1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hai ảnh trên lại càng minh chứng, nếu NASA dựng cảnh thì đúng là thật kì công ngay cả đến chi tiết nhỏ nhặt như dạng trái đất cũng phải tính toán mô phỏng sao cho thật hợp lý.
    Dựa theo số trong tên file của 2 ảnh có thể biết ảnh đất khuyết nhiều được chụp sau ảnh khuyết ít.
    Về độ nghiêng của 2 mặt trăng sao không giống nhau:
    Ở ảnh thứ 2 http://www.hq.nasa.gov/office/pao/History/alsj/a17/AS17-134-20471HR.jpg mọi người nhìn qua đều có thể khẳng định rằng máy ảnh để nghiêng so với chân trời, sẽ phải quay ảnh sang ngược chiều kim đồng hồ. Như vậy góc nghiêng sẽ trùng ngay thôi.
    Về dạng của mặt trăng thì lại càng hợp lý nữa, đáng lẽ đây là điểm mà "moon hoax" không nên đề cập đến vì chỉ có lợi cho "moon true". Thank SSX vì cho biết thời gian làm việc trên moon của Apollo 17 là 72h, Trái Đất đang trong quá trình khuyết đi khi nhìn từ mặt trăng, trong khoảng 3 ngày đã biến nó thành ra như vậy. Các chuyên gia NASA thật là khéo ngụy tạo!
    (Không có thời gian để copy hình mô phỏng vì phải về nhà rồi, nếu SSX cần thì mai sẽ post lên)
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 17:40 ngày 06/11/2008
  2. SSX

    SSX Guest

    Thông tin của bác mơ tiên là rất hữu ích. Các NASA?Ts fan vỗ tay rần
    rần. Thế nhưng thành thực mà nói không chắc giải quyết được vấn đề gì.
    Bác thấy có bao giờ NASA công bố tư liệu thô không?. Tất cả các dữ
    liệu bị ngâm rất lâu, xón ra tí một như đái dắt. Ví như của Mars chuyển
    về bị ngâm ít nhất 6 tháng. Thời buổi này chỉ cần vài h là đủ làm giả 1
    cái ảnh. Không phải cần một vệ tinh mới, độ phân giải cao, mà cần công
    khai qyi trình làm việc, công khai tư liệu thô.
    Ông McCain cũng đã đòi thay đổi việc này. Ông mà làm TT thì NASA gặp
    hạn chẳng moon chẳng return gì sất. May cho NASA nhá.
  3. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Rồi, bác đã công nhận tôi đúng với kiểu cất cánh bay là là mặt đất. OK.
    Giờ tính tiếp năng lượng để đưa tàu lên 80km nhé.
    Dùng định luật bảo toàn năng lượng. Bo cho bác là vận tốc vũ trụ cấp 1 ở sát mặt đất và trên độ cao 80km là giống nhau. Vậy độ chênh thế năng giữa hai quỹ đạo này đúng bằng mgh. OK.
    Độ chênh năng lượng này sẽ được tên lửa đẩy cung cấp, nó bằng độ chênh động năng sau và trước khi lực đẩy tên lửa cung cấp vận tốc. OK
    Công thức mgh=m*(v+dv)^2/2-m*v^2/2. OK
    Thế v=1700m/s, tính ra dv=74m/s. OK.
    Khối lượng tàu trước khi tăng tốc là 2528kg, tính lumxum thì lượng nhiên liệu cần đốt là 74/3000*2528=62.4kg. Tàu vẫn còn dư 133kg.
    Bám theo các ý của tui, yes/no question
    À, nhắc cho bác biết : độ chênh động năng giữa v0=0 và v1=500m/s là 125000m, tương ứng với độ chênh động năng giữa v0=1700m/s và v1=1772m/s, hay dv=72m/s. Có giống với tui tính không

    Được congchi1 sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 06/11/2008
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Lâu lâu bênh nguyên soái tí . Đã bảo là cơ năng của tên lửa không bảo toàn rồi mà lị, mọi người xem lại các lý luận theo kiểu động năng thế năng nhé.
