1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    [​IMG]
    Ở đậy một số bạn cho rằng chỉ cần chuyển sang quỹ đạo có năng lượng đủ mức là dễ. Vệ tinh lại không như thế.
    Mình ví dụ
    Quỹ đạo đơn giản nhất là đường chấm chấm bắn thẳng lên, sao cho không đạt vận tốc vũ trụ cấp 2, nhưng sát sàn sạt.
    Đường đỏ đỏ là quỹ đạo tròn, nó có thế năng là độ cao và động năng là vận tốc vũ trụ cấp một ở đó. Về nguyên tắc, tổng năng lượng này thấp hơn động năng của vận tốc vũ trụ cấp 2 và vì vậy ta sắp sao cho năng lượng của đường đỏ thấp hơn đường chấm. Điều đó tôi nghĩ là... chả cần phải nghĩ vì ta đã giả thiết đường chấm sát sàn sạt vận tốc vũ trụ cấp 2 khi tếp đất mà.
    OK, bây giờ các bạn thấy không, thằng có năng lượng cao thì rơi uỵch xuống đất. Thằng có năng lượng thấp thì ở yên ổn trên đó.
    Bây giờ ta xem thằng xanh. ở đây mình vẽ bằng word, nhìn không rõ đâm sai chút, ngại vẽ lại, mô tả các bạn cố hiểu nhé. Ý mình bảo nếu như đúng thì đường chấm phải dài hơn, đỉnh cao hơn đường xanh.
    đại khái làm sao cho năng lượng của chúng bằng nhau. Điều đó bố trí cũng dễ mà.
    Bây giờ đường xanh có vận tốc tối đa, độ cao tối đa.... cao hơn đường đỏ. Thế nhưng lại phải bật động cơ tiếp để nó thành đỏ. Như vậy, năng lượng giảm đi mà.... tròn ra.
    Ta bóp méo đường đỏ một tí cho dẹp ra sao cho năng lượng vẫn nguyên, điều đó dễ mà. Rồi giảm năng lượng một chút, điều đó cũng dễ mà. Ta có một quỹ đạo có vận tốc tối đa, độ cao tối đa cao hơn nhưng năng lượng lại nhỏ hơn.
    Bạn congchi1 chắc đã thấy, việc chuyển quỹ đạo không phụ thuộc vào năng lượng vệ tinh lớn hay bé. Không thể lấy mức chênh năng lượng mà tính toán năng lực tên lửa được.
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Đúng là nhà văn
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bạn tự nhận là dân xã hội, nhưng không có nghĩa là bạn cho mình quyền không tìm hiểu tí nào về kĩ thuật. Nếu không có thời gian để tìm hiểu thì tự nhận là theo dõi topic này từ lâu thì bạn phải nắm được các thông tin ngay cả trong topic này chứ
    Cho đến nay không có một tàu thăm dò mặt trăng nào có "ống kính toàn thứ dữ" để chụp được dàn LM hay lá cờ cả. Vì thế năm 2009 khi tàu LRO phóng lên có khả năng chụp được ảnh với độ phân giải 0.5m /pixel hi vọng sẽ chấm dứt được tranh cãi.
    Đừng lấy ví dụ các vệ tinh viễn thám của Trái đất mà áp dụng cho ảnh viễn thám trên mặt trăng. Hiện nay số vệ tinh viễn thám trên mặt trăng đếm chưa được một bàn tay và mới chỉ có Mỹ, Nhật, và TQ mới đây thêm Ấn Độ. So với hàng ngàn vệ tinh viễn thám đang bay như ruồi quanh Trái Đất. Để phóng 1 vệ tinh lên Mặt Trăng bạn thử nghĩ chi phí gấp mấy lần cái Vinasat ?
