1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Học Võ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Olympic, 19/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Người Học Võ

    [​IMG]
    [​IMG]

    "Thái cực" là một thuật ngữ trong triết học Trung Quốc dùng chỉ nguồn gốc sinh vạn vật. Từ "Thái cực " có từ sách "Chu Dịch -Hệ từ thượng" bảo: "Dịch có Thái cực, sinh lưỡng nghi" (nguyên căn:"Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi"). Nhà quyền thuật cho rằng thái cực tuy có nhưng lưỡng nghi chưa chia, do đó tuy có mà vô hình, lại cho rằng trạng thái có ý vô hình, trong động ngoài tĩnh chính là thái cực mà ý trong vận chuyển, có thể lĩnh khí đi, có thể dẫn hình động, sản sinh ra trăm trạng thái, ngàn tư thế của thức quyền. Trong võ thuật Trung Hoa, thái cực được thể hiện nổi bật nhất không gì bằng thái cực quyền.

    Vương Tôn Nhạc trong lời nói đầu "Luận Thái Cực quyền" bảo: "Thái cực, vô cực mà sinh, máy của động tĩnh mẹ của âm dương. Động thì chia, tĩnh thì hợp". Đó là cơ sở lý luận, phép tắc "kỹ kích" của Thái cực quyền. Chúng ta thử phân tích Thái cực đồ trên:

    Trên mặt hình vẽ thái cực đồ lấy màu đen làm âm, màu trắng là dương. Đen, trắng dựa nhau ôm nhau không rời. Cá trắng mắt đen với ý nghĩa "trong dương có âm", cá đem mắt trắng với ý "trong âm có dương". Từ dưới nhìn lên bức vẽ này giữa hai màu đen trắng bày ra màu trắng dần tăng nhiều, màu đen dần giảm ít đi. Như thế bên này tăng một bên kia giảm một, bên kia tăng một bên này lại giảm một. Triết học Trung Quốc xưa gọi là "âm dương tiêu trưởng". Người xưa cho rằng, âm dương cùng không rời nhau, cùng tiêu trưởng, chùng chuyển hóa nhau sản sinh ra vạn vật và trong vạn vật cũng bao hàm lý này. Trong Thái cực quyền biểu hiện ở động tĩnh, cương nhu, hư thực, mở đóng ("khai hợp") v.v.. là các trạng thái đối lập thống nhất.

    Thái cực đồ bên ngoài thành hình vòng tròn, vòng tròn này vẽ hình tròn ở mặt phẳng vận chuyển trong không gian thì thành hình cầu, trình bày hình tượng tròn không có đầu mối. Trong Thái cực quyền thể hiện ở động tác tròn trặn, luôn luôn không rời đường cung tròn, thế thế đều thành tượng tròn, kiến động tác toàn bài vận chuyển liền lạc, một khí là thành. Tượng hai con cá tròn dựa nhau, khớp như luyện tập đẩy tay Thái cực quyền hai người cùng ra lực đẩy tay theo hình. Trong khi luyện tập tay hai bên tạo thành hình tròn không ngừng biến hóa, bên tiến bên lùi, bên co bên duỗi, áp bên dán theo, chính là phù hợp bên âm bên dương, bên dương bên âm thay đổi, cùng nhau tiêu trưởng, đúng đạo lý thay nhau biến hóa.

    Cùng chỉ một từ "Thái cực" mà có thể đưa lên thành đạo lý, hoặc nguyên tắc; Minh Đồ Long soạn "Hồng Bào - Lý Khí" bảo: "Thái cực, lý vậy". Vì vậy mà Vương Tôn Nhạc trong luận về quyền đã bảo : "Tuy biến hóa vạn mối nhưng lý vẫn nhất quán". Ông ta còn nói về chữ "lý", chính là chỉ Thái cực mà nói là "lý" vậy.

    Sách "Thái cực chính tông" đối với đoạn văn "Dịch có Thái cực, sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái" đã đưa ra giải thích: Thái cực là nguyên động lực của tất cả, vũ trụ tức có thái cực, con người cũng có một thái cực, bụng của con người tức là thái cực vậy.

    Tiên sinh Tôn Lộc Đường (1861 - 1932, đại võ sư Hình ý quyền) cho rằng: "Khí trung hòa trong phần bụng là thái cực". Phần bụng đây là chỉ vị trí dưới rốn ba tấc tức đan điền, đan điền là bộ vị của nhà tu đạo tu luyện nội đan, là nơi trọng yếu của cơ thể con người, nói theo sinh lý học đây là nơi tiếp cận của chùm thần kinh hố chậu và chùm thần kinh khoảng bụng trống, là nơi chính thức hội tập chân khí, vẫn quen gọi là "bể khí". Khi luyện tập Thái cực quyền yêu cầu phải "khí trầm đan điền" để đảm bảo trọng tâm ổn định và sự cơ động linh hoạt của động tác.Vì vậy trong "bài ca mười ba thế thái cực" đã nói: "Đầu nguồn mệnh ý ở khe hông, lúc lúc lưu tâm ở khoảng hông". Phần bụng một khi đã động thì hai tay hai chân cả đến toàn thân đều động.

  2. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Võ Đức là linh hồn của võ thuật. Tôn cao võ đức là truyền thống tốt đẹp mấy ngàn năm nay của giới võ thuật. Thời cổ đại "trí, nhân, dũng" gọi là ba đức, tức là "người trí không ngờ vực, người nhân không lo phiền, người dũng không sợ hãi". Võ đức cũng cần trí, nhân, dũng vậy. Mạnh Tử đề xướng "đại dũng", phản đối "tiểu dũng". Ông chủ trương võ dũng phải dùng vào việc lớn cho nước cho dân mà không cần loại dũng chỉ biết hiếu dũng đấu đá, làm theo tính khí "cái dũng của kẻ thất phu". Đủ thấy từ thời cổ đại đã nói về võ đức rồi.
    Các phái, các nhà võ thuật đều đề xướng người tập võ phải lấy việc tu dưỡng thân, tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tin; phản đối cậy dũng đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu; tuân giữ đạo đức công cộng của xã hội, tôn sư trọng đạo, phò nguy cứu khốn, "lấy đức dầy chở vật". Đối với võ đức đều có yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt. Ví như nội gia quyền Võ Đang yêu cầu người tập võ phải "lập tâm vì trời đất, lập mệnh vì nhân dân, cấm gây chuyện cấm bạo hành". Đời Minh, nội gia quyền có năm loại không truyền: kẻ tâm hiểm, kẻ hay đấu đá, kẻ nát rượu, kẻ hời hợt lộ liễu, kẻ xương mềm chất ngu độn.
