1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Học Võ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Olympic, 19/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    BẢY MƯƠI HAI NGHỆ THIẾU LÂM
    1.Nhất chỉ kim cương pháp
    2.Túc xạ công (bắn bằng chân)
    3. Hà mô công (ếch)
    4. Bạt đinh công (nhổ đinh)
    5. Bao thụ công (ôm cây)
    6. Tứ đoạn công (bốn đoạn)
    7.Nhất chỉ thiền công (một ngón tay)
    8.Thiết đầu công (đấu sắt)
    9.Thiết bố sam (áo giáp sắt)
    10.Bài đả công
    11.Thiết tảo trửu (chổi sắt quét)
    12. Trúc diệp thủ (tay lá trúc)
    13.Ngô công khiêu (rết nhảy)
    14.Ðề thiên cân (nhấc ngàn cân)
    15. Tiên nhân chưởng (chưởng tay tiên)
    16. Cương nhu pháp (phép cứng mềm)
    17.Chu sa chưởng (chưởng chu sa)
    18.Ngọa hổ công (hổ nằm)
    19.Tù thủy công (lội nước)
    20.Thiên cân hạp(cánh cống ngàn cân)
    21. Kim chung trạo (chuông vàng úp)
    22.Tỏa chỉ công (khóa ngón)
    23.La hán công
    24. Bích hổ du tường công (thạch sùng leo tường)
    25.Tiên kình công (kình lực roi)
    26.Tỳ bà công (gảy đàn tỳ bà) .
    27.Lưu tinh trang (tấn lưu tinh)
    28.Mai hoa trang (cọc hoa mai)
    29.Thạch toả công (khóa đá)
    30.Thiết tý công (cánh tay sắt)
    31.Ðàn tử quyền (quyền bật)
    32.Nhu cốt công (xương mềm)
    33.Song toả công (hai khóa)
    34.Xuyên liêm công (xuyên rèm)
    35. ưng trảo công (vuốt ưng)
    36.Thiết ngưu công (trâu sắt)
    37.ưng dực công (cánh ưng)
    38.Dương quang thủ (tay mặt trời)
    39.Môn đáng công (luyện hạ bộ)
    40.Thiết đại công (túi sắt)
    41. Yết Ðế công (nhào lộn kiểu Yết Ðế)
    42. Quy bối công (lưng rùa)
    43. Thoản tung thuật (nhảy ngược)
    44. Khiêu dược pháp (tung nhảy)
    45. Thiết tát công (gối sắt)
    46. Khinh thân thuật
    47. Ma sáp thuật (cài cắm)
    48. Thạch trang công (tấn đá) .
    49. Thiết sa chưởng
    50. Nhất tuyến xuyên (xuyên một đường)
    51. Hấp âm công (hút âm)
    52.Thương đao bất nhập pháp (thương đao chẳng vào)
    53.Phi hành công (đi như bay)
    54.Ngũ độc thù (tay năm thứ độc)
    55.Phân thủy công (rẽ nước)
    56.Phi thiềm tẩu bích (bay bờ mái chạy trên vách) thuật.
    57. Phiênđằng công (lật lăng)
    58. Bá mộc trang (tấn cọc bách)
    59. Bá Vương trửu (khuỷu tay Bá Vương)
    60. Niêm hoa công (hái hoa)
    61. Bài sơn chưởng (chưởng đẩy núi)
    62. Mã yên công (yên ngựa)
    63. Ngọc đới công (thắt lưng ngọc)
    64. âm quyền công (quyên âm)
    65.Sa bao công (bao cát)
    66.Ðiểm thạch công (điểm vào đá)
    67.Bạt sơn công (bạt núi)
    68.Ðường lang trảo (trảo bọ ngựa)
    69.Bố đại công (túi vải)
    70.Quan âm chưởng
    71. Thượng quán công (quán là cái hũ)
    72. Hợp bàn công.

  2. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Thất thập nhị huyền công Thiếu Lâm Tự
    Võ công Thiếu Lâm được khám phá, trước tác bổ túc thêm mỗi ngày mỗi nhiều qua tinh thần kích lệ di ngôn của ***** để lại, do đó các Sư trưởng, các cao thủ thiên tài Thiếu Lâm Tự, lần lượt phân chi khai sinh nhiều lối luyện công vô cùng mới lạ, nhiều bài quyền tân kỳ nổi danh như: Bạch Ngọc Phong đời nhà Nguyên nương theo bài Tiểu La Hán quyền 18 thế, chế ra bài "Linh thú ngũ quyền" gồm Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc mỗi bài nếu thu hẹp lại thì có 4 cách biến chuyển theo tư thế của 4 loài thú tiên, cách luyện cực kỳ chậm chạp, bài này sau được dành cho môn đồ sở đẳng luyện nội công nhập môn trước khi chính tông luyện công ở các bực cao hơn. Cũng bài này khai triển thành 128 thế với những đường quyền, cước vô cùng lợi hại: Khi nhu khi cương, khi hư khi thực, chợt cao chợt thấp, chợt xa chợt gần, biến ảo dị thường.