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    ở đây có người tự nhận là nhà văn không biết kỹ thuật
    Và có người tự nhận là kỹ thuật nhưng không biết tính độ phân giải
    rồi nhầm đơn vị đường kính mặt trăng với đơn vị mét cho ra phép tính chênh 3 ngàn tỷ nhưng kết quả đúng
  5. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Bạn tự nhận là dân xã hội, nhưng không có nghĩa là bạn cho mình quyền không tìm hiểu tí nào về kĩ thuật. Nếu không có thời gian để tìm hiểu thì tự nhận là theo dõi topic này từ lâu thì bạn phải nắm được các thông tin ngay cả trong topic này chứ
    Cho đến nay không có một tàu thăm dò mặt trăng nào có "ống kính toàn thứ dữ" để chụp được dàn LM hay lá cờ cả. Vì thế năm 2009 khi tàu LRO phóng lên có khả năng chụp được ảnh với độ phân giải 0.5m /pixel hi vọng sẽ chấm dứt được tranh cãi.
    Đừng lấy ví dụ các vệ tinh viễn thám của Trái đất mà áp dụng cho ảnh viễn thám trên mặt trăng. Hiện nay số vệ tinh viễn thám trên mặt trăng đếm chưa được một bàn tay và mới chỉ có Mỹ, Nhật, và TQ mới đây thêm Ấn Độ. So với hàng ngàn vệ tinh viễn thám đang bay như ruồi quanh Trái Đất. Để phóng 1 vệ tinh lên Mặt Trăng bạn thử nghĩ chi phí gấp mấy lần cái Vinasat ?
    [/QUOTE]
    Đếm chưa hết một bàn tay, nhiều thế cơ à, em đang lo là chẳng có cái nào cơ Thế là tốt rồi, thế trong số đó không có thằng nào quan sát kiểu quang học hả bác, phải đợi tới 2009 cơ à. Để chụp một tấm ảnh tại một điểm xác định thì cần em phải am hiểu kỹ thuật lắm sao để hiểu là phải có một rừng vệ tinh chứ 1-2 cái thì không được. Kỹ thuật chỗ này phức tạp quá. Vấn đề là suốt 40 năm, người Mỹ tự coi là đã đủ biết MT đến độ không cần tốn kém lên nữa nhưng lại chẳng có cái ảnh nào chụp lại bãi đáp năm xưa.
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Với huyphuc thì bây giờ không ĐÁNG để trả lời nữa rồi
    Chỉ cần dùng lại bài cũ là đủ
    [​IMG]
  7. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Thế cái trạm SKYLAB bị bọn OÃN IẠB gặm rồi à
    [​IMG]
    Được sonyclie sửa chữa / chuyển vào 23:23 ngày 06/11/2008
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trong 1 box Kỹ thuật, có lẽ là không cần phí thời gian tranh luận với 1 nhà văn.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:20 ngày 06/11/2008
  9. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Chết thật, cho em xin cái NGUỒN để em tới nói cho NASA nó biết bác ợ Bọn ngu đần dốt nát ấy nói mãi mà chả chịu nghe đâu, lần này phải lấy cái NGUỒN + NƯỚC BỌT CỦA các bác quẳng vào mặt chúng nó, để chúng nó tỉnh ra ạ, lên MOON còn dek đựơc ở đó mà so hoả. Tiện thể em tới NASA sẽ bảo chúng nó cái capsule bị lão câu cá tóm đựơc giờ năm đâu để em chụp cái hình ạ
  10. hoangaka

    hoangaka Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    46

    [/quote]
    Tranh luận về mặt kỹ thuật thi em chịu thua chứ tranh luận về mặt lý luận thì để đó.
    -Về vụ lốp thì ngay khi SSX đưa ra lý thuyết của mình phe moon xịn đã bài xích theo đúng kiểu của bác: "Chúng tôi cười là cười chỗ đấy , chúng tôi khẳng định là nếu dùng bánh hơi thì Nasa nó phải đưa ra giải pháp gì đấy". Nghĩa là chẳng có thông tin gì ngoài việc chắc chắn NASA phải có cách Và cách đó chính là cái mà SSX đã chứng minh, nghĩa là về mặt bánh hơi NASA và SSX nghĩ giống nhau, chỉ có các bác là mù quáng cho rằng NASA nghĩ khác đi vì họ giỏi hơn SSX. SSX đã chỉ ra đúng đáp số mà gần 40 năm trước NASA đã tìm ra, còn các bác lại tin rằng NASA có thể tìm ra đáp số khác. Thậm chí có bác còn cho rằng vì LM đáp xuống một vùng trung gian sáng tối của MT nên chênh lệch nhiệt độ không cao. Trong trường hợp này phe moon hoã đã ghi điểm, họ đúng về kỹ thuật.
