1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người luyện võ cần biết

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lonelymanus, 25/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Mùa Đông
    Trong một năm , những ngày lạnh lẽo nhất là ngày "tam cửu" trong mùa Đông . Nhà quyền thuật rất coi trọng "Đông luyện tam cửu" , lợi dụng giá lạnh để rèn luyện ý chí , tăng sức chống rét của cơ thể và thói quen thích ứng với giá lạnh . Nhưng nếu phương pháp không thoả đáng sẽ bị giá lạnh làm cho tổn thương . Xét từ khí hậu tự nhiên ảnh hưởng đến con người , mùa Đông giá lạnh các cơ bắp của con người tăng cao độ ngừng trệ , tính vươn giãn hạ thấp , các lỗ chân lông vít kín lại , các mao mạch ở ngoài đầu mút ít mở ra . Chính vì các nguyên nhân đó mà việc huấn luyện mùa Đông cần lưu ý :
    1. Chọn nơi luyện tập ở chỗ có ánh sáng mặt trời , thông thoáng nhưng tránh gió . Những ngày mưa to gió lớn , tuyết lớn , sương giá thì nên đổi sang tập trong phòng .
    2. Mùa Đông khi ra tập ở ngoài nhà tốt nhất chọn chỗ có ánh sáng . Sách "Nội kinh" bảo : "Đông ba tháng , mùa đóng kín che kỹ ... nằm sớm dậy muộn tất đợi ánh dương" . Tức là như người ta bảo : "Mặt trời lên mới bắt đầu làm , mặt trời lặn là về" .
    3. Ra nơi tập ngoài nhà phải chú ý giữ ấm , giầy tất chớ quá chật ; tay , tai , mặt nên xoa cao chống giá rét để phòng bị tổn thương vì lạnh .
    4. Khi bắt đầu luyện công phải cẩn thận làm tốt công tác chuẩn bị hoạt động . Nội dung hoạt động phải đi từ chậm đến nhanh , theo trình tự đơn giản đến phức tạp , sắp xếp từ từ mà tiến . Đợi khi nào toàn bộ cơ bắp , dây chằng , các khớp đều có thể đạt tới mức đủ để hoạt động , các cơ năng nội tạng cũng theo đó đạt tới mức sẵn sàng động viên đầy đủ thì mới đi vào luyện tập nội dung huấn luyện chính thức .
    5. Mục đích huấn luyện phải ở chỗ nâng cao kỹ năng cơ bản và năng lực cơ thể , để sang Xuân chuẩn bị làm cuộc phát triển kỹ thuật toàn diện . Nội dung huấn luyện phải sắp xếp nhiều công pháp võ thuật về phát triển thể năng , kiêm chọn dùng các thủ đoạn thích hợp nào đó phát triển tố chất thân thể hiện đại . Hơn nữa cần lấy kỹ thuật cơ bản làm nội dung chủ yếu để sắp xếp huấn luyện kỹ thuật . Các kỹ thuật quá phức tạp , các động tác có độ khó cao nên sắp xếp ít đi .
    6. Trong khi huấn luyện phải đề phòng dừng lâu , hoạt động đột ngột . Vì nhiệt độ thấp nên trong thời gian ngừng nghỉ không được ngồi hoặc đứng không hoạt động gì , cơ thể dễ bị lạnh ngấm vào vì nếu lại đột ngột tập luyện trở lại rất dễ làm tổn thương cơ bắp .
    (trích : Võ thuật thần kỳ)
    Kỳ sau : Vấn đề ăn , mặc , đi , ở của người luyện võ .

    Lonelymanus
  2. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề ăn , mặc , ở của người luyện võ
    Võ thuật có các công năng làm cho mạnh khỏe , phòng thân , thi đấu , biểu diễn , tu dưỡng tính tình v.v... Vì vậy đối với người tập võ mà nói các vấn đề ăn , mặc , đi , ở ... cũng nên đề cập tới một số yêu cầu tương ứng và sự việc cần chú ý .