    Minh Tông đại sư một hôm đang luyện bài Mê tông La Hán quyền, chợt nhìn ra sân chùa, thấy những cách mai rơi rụng lạ lùng trước cơn gió tàn đông, hòa điệu với tuyết phủ, người quyên mất thực tại, chân vẫn bước theo bộ vị mà tay cứ uốn éo theo tư thế của những cánh hoa rơi, mỗi cánh mai rơi rụng một khác, sau này người khám phá ra những thế quyền mới, trong ba ngày đêm sáng tác một loạt 5 bài quyền, gọi là "Ngũ Lộ Mai hoa quyền" bốn bài đánh theo bốn phương Nam, Bắc, Ðông, Tây một bài chủ tại trung ương, tổng hợp của 4 bài kia, vận khí nhiều hơn dụng lực, bài này sau được chuyển danh thành "Mai Hoa Phong Vũ quyền", gọi tắt là Phong quyền, chủ nhu hòa vận khí, từ thế ẻo lả mềm mại như không có hơi sức. Phong quyền chuyên đánh gió, là khắc tinh của Lôi quyền. Ai đã từng luyện 5 bài Mai Hoa đều nhận thấy điều đó. Nhiều người lầm tưởng "Ngũ lộ Mai Hoa" là sáng tác của Ngũ Mai lão ni đời Mãn Thanh. (Hai danh từ giống nhau chỉ là sự trùng hợp vô tình. Ngũ Mai Lão ni nguyên họ Hoàng Hoa ở Bạch hạc sơn, Long sơn Tự, Họ Hoàng Hoa ở chân núi Bạch Hạc: Hoàng Hoa trại, trại được lập từ đời vua Sùng Chính nhà Minh, đặc biệt của phái "Bạch Hạc " là thương pháp nổi danh nhất có bài "Bạch Hạc thiết hê thương" ) còn quyền cước hoàn toàn thuộc Thiếu Lâm.
    Chiêu Ðức sư trưởng nương theo bài La Hán Lôi quyền chế ra bài Lôi Quyền, một bài quyền với lối đấm đá ào ạt, mạnh như vũ bão, nhanh như điện chớp, bài này dùng để kết thúc trận đánh, hoặc giải quyết thần tốc trong đám địch thủ đông người.
    Năm pho sách của ***** để lại quá súc tích, hàm dưỡng nên đã trải qua bao nhiêu thế hệ, mỗi người một cách khai thác mãi không bao giờ hết. Từ 5 pho sách ấy những võ công mới lạ cứ sanh nở ra mãi, có người cao hứng mai lo luyện tập và truyền dạy những lợi thế của mình, lần ra những nguyên tắc căn bản. Thiếu Lâm phái nổi lên một phong trào sáng tác sôi nổi hơn bao giờ cả -- xưa nay vật cùng tắc biến, thế sự thăng trầm, tột độ của sự hưng thịnh là điều sắp suy tàn, các trưởng lão Thiếu Lâm Tự dư hiểu điều đó, các ngài lo buồn và bắt buộc hành động để cứu vãn tình thế.
    Mùa thu năm 1333, tây lịch, vào đời vua Huệ Tôn (Thuận Ðế) niên hiệu Nguyễn Thông, Ðại Hội võ thuật Thiếu Lâm khai mở, không phải để biểu diễn võ công tường trình công tác, mà để chỉnh lý nội bộ. Ðại Hội này có mặt bốn vị Trưởng Lão tiền bối Thiếu Lâm đã ẩn cư gần 20 năm nay, nay lại xuất hiện để minh chức cho một khúc quanh trong lịch sử Thiếu Lâm.