    Bốn loại kẻ kể trên là có liên quan đến võ đức, những kẻ như vậy thì khó có hy vọng có được võ đức, chẳng nên truyền dạy làm gì. Thời Minh, trong "Thiếu Lâm thập điều giới ước" (10 điều ngăn cấm của Thiếu Lâm) có ghi "truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền dạy cho", "người tập luyện thuật này lấy khoẻ thể xác tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen làm việc sớm tối, không được tuỳ ý ngưng nghỉ", "quen có lòng từ bi sâu sắc của cửa Phật, nhàn nhã quen với kỹ thuật, chỉ được sẵn sàng tự vệ, cấm tuyệt bừa bãi theo huyết khí riêng có hành động hiếu dũng ham đấu đá. Kẻ phạm lỗi làm ngược lại thanh quy cùng tội". "Thường ngày đối đãi với sư trưởng (chỉ thầy và người trên như sư bá, sư thúc, sư huynh, v.v..) phải biết kính cẩn làm việc, không được có hành vi chống trả ngạo mạn", "cứu nguy phò khốn, nhẫn nhục mà giúp đời, phải giữ là người đã quy theo cửa Phật, tự mình luôn lấy từ bi làm chủ, không được có hành vi cậy khoẻ hiếp yếu", "nữ sắc nam phong(tính), phạm phải tất trời trách mà cửa Phật ta cũng khó dung tha. Phàm các đệ tử của Thiền Tông ta phải theo điều răn cấm sáng này chớ đừng chú ý...".
    Như trên đã nói võ đức bao giờ cũng đứng hàng đầu. "Đức còn trước nghệ", đúng y như khuôn vàng thước ngọc ở các nghề nghiệp khác.
  3. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Học thuyết ngũ hành lấy năm loại vật chất cơ bản theo các nhà hiền triết cổ đại quy nạp vạn vật hình hình sắc sắc của thế giới đại thiên (Nguyên là từ ngữ của Phật giáo: tiểu thiên, trung thiên và đại thiên thế giới là ba loại thế giới hơn nhau gấp ngàn lần. Sau dùng từ này để chỉ thế giới bao la bát ngát) vào kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Giữa chúng còn có một quy luật tương sinh, tương khắc tuần hoàn không dứt. "Tương sinh" mang ý là cùng sinh ra nhau, giúp nhau lớn mạnh, tức là mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ. "Tương khắc" là mang ý chế ước lẫn nhau, kìm hãm nhau, tức thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ.
    Học thuyết ngũ hành cũng như học thuyết âm dương có ảnh hưởng lớn đến nhiều phương diện của văn hóa truyền thống Trung Quốc, võ thuật cũng không ngoại trừ.
    Học thuyết ngũ hành quan hệ dến võ thuật Trung Hoa với thể hiện lớn nhất ở Hình ý quyền. Hình ý quyền lấy tư tưởng chỉ đạo là " ngũ hành sinh khắc chế biến hóa" kết hợp với thế quyền, kết hợp với cơ thể người ta, lấy "nội, ngoại ngũ hành" của thân thể người làm chủ.
    Quan hệ của ngũ hành với võ thuật biểu hiện ở các mặt sau:
    Thứ nhất, lấy hình dạng, tính năng, phương vị của ngũ hành làm cơ sở chuẩn, đem các thức quyền phối hợp thành tổ lấy ngũ hanhg làm hệ thống, làm nguyên tố cơ bản cấu thành các loại quyền thức, chiêu, thức trong võ thuật. Ví như hình trạng của "mộc" trong ngũ hành là có thể uốn cong duỗi thẳng, hình ý quyền lấy đòn băng quyền đánh ra theo phương thẳng thuộc mộc. Trong quyền phổ Hình ý quyền có nói: " Hình của tý quyền tựa búa, tính thuộc kim"; hình của toản quyền (nguyên văn "toản" là cái dùi, còn nghĩa là xuyên đục) như điện, tính thuộc thủy; hình của băng quyền như tên (bay), tính thuộc mộc; pháo quyền có hình như pháo (nổ), tính thuộc hỏa; hình của hoành quyền như đạn, tính thuộc thổ". (Xin xem "Hình ý mẫu quyền"). Lại như ngũ hành phân bố năm phương vị: phương Nam: Hỏa , phương Bắc : Thủy, phương Đông : Mộc, phương Tây : Kim, trung ương là Thổ; cũng như năm phương vị của người : trước, sau, phải, trái, và ở giữa. Thái cực quyền cũng y như vậy, cũng đem bộ tiến, bộ thoái, quay tả, nhìn hữu, định ở giữa làm ngũ hành.
    Thứ hai, lấy ngũ hành kết hợp với cơ thể người. Nhà võ lấy lập luận ngũ hành kết hợp với cơ thể người đều theo lý luận lấy từ Trung y. Lập luận thường dùng có ngũ hành phối hợp với ngũ tạng : tức gan (can) thuộc mộc, tim (tâm) thuộc hỏa, lá lách (tỳ) thuộc thổ, phổi (phế) thuộc kim, thân thuộc thủy gọi là "nội ngũ hành". Lấy ngũ hành phối với ngũ thể, tức gân (cân) thuộc mộc, mạch thuộc hỏa, cơ bắp thuộc thổ, da lông thuộc kim, xương (cốt) thuộc thủy; Lấy ngũ hành phối hợp với ngũ quan, tức mắt thuộc mộc, lưỡi thuộc hỏa, miệng thuộc thổ, mũi thuộc kim, tai thuộc thủy gọi là "ngoại ngũ hành". Nhà quyền thuật cho rằng nội ngoại ngũ hành phải hợp nhau tức "nội ngũ hành phải hợp, ngoại ngũ hành phải thuận", "nội ngoại đồng hóa", điều hòa tạng, phủ khí tức hơi thở, tinh, khí, cùng hóa lẫn nhau đạt tới hiệu quả khỏe thân sống thọ.
    Thứ ba, là lấy nguyên lý ngũ hành âm dương tương khắc để giải thích tác dụng "công, phòng" của chiêu thức quyền. Tức lấy lý luận tương sinh để nói lên dịch sinh biến hóa nối nhau của chiêu thwcss quyền, lấy tương khắc để nói lên chiêu thức quyền chế ước lẫn nhau. Nhu lý luận của hình ý quyền cho rằng: "Phách quyền có thể khắc băng quyền, băng quyền có thể khắc hoành quyền, hoằnh quyền có thể khắc toản quyền, toản quyền có thể khắc pháo quyền , pháo quyền có thể khắc phách quyền". Trong bài đối luyện, hai người có thể theo thứ tự công, phòng kể trên phối hợp tập luyện với nhau thì gọi là "ngũ hành pháo" hoặc "quyền tương khắc".