    MẶC : Người tập võ thì mặc võ phục hoặc quần áo vận động viên là đẹp nhất . Quần áo võ chọn chất liệu lụa hay vải bông may thành áo quần . Kiểu quần áo này rộng rãi , buông chùng , mặc vào thân thể thoải mái , vận động tiện lợi . Quần áo bằng sợi bông có tính năng hút mồ hôi và có độ co giãn tốt là quần áo vận động hay nhất . Quần áo vận động phải rộng rãi một chút , người luyện võ có thể chọn loại rộng hơn quần áo mặc bình thường độ 5cm là được , vì như thế thích hợp với đặc điểm vận động võ thuật . Mặc quần mềm hút mồ hôi và giày đế thấp mặt mềm , hợp với số chân hoặc giày vải đế thấp mềm là tốt nhất . Luyện tập khi trời lạnh hay nóng nực cần đặc biết chú ý thêm bớt áo quần mặc đề phòng cảm cúm hay trúng nắng . Sau khi luyện tập xong khối lượng lớn , lập tức thay ngay áo quần ướt đẫm mồ hôi . Xin nhắc nhở vận động viên là khi luyện công phải tránh gió chẳng khác nào tránh ám khí sắc nhọn . Môn học nguyên nhân gây bệnh của Trung y cho rằng phong tà là ngoại tà (tức là các loại yếu tố gây bệnh từ ngoài vào) là nguồn đưa bệnh đến . Thậm chí người xưa còn cho phong tà là tên gọi chung cho các nhân tố gây bệnh do ngoại cảm . Vì thế trong khi luyện võ phải tránh xa gió thốc ("liệt phong") , gió hút ("khích phùng chi phong") , gió quạt điện , sương dày đặc , mưa rào ... là rất có lý . "Hạ luyện tam phục , Đông luyện tam cửu" tức là đề xướng những người luyện võ phải có ý chí không thay đổi , phải vượt qua mọi khảo nghiệm trong điều kiện gian khổ , đồng thời cũng không cầnngười luyện võ bất chấp cả mức độ thích ứng về sinh lý gặp khí hậu ác liệt mà vẫn cứ tập bừa .
    ĂN : Dưỡng sinh sống thọ vẫn cơ bản ở chỗ ăn uống hợp lý . Các loại quyền trong võ thuật rất lắm thứ , cường độ vận động cũng khác nhau , thời gian luyện tập cũng ngắn dài không như nhau , đồng thời cũng do hoàn cảnh địa lý , môi trường khác nhau do đó sự bổ sung về dinh dưỡng cũng phải có sự phân biệt khác nhau . Trước , sau khi luyện quyền , nói chung không cần thay đổi kết cấu của đồ ăn thức uống . Nhưng nếu lượng vận động quá lớn thì phải tăng thêm một ít đường , chất anbumin , chất béo và sinh tố trong đồ ăn để đảm bảo nhu cầu trong cơ thể được cân bằng . Ví như quyền Thiếu Lâm , phách quái , trốc cước , Phiên từ quyền , và các bài Trường quyền Tra , Hoa , Pháo , Hồng v.v... có đặc điểm là mau lẹ có lực , cường độ vận động tương đối lớn , nên cần phải kịp thời bổ sung nhiệt năng mà cơ bắp đòi hỏi nếu không dễ dẫn đến váng đầu , nôn nao v.v... Nhất là thanh thiếu niên đang trong thời kỳ phát dục , sự trao đổi chất đang mạnh mẽ , đã tập võ lại càng phải kịp thời bổ sung dinh dưỡng . Đối với người già , yếu , bệnh ... mà nói , một mặt nên chú ý chọn loại như Thái cực quyền có động tác chậm rãi , nhu hoà , vận động không kịch liệt , cứ tuần tự nhi tiến dần dà mà luyện tập , còn về mặt ăn uống phải theo thầy thuốc phối hợp thuốc chữa bệnh với thuốc bổ để điều tiết sao cho thoả đáng . Người tập võ còn phải chú ý trước và sau bữa cơm cách thời gian tập luyện phải từ nửa giờ đến một giờ mới được . Phải kiêng quá no quá đói , cấm hút thuốc . Có thể uống một chút rượu có nồng độ thấp nhưng phải đề phòng uống với số lượng quá nhiều để tránh tổn hại đến cơ thể
    (trích : Võ thuật thần kỳ)
    Kỳ sau : Về vấn đề ở và đi lại ...