    @mods: khóa thì khóa ngay dọa làm giề . 24 giờ nữa khéo lại tòi ra ối thứ kinh khủng ấy chứ.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    bạn khiên tốn thế
    http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/1112872/trang-15.ttvn#14028152
    Với vận tốc 1817 m/s, bạn có hẳn một quỹ đạo có độ cáo tối đa so với bề mặt mặt trăng 110km cơ mà, việc gì phải tự rút đi như thế.
    bạn đã thấy một tầu vũ trụ nào cất cánh bay là là mặt đất chưa ??? và Apollo AS có làm thế cho tiết kiệm nhiên liệu so với phương án thẳng đứng như chính nó đã quay phim không ???
    mình đã viết thêm vào đoạn chữ đậm ở dưới, nhưng do mình vừa rồi vô khối việc vặt, ra vào liên miên nên mỗi lần post chỉ được 2 dòng. Có thể vì thế bạn chưa đọc.
    Cái nguỵ biện của bạn ở đây là, bạn giả thiết phóng trên mặt trăng phẳng vô hạn, nhưng như bạn thấy đó, nó phải thự hiện phương án phóng là là này trên quãng đường từ 0,7-1 radian. Khi đó, các vector vận tốc không cộng vào nhau, bạn hiểu chưa ??? mà hai viector ở hai đầu gập nhau một góc và mất đi tối thiểu 1/5 tốc độ tổng.
    MÌnh chưa có thời gian tính cho bạn cụ thể cái phương án là là này là bao nhiêu, theo ước lược của mình chỉ 1300m/s
    Ở đây, mình chỉ lập luận tối đa tối thiểu. Bạn thấy đó, mất ít nhất 1/10 viector tốc độ, là bao nhiêu đây ??? chỉ còn 1600m/s thôi.
    1600 m/s bề mặt mặt trăng mà lại leo lên 1700 m/s độ cao 80km, leo bằng gì thế bạn.
  6. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Trước hết tui xin khai nhận tui là dân Xã hội không phải dân tự nhiên nên chỉ xem xét vấn đề ở mặt lý luận mà quyết không dám dớ vào kỹ thuật, sợ lắm.
    Sau khi đọc hết 100 trang topic trước (mệt muốn chết), tôi nhận ra một vấn đề quan trọng sau đâu:
    - Các bác ủng hộ Mỹ có lên MT và các bác phản đối giống nhau ở một chỗ: Nói bậy như nhau, chửi nhau như hàng tôm hàng cá ấy.
    Khác nhau: Các bác không tin vụ Mỹ lên MT giỏi hơn các bác ủng hộ nhiều. Ngay như bác mr_hoang thuộc dạng khá nhất phe chống cũng lộn xộn lắm.
    Trong khi đó về phe phản đối thì sao:
    - Bác SSX từng khẳng định đi khẳng định lại là không thể sử dụng bánh hơi trên mặt trăng, quá phức tạp để dùng nó được. Đã có người cười chê bác ấy nhưng thực tế đã chứng minh là đúng như vậy, Mỹ cũng dùng bánh sắt, chẳng qua vì ảnh chụp không rõ nên SSX tưởng là bánh hơi. Điều này cho thấy về kỹ thuật SSX có lý. Bác ấy có lý luôn chuyện sao phải làm bánh tròn, chỉ vì bơm hơi nên người ta phải dùng tròn (những năm 60) bánh sắt thì làm như Luna hay hơn không, đó là chưa kể dùng bánh tròn kiểu đó sẽ choáng chỗ hơn nhiều các kiểu khá, mà diện tích theo em phải là chuyện quan trọng trong một hành trình viễn du như vậy chứ.