  4. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Trong "Chu Dịch", đem muôn vàn hiện tượng trong trời đất khía quát thành hai loại giúp nhau đối lập, chia ra âm dương, nói :" Thánh nhân xưa xem biến ở âm dương mà lập quẻ". Từ đó sản sinh ra quả dùng đò hình trừu tượng để tượng trưng cho các loại hiện tượng trời, người và vạn sự vạn vật tức là "tượng cáo của bát quái". Bát quái chỉ trong chu dịch dùng '"[​IMG]" (hào dương) và "[​IMG]" (hào âm) là hai loại ký hiêu sơ hợp thành đồ hình ----- quẻ/ quẻ cơ bản của bát quái. Tên gọi kèm theo là: Càn [​IMG] , Khôn [​IMG] , Chấn [​IMG] , Tốn [​IMG] , Khảm [​IMG] , Ly [​IMG] , Cấn [​IMG] , Đoài [​IMG] tương trưng cho trời, đát, gió, sấm, nước, lửa, núi, đầm là tám loại hiện tượng từ nhiên đại biểu cho trời đất vạn vật. Bái quái liên hệ chặt chẽ với võ thuật Trung Hoa thể hiện trong Bái quái chưởng.
    Tám chưởng cơ bản của Bát quái Chưởng phân biệt một cách gượng ép so sánh với quẻ Càn chưởng sư tử lấy tượng là sư tử; quẻ Khôn chưởng phản thân (ngược mình) lấy tượng (trưng) là lân; quẻ Khảm chưởng thuận thế, lấy tượng (trưng) là xà; quẻ Ly là ngọa chưởng (nằm) láy tượng (trưng) là chim dao (diều); quẻ Chấn là đơn hoán chưởng (đổi đơn) lấy tượng là long (rồng); quẻ Cấn là bối thân chưởng(quay lưng) lấy tượng (trưng) là hùng (gấu); quẻ Tốn là phong luân chưởng (bánh xe gió) lấy tượng là phượng (chim phượng); quẻ Đoài là bao chưởng (ôm) lấy tượng (trưng) là hầu (khỉ).
    Trong kỹ pháp của Bát quái chưởng, lấy đầu làm Càn [​IMG] , với ý là Càn ở trên, yêu cầu có tượng trưng đẩy treo lên.
    Lấy chi dưới (chân) làm Khôn, ý lấy Khôn ở dưới với hình là sáu đoạn ( ) tựa chi dưới hai bên trái phải có háng, gối, bàn chân tượng trưng cho "tam tiết" (ba đốt), yêu cầu hai bàn chân phải thuận theo ý mà sử dụng, vận hành linh hoạt thuận tiện, mà biến hóa ra quyền thức, như Khôn thì thuận theo Càn sinh thành ra vạn vật. Lấy bụng dưới là Khảm, lấy hình của quẻ Khảm là ( ) với tượng trưng ngoài hư trong thực, yêu cầu bụng dưới phải căng đầy. Lấy ngực là Ly, lấy hình của quẻ Ly là ( ) ngoài tực trong hư, yêu cầu khoang nhực phải rỗng đạt thông sướng. Lấy mông làm Chấn, lấy hình quẻ Chấn ( ) là trên hư dưới thực, yêu cầu mong phải co trơn tròn trặn. Lấy lưng làn Cấn, lấy hình quẻ Cấn trên .. thực dưới hư có tượng che chắn, yêu cầu cổ phải ngỏng lên thông qua hai vai buông lỏng đổng thời hơi khép vào trong bày, ra phần lưng co, tượng (trưng) co chặt, đỡ tròn. Lấy hai chân làm Tốn, lấy hình quẻ Tốn ( ) với ý tượng trưng cho gió, yêu cầu hai bàn chân tiên lui nhanh nhẹ như gió cuốn. Lấy hai vai làm Đoài, lấy hình quẻ Đoài ( ) trên hư dưới thực, yêu cầu hai vai phải thả lỏng, trầm xuống. Bát quái chưởng còn mượn dùng cả bài số thuật của bát quái để quy phạm tính tầng thứ và tính heeh thống của kỹ thuật chưởng. Lấy tám chưởng cơ bản gán ghép vào so sánh với số của bát quái, lấy sáu tư chưởng chia làm tám tổ chưởng, mỗi tổ tám chưởng, ghép vào thành tám lần tám sáu tư quẻ. Đường đi lại theo thứ tự "cửu cung bộ" trong Bát quái chưởng chính là số thứ tự theo Lạc Thư phù hợp với vị trí của bộ pháp. Tượng trưng "lấy động làm gốc", "lấy biến làm pháp (phép)", "vặn xoay bước nhẹ", "lăn xuyên tranh quấn" v.v.. làm nguyên tắc ký thuật của Bát quái Chưởng và tất thảy đều lấy nội dung của Chu Dịch để chỉ đạo kỹ thuật. Ngoài ra, Thái cực quyền còn đem tám thế cơ bản này dựa vào phượng vị của hậu thiên Bát Quái mà đặt tên. Sách "Thái cực quyền kinh - Thái cực quyền giải" nói: "Băng, phục, tệ, án tức Khảm, Ly, Chấn, Đoài bốn phương chính; thái, liệt, trửu, kháo tức Càn, Khôn, Chấn, Tốn bốn phương tà ". Như thế là Bằng ở Bắc, Phục ở Nam, Tệ ở Đông, án ở Tây, Thái ở Tây Bắc, Liệt ở Tây Nam, Trửu ở Đông Bắc, Kháo ở Đông Nam.
    Hình vẽ
    [​IMG] .......................[​IMG]
    [​IMG] .......................[​IMG]
    -Tiên thiên bát quái đồ
    -Hậu thiên bát quái đồ
    -Lạc thiên
    -Cửu cung
  5. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Hình ảnh một:
    Trên cao nguyên Thương Di hoang vu, dũng sĩ Nghĩa Hòa Đoàn mình đeo "bùa bảo vệ", miệng đọc thần chú, đối diện vơi súng đại bác phương Tây của liên quân, tay vung đại đao xông thẳng về phía trước...
    Lời bình: Tuy cũng cỏ vẻ thần bí nhưng tráng liệt biết chừng nào.
    (*) Nghĩa Hòa Đoàn: tổ chức nhân dân tự phát vốn là chi phải của Bạch Liên giáo nổi dậy chống đế quốc xâm lược Trung Quốc cuối thế kỷ 19. Năm 1900 bị nhà Thanh câu kết với liên quân đế quốc tám nước tiêu diệt.