    Lonelymanus
  3. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề ăn , mặc , ở của người luyện võ
    Võ thuật có các công năng làm cho mạnh khỏe , phòng thân , thi đấu , biểu diễn , tu dưỡng tính tình v.v... Vì vậy đối với người tập võ mà nói các vấn đề ăn , mặc , đi , ở ... cũng nên đề cập tới một số yêu cầu tương ứng và sự việc cần chú ý .
    MẶC : Người tập võ thì mặc võ phục hoặc quần áo vận động viên là đẹp nhất . Quần áo võ chọn chất liệu lụa hay vải bông may thành áo quần . Kiểu quần áo này rộng rãi , buông chùng , mặc vào thân thể thoải mái , vận động tiện lợi . Quần áo bằng sợi bông có tính năng hút mồ hôi và có độ co giãn tốt là quần áo vận động hay nhất . Quần áo vận động phải rộng rãi một chút , người luyện võ có thể chọn loại rộng hơn quần áo mặc bình thường độ 5cm là được , vì như thế thích hợp với đặc điểm vận động võ thuật . Mặc quần mềm hút mồ hôi và giày đế thấp mặt mềm , hợp với số chân hoặc giày vải đế thấp mềm là tốt nhất . Luyện tập khi trời lạnh hay nóng nực cần đặc biết chú ý thêm bớt áo quần mặc đề phòng cảm cúm hay trúng nắng . Sau khi luyện tập xong khối lượng lớn , lập tức thay ngay áo quần ướt đẫm mồ hôi . Xin nhắc nhở vận động viên là khi luyện công phải tránh gió chẳng khác nào tránh ám khí sắc nhọn . Môn học nguyên nhân gây bệnh của Trung y cho rằng phong tà là ngoại tà (tức là các loại yếu tố gây bệnh từ ngoài vào) là nguồn đưa bệnh đến . Thậm chí người xưa còn cho phong tà là tên gọi chung cho các nhân tố gây bệnh do ngoại cảm . Vì thế trong khi luyện võ phải tránh xa gió thốc ("liệt phong") , gió hút ("khích phùng chi phong") , gió quạt điện , sương dày đặc , mưa rào ... là rất có lý . "Hạ luyện tam phục , Đông luyện tam cửu" tức là đề xướng những người luyện võ phải có ý chí không thay đổi , phải vượt qua mọi khảo nghiệm trong điều kiện gian khổ , đồng thời cũng không cầnngười luyện võ bất chấp cả mức độ thích ứng về sinh lý gặp khí hậu ác liệt mà vẫn cứ tập bừa .
    ĂN : Dưỡng sinh sống thọ vẫn cơ bản ở chỗ ăn uống hợp lý . Các loại quyền trong võ thuật rất lắm thứ , cường độ vận động cũng khác nhau , thời gian luyện tập cũng ngắn dài không như nhau , đồng thời cũng do hoàn cảnh địa lý , môi trường khác nhau do đó sự bổ sung về dinh dưỡng cũng phải có sự phân biệt khác nhau . Trước , sau khi luyện quyền , nói chung không cần thay đổi kết cấu của đồ ăn thức uống . Nhưng nếu lượng vận động quá lớn thì phải tăng thêm một ít đường , chất anbumin , chất béo và sinh tố trong đồ ăn để đảm bảo nhu cầu trong cơ thể được cân bằng . Ví như quyền Thiếu Lâm , phách quái , trốc cước , Phiên từ quyền , và các bài Trường quyền Tra , Hoa , Pháo , Hồng v.v... có đặc điểm là mau lẹ có lực , cường độ vận động tương đối lớn , nên cần phải kịp thời bổ sung nhiệt năng mà cơ bắp đòi hỏi nếu không dễ dẫn đến váng đầu , nôn nao v.v... Nhất là thanh thiếu niên đang trong thời kỳ phát dục , sự trao đổi chất đang mạnh mẽ , đã tập võ lại càng phải kịp thời bổ sung dinh dưỡng . Đối với người già , yếu , bệnh ... mà nói , một mặt nên chú ý chọn loại như Thái cực quyền có động tác chậm rãi , nhu hoà , vận động không kịch liệt , cứ tuần tự nhi tiến dần dà mà luyện tập , còn về mặt ăn uống phải theo thầy thuốc phối hợp thuốc chữa bệnh với thuốc bổ để điều tiết sao cho thoả đáng . Người tập võ còn phải chú ý trước và sau bữa cơm cách thời gian tập luyện phải từ nửa giờ đến một giờ mới được . Phải kiêng quá no quá đói , cấm hút thuốc . Có thể uống một chút rượu có nồng độ thấp nhưng phải đề phòng uống với số lượng quá nhiều để tránh tổn hại đến cơ thể
    (trích : Võ thuật thần kỳ)
    Kỳ sau : Về vấn đề ở và đi lại ...