    Triệu tập Ðại Hội do sư trưởng đời thứ 12: Nguyên Hạnh thiền sư, dự Ðại hội gồm có các trưởng tràng chi nhánh, các tân, cựu môn đồ, các quan nhân (nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh) mục đích của Ðại Hội là cảnh cáo các võ sư tự ý mở dạy bừa bãi công phu sở trường của mình, không sát với chương trình đã ấn định và tiêu chuẩn của Thiếu Lâm phái, kỳ Ðại Hội cũng sửa lại một vài qui điều đã lỗi thời. Suốt hai tháng bàn cãi sôi nổi, gần 700 đại diện chi nhánh võ phái toàn quốc đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, phần cuối Ðại Hội vô tình lái qua một hướng khác: các võ sư địa phương, các cao thủ đưa ra những môn tu luyện mới lạ từ sau ngày ***** viên tịch, mà các môn này đã được các Sư trưởng tiền nhân cứu xét và chấp nhận đặc cách vào danh sách võ công hậu bộ của Thiếu Lâm, không một lý do nào lại không được tu luyện nếu mình cảm thấy có sở trường ăn khớp với môn đó. Sau gần nửa tháng bế tắc Ðại Hội và Sư trưởng chưa tìm ra phương pháp thích đáng thì Nguyên Nhiên tăng một? môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm đưa ra ý kiến là phải tập những võ công căn bản, sau đó ai có thiên tài gì tùy ý luyện riêng. ý kiến được chấp nhận. Sau khi tổng kết lại thì ngoài 5 pho sách do ***** lưu truyền, số sáng tác sau này có cả ngàn thứ khác nhau, được xếp thành 72 loại, dù sau này có một thiên tài tìm thêm được các công phu mới nữa, và có la lớn lên rằng đây là loại đặc biệt chưa từng có thì cũng vui lòng được cho xếp vào một trong 72 trên vì cùng thứ và không ngoài 72 thứ mà Ðại Hội đã ấn định, vd. như có nhiều cách tập khinh công khác nhau, cách tập có nhiều nhưng chung quy cũng để luyện khinh công thì được xếp vào tuyệt kỹ thứ 15 : có tất cả 8 phương pháp tập thủy công khác nhau và dù sau này có thêm nhiều cách mới nữa thì cũng thuộc bộ thủy công .. 72 môn loại này được thiên hạ truyền thành danh là 72 tuyệt kỹ, danh từ đặc biệt của Thiếu Lâm gọi là "Thất thập nhị huyền công niên tuyệt kỹ".
    Chỉ cần luyện thành công một trong 72 tuyệt kỹ này cũng đủ căn bản ra thành lập một võ phái, lần đầu tiên một cao tăng Thiếu Lâm luyện được 7 tuyệt kỹ vang danh và kỳ nhân trong giới võ lâm Trung Hoa.
    Thích Phước Ðiện
  3. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    BỐN ÐẠI CÔNG PHÁP VÕ ÐANG
    1.Nhuyễn khí công :
    văn bát giá hòa huyết công, võ bát giá hòa huyết công,Tiểu Chu thiên luyện khí công, Tiểu Chu thiên dưỡng khí công, Tiểu Chu thiên luyện tính công, Tiểu Chu thiên dưỡng tính công, Tiểu Chu thiên luyện khí luyện tính công, Tiểu Chu thiên dưỡng khí dưỡng tính công, Tiểu Chu thiên hợp khí công, Tiểu Chu thiên hỗn nguyên nhất khí công, Tiểu Chu thiên tam trạo công, Tiểu Chu thiên địa tiên công, Ðại Chu thiên luyện tức công, Ðại Chu thiên dưỡng tức công, Ðại Chu thiên bế tức công, Ðại Chu thiên luyện khí dưỡng khí công, Ðại Chu thiên luyện tính dưỡng tính công, Ðại Chu thiên hỗn nguyên nhất khí công, Ðại Chu thiên tam trạo công, Ðại Chu thiên thiên tiên công.
    2.Ngạnh khí công (khí công cứng) :
    Bản công, Thiên quân trụy để công, Thống tử cường tráng công. Thống tử thiết đầu công, Thống tử thiết đỗ công, Thống tử thiết bản công, Thống tử tam trạo công, Thống tử bế tức công, Thống tử giáp đả công, thống tử miêu hoa công, Thống tử ác hổ công, Thống tử thiết thoái công, Thống tử thiết tý công, Thống tử thiết chỉ công, Thống tử kim chung trạo, Thống tử thiết bố sam, Thống tử thiết tất công, Thống tử thiết bột công, Thống tử bài đả công, Thống tử kỹ kích công, Thống tử giao thủ công, Thống tử yên hầu công, Thống tử thiết quyền công, Thống tử thiết đao công, Thống tử hộ tâm công, Thống tử đại lực công, Thống tử dị thuật công, Thống tử phản bối đồng nhân công, Thống tử đà đao công, Thống tử hạ bộ công, Thống tử thiết bản kiều công, Thống tử thiết đáng công, Thống tử thiết chưởng công, Thống tử thiết trửu công.