    SSX khẳng đinh cái lốp đấy là bánh hơi , đây là mấu chốt , tranh cãi trên cái đưa thông tinh sai ( mà ban đầu phe Mun trút tưởng là bánh hơi thật , sau đó mới tìm được thông tin rõ ràng ) + kết luận bánh hơi ( kiểu lốp oto ) không thể đi trên MT là đúng ( điều mà ai cũng rút ra kết luận được ) . Như vậy là SSX đưa thông tin sai đòi Mun trút giải đáp , thì Mun trút bao giờ cũng phải nghĩ coi NASA nó làm như thế nào thì mới dùng được cái bánh hơi " đặc biệt" này ( chứ không phải cái bánh hơi oto ), sau đó mới suy xét vấn đề câu hỏi không chính xác . Đưa thông tin sai rồi dựa trên thông tin sai kết luận dựa trên thông tin sai thì lại thành đúng àh bạn ( còn cho rằng mình nghĩ cùng với NASA mới buồn cười chứ , sao cậu không nghĩ là NASA nó khôn như mình ấy không dùng lốp vuông làm bánh xe )
    Quay trở lại vấn đề lên MT.
    Trước khi tranh luận, em đề nghị chúng ta thống nhất là chỉ tranh luận những vấn đề được coi là đã xảy ra.
    - Vậy Mỹ đã lên MT. Để làm được điều này vào thời điểm khoa học đặc biệt là ngành tên lửa mới chỉ chập chững, ngành máy tình còn đang thơ dại thì người Mỹ đã làm một chuyện vĩ đại. Để đưa người lên MT họ phải giải quyết hàng triệu bài toán, phát minh hàng vạn thứ... Và họ đã thành công, không chỉ một mà những 6 lần. Những gì thu thập được từ việc giải quyết các vấn đề của chuyến hành trình vĩ đại đó đã đóng góp vào kho tàng kỹ thuật chinh phục vũ trụ của họ, khẳng định vị trí số 1 của Mỹ trong vấn đề này. Điều mà đối thủ chính và duy nhất của họ, người Xô Viết đã không thể làm được.
    - Gần 40 năm sau, ngành công nghiệp vũ trụ của Mỹ hoàn toàn không hề trội hơn LX và sau đó là Nga dù họ có lợi thế hơn hẳn. Kinh tế xã hội ổn định, chiến thắng trong CTL và đặc biệt là kho tàng kinh nhiệm kiến thức cực kỳ quý báu trong các chuyến hành trình lên MT, điều mà đến nay Nga vẫn không thể làm được. CN vũ trụ Mỹ có gì là biểu tượng: Tàu con thoi. CNVT của XV và Nga sau này: Trạm không gian.
    -Người XV đã chứng minh rằng họ có thể làm được tàu con thoi và Bão Tuyết đã bay tốt, thành công. Lý do mà người XV đưa ra để chấm dứt Bão Tuyết cũng rất hợp lý: hết tiền. Vào thời điểm cải tổ và sau đó là sự sụp đổ thì đến tiền ăn còn không có nói gì con thoi. Không nổi trội hơn àh , đùa hay thật đâý . Kính Hubble , chương trình thám hiểm sao Hoả , đầu têu ISS mà lại không nổi trội hơn ư .
    Chỉ riêng việc phát hiện nước trên sao Hoả cũng chẳng kém gì việc lên mặt trăng đâu . NASA không chỉ tự hào về tàu con thoi mà là rất nhiều thành tựu khác mà tàu con thoi là phương tiện .