    Hình ảnh hai:
    Hai nhà Hoắc , Triệu vì tranh đoạt danh "chính tông" của Mê Tông quyền nên đã tiến hành mỗi năm một lần thi đấu đối kháng.
    Lời bình: Lối thi đấu "chính tông" này rõ ràng cốt tranh đoạt một loại quyền uy mang tính tôn giáo...
    Trên đây là những thể hiện tốt nhất về vai của tôn giáo đối với võ thuật, đây lại càng là cái "thai nhi" kết hợp giữa tôn giáo với võ thuật mà kiến người ta khó giải khai. Mở lịch sử võ thuật Trung Quốc ra, ai cũng thấy trong võ thuật nồng nặc mùi vị tôn giáo nhất là khí vị tôn giáo ở trong võ thuật truyền thống.
    Tôn giáo Trung Quốc nói một cách nghiêm khắc thì đó là một thể phức hợp, là tổng hợp các loại quan niệm về văn hóa, quan điểm về luận lý và quan điểm về xã hội. Là một loại hình thái ý thức, trong quá trình phát triển của võ thuật , tơn giáo cũng sinh qua tác dụng đặc biệt.
    Hành vi của tôn giáo là một hiện tượng cộng đồng trong lịch sử xã hội đã có từ lâu. Ngay ở Trung Quốc, ít nhất cách đây một vạn tám nghìn năm đã có người ở hang và đã có quan điểm linh hồn bất tử vì thế họ đã dùng đồ đá, đồ xương chôn theo người chết, đồng thời bên cạnh xác chết còn bày những hạt quặng sắt màu đỏ đủ nói lên là họ cho rằng người dù chết đi, sự sống vẫn tiếp nối dưới một hình thức khác, vì vậy cần có vật dùng trong sinh hoạt và màu đỏ bảo vệ. Chẳng qua đay chỉ là một quan niệm tôn giáo mông lung chứ chưa thực là tôn giáo nguyên thủy chân chính.
    Cho mãi đến xã hội thị tộc mẫu hệ cách đây năm ngàn năm trước, tôn giáo nguyên thủy mới thực sự đi vàp thời kỳ phát đạt thịnh vượng, trừ quan niệm tôn giáo như sùng bái tự nhiên, sùng bái ngẫu tượng (tô tem), phổ biến hóa ra vẫn còn các hoạt động tế lễ tôn giao tương đối quy mô. Hình trạng ý thức xã hội loài người sớm nhất trên trình độ rất lớn là bị sự chế ước tôn giáo. Các hoạt động sớm nhất của loài người chỉ là mô phỏng, bắt chước chứ không phải tiến hành thông qua phê phán và suy lý. Đối với việc kế thừa kinh nghiệm trực tiếp cũng nói chẳng ra bao nhiêu đạo lý, họ ảo tưởng dùng một động tác đặc biệt ấn định nào đó để ảnh hưởng hoặc khống chế sự vật tự thân trở ra. Pháp thuật, vu thuật - là thuật đồng bóng, cầu cúng tất nhiên phải ứng vận mà sinh ra trong thời đại mông lung. Dùng lời hô hét và động tác của đám đông để biểu thị uy lực, có khi chỉ là một loại cảm giác "tự dọa nạt mình" của loài người đứng trước tự nhiên. Thiên thể (trăn, sao, các hiện tượng trên trời), địa mạo (chỉ hình thái bề mặt mặt đất), động vật, thực vật... đều có thể trở thành đối tượng sùng bái, một loại khái niệm "linh hồn", "tinh linh"... siêu tự nhiên bắt đầu hình thành. Từ thói sùng bài "tô tem" đến thờ cúng tổ tiên, tiên hơn nữa mà sản sinh ra quan niệm thần linh. Thời kỳ này có thể làm nảy nở việc diễn luyện đấu võ, từ bên trên truyền dạy ra, thường thường có thể từ hoạt động tế lễ của người nguyên thủy, tìm thấy từ trong việc lặp lại động tác bắt chước động tác của dã thú và động tác vui cuồng nhiệt khi đắc thắng nó vẫn chưa phân chia mà bột phát từ trong hoạt động vô ý thức, do đó có thể nói đấu võ nguyên thủy từ khi bắt đầu đã mang sắc thái ý thức tôn giáo.
    Theo sự phát triển của thời đại, khi đi vào xã hội có giai cấp, mầm mống của thuật đấu võ phát sinh đột biến, trở thành một loại hành vi ngày càng chú trọng đến việc tấn công phòng ngự giữa con người với con người. Sự ra đời của quân đội đãn đến việc trọng võ, "văn võ song toàn, uy đức cùng thành", việc múa võ đần biến thành
  6. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Triết học cổ điển Trung Quốc nếu phân tích từ kết cấu thì thái cực âm dương và ngũ hành là hai đầu nguồn, lớn, lại cùng tam tài, tứ tượng, bát quái bổ sung lẫn cho nhau, từ đó xây nên khung giá cơ bản cho ngôi nhà lý luận to lớn. Nhất là học thuyết lý luận âm dương, đó là điểm liên quan đến lý luận tồn sinh biến hoá của thế giới vạn vật trong triết học cổ điển, từ đây đã nảy sinh ra rất nhiều phạm trù triết học. Điều âm dương trong "Từ Hải" ("Bể từ" - tên một cuốn bách khoa toàn thư của Trung Quốc ) đã nói: "Một đôi phạm trù của triết học Trung Quốc, ý nghĩa ban đầu nhất của âm dương là chỉ hướng lưng của ánh sáng ban ngày, hướng ngày là dương, ngoảnh lưng lại ngày là âm".
    Các học giả cổ đại cho rằng: "loài người với vũ trụ vạn vật đều do âm dương tác động lẫn nhau mà thành. Nội dung hạt nhân nhất của "Kinh Dịch" chính là học thuyết âm dương. Sách "Chu dịch- Hệ từ truyện" bảo: "Dịch có thái cực, sinh lưỡng nghi". Lưỡng nghi tức là âm dương, âm dương đại biểu cho hai loại thế lực vật chất có hàm ý đối lập nhau. Bản chất của âm dương bát quái không hề duy tâm luận mà chính là sản phẩm của thực tiễn xã hội.
