1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Kinh Bắc thành đạt.

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi vanthanhminh, 17/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vanthanhminh

    vanthanhminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Người Kinh Bắc thành đạt.

    ?oNgười không biết đến nhàn rỗi?


    Chị Nhàn nhận phần thưởng do Thị trưởng TP Sungaipatang (Malaysia) tặng cho doanh nghiệp quản lý lao động tốt.

    Chắc lúc đặt tên bố mẹ mong chị sau này được nhàn hạ. Vậy mà bây giờ, hôm trước ở Nhật Bản, sáng hôm sau đã ở Quảng Ninh, chiều quay về Hà Nội? Đi, đi và đi. Đó dường như là duyên nghiệp của Sao đỏ 2003 Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Giám đốc Trung tâm XKLĐ Tralacen (thuộc Công ty Xây dựng và Thương mại TRAENCO).


    Thất nghiệp để vươn lên?



    Căn phòng sang trọng và sạch sẽ, giám đốc trẻ trung và năng động, nhìn Thanh Nhàn, ít ai nghĩ rằng chị đã từng là một cô thôn nữ chân lấm tay bùn.



    Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con ở làng Bạc Thổ (thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) nhưng Thanh Nhàn vẫn được cha mẹ khuyến khích cho ăn học tới nơi tới chốn. Nhưng?trái với sở thích, Thanh Nhàn thích kinh doanh mà cha mẹ chị lại muốn chị học sư phạm ?ocho nó nhàn?.

    Phụ nữ trong kinh doanh là vậy, cái được, cái mất khó thể nói thành lời. Cái được, cái mất ấy của Thanh Nhàn đâu dễ quy thành tiền.






    Năm 1992, tốt nghiệp Khoa Sinh - Trường Đại học Sư phạm 2 (Xuân Hòa, Vĩnh Phúc) và ?thất nghiệp. Nhàn ?okhăn gói quả mướp? lên Hà Nội làm nghề may. Lương thấp, chỉ được vài ngàn đồng/ngày, vị tân cử nhân chỉ dám ăn 500 đồng/bữa, ở thì ở ?ochui? với mấy em sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.



    Quãng thời gian thất nghiệp ấy lại chính là động lực thôi thúc cô thôn nữ Kinh bắc vươn lên. Vừa làm vừa học, thời gian ấy thực ra lại là khoảng thời gian chị học nhiều nhất: học ngoại ngữ (ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội), học ngoại thương?

    Sau khi tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ, Nhàn thi và trúng tuyển vào vị trí đại diện cho Công ty Bội Cần ?" Đài Loan tại Việt Nam. Sau đó chị được mời về làm trợ lý giám đốc TRAENCO.



    ?oNông dân bị lừa nhiều quá!?


    Đó chính là lý do để chị lựa chọn kinh doanh xuất khẩu lao động.



    Năm 1999, Công ty TRAENCO được cấp giấy phép làm xuất khẩu lao đọng, Giám đốc Công ty TRAENCO thời điểm ấy là anh Quách Minh Tuấn đề nghị Thanh Nhàn phụ trách lĩnh vực này.



    Thị trường không biết, đối tác chưa có, chưa có kinh nghiệm gì về tuyển lao động, chị nản lắm định không làm. Thế nhưng khi về quê, Thanh Nhàn thấy có rất nhiều lao động bị lừa khi đi xuất khẩu lao động, thậm chí có người tự tử vì mất tiền. Vậy là chị nhận làm.





    Hồi ấy, thị trường xuất khẩu lao động rất hẹp, chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc. Đối tác thì ít trong khi các công ty hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam đã ?ocó nơi có chốn? cả rồi. Tháng 9/1999, Thanh Nhàn bắt đầu các chuyến đi công tác để tìm kiếm thị trường. 3 tháng sau, Trung tâm của chị đã đưa được những lao động đầu tiên đi làm việc ở nước ngoài.



    Lúc đó, Thanh Nhàn phải tự làm hết mọi việc: từ đi công tác nước ngoài, đàm phán, ký kết hợp đồng cho tới việc đến từng địa phương tuyển dụng lao động và làm toàn bộ các nghiệp vụ có liên quan. Nhắc đến TRAENCO, mọi người đều nhắc tới đến mô hình rất sáng tạo là tín chấp cho sinh viên đi xuất khẩu lao động.



    Thanh Nhàn kể: ?oPhía đối tác Đài Loan đưa cho mình những chương trình khó nhất: tuyển lao động có trình độ vào làm ở các nhà máy công nghệ cao. Tôi nghĩ ngay tới sinh viên?.



    Thanh Nhàn nhắm tới sinh viên các trường ĐH Ngoại ngữ, Luật?Hoạt động này cực kỳ công phu: chị phải mời các hiệu trưởng sang Đài Loan tham quan; mời đối tác Đài Loan sang kiểm tra trình độ lao động; mời các bạn sinh viên tìm hiểu về chương trình, môi trường làm việc.



    Nói thì ngắn gọn thế nhưng bắt tay vào khó vô cùng, giáo viên mấy ai muốn có người xen vào công việc của mình. Hơn nữa sinh viên nhiều em rất nghèo, chị phải tín chấp ngân hàng nước ngoài (Đài Loan) cho các em vay tiền, từ tiền học, tiền visa, vé máy bay cho tới tiền lệ phí? Chỉ một chút rủi ro là doanh nghiệp phải è cổ ra gánh. Nhưng Thanh Nhàn vẫn quyết tâm làm. Chị bảo: ?oTôi đặt lòng tin vào lớp trẻ?.