    3.Khinh khí công (khí công nhẹ):
    Thần hành bảo kiện công, Thần hành cường tráng công, Thần hành ứng địch công, Khinh thân chi tử công, Thần hành thái bảo công, Khinh thân đằng không thuật, Khinh thân thoàn tung thuật, Khinh thân khiên dẫn thuật, Khinh thân phi thiềm thuật, Khinh thân tẩu bích thuật, Bích hổ du tường công, Bích hổ thiếp, Bao bích công, Phá hành thuật, Tẩu chi thuật, Ðáp cước pháp, Yến tử bát phiên xí, Lý thủy pháp, Yến sao thủy.
    4.Ðặc tuyệt kỹ :
    Thận tử nội dưỡng công, Thận tử khứ bệnh diên niên công, Thận tử cường tráng công, Thiết đáng giáp đả công, Ðả huyệt thương địch công, Ðả huyệt tổn địch công, Ðả huyệt cức địch công ("cức" là giết chết), Hỗn nguyên kim thủ, Hỗn nguyên mộc thủ, Hỗn nguyên thủy thủ, Hỗn nguyên hỏa thủ; Hỗn nguyên thổ thủ, Hắc sa sao sa thủ, Hắc sa khảo sa thủ, Hắc sa phi sa thủ, Hắc sa tố sa thủ, Hắc sa mê hồn pháp, Hồng sa thao sa thủ, Hồng sa khảo sa thủ, Hồng sa phỉ sa thủ, Hồng sa tố sa thủ Hồng sa hỗn nguyên pháp, Hồng sa câu hồn pháp, Hỗn nguyên luyện nhất độc, nhị độc, tam độc, tứ độc, ngũ độc, Hỗn nguyên hợp độc pháp, Ngũ độc đoạn hồn pháp, Ma thủ nhất thanh lôi, nhị thanh lôi, tam thanh lôi, tứ thanh lôi, ngũ thanh lôi, Ma thủ nhất thiểm điện, Ma thủ nhị thiểm điện, tam thiểm diện, tứ thiểm điện, ngũ thiểm diện, Lôi điện giao hợp pháp, Ngũ độc thiểm diện pháp.
  4. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Rồng (long) với võ thuật.
    Rồng là vật tổ (tô tem) cổ xưa ở Hoa Hạ lại cũng là điểm ngưng tụ tâm lình của con cháu Viêm, Hoàng (hai vị vua theo truyền thuyết cổ dại ở Trung Quốc - ND) hiện nay, là vật tượng trưng cổ vũ mọi người hăng hái tiến tới. Rồng là một sản vật trong tưởng tượng của họ, mang sắc thái lãng mạn chủ nghĩa và anh hùng chủ nghĩa. Rồng : thân rắn, đầu ngựa, mắt trâu, sừng hươu, vuốt ưng, đuôi bờm, vẩy cá và có râu. Rồng có thể lật sông dốc biển, đằng vân giá vụ (lướt mây cười sương), trong lĩnh vực văn hóa của Trung Quốc đâu đâu cũng thấy vết tích của rồng và trong phong trào võ thuật cũng như vậy. Hình thức và nội dung ban đầu của vật tổ vừa bắt đầu đã quyết định ngay đặc trưng hình thức truyền thống dân tộc của đất nước chúng ta. Hình tượng con rồng uốn khúc lượn bay ngưng tụ lý tướng tốt đẹp nhất của dân tộc Trung Hoa, đó là hóa thân của sức mạnh, hóa thân của cái dẹp. Ðiều này đã khiến võ thuật Trung Hoa từ lúc bắt đầu sinh ra đã mong tìm "khí thế bát ngát, thần vận lưu dộng, cương nhu tương tế'. Những dộng tác "xuyên, lăn, xoay, chuyển; né, tránh, lạt, lăng" trong võ thuật cốt biểu hiện tiết tấu âm vận của đối tượng tự nhiên và thế giới khách quan nhưng lại phù hợp với sự biến hóa, thống nhất của quy luật hình thức, đủ thấy võ thuật Trung Hoa từ lúc sinh ra và phát triển có tương quan chặt chẽ với tâm lý văn hóa, thẩm mỹ của dân tộc Trung Hoa biết chừng nào. Trong các chiêu số của các "bài múa" và "tán thủ của võ thuật" (mấy từ này dọc theo âm Bắc Kinh đã Việt hóa là 'thao lư', "xán sẩu " của "ủ sư', được dùng chính thức theo luật của Liên đoàn "ủ sư' thế giới quy định - ND) lấy long" (rồng) để đặt tên, phần lớn theo hai loại sau : một là do kỹ thuật bắt chước những động tác "xoay, vặn, co, rút, đao, đánh, xuyên, lăn" đạt tới độ thế thân trầm xuống, vút lên như hình rồng đang dờn nước, bên trong ngầm chứa vô vàn sức mạnh. Một loại khác là trong các động tác kỹ thuật ghép chữ "long" vào để biểu thị võ thần mạnh mẽ, huyền diệu khó lường. Trước mắt, các bài võ trong võ thuật của