    -Người Mỹ đã không thể làm ra một trạm không gian nào, đừng nói như Mir với hơn 10 năm cặm cụi. Tất nhiên, sẽ có người nói Mỹ không làm vì họ không thấy cần thiết phải làm. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả, chính người XV mới không cần tàu con thoi, tên lửa của họ xịn rồi, trạm không gian của họ đảm bảo việc nghiên cứu thí nhiệm rồi. Tàu con thoi chỉ để cho thấy họ có thể làm thôi. Còn người Mỹ thì sao, hiện thực họ đang cặm cụi đầu tư cho ISS cho thấy họ cần trạm không gian, chỉ là không thể làm một mình.
    Khi mà có thể tận dụng được kinh nghiệm của người Nga , hợp tác với Ngố mà Mẽo lại đi lui cui 1 minh` để giải quyết vấn đề gì thế hả cậu
    NASA không thấy có thể làm được cái gì thì làm hết luôn . Nếu mà Ngố hiện nay có thể phóng được thì họ thuê có sao đâu . Cái số tiền mà "có thể làm được như người Nga " nếu NASA dồn vào chương trình lên sao Hoả ( trước tiên là lên lại MT ) bằng cách làm tên lửa đẩy đáp ứng yêu cầu "mới" này thì có hơn không hả cậu , NASA dù lắm tiền nhiều nhân tài thì nó cũng không làm cái không cần thiết đến như thế .
    -Vậy giải thích sao khi CNVT Mỹ lẽ ra phải vượt trội một XV rối ren, một nước Nga nghèo đói chứ như hiện nay lại phải dựa vào nó để bay lên trời!. Câu trả lời dễ nhất là: Mỹ đã quá kiêu ngạo và chủ quan với thành công của chuyến lên MT nên đã để người XV vuột qua. Còn lý do mà các bác moon hoax đưa ra là: chẳng có chuyến lên MT nào hết nên cũng chẳng có kinh nhiệm nào hết. Và phải thừa nhận là họ có lý đấy chứ, hiện thực là vậy.
    Quá vượt trội đi ấy chứ , thế này thôi nhé , hiện nay ISS chủ yếu để nghiên cứu để NASA làm caí lớn hơn , đó là chinh phục sao Hoả , hành tinh mà con người có thể tồn tại được . Suốt ngày cậu nghe thông tin về các robot tự hành đang lon ton trên sao Hoả mà kô lọt tí nào àh cậu.
    - Bác coi thường Cold War quá, đến cái đinh tán của Mig15 mà còn phải chờ có thằng đào ngũ để hiểu được sao nó lại dùng đinh tán huống chi một kế hoạch tuyệt mật như việc làm giả chuyến lên MT! Không phải lúc nào Mẽo cũng là số 1 , cho dù là cái đinh tán , có gì lạ đâu
    - Chuyện lên 1 lần, bác chê em non về chính trị mà quên rằng cái chuyến lên MT đó thuần túy là chính trị hơn là vì động cơ khoa học. Tất cả các sách, báo, tư liệu về thời điểm LX phóng vệ tinh đầu tiên đều cho thấy sự bàng hoàng, lo sợ của người Mỹ khi có cái cứ bíp bíp trên đầu mình! MT trở thành tiêu điểm của người Mỹ để gỡ lại chuyện này, đây không chỉ là chạy đua mà còn là vấn đề sống chết. Phải khẳng định với người dân rằng ta cũng giỏi không thua nó đâu, cứ yên tâm. Tất nhiên, như đã nói ở trên, việc đó kéo theo những thành tựu đáng kể về khoa học. Còn việc lên lần nữa là vô nghĩa. Bác tưởng rằng lên MT như ném bom nguyên tử ấy hả, cứ làm rồi phang là xong. Đành rằng tất cả đã có sẵn, máy móc còn đó, kinh nhiệm có rồi nhưng chi phí cho một chuyến bay như thế nào? Như đã nói, chuyến đầu tiên lý do chính trị cao hơn mọi cái giá, nhưng những chuyến tiếp theo khi lý do chính trị đã không còn thì phải tính. Không lẽ chỉ vì có sẵn người, sẵn máy móc thì cứ bỏ tiền ra chế tên lửa, tốn một đống bay lên cho vui. Liệu có tin nổi với một anh thực dụng như Mỹ không?
