổ khố” (kho trữ hàng) phát âm theo giọng Triều Châu; “tàu kê” là do tiếng “tùakê” là “đại gia” mà đọc trại đi. Từ này thoạt tiên có nghĩa thanh tú, dùng chúc tụng nhau. Nhưng về sau lại mang nghĩa xấu, như gái làng chơi học làm sang thì gọi là “gái tàu kê”, người làm nghề tú bà gọi là “mụ tàu kê ”. Đây cũng là một dạng biến thiên của tiếng nói Sài Gòn. /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

    Nhưng Va tui đồ rằng có thể có sự nhầm lẫn ở đây

    Tùa kê là tiếng Tiều mà theo âm Hán Việt là "đại gia". Tùa là lớn như tùa hia là "đại huynh"-anh cả, tùa bề là bác hai hay bác cả... Kê là gia như trong từ bảo kê theo âm Hán Việt là "bảo gia" (đọc theo tiếng Tiều lá bó kê)

    Còn tào kê theo tài liệu khác thì đọc theo âm Hán Việt là "bảo mẫu", tức là mụ Tú Bà, chủ nhà điếm... giống như người Nhật gọi tú bà là Mama-san, nh
    ưng chắc không phải là tiếng Tiều vì "bảo" trong tiếng Tiều như đã nói ở trên là "bó" chứ không phài "tào". Có thể nó từ hai chữ 包 妓 âm Hán Việt là "bao kĩ" mà ra chăng?
    Nếu thế thì Tùa kê khác còn tào kê là khác, không dính gì với nhau như cụ Sễnh đã liên tưởng.

    Thế nhưng lầu xanh cũng là một doanh nghiệp, thậm chí là doanh nghiệp không nhỏ, tại sao chủ nhân nó là các mụ tú bà không thể tự xưng mình là "đại gia"- tủa kê?Trong trường hợp này thì tủa kê và tào kê lại là một.
    FanOfMoney thích bài này.

Chia sẻ trang này