1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Hoa ở miền Nam Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 03/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bánh Không Cẳng Sao Gọi Bánh Bò?
    Nước không chưn sao kêu nước đứng?
    Cá không giò sao gọi cá leo?
    Ghe không tay sao kêu ghe vạch?
    Bánh không cẳng sao gọi bánh bò?

    [​IMG]

    1. Chúng ta chỉ có thể giải đáp câu trên dựa vào cuốn Ðại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản cách đây trên 110 năm. Trong sách này, tác giả ghi bánh vú bò và giải thích vì bánh đổ vào chén, trông giống như cái vú con bò. Về sau rút gọn thành bánh bò. Ðây là hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ. Các từ sau đây cũng bị hiện tượng tỉnh lược chi phối: dầu con rái => dầu rái, nấm tai mèo => nấm mèo...
    LÊ TRUNG HOA

    Nguồn : http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/hom...id=107&lang=en

    Theo Va về nguồn gốc tên bánh bò từ vú bò chưa chắc ông Huỳnh Tịnh Của giải thích là đúng. Từ lúc bánh bò bánh tiêu theo chân đám di thần nhà Minh là Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch du nhập vào đất Nam Bộ (1679) đến lúc ông Huỳnh Tịnh Của biên soạn quyển Đại Nam quấc âm tự vị (khoảng 1885-1895) cũng đà ngót nghét hơn 200 năm nên không chắc gì ông Của không diễn giải hay suy diễn một cách đầy cảm tính như trên.

    Ít nhất còn có hai cách khác giải thích tại sao bánh không cẳng lại gọi bánh bò.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Một cách lý giải khác:

    Nguyên thủy, nguyên liệu chế biến bánh bò chỉ gồm bột gạo, đường trắng và men. Sau này người Việt còn thêm bôt năng, nước cơm rượu, dừa nạo, đường, lá dứa, dầu ăn, muối, mè, vừng lạc.

    Do cố cho men rượu trong quá trình ủ bột, bột và đường được lên men nên khi hấp các bọt khí rựợu thoát nhanh làm bánh xốp và gia tăng thể tích đáng kể: người ta cho bột vào chỉ khoảng 2 phần ba chén nhưng sau khi hấp bánh chín bò lên trên miệng chén nên gọi là bánh bò.

    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Còn một cách giải thích khác phức tạp hơn có liên quan đến nguồn gốc bánh bò. Như Va đã nói ở trên bánh bò được ghi nhận là được làm ra đầu tiên ở Sùng Đức, Phật Sơn Quảng Đông TQ vào thời nhà Minh. Do bánh này được làm bằng bột gạo và đường kính nên được gọi là bánh Đường Trắng: 白糖糕 bái táng gāo, bạch đường cao. Khi nhà Minh bị nhà Thanh đánh bại, một làn sóng di dân lớn xuất phát từ miền Nam TQ tỏa đi các nước Đông Nam Á trong đó có xứ Việt ta. Có lẽ lúc đó bánh bò bánh tiêu theo chân đám di thần nhà Minh là Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch du nhập vào đất Nam Bộ (1679)

    Người gốc Quảng Đông gọi bánh bò là Pạc Tung Cú (Bak Tong Gou) còn bánh tiêu là Chi(ê)n tiêu (Jin deui 煎䭔 hay 煎堆). Có lẽ người Việt đơn giản hóa bằng cách gọi thành bánh Pạc bánh tiêu. Theo thời gian thì bánh Pạc thành bánh Pò bánh bò trong khi pạc sỉu vẫn là pạc sỉu.

    Bánh bò khi vào các nước Đông Nam Á không hẹn nhau mà người Mã lai, Thái Lan, Việt Nam trộn thêm các loại nước dừa, lá dứa... tạo thêm sự đa dạng và hấp dẫn khiến bánh bò vẫn tồn tại một cách phổ biến đến ngày nay trong khi món bánh nguyên thủy bái táng gāo ngày nay không mấy người ở Quảng Châu hay Thẩm Quyến biết đến.

    Ở miền Nam món bánh bò bánh tiêu rất phổ biến. Những cậu bé cô bé ở tuổi học nói hay đội chiếc gối lên đầu và rao " ai bánh bò bánh tiêu".
    Thực ra bây giờ người ta bán bánh bò bánh tiêu trên một chiếc xe đặt cố định trên lề đường hay lưu động trên phố chứ không còn thấy ai đội rổ bánh trên đầu nữa.