    Lonelymanus
  4. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    VỀ Ở : Người luyện võ phải ăn ở cho có tiết độ , sinh hoạt phải mang tính quy luật , nuôi dưỡng thành thói quen tốt ngủ sớm , dậy sớm . Công tác , học tập , rèn luyện , nghỉ ngơi đều phải sắp xếp cho hợp lý hợp cảnh , qua đó giữ gìn cho thân thể khoẻ mạnh , công phu cũng từ đó mà tăng tiến nhanh hơn . Hoàn cảnh cư trú , vệ sinh , thanh tịnh , đẹp đẽ ; phòng ở giữ cho có không khí lưu thông , tươi mới . Luyện võ tuy không đề xướng đạo căn dứt tuyệt sắc dục nhưng vẫn yêu cầu phải tiết chế , muôn vàn chớ có quá phóng túng về ******** mà hại cơ thể .
    ĐI LẠI : Rèn luyện "đi lại" có thể giúp khoẻ mạnh , bớt bệnh tật , nâng cao trình độ võ thuật , chính vì thế mà xưa nay vấn đề "đi , chạy" được các nhà võ học và y học coi trọng vô cùng . Nhà võ học trứ danh cận đại là Dương Vũ Đình tiên sinh từng chỉ rõ : "Đi là chỗ mạnh của trăm loại quyền" . Tìm cho đến nguồn gốc , phân tích theo học thuyết về kinh lạc thì ba đường kinh mạch có gốc được phân bổ tại sáu huyệt vị ở chân ; hai chân có sáu mươi huyệt , chiến đến một phần mười tổng số huyệt của toàn thân . Các huyệt kinh lạc đó có thông suốt hay không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người . Nhưng người tập võ nghiền ngẫm sâu về "đi lại" và chú ý đến mục đích của yếu lĩnh thì phải tìm cách làm sao cho các kinh lạc ở chân thông suốt với toàn thân không bị ngáng trở . Tức là phải chú ý hông lưng ngay thẳng , tinh thần sung túc , khí tức bình ổn , cơ bắp thả lỏng , khí trong dâng lên khí đục chìm xuống , toàn thân xuôi thuận với tự nhiên .
    (trích : Võ thuật thần kỳ)
    Được Lonelymanus sửa chữa / chuyển vào 01:04 ngày 02/06/2003
  5. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    VỀ Ở : Người luyện võ phải ăn ở cho có tiết độ , sinh hoạt phải mang tính quy luật , nuôi dưỡng thành thói quen tốt ngủ sớm , dậy sớm . Công tác , học tập , rèn luyện , nghỉ ngơi đều phải sắp xếp cho hợp lý hợp cảnh , qua đó giữ gìn cho thân thể khoẻ mạnh , công phu cũng từ đó mà tăng tiến nhanh hơn . Hoàn cảnh cư trú , vệ sinh , thanh tịnh , đẹp đẽ ; phòng ở giữ cho có không khí lưu thông , tươi mới . Luyện võ tuy không đề xướng đạo căn dứt tuyệt sắc dục nhưng vẫn yêu cầu phải tiết chế , muôn vàn chớ có quá phóng túng về ******** mà hại cơ thể .