    Các nhà hiền triết cổ đại trong khi quan sát thực tiễn của vũ trụ cả đến cuộc sống xã hội loài người thể nghiệm thấy vạn vật, vạn sự toàn là "chẳng bằng không dốc, không đi chẳng lại", "có không sinh nhau, khó dễ thành nhau" đều là sự vận động biến hóa trong trạng thái tương đối cả mà sáng tạo ra triết lý "một âm một dương vị chi đạo", rồi dùng âm dương để khái quát tất cả, lấy đó làm quy luật căn bản của giới tự nhiên.
    Việc xây dựng nên lý luận này là thảnh quả tư duy thiên tài của các triết nhân cổ đại TQ, tuy nó có mang tính mơ hồ nhất định nào đó và thiếu căn cứ khoa học nhưng lại không thể nói là giả được. Con người sinh trưởng từ vạn vật, con người đong mạnh lên giữa các hiện tượng thường ngày, cảm nhận được biết bao điều để đi thể nghiệm cái chân lý không rõ ràng này. Ngược lại, làm nên một định thế tư duy, lấy khinh nghiệm chủ nghĩa làm con đường đi đến tư tưởng của dân Hoa Hạ trước kia, lại cũng tập quen cách dùng mớ lý luận này đi giải thích thế giới bao la hình hình sắc sắc, từ đó lại hình thành "nguyên tắc phân loại" và "nguyên tắc liên hệ" của xã hội chúng ta đối với vạn vật thế gian. Về mặt lý luận, hình thành nên phương thức tư duy đặc thù, hình thành nên những hiểu biết lý luận về các phương diện thiên văn, địa lý, xã hội học, luận lý học, đạo dẫn dưỡng sinh học, trung y học v.v... rất đặc sắc riêng biệt của dân tộc Trung Hoa này. Cũng trên mảnh đất và bầu không khí bao quanh này, lý luận võ thuật truyền thống đã dung hợp với triết học cổ điển.
    Nói chung về võ thuật truyền thống của Trung Quốc có thể chia làm "nội gia" và "ngoại gia". Các loại quyền đại biểu trong "nội gia" là Thái cực, Bát quái và Hình ý quyền, không một cái gì là không có tương quan với âm dương. Chúng ta lấy Thái Cực quyền làm ví dụ:
    Thái Cực quyền nổi lên từ cuối đời Minh (về nguồn gốc ban đầu của Thái Cực quyền trước mắt các thuyết còn nhiều tranh cãi, đây căn cứ vào ý kiến của Đường Hào tiên sinh với một số người), đưa phân tích "Quyền kinh tổng ca" của Trần Vương Đình từ rất sớm thì thấy thoát thai từ ca quyết trong "Quyền kinh" của Thích Kế Quang, thông biến, đồng thời lại không có thuyết âm dương ngũ hành.Mãi đến cuối thế kỷ thứ 18 mới do Vương Tôn Nhạc viện dẫn học thuyết Thái cực của Tống Nho để giải thích quyền lý Thái cực quyền. Đến đầu thời Dân quốc, Trần Hâm dựa vào cơ sở lý luận của người trước, tích mười ba ấm lạnh soạn thành "đồ thuyết Thái cực quyền họ Trần". Ông ta lấy học thuyết âm dương ngũ hành làm chủ, tham chiếu tam tài, tứ tượng, lục hợp, bát quái... lại hỗn hợp với Lạc thư, Hà Đồ đem lý luận về quyền dung hợp với thiên tượng, địa lý, nhân sự từ đó xây dựng nên cả một hệ thống lý luận về Thái cực quyền vô cùng phức tạp và rộng lớn.
    Ông ta bảo: "Mở đóng hư thực tức là quyền kinh", "một mở một đóng quyền kinh hết vậy", "một mở một đóng, có biến có thường, hư thực kiêm tới chợt ẩn chợt hiện", "một động một tĩnh là hết chỗ ảo diệu của quyền". Cái gọi là động tĩnh, hư thực ... đầu căn cứ vào học thuyết âm dương trong "Kinh dịch" mà ra và chỉ là cách nói cụ thể hóa, hình tượng hóa trong quyền thuật mà thôi. Về sau những người diễn tập lại lấy đó tôn lên hành tiêu chuẩn, tự mình thể nghiệm cái triết lý này trong việc diễn luyện của bản thân. Bất kể loại quyền thuật nào cũng nhấn mạnh việc làm khỏe thân mình là ý nghĩa trọng yếu thứ nhất, đó là phải duy trì cho được sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Vì vậy dù là quyền "ngoại gia" hay quyền "nội gia" đều nhấn mạnh "Khí trầm đan điền", hoặc "trong luyện tinh - thần - khí, ngoài luyện thân - pháp - bộ" hay "trong luyện hơi thở, ngoài luyện gân,xương, da ". Như thế "âm người dương mật, tinh thần ổn định", "điềm đạm hư vô, chân khí theo về, tinh thần giữ (được ở) trong, bệnh án từ (đâu) lại?".
    Học thuyết âm dương không phải chỉ có quan hệ mật thiết với lý luận quyền thuật và việc rèn luyện võ thuật mà trong kỹ thuật đấu đá của võ thuật cũng không có chỗ nào không ngầm mang học thuyết âm dương. Trong chiến đấu bất luận là kỹ xảo phòng thủ (tức cánh quay cách phá) hay là kỹ xảo tiến công (tức phép vật, đánh, tóm, bắt, điểm, v.v..) cũng không rời xa sự biến hóa của âm dương. Trong "Đạo kinh" có nói:"Đạo thông kiếu chẳng thông, tu đạo lao (tinh) thần uổng". Trong "Quyền kinh" cũng có nói: "Luyện quyền chẳng luyện nghệ, đi rách hài sắt phí công toi". Quyền là đạo vận động, là phương (thuốc) khỏe thân; thuật là phép đoạt người, là sự ảo diệu để thắng người". Tuy nhiên sự ảo diệu từ đâu tới, thuật từ đâu mà được? Chính là từ âm dương dịch biến hóa với nhau. Con đường cầu tài năng võ thuật tất theo con đường của âm dương, chính là nguồn gốc nảy sinh của diệu quyết.
  7. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Xuân điển (thần điểm) tức tiếng lóng của giang hồ. ​
    Các phái võ lâm xưa nay vẫn coi :?xuân điển" như của quý, giữ kín không truyền ra ngoài. Trên giang hồ vẫn có câu nói "thà cho mười lạng vàng, chẳng dạy một câu xuân", hoặc "thà truyền mười tay, chẳng truyền một miệng".