chúng ta có dính đến chữ "long" là : Long hình quyền (Nam và Bắc Thiếu Lâm đều có), Hỏa long quyền (rồng lửa) của phái Nga Mi, Thanh long quyền, Hắc long quyền, Thanh long xuất hải quyền (rồng xanh ra khỏi biển), Nhị long thương châu quyền (hai rồng cướp hạt ngọc), Bàn long quyền (rồng cuộn), Bàn long khấu quyền (khấu là cướp), Võ Ðang long môn quyền, Phúc Kiến long môn hiệp quyền (hiệp là hòa hợp), Long hổ quyền, Tứ Xuyên long quyền, Phúc Kiến địa long quyền, Long hình du thân bát quái chường, Thái ất hỏa long chưởng, Hình ý long hổ đấu, Long hình thái cực, Khổng môn bức long châu quyền, Phi long trường quyền. Về khí giới thì có : Long đầu đại quải Long đầu cán bổng, Thiếu Lâm song bàn long côn, Ðơn bàn long côn, Bàn long kiếm, Thiếu Lâm hành long kiếm, Phi Long hổ côn, Long hình tảo đường côn, Cổn long thương, Long phụng song kiếm, Long môn kiếm, Hàng long côn, long hình kiếm, long hình đao, Kim long trảo, Thanh long đại đao, Thanh long kích, Long đầu can kích, Long tuyền kiếm, Long uyên kiếm, -Long lân chuỳ thủ, long lân đao, Long tước đao. Về công pháp thì có long trảo công v v... về chiêu pháp tán thủ thì có : Thanh long hí châu, Ô long bài vĩ, Nhị hổ cầm long, Ngũ trảo cầm long, Thanh long thám trảo, Long tranh hổ đấu, trớp long thám thủ, Thanh long thủ, Ô long giảo trụ, Long hổ thủ, Thanh long xuất thủy, Thanh long xuất hải, Kim long giảo vĩ, Giao long phiên cổn, Thanh long đài thủ, Kinh long phiên thân, Ô long hí ba, Nhị long thường châu, Song long xuất hải, Song long phục giao, Lão long ngâm tuyền v.v...
  5. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Múa võ và võ thuật.
    Ðời Thương (thế kỷ 17 - thế kỷ 11 trước Công nguyên), Chu (thế kỷ 11 đến năm 256 trước Công nguyên) phát triển múa võ có có dụng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của phong trào võ thuật. Căn cứ sử liệu ghi chép lại, từ xã hội nô lệ hoạt động vũ đạo đã phát triển tương đối rộng rãi là vì "ngô thần" (chữ "ngô thần" có thể dịch theo hai nghĩa là "thần khoái lạc hoặc "tinh thần vui vẻ" đều có ý nghĩa phù hợp, xin ghi lại cả hai - ND), trong khi tế cúng tổ tiên và cúng thần thì nhảy nhót các kiểu múa để thần về hưởng thụ. Người ta dùng các vật phẩm tốt nhất để tế thần, sự vui sướng của thần đương nhiên cũng là sự sướng vui của con người. Theo sự ghi chép lại của sách "Chu Lễ" thì ở xã hội nô lệ khi tế thiên thần phải nhảy điệu "vân môn vũ" (múa cửa mây), khi tế địa thần (thần đất) phải nhảy .điệu 'hàm trì vũ" (múa ao mặn), tế thần bốn phương phải múa "đại khánh vũ" (múa khánh lớn), khi cúng tế tổ tiên mẫu hệ phải nhảy "đại tượng vũ" (múa voi lớn), tế cúng tổ tiên phụ hệ phải múa "đại võ vũ" (múa đại võ). Cúng tế là việc lớn đời Thương, Chu "Việc lớn của nước, duy chỉ có tế và quân sự". Chiến tranh quyết định sự sống chết mất còn của một quốc gia dân tộc, còn cúng tế biểu thị sự hưng thịnh của một quốc gia: Các điệu múa may tế lễ làm cho tổ tiên thần thánh vui sướng là điều quang vinh, cũng là việc ai ai cũng tranh thủ tham gia và việc học các điệu múa đã trở thành "hoạt động xã hội được triển khai phổ biến. Thời đó ngoài việc triển khai múa tế lễ ra trong các kỳ yến hội lễ tiết cũng đều có múa. "Múa, nội dung của vui, dùng vào việc võ là thành múa võ". (Nguyên văn : "Vũ giả tạc chi dung" - chữ "lạc" còn đọc là "nhạc": là âm nhạc, dùng ở đây thành :,nội dung của nhạc" cũng có nghĩa. Xin ghi lại để tham khảo - ND - "dụng khi vu võ sự, tắc vi võ vũ" - "Sơn đường tứ khảo" quyển