    Lại thuần tuý chính trị , lại bay lên cho vui . Chỉ là NASA nó không nói cho bác biết nó nghiên cứu cái gì thì bay lên cho vui àh . Tiền đã cấp cho nó ( trong giới hạn ) , mà mục tiêu lúc đấy là lấy thông tin về MT quan trọng nhất , lúc nào nó lấy được kha khá + bay cũng không mang lại lợi ích lớn lắm thì nó dừng thôi . Thế bây giờ lên sao Hoả đốt hàng trăm tỷ đô đấy , không ***g chính trị vào ( niềm tự hào của dân Mẽo )thì bố nó cũng không xin được nấy tiền mà khởi động dự án
    - Về việc có nhìn thấy gì không trên MT thì xin mời bác qua box TVH. Ở điều kiện TĐ với bầu khí quyển hơi bị ngon, vệ tinh viễn thám thông thường, ảnh cung cấp miễn phí mà còn trông thấy cả người đang cởi truồng trên nóc nhà thì thật khó nghe khi bảo các tàu thăm dò bay quanh MT không có khí quyển, ống kính toàn thứ dữ lại không chụp được cái dàn LM hay lá cờ. Chẳng thà nói là bị điều kiện tự nhiên còn có chút lý. Hãy tưởng tượng một tấm ảnh chụp lại được bãi đổ bộ của người Mỹ với chất lượng cao sau 40 năm, xứng đáng là tấm ảnh trong năm đó. Chả phải chạy đi đâu cả cậu ơi , đố cậu kiếm được tấm hình soi được mặt trăng tới kích cỡ vài mét rõ ràng đấy
    - Ở đây xuất hiện một điều khó hiểu nữa là tại sao người Mỹ không làm một chuyện đơn giản là chụp cái hình lá cờ và trạm LM trên MT là xong. Khỏi tranh cãi tranh kiếc gì cả.
    Chụp nhiều là đằng khác , mà tưởng lá cờ xong rồi cơ chứ nhỉ , đơn giản là nó có caí khung bằng thép điều mà các mun hóc luận mãi không ra ( NASA nó trả lời đấy ạh , rõ ràng , ngắn gọn dễ hiểu )
    -Còn chuyện ảnh thì bác nói nghe cùn quá, ?ocó một số là photoshop?, tất nhiên là photoshop rồi chứ không lẽ có mèo và bồ câu trên MT (vĩ đại nếu có). Vấn đề là nhiều ảnh do chính NASA cung cấp và có điều khó hiểu trên đó và vấn đề nữa là NASA cóc giải thích được điều khó hiểu đó hay đơn giản là không trả lời. Việc NASA trả lời vụ không có sao trong ảnh cho thấy họ cũng chấp nhận lý giải các nghi ngờ về chuyện lên MT nên việc họ không trả lời các câu hỏi khác càng làm nghi ngờ tăng lên là bình thường. Tóm lại là chuyến lên MT của Mỹ có quá nhiều điểm đáng ngờ và chán một cái là trên diễn đàn TTVNOL này những người bênh vực chuyến hành trình đó lại quá nood về kỹ thuật để đến nỗi một chuyện có thật (em tin) lại biến thành không có thật. Không lẽ trách đám moon hoax giỏi quá, còn mình ngoài niềm tin ra chẳng còn gì!
    Không quá noob nhưng không phải là biết tất cả , ví dụ như chuyện lá cờ thôi . Chỉ là cái khung bằng thép mà cả 2 phe hóc với trút không nghĩ ra . Mà thật sự là chưa có nhà khoa học có tiếng tăm nào đặt vấn đề hóc với NASA , chả lẽ cậu bắt NASA hàng ngày phải vào internet , đọc báo khắp nơi để giả nhời cho cậu àh
    Còn tôi luôn luôn cho rằng giải quyết được vấn đề khó khăn hơn là đặt ra câu hỏi
    [/quote]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này