    ĐI LẠI : Rèn luyện "đi lại" có thể giúp khoẻ mạnh , bớt bệnh tật , nâng cao trình độ võ thuật , chính vì thế mà xưa nay vấn đề "đi , chạy" được các nhà võ học và y học coi trọng vô cùng . Nhà võ học trứ danh cận đại là Dương Vũ Đình tiên sinh từng chỉ rõ : "Đi là chỗ mạnh của trăm loại quyền" . Tìm cho đến nguồn gốc , phân tích theo học thuyết về kinh lạc thì ba đường kinh mạch có gốc được phân bổ tại sáu huyệt vị ở chân ; hai chân có sáu mươi huyệt , chiến đến một phần mười tổng số huyệt của toàn thân . Các huyệt kinh lạc đó có thông suốt hay không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người . Nhưng người tập võ nghiền ngẫm sâu về "đi lại" và chú ý đến mục đích của yếu lĩnh thì phải tìm cách làm sao cho các kinh lạc ở chân thông suốt với toàn thân không bị ngáng trở . Tức là phải chú ý hông lưng ngay thẳng , tinh thần sung túc , khí tức bình ổn , cơ bắp thả lỏng , khí trong dâng lên khí đục chìm xuống , toàn thân xuôi thuận với tự nhiên .
    (trích : Võ thuật thần kỳ)
    Được Lonelymanus sửa chữa / chuyển vào 01:04 ngày 02/06/2003
  6. ninja_in_mask

    ninja_in_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời ! Bravo manus +5 sao trên cả 2 phương diện cá nhân và bài viết . À , đồng chí có ở Box Nhạc cổ điển không ?
    Tiện đây tớ cũng góp ý luôn là box hình như quá thiếu quan tâm tới các nhân tài , các thành viên tích cực của box . Các bạn nnghĩ sao khi có người bỏ công sức ra viết bài hoàn chỉnh như thế này ? Các bác chỉ ngồi rung đùi và đọc rồi chẳng thấy bầu trời riêng của họ lấp lánh thêm ngôi sao nào cả . Chúng ta đều là những người học võ thuật , trong võ thuật dạy Nhân Nghĩa ..tớ mong rằng ngoài những khả năng về quyền thuật các bạn còn là những thành viên biết trân trọng nhau .
    manus , tớ muốn hỏi thêm bạn về vấn đề học võ . Tớ bỏ 2 năm rồi . Muốn rèn luyện trong hè thôi thì nên làm thế nào ?

    Tôi tư duy , vậy tôi tồn tại ! ! !
  7. ninja_in_mask

    ninja_in_mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời ! Bravo manus +5 sao trên cả 2 phương diện cá nhân và bài viết . À , đồng chí có ở Box Nhạc cổ điển không ?
    Tiện đây tớ cũng góp ý luôn là box hình như quá thiếu quan tâm tới các nhân tài , các thành viên tích cực của box . Các bạn nnghĩ sao khi có người bỏ công sức ra viết bài hoàn chỉnh như thế này ? Các bác chỉ ngồi rung đùi và đọc rồi chẳng thấy bầu trời riêng của họ lấp lánh thêm ngôi sao nào cả . Chúng ta đều là những người học võ thuật , trong võ thuật dạy Nhân Nghĩa ..tớ mong rằng ngoài những khả năng về quyền thuật các bạn còn là những thành viên biết trân trọng nhau .
    manus , tớ muốn hỏi thêm bạn về vấn đề học võ . Tớ bỏ 2 năm rồi . Muốn rèn luyện trong hè thôi thì nên làm thế nào ?

    Tôi tư duy , vậy tôi tồn tại ! ! !