trưng tập 15). Xét theo nguồn gốc sâu xa của lịch sử thì thời dó múa võ và luyện võ kể cũng khó mà phân chia rành rẽ, hai môn tuy có khác nhau nhưng cũng có liên hệ. Múa võ cũng thường kết hợp với việc lớn tế lễ và hoạt động tôn giáo. Võ thuật nguyên là cùng với việc huấn luyện quân sự gắn chặt không thể chia rời. Trong nghi thức duyệt binh trước chiến tranh, tay cầm binh khí đánh nhau mà nhảy múa là diễn hình của múa võ. Khi đã thắng trận thường thường nổi hứng biểu diễn lại những kinh nghiệm đã đưa lại chiến thắng để biểu thị oai vũ và vinh quang dần trở thành múa. Sách cổ đã nói "Tay thì múa, chân thì dậm", cái cảnh tượng cả ca lẫn múa này chính là "ca múa" để biểu thị võ dũng khải hoàn: Sách cổ cũng nói "chấn vũ' huy vũ và "vũ cán vũ' v:v..: (đây có ba chữ "vũ" khác nhau : hai chữ vũ ở trên là võ, chữ vũ thứ ba là múa, chữ vũ cuối cùng là lông vũ chỉ cây gậy múa có buộc lông chim - ND) đều để biểu thị sự "múa võ" mừng thắng lợi. Múa võ trừ múa can thích (búa cán dài) ra, còn "đại múa võ" nữa. "Ðại múa võ không chỉ tay cầm binh khí mà còn đội hình biến hóa với các động tác tấn công phòng ngự đánh đâm đủ kiểu. Kinh Thi trong "Các kiểu Chu tụng thần" có một chương về võ, chú thích bảo : "Khi Chu Công nhiếp chính sáu năm, giống chuyện Vũ Vương phạt Trụ, làm nhạc đại võ". Sách "Sử ký nhạc thử" chép Khổng Tử giải thích về đại võ là : "Làm tất cả mà núi đứng, việc của vua Vũ. Ðẩy mạnh dậm mãnh liệt, ý của Thái Công. Múa loạn đều ngồi, cách trị của Chu Thiệu (tức Chu Công Ðán và Thiệu Công Quá, hai quan nhiếp chính đại thần đầu đời Chu - ND). Múa lâu, bắt đầu ra phía Bắc, lại thành mà diệt Thương, ba thành mà ở Nam, bốn thành nước Nam là biên cương, năm thành mà chia Thiểm. Chu Công trái, Thiệu Công phải. Sáu thành lại trang sức để tôn thiên tử. ép phấn chấn mà bốn lần tìm, oai thịnh cả Trung Quốc. Chia ép mà tiến, sự việc đã sớm cứu. Lập lâu ở nối lại, để đời chư hầu đến vậy". Nói lên cuộc "đại múa võ" là cuộc nhảy múa tượng trưng Chu Vũ Vương lấy thiên hạ chia làm sáu giai đoạn, từ bắt dầu Chu Vũ Vương dấy binh diệt Thương dần xây dựng quốc gia lớn mạnh "oai thịnh cả Trung Quốc" mới thôi, người nhảy múa dựa theo tình tiết quy định "đánh đâm tiến lùi". Kiểu công phòng đâm đánh dựa theo tình tiết quy định đồng thời biểu hiện động tác dẹp của nghệ thuật, về sau phát triển thành kiểu đấu nhau bằng binh khí trong vận động Võ thuật: Ngoài ra còn điệu "cung thì vũ " (múa cung tên), múa mâu, múa việt (búa cán dài). Ví như sách "Bắc Ðường thư sao chép : "Ðế Tuấn là bắt đầu cho múa, âm Khang bắt đầu dạy dân múa, múa để dắt dẫn, múa dể tỏ cái tình, múa để hết ý, tiết bát âm mà đi bát phong, xem múa biết đức, ẩn Công sáu hàng..: Cầm mâu giúp sinh, cầm việt giúp sát (giết), cầm gậy giúp yên ổn". Xem trong ghi chép đó bất kể nấm can, qua (can là gậy, qua là loại binh khí dài đầu mũi như hình thước thợ đâm ngoặc được - ND), cầm mâu, việt với động cơ -và mục đích trực tiếp dầu là nhân tố diễn luyện :'kỹ nghệ" quân sự và đối với bài bản võ thuật của hậu thế dược phát triển cũng cồ ảnh hưởng nhất định. Về sau múa võ" tùy theo nhân tố nghệ thuật của múa tăng nhiều còn nhân tố đấu đá, công, phòng của võ lại giảm bớt, dần dà bị nội dung huấn luyện quân sự trong luyện binh vứt bỏ đi thành ra môn nghệ thuật cung đình chuyên môn để người ta thưởng thức. Nhưng hình thức bài múa võ trong múa võ" đến những kỹ xảo diễn luyện cực kỳ phong phú lại trở thành nội dung chủ yếu trong kỹ thuật võ thuật sau này.