    Người ta sống ở đời chỉ được mấy chục mùa nóng lạnh nhưng cũng trong mấy chục mùa nóng lạnh đó cũng đâu phải dễ dàng sống qua, chạy vạy áo cơm tạm thời không nói tới, nếu phải là khách lữ hành nếu không hiểu lời lẽ của giang hồ thường dùng thì chỉ uổng công mà còn thêm nhiều thống khổ. Do đó thời xưa "thiên hạ Hồi Hồi (từ cổ chỉ người Hồi-ND) là thân thích, thiên hạ bát thức (từ lóng chỉ người giang hồ-ND) là một nhà; chỉ biết nói tiếng của bè bạn, đi tận cùng trời cũng chẳng sao". Huống gì người luyện võ phần lớn thích ngao du thì lại càng không thể không biết đến tiếng lóng giang hồ.
    Nguồn đầu xuất hiện tiếng lóng giang hồ kể cũng khó khảo cứu nhưng sự hình thành truyền bá và ứng dụng, trừ chỗ giống với ngôn ngữ thông thường của nhân loại là thứ loài người cần thiết trong cuộc sống, chỗ khác nhau là tiếng lóng giang hồ là thứ tiếng nói sản sinh ra và phát triển trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt nhất định. Căn cứ những gì ghi chép về xuân điển ở thời kỳ Minh - Thanh, thì thời đó có huynh đệ ba người vì bị cuộc sống xô đẩy phải phiêu bạt giang hồ. Một người phải đi làm thầy võ bảo vệ, một người đi làm kẻ cướp, còn một người làm phiêu sư (người đi áp tải hàng thuê lấy công-nd). Một hôm ba anh em ngẫu nhiên. gặp nhau bộc lộ hết tâm sự của mình, ba người cùng học một thầy, cùng ở một môn phái, nhưng hoàn cảnh sống lại chẳng giống nhau. Để tránh sau này anh em khỏi tàn hại lẫn nhau, người trong cùng môn phái giết lẫn nhau, khi sắp chia tay họ định ra lời nói lóng : gọi bảo tiêu (hay phiêu sư) là "hưởng quải" xưng là "chiếm đất một giải?, thầy võ bảo vệ gọi là "nội quải" gọi là "chiếm đất một tháp?, còn tướng cướp gọi là ?obè bạn? (nguyên văn "bằng hữu?). Sau này nhỡ gặp nhau chỉ cần nói tiếng lóng ra là biết người một nhà. Các tiếng lóng đó đời này truyền đời khác không ngừng cải tiến, bổ sung và phát triển thành một thứ ngôn ngữ được hệ thống hóa và trở thành tiếng lóng giang hồ lưu hành trong xã hội, đời sau gọi là xuân điển" (điển tích mùa xuân) hay "thần điểm" (điểm ở môi miệng). Còn "thám u? là dò xét những chỗ u ẩn tối tăm.
    Sự sản sinh và phát triển của xuân điển có quan hệ chặt chẽ với bang hội, phiêu cục (tổ chức của các phiêu sư chuyên áp tải hàng thuê lấy công); nhất là khoảng đời Minh, Thanh nối nhau, phiêu cục mọc ra như rừng, bang hội lập ra đầy đất thì xuân điển truyền bá càng rộng, phát triển càng nhanh. Các bang hội khác nhau muốn để tiện liên lạc với nhau cũng tự hình thành nên tiếng lóng riêng của bang hội để đạt được tác dụng bảo mật. Người trong võ lâm vốn sùng thượng nghĩa khí, phần lớn đều làm công việc cướp nhà giàu giúp kẻ nghèo, vốn không hiềm oán gì với các phiêu sư trước khi hai bên phát sinh xung đột, trước hết hãy tuôn ra một tràng tiếng lóng, sau đó làm lễ chào "anh hùng trọng anh hùng? cũng đồng thời tiện dò xem đối phương là đệ tử thuộc môn phái nào. Như thế xuân điển bèn tự nhiên biến thanh môi giới cho hiệp khách, khách buôn, lâu la của làng võ xuôi Nam ngược Bắc và trở thành thứ ngôn ngữ đặc thù của giang hồ.
    Xuân điển nói chung chia làm mật ngữ phi ngôn ngữ và mật ngữ ngôn ngữ, tức tiếng lóng không phát ra tiếng và tiếng lóng nói thành tiếng, cả hai đều vận dụng thí dụ hoặc tính song nghĩa của hình tượng và đạt tới hiệu quả hoạt bát hài hòa vô cùng thú vị.
  8. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Bí mật tiếng lóng giang hồ

    Tam giáo cửu lưu (tam giáo là ba đạo Nho, Phật, Đạo (Lão), cửu lưu chỉ các dòng Nho gia, đạo gia (đạo sĩ), âm dương gia, pháp gia, danh gia, mặc gia, tung hoành gia tạp gia và nông gia; chỉ chung các phái tôn giáo và các nghề trong xã hội xưa - ND) tập hợp thành giang hồ thần bí và phức tạp.
    Trừ tam giáo là Nho, Thích (Phật), Đạo (Lão), cửu lưu lại chia thành ba cấp thượng, trung, hạ. Thượng cửu lưu gồm có một tể tướng, hai thượng thư, ba đô đốc, bốn phiên niết (pháp quan xưa), năm đề đài (dài ở triều đình như ngự sử đài - ND), sáu trấn dài, bảy đạo (đạo doãn, phủ doãn - ND), tám phủ (tri phủ) chín tri châu. Trung cửu lưu : một thầy thuốc, hai kim (tức "bát tự" là người xem tướng số, dùng thiên can địa chi hợp với giờ, ngày, tháng, năm sinh để bói cho người khác - ND), ba là phiêu hàng (người viết thuê) bốn suy (người đoán chữ), năm cầm kỳ (đàn, cờ), sáu thư họa (viết, vẽ), bảy tăng (sư), tám đạo (đạo sĩ), chín ma y (xem tướng). Hạ cửu lưu : một là vương bát (người làm nghề lầu xanh), hai là quy (kẻ môi giới, mai mối), ba là kịch tử (con hát), bốn là suy (thổi kèn, đánh trống), năm là đại tài (nhà trò), sáu tiểu tài (làm hề), bảy sinh (thợ cất tóc), tám kẻ cướp, chín thổi khói (người đốt lò, nguyên văn ?oổi yên giả"). Mỗi hạng lại có tiếng lóng riêng của hạng mình như thầy thuốc là "tế băng công", thợ mộc là "giáp ất sinh" v.v... Làm một võ sư đi lại giang hồ không chỉ thuộc nhiều tiếng lóng hành nghề các loại mà còn phải giỏi ở hạng mình. Ra khỏi cửa nhà là đã ở ngoài rồi , bất kể đến nơi nào trước hết phải đến bái kiến người có địa vị cao trong làng võ địa phương, đồng thời phải nói một tràng tiếng lóng giang hồ giới thiệu rõ ràng, không thế là sinh phiền ngay.
