1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người làm chứng trong tố tụng hình sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi NguyenHongHai96hust, 08/07/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenHongHai96hust

    NguyenHongHai96hust Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2016
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 định nghĩa: Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”.
    Tuy nhiên, không phải tất cả nhưng người biết được các tình tiết khách quan của vụ án đều được triệu tập đến làm chứng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự, những người sau đây không được làm chứng:
    • Người bào chữa của bị can, bị cáo;
    • Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
    [​IMG]
    Trong tố tụng hình sự, người làm chứng có quyền:
    • Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
    • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
    • Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
    Bên cạnh đó, pháp luật hình sự cũng quy định cụ thể các nghĩa vụ của người làm chứng. Đó là:
    • Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
    • Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
    Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm tương ứng. Cụ thể:
    Điều 307. Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật
    1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Điều 308. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu
    1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
    2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Hy vọng ý kiến tư vấn của Chúng tôi sẽ giúp ích cho Quý khách hàng. Nếu có bất kì vướng mắc nào trong lĩnh vực pháp luật Hình sự, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Đại Dương Long để được tư vấn nhanh chóng, chính xác bởi đội ngũ Luật sư, chuyên viên dày dặn kinh nghiệm của Công ty.
    Lần cập nhật cuối: 08/07/2016

Chia sẻ trang này