  8. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Xin gửi lời cám ơn đến sự quan tâm của bạn ninja_in_mask Tôi chỉ làm công việc chia sẻ thông tin thôi mà , thật ra trình độ võ thuật của tôi rất bình thường , nhưng khi được đọc gì đấy và thấy hay , tôi muốn chia sẻ với mọi người . Tất cả chúng ta vào đây đều có cùng chung một sở thích mà Tôi chỉ quan tâm đến việc có thể post những gì lên và những bài post lên sẽ giúp ích được gì cho mọi người chứ chẳng bao giờ quan tâm đến những chuyện khác , nhưng dù sao cũng cám ơn bạn đã có lời khích lệ và voted cho tôi
    Về rèn luyện trong hè , bạn đã bỏ 2 năm , nhưng trước đây bạn đã có quá trình rèn luyện như thế nào ? Nếu đã có nền tảng thì việc rèn luyện , ôn luyện lại những cái mình đã có trong kỳ nghỉ hè (thời gian ngắn) , tớ nghĩ nó cũng sẽ không quá khó ... nhưng nếu bắt đầu lại từ đầu thì thời gian ít quá , tớ nghĩ khó có thể đạt được nhiều những cái mình muốn (sức khoẻ , khả năng tự vệ , chiến đấu tốt ...) . Tuy nhiên , tớ thấy cũng có nhiều người luyện tập rất nghiêm túc và liên tục suốt ngày , họ cũng tạo được nhiều khả năng tốt trong thời gian ngắn hơn là những người tập "lãng tử" mặc dù thời gian luyện tập nhiều hơn . Vấn đề này liên quan đến nhiều thứ lắm ... môn phái , thầy dạy , cách dạy , người học , cách học ... ninja_in_mask post lên mục hỏi đáp đi , sẽ có nhiều người đọc và cho cậu nhiều lời khuyên tốt hơn , chứ để ở đây ít người để ý , vả lại , trình độ của tớ cũng có hạn , ở mục hỏi đáp , nhiều bậc cao thủ ở trên đây sẽ giúp bạn những lời khuyên tốt hơn nhiều
    Tôi cũng rất thường xuyên vào xem box cổ điển , nhưng chưa phải là thành viên của box đấy ...
    Chúc ninja_in_mask một kỳ nghỉ hè nhiều thành công nhé Bây giờ tớ hơi bận , khi nào rảnh sẽ tiếp tục cố gắng phát triển topic này

    Lonelymanus
  9. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Xin gửi lời cám ơn đến sự quan tâm của bạn ninja_in_mask Tôi chỉ làm công việc chia sẻ thông tin thôi mà , thật ra trình độ võ thuật của tôi rất bình thường , nhưng khi được đọc gì đấy và thấy hay , tôi muốn chia sẻ với mọi người . Tất cả chúng ta vào đây đều có cùng chung một sở thích mà Tôi chỉ quan tâm đến việc có thể post những gì lên và những bài post lên sẽ giúp ích được gì cho mọi người chứ chẳng bao giờ quan tâm đến những chuyện khác , nhưng dù sao cũng cám ơn bạn đã có lời khích lệ và voted cho tôi
    Về rèn luyện trong hè , bạn đã bỏ 2 năm , nhưng trước đây bạn đã có quá trình rèn luyện như thế nào ? Nếu đã có nền tảng thì việc rèn luyện , ôn luyện lại những cái mình đã có trong kỳ nghỉ hè (thời gian ngắn) , tớ nghĩ nó cũng sẽ không quá khó ... nhưng nếu bắt đầu lại từ đầu thì thời gian ít quá , tớ nghĩ khó có thể đạt được nhiều những cái mình muốn (sức khoẻ , khả năng tự vệ , chiến đấu tốt ...) . Tuy nhiên , tớ thấy cũng có nhiều người luyện tập rất nghiêm túc và liên tục suốt ngày , họ cũng tạo được nhiều khả năng tốt trong thời gian ngắn hơn là những người tập "lãng tử" mặc dù thời gian luyện tập nhiều hơn . Vấn đề này liên quan đến nhiều thứ lắm ... môn phái , thầy dạy , cách dạy , người học , cách học ... ninja_in_mask post lên mục hỏi đáp đi , sẽ có nhiều người đọc và cho cậu nhiều lời khuyên tốt hơn , chứ để ở đây ít người để ý , vả lại , trình độ của tớ cũng có hạn , ở mục hỏi đáp , nhiều bậc cao thủ ở trên đây sẽ giúp bạn những lời khuyên tốt hơn nhiều
    Tôi cũng rất thường xuyên vào xem box cổ điển , nhưng chưa phải là thành viên của box đấy ...
