1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Lính - Những suy ngẫm của một người lính Đức, 1936-1949

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Khikho007, 20/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ biết toà nhà của trường đại học tổng hợp Lomnoxop được xây dựng bởi tù binh của Đức. Nhưng chưa bao giờ được biết là tù binh Đức bị đưa đến cả Xiberi.
    Tù binh Nhật thì bị đưa đén Xiberi, nhưng có một điều thú vị là sau khi những tù binh đó được trao tả về Nhật thì số lượng người gia nhập Đảng CS Nhật bản ở thời điểm đó tăng vọt lên, sự gia tăng đó phần lớn do các tù binh được trả về xin gia nhập.
    Còn đi lao động thì việc chết vì bệnh tật và ta nạn là bình thường. Chỉ có điều việc Liên xô sử dụng tù binh là bù đắp sức lao động bị thiếu hụt sau chiến tranh chứ ko phải là phương thức để hành hạ về thể xác và giết tù binh mà Nhật và Đức đã làm trong chiến tranh. Nếu ai ở trong hoàn cảnh Liên xô lúc đó thì cũng hiểu điều đó là hợp lý.
    Tôi ko biết con số 30% chết bỏ xác Danngoc lấy ở đâu ra, chỉ thấy nó sặc mùi của nhóm dân tộc cực đoan của Nhật ban. Mới đi Nhật du lịch cùng vợ một lần mà đã nhuốm màu nhanh thế!
  2. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Bác cũng đừng kết luận vội cho Danngoc là ảnh hưởng Nhật bản vội. Nói chung con số chết cũng cần phải được điều tra và nghiên cứu thêm, nhưng tớ thấy ở Nga có những nghĩa trang lính Đức bạt ngàn. Bên ngoài tớ thấy cũng được chính quyền chăm sóc. Tớ không vào bên trong nên không biết chết vào tời điểm nào. Tuy vậy nếu tù binh Đức phải làm việc nhiều trong điều kiện khắc nhiệt cũng chết nhiều là phải. MGU do tù binh Đức xây. Sinh viên ở đó bảo thỉnh thoảng gặp ma Đức hiện hồn ở đó.Nhưng lính Nhật lại có vẻ được ưu ái hơn một chút. Ngay lính Nga ở Đức sau chiến tranh đến vài năm tớ thấy cũng chết nhiều ( tớ có thấy nhiều bia ở nghĩa địa ở Đức, Ở Maderburg chẳng hạn có ghĩa địa lính Nga trong thành phố, có một loạt "hy sinh" năm 1949, cùng một ngày luôn, có cả trẻ con Nga 11-12 tuổi, phụ nữ Nga cũng chết cùng một ngày ). Còn đi Sibiary thì chả cần phải lao động cũng chết vì điều kiện khắc nhiệt. Qua 2 mùa đông lạnh lẽo là bị lao ngay. Nếu không cũng chết vì viêm phổi.
    Được steppy sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 23/12/2006
  3. mc_queen1

    mc_queen1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    4.151
    Đã được thích:
    4.157
    Thua trận Stalingrad 90000 tù binh Đức bị đưa đi Sibery, lúc được trả về nước Đức thì chỉ còn lại 5 ngàn.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Rất vui được làm quen với bác mitanomini! Bác đọc em qua topic Du lịch Nhật Bản trước hay topic Chiến tranh VQ trước ạ?
    Nhà bác hơi nóng. Tất nhiên con số 30 % là em tự cho, nhưng số thống kê thật là có, em đã hỏi thằng bạn Nga admin của forum RKKAinWW2 (http://www.armchairgeneral.com/forums/forumdisplay.php?f=135) và được trả lời là tù binh Đức được đưa đi lao động ở khắp nước Nga, trong đó có Siberi, và cũng chết nhiều. Các bác đọc bài em dịch trên CT VQ sẽ thấy tù binh ở Stalingrad chết như thế nào. (Tụi này không đi Siberi mà ở lại tái thiết thành phố). Xem phim Polumgla tụi Nga mới làm còn ghê hơn: nhóm tù binh sau khi xây dựng xong, vừa có tình cảm với dân địa phương thì NKVD tới giết hết.
  5. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Bác dangoc có phải ở nuocnga.net không nhỉ (nhìn nick quen quen)?
    NKVD là gì thế bác?
    Nghe bác kể làm nhà em nhớ đến một đoạn kể khá hay về tính cách người Nga, qua câu chuyện về CT Nga-Pháp, trong truyện "Thời thơ ấu" của Gorky.
  6. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Đọc đoạn đầu của hồi kỳ, thấy chuyện lính Đức muốn thoát khỏi vòng vây Berline chỉ với mục đích để đầu hàng quân Mỹ - Anh chứ không rơi vào tay Nga - xem ra người Đức cũng tự thấy mình đã hành động quá nặng tay ở Liên Xô và giờ đã đến lúc sợ bị trả thù.
    Còn chuyện tù binh Đức, Nhật bị lao động khổ sai ở LX, tôi nghĩ chuyện đó có thể hiểu được, bản thân nước Nga sau hậu chiến có một nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, những người chiến thắng cũng phải lao động rất vất vả, sinh hoạt cơ cực - bảo sao chuyện tù binh có thể có một cuộc sống nhẹ nhàng được.
    Tài liệu bác khikho post rất có giá trị, bác tiếp tục nhé
    Mừng Giáng sinh vui vẻ
  7. SSX