  6. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật múa sư tử có nguồn gốc sâu xa. ​
    Sư tử dược tôn hiệu là "vua của các giống thú, là tượng trưng cho sự oai vũ hùng tráng. Theo truyền thuyết sư tử là con thứ chín của thiên long có tài coi giữ cửa nhà, còn nghe nói sư tử là con thú thần do Ngọc Hoàng thượng đế sai xuống phàm trần để xua đuổi ôn dịch. Khi sư tử đứng vươn mình nghển đầu dể canh giữ cổng nhà thì mọi thứ quỷ quái trông thấy sinh khiếp sợ mà lủi di, có thể tiêu diệt hoạn nạn. Từ đời Tần Hán trở di ở các cung điện, miếu vũ, từ đường, phủ đệ... hai bên cổng lớn đều dựng sư tử đá uy vũ hùng tráng. Tùy theo sự ưa thích sư tử của con người, chưa đủ thỏa mãn với sáng tác nghệ thuật tĩnh tại như vậy người ta muốn sư tử phải sống động lên, biểu đạt được tình cảm, tín ngưỡng và kỳ vọng của con người tốt hơn nữa do đó xuất hiện sư tử giả sáng tạo nên nghệ thuật múa sư tử. Múa sư tử ở nước ta có lịch sử từ lâu đời. Múa may và du hí trong xã hội ban đầu có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của con người những khi săn bắn, đánh trận mở màn hay khi thắng lợi trở về, những ngày lễ tết hay cúng tế tôn giáo đều phải có múa may, diễn trò mà múa sư tử là một tiết mục trong đó. Sách "Thiểm Tây thống chí" chép rằng : Tạp kịch bắt đầu từ đời Tần Hán (221 - 206 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên - ND), có cả rồng dai dẳng, cao mãi phượng hoàng, giống người, con thú quái". Sư tử đã thành nghệ thuật biểu diễn, thuần thục trong thời Nam Bấc triều (420 - 589). Thời Đường (618 - 907), múa sư tử càng phát triển rộng rãi, trong số đó xem đẹp đẽ hùng tráng nhất là "sư tử năm phương". Theo sách "Nhạc phủ tạp lục" thời Ðường chép lại là "Hí (tức hí kịch - ND) có "sư tử năm phương" cao hơn trượng (đơn vị do chiều dài cổ, khoảng 3,3 mét - ND) đều theo màu của phương (ví dụ phương Tây tượng trưng Bạch hổ là màu trắng, phương Bắc tượng trưng Huyền vũ mặc màu đen, phương Nam là Chu tước mặc màu đỏ v.v... - ND), mỗi sư tử có 12 người chít khăn đỏ, mặc áo hoa theo sư tử đỏ gọi là hàng "sư tử lang" múa khúc nhạc thái bình". Không chỉ nhân dân mới thích sư tử mà quân dội, nhà sư cũng biết múa sư tử, về hình thức có khác nhau : sư tử chín đầu, sư tử Tây Hà, Tây Lương v.v..., vô số danh mục. Ðời Tống (960 - 1279) múa sư tử cũng khá thịnh hành. Sách "Tống sử - Nhạc chí" trong cả trăm mục tạp hí cũng có tiết mục múa sư tử. Sách "Ðông Kinh mộng hoa lục" cũng có ghi lại tình hình thịnh vượng của múa sư tử. Ðến đời Thanh (1616 - 1911) - nội dung múa sư tử càng phong phú, trở thành tiết mục năm mới, đi hội hành hương đều có tiết mục này. Chủng loại múa sư tử thì rất nhiều. Nhưng quy lại thì có chia ra phía Bắc và phía Nam, hình thành hai loại phong cách đặc sắc khác nhau. Múa sư tử phía Nam đặc sắc nhất là múa sư tử Quảng Ðông. Như đại đầu sư tử của Quảng Châu, Phật Sơn, Kê công sư tử của Thanh Viễn, Anh Ðức, sư tử kỳ lân của Ðông Hoàn, sư tử mỏ vịt của Hạc Sơn, Trung Sơn v.v... dủ sắc thái kỳ lạ. Ðặc điểm sư tử Quảng đông là đầu to, trán gồ sừng cong, thân hình vần vần. Ðầu sư tử đan bằng tre, phết bằng giấy bồi, vóc hoa làm bên trong. Ðầu sư tử vẽ ngũ sắc sặc sỡ vừa giống một cái đầu sư tử thật uy vũ hùng tráng