    Người ta nói, sau thành công của một người đàn ông có bóng dáng của một phụ nữ. Sau thành công của chị Thanh Nhàn cười nhẹ: ?oLà bạn bè, đồng nghiệp và hai đứa con. Chẳng có người đàn ông nào thích người phụ nữ bận rộn như vậy?.




    ?oTự mình biết riêng mình??



    Và lòng tin ấy mà Thanh Nhàn phải lao tâm khổ tứ. Nỗi nhọc nhằn ấy đúng là ?otự mình biết riêng mình?. Hiếm có ai đi nhiều như chị.



    Để đưa được 13 lao động là sinh viên đi đợt đầu tiên (11/8/2000), chị phải bay từ Tp.HCM, vòng ra Hà Nội, lên Bắc Ninh tuyển sinh viên.

    Đi cả tuần trong Tp.HCM chỉ tìm được 2 sinh viên đồng ý đi. Họ không có tiền, chị lại phải ứng trước tiền máy bay cho họ ra học tại Hà Nội. Sau đó là những chuyến đi Đài Loan, hàn Quốc, Malaysia như con thoi.



    Có lần, một số lao động Việt Nam ở Malaysia đình công vì lương thấp (mức lương, trừ chi phí còn 2,5 triệu đồng/tháng là khá cao so với thị trường này). Hàng chục người đến thuyết phục nhưng họ vẫn không nghe. Chị liền tức tốc đáp máy bay sang và đứng ngoài hàng rào nhà máy thuyết phục họ gần 2 giờ đồng hồ, dưới trời nắng chang chang 37 độ, cho tới khi họ nghe ra, đồng ý làm việc tiếp. Về khách sạn, nằm điều hòa dưới 10 độ, chị bị sốt, vậy mà vẫn gượng dậy bay sang Đài Loan giải quyết một vụ việc khác. Quá mệt mỏi, khi lên máy bay chị bị ngất vì tràn dịch màng phổi.



    ?oLúc đó, mình cứ nghĩ là đã?chết. Nằm cứ hỏi lơ mơ sao mình chết sớm thế?, Thanh Nhàn bùi ngùi. Máy bay phải hạ cánh xuống Macao để cấp cứu cho chị. Sau đó, chị lại bay sang Đài Loan nằm viện. Ở Đài Loan một tháng, nhớ nhà, nhớ con nhưng cũng lo lắng cho công việc, lo cho những hợp đồng mà nằm trong số đó là số phận, công ăn việc làm của hàng ngàn lao động, thành thử vừa ốm dậy, chị lại lao vào công việc làm ăn ngay.



    Đưa sinh viên đi làm việc tại Đài Loan, Thanh Nhàn đã bị một ?ovố?: chị tín chấp cho 137 sinh viên vay toàn bộ chi phí đi làm việc tại công ty Nhật Nguyệt Quang và cho nợ chi phí dịch vụ (10% theo quy định của Bộ LĐ-TB-XH). Thế nhưng khi họ có việc làm, có thu nhập rất cao: 800.1.500 USD/tháng) thì cương quyết không chịu trả phí dịch vụ. Hơn 10 lần, Công ty cử người sang làm việc mà họ vẫn không nghe, bản thân chị đã phải bay sang tới bốn lần thuyết phục họ, là người có học không nên bội tín. Vậy mà vẫn không ăn thua.



    Người ta nói, sau thành công của một người đàn ông có bóng dáng của một phụ nữ. Sau thành công của chị thì sao? Thanh Nhàn cười nhẹ: ?oLà bạn bè, đồng nghiệp và hai đứa con. Chẳng có người đàn ông nào thích người phụ nữ bận rộn như vậy?. Một nỗi buồn thoáng qua. Phụ nữ trong kinh doanh là vậy, cái được, cái mất khó thể nói thành lời, khó thể quy thành tiền. Và lại ?otự mình biết riêng mình? thôi!

    Ẩn trong mình một tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, Thanh Nhàn vẫn là một cô thôn nữ Kinh Bắc bình dị, biêt cảm thông.






    Thanh niên không có gì nhưng là có tất cả



    Đó là tương lai, là tuổi trẻ, là lòng ham sống vươn lên. Thanh Nhàn bây giờ đang ở độ tuổi sung sức nhất để cống hiến. hiện tại, dù biết tới 3 ngoại ngữ (Anh, Trung, Nga), có 3 bằng cử nhân, nhưng Thanh Nhàn vẫn tiếp tục học (chị đang theo học cao học quản trị kinh doanh tại ĐH Latrober ?" Australia). Bản thân chi luôn động viên nhân viên liên tục học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay, nhân viên của chị hầu hết đều có 2 bằng ĐH, thành thạo 2 ngoại ngữ.



    Giải thưởng Sao Đỏ 2003 không bất ngờ với Thanh Nhàn, bởi chị đã nhận được rất nhiều thành tích trước đó. Nhưng chị bảo, tất cả những cái đó không bằng nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của người lao động là nông dân, là thanh niên nông thôn kiếm được những đồng tiên chân chính từ đất bạn.



    Ẩn trong mình một tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, Thanh Nhàn vẫn là một cô thôn nữ Kinh Bắc bình dị, biêt cảm thông. Câu chuyện kết thúc vào quãng giữa trưa. Nhân viên mời chị đi ăn. Vậy là Nhàn vẫn ăn trưa với nhân viên trong bếp tập thể. ?oThanh niên thế là thường!? - Thanh Nhàn cười.



    Theo Nông thôn ngày nay

Chia sẻ trang này