    Nói chung các phái võ thuật đều có tiếng lóng riêng của phái mình, còn tiếng lóng lưu hành trong võ lâm thật rộng rãi cho mọi người đều biết thì có đao là "phiến tử", kích là "nguyệt nha phong" (mũi trăng liềm), chùy thủ là đình tử (bậu cửa sổ), ông già là cao (bánh bột), cô gái là dậu nhi (đậu con), chàng trai trẻ là nha nhi, uống nước là khâu chung (khép chén), cầm đũa là ban lương (dời xà nhà) lau mặt là thiếp phu (dán da), hút thuốc là bảng hỏa (nhảy lửa), lên bệ lò ấm gọi là bảng dài (nhảy đài), sưởi lửa là lĩnh giáp,bước qua cửa là mại kê (bán gà), nhảy cửa sổ là lưu câu (chuồn khỏi vòng), giày dép là thích sĩ (thợ đá), mũ là đỉnh thiên (đội trời), kính đeo mắt là hộ kiểm (che má), tất chân, xà cạp là thuận thoái (thuận chân), cái quần là đặng không (xỏ không), áo cánh là tiểu la khảo, thiên (ngàn) là cán (làm), người là đinh, Nam là dương, Bắc là mạc (lãnh đạm), Đông là đảo, Tây là liệt (bày ra), chó cắn là bì oa tử bạo đậu tử (bé da thọc đậu hạt), người ta đánh giết tới là thủy mạn liễu (nước tràn rồi), đi ra ngoài là lão khoan (quá rộng), bạc là lão qua (dưa già), thương, giáo là điều tử (vật thon dài), đại đao là hải thanh tử, thương có ngù (hoa thương) là hoa điều (que hoa), súng tây là lừa đen con, súng trường là phân tử, phún tử (ống phun), mua súng là xuyến mạn tử (xâu giây leo), mua đạn là xuyến phi tử (xâu chuỗi), chết rồi là toái liễu (nát rồi) v.v..., không thể nào kể cho xuể được.
  9. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Biệt hiệu của các nhân vật võ lâm
    Nhân vật võ lâm lấy biệt hiệu (nguyên văn "hồn hiệu?) là hình thức truyền thống của giới võ thuật. Lai lịch biệt hiệu không như nhau, có người tự đặt nhưng phần lớn được người khác tặng cho.
    1. Do võ nghệ cao cường , từ một loại tượng hình nào đó mà thành tên.
    Nhà võ thuật lừng danh Tôn Học Đường tinh thông Thái cực, Hình ý quyền, Bát quái chưởng, diễn quyền ra thế nhanh nhẹn như khỉ vượn, được võ lâm gọi là "hoạt hầu tử" (khỉ lanh lẹn): hoặc Nguyên Giáp tinh thông Mê tung quyền, thân hình cao to như hùm như hổ, bị bệnh ho khạc, mặt vàng như sáp ong, người ta gọi là "Hoàng diện hổ" (hổ mặt vàng). Những người khác như ưng trảo vương (vua ưng trảo) Trần Tử Chính, Kim la hán (la hán vàng) Diệu Hưng, Diều tử Cao Tam, Tiểu bạch viên (vượn trắng con) Trần Phong Kỳ, Thiết la hán (la hán sắt) Từ Triệu Hùng, Hồ điệp Lý (bươm **** Lý) Lý Bảo Vinh, yến tử (chim én) Quách Tường Sinh, Hắc hổ (hổ đen) Hình Tam, Thông tý viên (vượn dẻo tay) Hồ Thất, Hạt la hán (la hán mù) Trương Lạc Trung, Túy quỷ (quỷ say) Trương Tam.
    2. Do chức nghiệp làm việc và đọc trưng cục bộ mà thành hiệu.
    Danh gia Bát quái chưởng Trình Đình Hoa lấy việc làm kính đeo mắt thành nghề nên kẻ địch gọi là "nhãn kính Trình". Lưu Phong Xuân kinh doanh hoa cài đầu phụ nữ nên có tên "hoa cài đầu Lưu?. Các người khác như "ngựa gỗ" Mã Quý, "ngựa xám" Mã Hoài Kỳ, "bán áo cũ Lương" Lương Chấn Bồ, "nam châm Dương" Dương Tuấn Phong, ?othợ ủng Trương" Trương Tâm Trai, "Bí tử Lý" (mũi Lý) Lý Đoan Đông, "Thiết trọc sấu? (vòng sắt gầy) Doãn Phúc, ?oThâm nhãn Vương" (vua mắt sâu) Vương Bộ Cao, "Hàn đại hoa hài" (Hàn hài hoa lớn) Hàn Quý Sinh (còn những người khác luyện võ thích đi hài nhung đỏ), "Thần phả tử" (thần khập khiễng) Quách Thành Nghiêu, "Trại Thắng Anh" Trần Thiện.
    3. Do loại quyền cước nào đó, do "tuyệt kỹ" mà thành tên.
    Vương Tử Bình là nhà võ thuật nổi tiếng ở Thương Châu từng đánh bại các đại lực sĩ, các nhà quyền thuật Mỹ, Anh, Pháp, Nhật. Có lần đang đi phố ông thấy một con ngựa ***g như điên cuồng nguy hiểm đến tính mạng người đi đường, ông xông tới hét lên một tiếng túm chặt lấy cương ngựa kéo lại, con ngựa bị kéo mạnh không cựa được nữa, về sau kẻ địch gọi ông là "sức thần Vương". Nhà võ học nổi tiếng về Hình ý quyền, Bát quái chưởng Trương Chiếm Khôi tài nghệ cao cường "ra đòn nhanh như diện chớp nên có tên "Thiểm diện thử' (tay chớp nhoáng). Danh gia Bát quái chưởng Thi Kế Đông cước pháp tinh tuyệt, người đời gọi là "Tặc thoái" (giặc chân). Các người khác như "Thần thử? (tay thần) Đường Điện Khanh, "Thiết bả chưởng" (chưởng tay sắt) Ngô Hội Thanh, thiết thoái" (chân sắt) Ngụy Tán Khôi, "Khoái thử' (tay lẹ) Hoàng Trung Niên, "Vạn năng thử' (tay vạn năng) Tôn Thông, Thiết cách bác" (cẳng tay sắt) Lưu Tuấn Linh, Thiết tý (cánh tay sắt) Lưu Cửu Sinh, "Tý thánh" (tay thánh) Trương Sách, "Phi thoái" (chân bay) Lưu Cảnh Sơn, "Thần quyền" Quách Vĩnh Phú, "Quyền ma Sái Quế Cần, "Yến tử? (chim én) Lý Tam, "Thiên lý truy phong hiệp" (hiệp sĩ đuổi gió ngàn dặm) Mã Phượng Đồ, ?oMã bộ tam đao" (ngựa chạy ba dao) Hà Khoái Giao.