    -Bác huyphuc đã chứng minh nhiều về đáp: Thực tế ảnh chụp cho thấy bác ấy có lý luôn. Một vụ phun để đáp một thứ tính bằng tấn thì không thể không có dấu vết. Thế mà nhìn ảnh chụp chẳng thấy dấu đó đâu cả. Ở một nơi nhiều tỷ năm không bóng người thì chỉ một dấu vết nhân tạo cũng rõ mồn một nhưng không thấy
    -minhmai còn kỹ hơn khi khẳng định những thông số kỹ thuật về bộ quần áo mặt trăng. Chẳng biết MT thì thế nào chứ em thấy coi Discovery thấy họ tập trong hồ với đồ vũ trụ (có lực hút nhé) mà khốn khổ hơn các vị lên MT nhiều. Cẩn thận hơn nhiều, trong khi các bác lên MT thì cứ tí tởn như đi chơi ấy. Nặng tính trình diễn quá.
    Tóm lại: Phe chống có rất nhiều cái lý để người đọc chấp nhận.
    Còn phe ủng hộ:
    -Từ AndynTran đến sonyclie đều y như tín đồ nói về tôn giáo vậy. Nào là Mỹ mà nó thèm lừa à, cả thế giới nhìn vào nhé, Nga nó không phản đối nhé, chuyện chấn động thiên hạ vậy mà không tin là lũ ngu nhé... Chúng ta đang tranh luận khoa học, nếu không chấp nhận thì đưa bằng chứng khoa học phản đối, cứ ngồi gào lên kiểu trên thì thôi, kiểu như Thượng đế là có thật, Chúa đang sống bên chúng ta, mày không tin là do mày chưa đủ lòng tin chứ tao cóc thèm chứng minh. Cũng được, nhưng vậy thì không còn là thảo luận khoa học, điều mà chúng ta đang làm.
    Cá nhân em thì lòng tin vào việc Mỹ đáp xuống MT lung lay rồi. Nên nhớ thời điểm Mỹ đáp xuống MT là giai đoạn nào, làm gì như bây giờ cả thế giới có thể xét từng tí một để biết đúng sai. Lý luận là LX không phản đối là nó có thì không hay đâu, chắc gì LX đã nắm được chính xác, Mỹ hoàn toàn có thể đưa tàu đến qu4y đạo MT, phóng LM xuống but không có người, thu hồi và hý hửng việc đã đáp xuống MT... LX làm gì, gào lên là Mỹ bố láo ư. Họ có bằng chứng gì, phim quay đâu, ảnh chụp đâu. Đó là chưa kể đấy là thời kỳ Cold war, gào lên ai tin ngoài mấy bác XHCN anh em, khéo cả mấy bác ấy cũng cóc tin nữa là, thể nào cũng bĩu môi: Anh Cả làm không được cái ghen ăn tức ở đây mà. Thôi đành đợi đó, khi nào tao lên bắt quả tang mày chết.
    Theo em đó chính là logich việc Mỹ cuống cuồng phóng hết đợt Apollo này đến đợt Apollo khác. Về tính thực tế thì các chuyến phóng sau là vô nghĩa. Nên nhớ, việc lên MT là một hành động chính trị hơn là nghiên cứu KH. Vậy lên đầu tiên là OK rồi, sau này LX có lên 100-1000 lần thì kệ nó. Lấy đất đá thì máy tự động làm được, thử cấu trúc thì táng cho nó trái bom rồi đo có mà ra hết. Nếu lên liên tục thì chỉ để xây dựng căn cứ hay làm các thí nhiệm hiệu quả rất cao (chi phí cho các chuyến phóng đâu phải rẻ).
    Nhưng người Mỹ, dân tộc nổi tiếng thực dụng lại làm ngược lại, họ làm liên tục các chuyến Apollo, chì dừng sau các tai nạn nghiêm trọng.
    Để làm gì? Tốn kém khủng khiếp chỉ để nhảy nhót hay làm các thí nhiệm ở quỹ đạo cũng làm được ư? Quá khó chấp nhận.