mà lại phải qua gia công tô vẽ. Có cái đầu sư tử còn điểm tấm gương trước sừng trên đầu treo bốn quả cầu hoa, mắt gắn mặt kính vào càng thêm lung linh lấp lánh, rực rỡ lóa mắt. Sư tử chia ra số lớn, số vừa, số nhỏ, nặng khoảng năm kilôgam. Bề ngoài đầu sư tử có mặt hoa lớn, hay hai mặt hoa, sư tử còn gọi là sư tử vẽ hay sư tử màu, có phân biệt. Sư tử phía Bắc tương truyền có từ thời Bắc Ngụy (do Ðạo võ dế Thạch Bạt Khuê lập, sau đổi Sang họ Nguyên, từ 386 - 534 - ND) từng có cả một đầu thú trạm bằng gỗ để múa sư tử. Múa sư tử phía Bắc có hai sư tử (song sư) Hà Bắc, sư tử xanh An Huy, sư tử Hồ Nam v.v... Bề ngoài của sư tử múa phía Bắc thì toàn thân bị chăn da sư tử phủ kín, từ đầu đến chân chẳng nhìn thấy người múa sư tử. Người múa sư tử phải mặc quần màu vàng cùng với màu của sư tử hai chân đi ủng hoa cào cổ. Sư tử múa do hai người phối hợp với nhau, còn người nữa thì hóa trang thành võ sĩ tay cầm quả cầu hoa để dẫn đường. Sư tử Bắc có sư tử lớn và sư tử con. Sư tử lớn hai người múa, sư tử con do một người múa. Bất kể là sư tử phía Bắc hay phía Nam múa, nói chung đều thông qua các bộ điệu như sư tử ngủ, sư tử rời hang, ăn, uống, sư tử say, sư tử tình... biểu hiện dược sức hấp dẫn đẹp của nghệ thuật, khắc họa lên được hình tượng mạnh mẽ dũng mãnh của con sư tử phương Ðông. Trong văn hiến đã ghi chép múa sư tử là một loại tạp hí. Ðến đời Thanh múa sư tử bắt đầu liền hệ với võ thuật, các nơi lấy múa sư tử làm tên tổ chức các lò, các hội múa sư tử đủ dạng đủ kiểu, luyện võ luyện nghề, trở thành một thứ xã đoàn đề xướng tinh thần thượng võ. Họ thường vừa chơi múa sư tử vừa đồng thời tiến hành thi đấu võ thuật. Hiện nay múa sư tử với võ thuật càng liên kết chặt chẽ không tách ra nổi, sư tử múa đi hội ắt phải có cao thủ võ thuật đi cùng. Trước kia có chia sư tử trẻ, sư tử già, sư tử non. Sư tử trẻ và sư tử non chạm trán sư tử già là phải làm lễ chào như bề dưới gặp các bậc tôn trưởng, nhường đường tránh đối. Thảng hoặc hai sư tử già chạm trán nơi đường hẹp thì cả đôi chẳng con nào chịu nhường mà dấu với nhau. Thoạt dầu sư tử chạy đối mặt nhau, cao thấp khó chia đao thương kiếm kích trong dội sư tử đều giơ lên tua tủa diễn ra một màn đấu võ nơi đường phố, sư tử thì bị tả tơi thậm chí đội viên có người còn bị trọng thương đến lúc dó mới xuất hiện một vị trưởng lão là Lỗ Trọng Liên (tên một danh nhân thời Chiến Quốc tài ăn nói, chuyên làm thuyết khách hòa
  7. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Híc....Bác Olympic viết trâu quá....đọc xong toát mồ hôi...he he he....nhưng có 1 số cái em đọc đâu đó trên mạng rùi thì phải như cái thiên giang hồ ấy. Còn một số cái em chưa đồng tình với bác lắm như phần tôn giáo ấy, sau đó còn phần âm dương nữa....muốn viết thêm ấy mà....Bác viết cái phần đó vẫn hơi mơ hồ....he he he....box võ thuật có ai nghênh tiếp Olympic giùm tui cái....Không thì bao giờ thi xong em sẽ post bài trả lời bác nhé. Yên tâm đi, em viết không dã man như bác đâu...híc...đọc mấy bài của bác mà không cẩn thận là dễ bị tẩu hoả nhập ma lắm...híc...lượng kiến thức hơi đồ sộ...he he he...

    Đời xanh như lá,.... bạc như vôi
  8. dangnganha

    dangnganha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này