    4 Nhờ khí giới, ám khí mà nổi danh.
    Danh gia Hình ý quyền Lý Tồn Nghĩa năm 1900 tham gia Nghĩa hòa đoàn đánh lại liên quân tám nước, tay cầm đơn đao xông trận, máu ướt đẫm áo, người thời đó gọi là "Vua đơn đao". Đời thứ sáu của môn Bát cực quyền là Lý Thư Nghĩa trừ giỏi môn Bát cực quyền ra còn giỏi môn ?oLục hợp thương" nổi tiếng một thời, được võ lâm gọi là ?oThần thương" Lý. Các người khác như Đại đao Vương Ngũ, Đại thương Lưu Đức Khoan, Tiên hoa (tiên là roi mềm) Ngô Bân Lâu, ?othương hoa" Hồ Lão Phụng, .Song đao Lý Phong Cương, "Phi soa thái bảo" Trịnh Hoài Hiền, Thần đạn cung (cung đạn thần) Mã Hoa Đình, "Thần đạn tử" (đạn thần) Ngô Anh Hào.
    5. Do khu vực hoạt động của nhân vật hoặc số người hợp thành tên.
    Nhà võ thuật đầu thời Dân quốc (từ 1911 Đỗ Tâm Ngũ tinh thông võ công của "Tự nhiên môn", hoạt động lâu năm ở khu vực phía Bắc, hành hiệp trượng nghĩa được làng võ tôn xưng là "Bắc phương đại hiệp" (đại hiệp phương Bắc). Người cùng thời có Lam Bá Yến ở Tứ Xuyên giỏi võ công phái Nga Mi, hoạt động lâu năm ở phương Nam nên cũng được tôn là "Nam phương đại hiệp". Những người khác như "Đại hiệp Xuyên Tây" Dương úy Chi, "Hoài Bắc đại hiệp" Vương Nhất Phiêu, "Tề tổ đại hiệp" Đinh Ngọc Sơn, "Đà Nam hiệp" Hàn Kỳ Xương, "Giang Nam tiêu khách" Hà Ngọc Sơn "Giang Đông lão hổ" Lâm Huy Quế, "Bá châu Lý" Lý Mậu Xuân, "Cái Kinh Nam" (cái là che, cái thê) Trình Dung. Tháng 10 năm 1929 cuộc thi võ toàn quốc ở Quốc thuật quán Nam Kinh kết thúc xong, bèn phái Phụ Chấn Trung, Cố như Chương, Vạn Lại Thanh, Cảnh Đức Hải, Vương Thiếu Chu năm người xuống phương Nam ở Quảng Châu thành lập Quốc thuật quán Lưỡng Quảng là Quảng Đông, Quảng Tây, trong lịch sử võ thuật được gọi là "ngũ hổ hạ Giang Nam" (năm hổ xuống Giang Nam) đồng thời còn được vinh dự gọi là "ngũ hổ tướng". Nhà võ thuật lừng tiếng Hoắc Nguyên Giáp sau khi bị người Nhật hại, việc của Hội Tinh Võ do Trần Công Triết, Lô Vĩ Xương, Diêu Bá Thiềm ba người chủ trì, người thời đó gọi là "Tinh Võ tam hữu?. Các người khác như "tam kiệt họ Lý" Lý Tử Dương, Lý Trình Chương, Lý Tinh Giai, "tam kiệt họ Châu? là Châu Quốc Phúc, Châu Quốc Trinh, Châu Quốc Lộc, "tam kiệt đất Thương châu? là Vương Tử Bình, Đồng Trưng Nghĩa (sách ghi thiếu một người - ND), "Thẩm Dương tam lão" (ba ông già ở Thẩm Dương) là Hách Minh Cửu, Hồ Phụng Tiên, Trương Thanh Sơn v.v..
  10. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Võ say là một môn võ thuật của Trung Quốc. Các động tác của môn võ say rất đa dạng, có lúc nhẹ như đang nâng cốc rượu đầy, có lúc lại bổ nhào như người đang quá say; lúc ngã sấp xuống, lúc đứng khựng lại bất động, không tiến không lùi. Khi võ thuật đã thực sự điêu luyện, bạn sẽ có dáng đi uyển chuyển, thân mình mềm mại, sức khoẻ dẻo dai, tinh thần phấn chấn.
    Chính vì hình thức các động tác môn võ say phong phú và linh hoạt, kiến cho người tập rất say mê. Đó chính là lý do để môn võ say được tồn tại và lưu truyền đến ngày nay.
    Đặc điểm của môn võ say là: ngụ ý của quyền pháp giống như hình người say rượu, tiềm ẩn một sức mạnh trong thế đứng và thế vồ; thân người từ thế uốn từ đông sang tây, luôn vươn ngẩng về phía trước cúi gập xuống phía sau, trong một trạng thái giống như say. Động tác có nét giống như con thú vồ quắp, có động tác bật như đá móc, nghiêng người né tránh, vung tay lên chém xuống. Động tác chân bao gồm thế tiến, thế lùi. Song trong thế đứng và thế bổ nhào đều có chứa đụng thế tiến công và thế phòng ngự kỳ diệu của toàn thân lúc vồ, lúc lật, lúc cắt, lúc khoá.
    Những đặc điểm kể trên khiến cho quyền pháp, cách ngã và dáng hình say từ những môn loại riêng biệt hơn thành một chỉnh thể, tạo nên một phong cách võ thuật độc đáo, thú vị và vô cùng hấp dẫn, đồng thời khi tập luyện cũng luôn luôn đòi hỏi những yêu cầu ngày một cao hơn.

    Tập luyện môn võ say có tác dụng rất tốt toàn diện đối với cơ thể, nó khiến cho các bắp thịt săn chắc và đầy sức mạnh, các khớp xương cử động mềm mại và linh hoạt, nâng cao sức chịu đựng và sức bền của cơ thể, tạo nên một cảm giác thăng bằng, thần kinh và cơ bắp luôn hoạt động linh hoạt, khoẻ mạnh, máu lưu thông tốt. Các cơ quan hô hấp cũng như các cơ quan nội tạng luôn được kích thích hoạt động tích cực. Như vậy, môn võ say có thể đảm bảo cho việc rèn luyện thể chất tốt của con người.

Chia sẻ trang này