    Bánh bò ăn chung với bánh tiêu thường là loại bánh bò không nước dừa giống như bánh bái táng gāo nhưng không có vị chua chua như bái táng gāo. Vị béo thơm của bánh tiêu hòa trộn với vị ngọt mềm của bánh bò một cách hài hóa giúp người ăn thấy thơm ngon hấp dẫn hơn ăn từng loại bánh một. Vì lẽ đó khi người ta mua một chiếc bánh tiêu thường thì sẽ mua thêm một miếng bánh bò.

    Bánh bò bánh tiêu là một phần của văn hóa Nam bộ, một nền văn hóa mang tính giao thoa đặc sắc Việt-Hoa-Khmer nhưng ai biết được nó sẽ tồn tại đến bao giờ.

    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ngày nay khi nhìn các loại bánh bò thật khó cho ta liên tưởng đên vú con bò nhưng có lẽ xưa kia bánh bò khi hấp chín rồi người ta điểm lên chổ vun cao nhất của cái bánh bò một chấm son như ngày nay người ta vẫn làm với bánh bao. Chính chấm son đó giúp ông Huỳnh Tịnh Của liên tưởng đến núm vú con bò chăng? Bạn sẻ hỏi sao ông Của không liên tưởng đến vú mấy nàng [​IMG]? Nếu vậy thì ngày nay chúng ta có bánh Vú nàng chứ không phải bánh bò nữa,giống như ta có mấy con vú nàng ngoài biển vậy thôi.

    [​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Món bánh hay được bán chung với bánh bò bánh tiêu là món quẩy, còn được gọi là giò chéo quẩy, giò chá quẩy, dầu cháo quẩy. Món này cũng được người Hoa du nhập vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

    Wikipedia tiếng Việt giải thích "Trong hai tên tiếng Việt giò cháo quẩy và dầu cháo quẩy hai chữ giò/dầu và quẩy là từ âm cổ Hán-Việt (thường gọi âm như vậy là một loại của âm Nôm) của du (油) và quỷ (鬼). Chữ cháo là từ tên món cháo của Việt Nam." nhưng Va cho rằng cách giải thích như thế là khá gượng ép.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Quẩy

    Người Mân Nam (Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam) gọi quẩy là iû-chiā-kóe (油炸粿-du trá quả) đọc là dâu chía kuẩy khá gần với tên tiếng Việt nên ta có thể tin là tên Việt có thể bắt nguồn từ đấy. Mặt khác giải thích chữ quẩy là từ âm cổ Hán-Việt của quỷ (鬼)có thể không xác đáng. Căn cứ vào tên gọi gốc Mân Nam quẩy là từ chữ koe (粿-quả). Từ koe này 粿- đặc biệt chỉ có trong tiếng Mân Nam để chỉ các loại bánh làm bằng bột gạo hay bột nếp. Có lẽ người Quảng Đông vay mượn tên bánh từ tiếng Phước Kiến, nhưng vì trong tiếng Quảng Đông không có từ koe 粿 nên chử quẩy được ký âm thành quỷ-鬼, đọc theo âm Quảng là yàuhjagwái (油炸鬼 du trá quỷ trong dó du là dầu, trá là chiên). Từ nghĩa ban đầu là "bánh chiên dầu" của người Phước Kiến nay bị biến thành "quỷ sứ bị chiên trong vạc dầu" ở Quảng Đông. Cũng từ đó đã phát sinh truyền thuyết là cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Để nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối, người Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được rán kỹ trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị rán trong vạc dầu ở địa ngục.

    Không rõ truyền thuyết này thật sự bắt nguồn từ dân gian hay chỉ là một tác phẩm của ban tuyên ráo Quảng Đông vì cái tên du trá quỷ đó chỉ có ở Quảng Đông thôi.

    Wiki tiếng Việt ở bài trên phiên âm Hán Việt chử 炸 là tạc cũng không ổn vì chữ 炸 ngoài cách đọc là tạc có nghĩa là nổ như trong từ tạc đạn còn có thể đọc là trá có nghĩa là chiên nên ở đây phiên thành trá thì đúng hơn.

Chia sẻ trang này