    SSX Guest

    Chúng tôi, những người lính trong quân đội Đức trong suốt cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ II, là những người trẻ tuổi chiến đấu cho đất nước họ
    Lời mở đầu đã thấy vô lý: Pháp, Italia, Balan, Ukraina, Nga là đất nước Đức chăng? Ít nhất thì Nga không xâm lược Đức (nước khác thì có).
    Hồi kết đã đến với sự việc quân Nga bao vây Berlin. Ở lại có nghĩa là bị Nga cầm tù hay chết. Nếu chúng tôi trốn thoát về hướng tây, có nghĩa là được tự do,
    Cái này chẳng gì hơn là minh chứng cho tính 2 mặt của mấy ông đồng minh.
    Những người phụ nữ không may, nghèo nàn này đã nghe nhiều chuyện hãm hiếp và giết chóc của quân Nga, hoảng sợ khi biết quân Nga sắp đến.
    Những chuyện như vậy chiến trường nào cũng có thể có nhưng trong bối cảnh này chỉ thấy giọng điệu cái loa Quốc xã mà không thấy một trường hợp cụ thể nào trong hồi ký.
    Ngày nay tôi chắc chắn rằng người Nga không bao giờ thi hành lời hứa đối với những người lính đó, vì sau này tôi nhanh chóng nhận ra rằng người Nga sẽ hứa bất cứ điều gì khi họ muốn ai đó làm gì họ muốn và sau đó lờ đi lời hứa đó.
    Với vị trí một tù binh thì lấy cái gì để khẳng định là chắc chắn? Có lẽ lời hứa chắc chắn nhất là tha mạng mà lờ đi thì ông thiếu tá K này còn được ngồi đây mà viết hồi ký.
    Tôi bị 1 phen sợ khi một lính canh Nga gọi tôi ra khỏi đoàn và đi vào lùm cây và ra hiệu bắt tôi tháo giày.
    Không biết lính Xô viết có bài bắt tháo giầy để khỏi chạy trốn hay không. Nếu không thì ông K này hoàn toàn bịa bởi vì xác chết đầy cả thành phố (chính ông nói thế) mà cỡ thiếu tá như ông thì cũng chết đấy thôi cần gì phải lấy đôi giầy của ông. Cái mà mấy ông lính Xô viết cần là vàng bạc, đồ cổ, cướp bóc, hãm hiếp không thấy nói đến. Tuyên truyền thế này e không đạt.
    Wolff mang theo cà phê và một hộp cigar, buổi chiều lúc 4 giờ, chúng tôi lấy 1 ít nước sôi pha cà phê và hút cigar. Chúng tôi cảm thấy thích thú nên quyết định chiều nào cũng làm vậy trong thời gian ở đây. Chúng tôi không biết điều gì sẽ đến, bao lâu chúng tôi sẽ ở đây, và chúng tôi còn sống được bao lâu - nên cứ 4 giờ chiều, chúng tôi lại lấy nước nóng pha cà phê và hút cigar Dutch Rittmeester.
    Tù cỡ đại ca ở NC. Sướng thế chắc là ca ngợi Xô viết rồi.
    Cỗ máy tuyên truyền phương Tây chắc thích những loại văn chương kiểu thế này lắm (văn bởi đây là hồi ký xuất bản thành sách chứ không phải nhật ký như Khikho007 nói, vả lại trong lúc đánh nhau rút chạy dài dài lấy đâu ra thì giờ viết nhật ký). Sau WWII xuất hiện xu hướng phủ nhận vai trò của Xô viết trong chiến tranh TG2 của mấy nước nhảy vào đánh hôi khi thấy Đức sắp thua. Đành rằng chế độ Xô viết có nhiều điều cũng chẳng mấy tốt đẹp nhưng cái trò tay dao tay súng khua khắng kỷ niệm ngày đổ bộ mà ?oquên? không mời Nga trong khi Nga vẫn mời mình thật là trơ tráo bỉ ổi.
  8. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Bác không nên nóng làm gì, Soviet mất mát nhiều nhất, công lao lớn nhất ai cũng biết, thậm chí (xem TV) ngay cả người Đức cũng còn biết ơn họ, tù nhân ở các trại tập trung thì (chủ yếu) cảm ơn người LX.
    Thế nên ăn món "thịt thà" là chuyện bình thường, nay ta thử ăn "dưa cà" mà chú tù binh Đức đem đến cũng hay chứ.
  9. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Đọc bài của bạn, tôi nghĩ ngợi có nên trả lời bạn hay không. Nếu trả lời thẳng thắng, nó sẽ tạo nên một cuộc tranh luận khác không liên quan gì đến topic này. Thôi thì tôi cố gắng giải thích một cách ít gây ngộ nhận nhất (hy vọng là như vậy).