    Theo em (ý kiến cá nhân): Chính các chuyến bay sau mơi làm cái chuyện đặt chân lên MT. Cái 11 chỉ là để giành điểm thôi, tao 1 rồi nhé! Sau đó cố để hớp thức hóa cái 1 đó.
    Vấn đề là nếu vậy thì thực ra họ đã làm được cái 1 đó chưa, hay là thấy LX bỏ họ cũng bỏ luôn. Dù sao cũng mang danh 1 rồi.
    Rồi hết vụ đến 2020 mới lên lại hay mất tài liệu, sơ hở ở các ảnh chụp, phim quay... càng khiến em nghi ngờ chuyện Mỹ lên MT. Vấn đề là cũng chưa có bằng chứng nào quyết định thôi.
    Ngoài ra, các bác ủng hộ chuyện Mỹ lên MT cũng đừng chửi bới theo kiểu các bác pro Nga xỏ xiên Mỹ vì thực ra vụ nghi ngờ này là của dân Mỹ đấy chứ, các bác pro Nga chỉ ăn theo thôi. Chuyện LX thua Mỹ vụ MT, Mỹ thua LX vụ bay lên vũ trụ là chuyện đã xong rồi. Chẳng ai hơi đâu cay vụ đó đâu, có cay là vụ LX sụp đổ rầm rầm chứ hơi đâu cay vụ lên MT trước hay sau. Em dám cá nếu xác định thực sự Mỵ chưa bao giờ lên MT thì chính những huyphuc, minhmai, SSX sẽ chua xốt nhất đó, là dân kỹ thuật tôi tin trong tim họ mong muốn con người đã làm được điều vĩ đại về kỹ thuật đó, nhưng vì là nhà khoa học nên về lý trí họ phải phản biện (một điều tất nhiên trong khoa học). Nếu họ đúng thì lý trí mừng vì mình đúng như trái tim chắc chẳng vui vẻ gì khi nghĩ rằng đến bao giờ mới có lại cái thật sự là "...Bước tiến vĩ đại của loài người"
  7. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Dùng vật lý để nói chuyện mà lại dùng công thức mgh để tính thế năng là không được rồi. Gia tốc g đâu có cố định đâu.
    Công thức chính xác là -GMm/R, coi thế năng ở điểm xa vô cực là 0
    Động năng trên quỹ đạo tròn bán kính R là GMm/2R
    Tổng năng lượng của vệ tinh là GMm/2R-GMm/R=-GMm/2R
    Như vậy để tăng từ độ cao h1 lên h2 cần cung cấp thêm năng lượng
    GMm(1/(R0+h1)-1/(R0+h2))/2=GMm"h/(2R1*R2)
    R0: bán kính MT, R1=R0+h1, R2=R0+h2
    Thay số:
    G=66.72e-12
    R0=1.737e6
    M=7.3477e22
    coi h1=0, h2=80e3 ->"h=80e3
    với m=2000kg cần cung cấp 125e6J. Với động cơ có hiệu suất 10% cần 1.25e9J.
    Xăng thông thường có năng lượng 40e6J/kg, đốt 1kg xăng cần khoảng 3kg O2 nên 1kg nhiên liệu sẽ cho ra khoảng 10e6J -> 1250e6J cần 125kg nhiên liệu.
    Kết quả này chỉ có tính tương đối vì nó còn phụ thuộc vào loại nhiên liệu thực tế đã được sử dụng, hiệu suất thực tế của động cơ.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bác chưa tính tới ở dưới đất khối lượng là 4 tấn hơn, lên 80 km cao khối lượng còn khoảng 2 tấn hơn. Muốn tính tổng năng lượng phải tích phân theo từng thời điểm nhỏ dt.
  9. meodenmatlua

    meodenmatlua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2008
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Đọc mãi đọc mãi, mỏi cả mắt, ong cả đầu thì chỉ thấy bài của bác Typoon hay nhất.
    Hoan hô, hoan hô
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Tại sao nói cơ năng không bảo toàn ?

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này