    Chúc ninja_in_mask một kỳ nghỉ hè nhiều thành công nhé Bây giờ tớ hơi bận , khi nào rảnh sẽ tiếp tục cố gắng phát triển topic này

    Lonelymanus
  10. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Luyện Võ
    Hiếm người may mắn được xem một võ sĩ kỳ tài luyện võ dưới vòm hang động Đông Triều, giữa núi rừng Yên Thế, Thanh Nghệ, hay giữa đồng nội bát ngát vùng Kinh Bắc, Sơn Nam.
    Lá hoa nở từ lòng tay, chim chóc vỗ cánh từ những đầu ngón chau chuốt, muông thú ẩn hiện toát từ thân xác võ sĩ, thác, bão, đổ dồn dập nơi cánh tay gân cứng : Hạc, Phượng, Long, Hổ, Hầu, Xà, ... Không còn là đấm, đá, xỉa, chém, móc, gạt, ... với những tấn bộ, bước tiến lui, xoay vòng, ngang xéo, biến hóa ẩn hiện, mà là múa: Múa Võ. Có lúc tất cả nhẹ gọn như khói tơ, có lúc thân hình uyển chuyển, lay động dũng mãnh, nặng trịch. Xương thịt như đã nhường chỗ cho một vầng sinh khí hừng hực bốc lửa. Trên gương mặt võ sĩ, mỗi thớ thịt đều lay chuyển, ánh mắt long lanh, sắc bén, tay chân tung lượn theo sóng gầm, chắc nịch, khiến người xem dường như đứng trước những đối nghịch ***g lộng của cuộc đời, dào dạt ngay trong từng hơi thở, từng động tác.
    Ta không xem nữa.
    Ta thấy ta cầu nguyện.
    Thế giới phồn thực tan biến dưới chân, xa hút, im lặng.
    Ta chứng ngộ cõi giải thoát.
    Ta cởi bỏ thân xác, hòa vào muôn vật, vào cái đẹp trường cửu.
    Ta nhập Đạo
    .
    Cách nay hơn bốn ngàn năm, hình thức múa võ đi quyền của cư dân đồng bằng sông Hồng, sông Mã đã được ghi tạc qua nghệ thuật tạo hình, chạm đúc trên gỗ, trên đồng, ... , mà khảo cổ học đã liệt kê, sắp xếp cho những căn bản của các giai đoạn văn hóa khác nhau: Hòa Bình, Hạ Long, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, v.v...
    Trên Bề Mặt Của Sự Phân Loại
    Luyện võ là sự phối kợp tinh vi, mạch lạc của những động tác thân mình tay chân ứng dụng trong việc chiến đấu, việc công, thủ hay bảo vệ, pháp triển sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần.
    Từ xa xưa , tập võ đi quyền của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ đã tuân hành khít khao những luật tắc mà ngày nay vẫn là những khuôn thước kim cương của người học võ chân chính :
    - Luật động.
    - Ý nghĩa và hiệu năng động tác.
    - Lề lối thực hiện.
    Về hình thức, quyền cước có nhiều thế, nhiều miếng. Mỗi thế có nhiều đòn, và đòn lại là một kiểu kết hợp khít khao của nhiều yếu tố, gói trọn trong các tư thế của:
    - Thân pháp,
    - Bộ pháp,
    - Điều tức,v.v...
    Luyện thân pháp là phép rèn luyện thân thể, đầu mình và tay chân cho mạnh mẽ, bền bỉ, dẻo dai, rắn chắc. Khi chiến đấu, tay chân đấm đá, chém gạt điều hòa không rối loạn, mực thước, lanh lẹ. Tay công tay thủ , co duỗi, sấp ngửa, trên dưới, phải trái dũng mãnh, hòa hợp nhịp nhàng theo luật âm dương, ngũ hành.
    Mối liên đới giữa các bộ phân của cơ thể phải hòa nhịp đồng bộ với nhau dựa trên bốn tương quan:
    - Thượng hạ tương phù,
    - Tả hữu tương ứng,
    - Phì sấu tương chế,
    - Nội ngọai tương quan.