    1. Ở nước Mỹ ngày nay (khoảng 1990 trở đi, tức sau khi thế giới lưỡng cực chấm dứt - thời điểm 1990 do tôi đưa ra, không phải thời điểm chính xác). Quan điểm của một cuốn sách (một thuyết, một bài...) ra đời không nhất thiết phải trùng với quan điểm với đảng cầm quyền (và họ hoàn toàn có quyền đó). Khi bạn cho rằng "tuyên truyền kiểu này không đạt", tôi thấy có ở bạn có một cái nhìn hơi khắt khe với tác giả. Điều này bạn có thể hỏi những thành viên trên diễn đàn này đang sinh sông/ học tập tại Mỹ. Tôi chỉ đề cập đến Mỹ vì cuốn sách này xuất bản tại Mỹ, và tôi chưa sinh sống ở nước nào ngoài Mỹ (và tất nhiên, VN). Có lẽ bạn đã quen với cái nhìn trong mọi xã hội mà tất cả sách báo, tài liệu xuất bản chính thức (tức phát hành rộng rãi trong xã hội) đều phản ánh quan điểm của đảng cầm quyền.
    2. Qua toàn bộ cuốn sách, tôi thấy tác giả chỉ nói lên những gì ông ta nghe, thấy khi ông ta còn ở quân đội với tư cách là một người lính, theo đúng nghĩa của nó, một người lính chỉ biết hành động theo lệnh và không tham gia vào chính trị. Nên ông ta viết tất cả những mặt xấu, tốt từ đất nước, lãnh tụ của nước ông ta cho đến những nước đối đầu với đất nước ông. Những đoạn sau, ông viết rằng ông rất thích văn hoá Nga, đặc biệt là âm nhạc, và ông đã học tiếng Nga trong thời gian đóng quân ở Nga cũng như trong thời gian bị cầm tù.
    3. Về bài viết của bạn:
    Cách đối sử với tù binh trên chiến trường hướng Đông khác với trên chiến trường phía Tây. Bữa nào tôi dịch đến đoạn đó ở phần giữa cuốn sách thì bạn thấy rõ hơn.
    Cái này không cần nói thì mọi người tự hiểu.
    Tôi đã giải thích cho một bạn nào đó rồi, mong bạn đọc kỹ (hơn)!
    Phần tuyên truyền hay không tuyên truyền, tôi đã giải thích ở phần (1). Phần chữ nghiên, vì giận cá, đi đâu bạn cũng đem dao thớt đi một cách (hơi) cố chấp. Phần bôi vàng, cách suy nghĩ của bạn... (hơi) có vấn đề, bạn có đọc nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc? Thì giờ đâu họ viết nhật ký? Nếu bạn muốn viết, sẽ có thì giờ cho bạn viết. Phải không bạn?
    Phần trả lời chung cho mọi người: Nếu các bạn có những đóng góp, hay những ý kiến liên quan đến chủ đề, xin hoan nghêng, ví dụ như so sánh 1 số sự khác nhau của các tài liệu trên cùng 1 sự kiện. Hoặc các bạn phân tích hoặc đưa ra những ý kiến phân tích (để nâng cao tầm hiểu biết) cho người đọc, thì đáng quý. Nhưng những ý kiến như trên, ai xấu hơn ai hay ông này (100%) tốt bà kia hoàn toàn tốt, hay Chủ nghĩa này chủ nghĩa kia... Tôi (và không ít thành viên khác) chán ngấy đến tận cổ rồi - không những vậy, mà còn cảm thấy bị quấy rầy rất nhiều.
    Được Khikho007 sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 26/12/2006
  10. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng cần đọc hết cuốn hồi tưởng này thì chúng ta mới có thể hiểu chính xác được tác giả định nói gì. Vì vậy đề nghị bác tạm thời để cái tôi của mình lại (cả bản thân tôi cũng vậy) cho đến khi bác Khikho007 post hết . Bác Khikho007 làm ơn post tiếp đi nhe.
    Về đoạn bôi vàng ở trên, tôi khẳng định điều bác Khikho007 viết là đúng, nhưng sợ rằng cần bổ xung thêm cho đủ. Cụ thể là bạn có quyền nói những điều ko nhất thiết trùng với Đảng cầm quyền, với quan điểm chính thức của nhà nước - thể chế của quốc gia (đây là tính chất dân chủ của các nước đã phát triển). nhưng ko có nghĩa là bạn được phép kêu gọi, tuyên truyền người là hãy lật đổ thể chế ấy đi. Một khi bạn kêu gọi mọi người lật đổ thể chế hiện hành qua các tuyên truyền của mình tức là bạn đã lạm dung tính chất dân chủ rồi đấy và bạn sẽ bị thẳng tay trừng trị một cach ko thương tiếc.

Chia sẻ trang này