    Thân pháp lại gồm có đầu pháp, thủ pháp, chỉ pháp, cước pháp, nhĩ pháp, nhãn pháp, v.v...
    Bộ pháp là những tư thế, điệu bộ đứng trụ hay di động. Đứng, ngồi, phải vững vàng, nặng trịch như bàn thạch. Khi di chuyển hay chạy nhảy thì nhanh lẹ chắc nịch, lúc nhẹ như bấc, lúc nặng như chì, chuyển dịch tấn bộ đúng phép, hội đủ tính chất: nhanh, mạnh, chính xác.
    Nhà võ xưa có câu:
    "Dụng quyền, phóng cước hợp tung,
    " Nhập xà, xuất hổ, tranh hùng thượng phong"
    nghĩa là quyền cước phải phối hợp, công thủ che đỡ bổ xung lẫn nhau để tạo hiệu năng tối đa; trong chiến đấu, khi muốn tiến tới thì tràn mình qua phải, lách qua trái như rắn lượn, dương đông kích tây, tạo yếu tố bất ngờ làm đối phương khó lượng định, khó toan tính chặn đánh; lúc thối lui, dáng điệu phải oai phong, hùng dũng như cọp beo gây cho đối phương ấn tượng nể sợ không dám tấn công theo.
    Về phong thái khi giao đấu, sắc diện bình thản, không khinh xuất, không tỏ ra giận dữ hay sợ sệt, hơi thở điều hòa, phong tỏa ngũ quan,...
    Động thái của luyện võ là "Đòn" (đòn đơn) và "Thức" (đòn kép), nói rõ hơn là "một đơn vị võ ", ví dụ đòn đơn như đấm, đá, quăng quật, chém xỉa bằng cạnh tay bằng đầu ngón tay, gạt đỡ, lên gối, cùi chỏ, ... Đấm lại có nhiều kiểu, nhiều cách, như: đấm thẳng, đấm móc, đấm lao, đấm múc, đấm ngược, đấm bật, đấm ngang, ... , hoặc đá có đá thẳng, đá cạnh, đá tạt, đá vòng cầu, đá giò lái, đá bật, đá ngựa, đá ngược, v.v... Tương truyền từ xa xưa người Việt cổ có tới 108 đòn và thức, ngày nay, vì tính chất bí truyền và tộc truyền cố hữu phương Đông, thầy dạy võ thường dấu riêng một vài thức độc đáo ngừa khi "trò phản thầy", hoặc giữ riêng cho dòng họ mình, quyền cước VN vì thế bị thất truyền đi nhiều, nay chỉ sưu tầm lại được non nửa, gom thành nhiều nhóm, nhiều "thế" (hay "chiêu", hoặc có nơi gọi là "bộ"); có nhóm chỉ gồm 3 hoặc 4 đòn hay thức, có nhóm tới 10, 12 đòn hay thức, tồn tại với những biến tướng của nó :
    - Võ Dưỡng Sinh hay Võ Thể Dục.
    - Võ Lâm hay Võ Vườn.
    - Võ Kinh hay Võ Trận.
    - Võ Tự do hay Võ Thượng đài.
    - Đấu Vật.
    - Đấu Binh khí.
    - Vân vân ...
    Do đó, từ những đòn hay thức cơ bản, các bậc tôn sư có thể tạo nên vô vàn các cách đi quyền khác nhau, nhưng vẫn tuân thủ những qui luật chặt chẽ về lực đẩy, lực căng, lực bật, lực xung, lực phản, lực xoắn , lực đối, lực chiếu, v.v... và mang những ý nghĩa riêng biệt.
    Về nội thể, mỗi động tác, mỗi tư thế biến đổi của tay chân, của thân, đầu, của hít thở,..., lại liên hệ mật thiết đến kinh mạch, đến các huyệt đạo, các điểm sinh hoạt phân bố cùng khắp trong toàn bộ cơ thể người luyện tập.
    (còn tiếp)

    Lonelymanus

Chia sẻ trang này