1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Ặc, mới qua một đêm mà đã chạy tới 5, 6 trang. Bác Phúc và bác Kiên viết nhiều về tui, giờ trả lời từng ý 1 nhé :
    (1) Bác Phúc không thể phản đối việc cất cánh là là mặt đất như của tui.
    (2) Mục đích của việc chứng minh cách cất cánh là là mặt đất của tui là phản bác cái "hao tổn tĩnh" của bác. Bác đã hiểu sai về hao tổn tĩnh, nên mới tính ra con số lớn đến như vậy.
    (3) Rồi, bác Phúc nói tui ngụy biện về việc MT là mặt phẳng vô hạn. Tui đẻ ra một cánh cất cánh khác nhé :
    Làm một đường ray đủ dài trên mặt trăng, tất nhiên là đường ray này cong theo mặt trăng.
    Vứt AS lên đó. Tăng tốc theo phương ngang.
    Cho bác dùng công thức, chắc chắn sẽ không có thông số (-gt) mà bác gọi là hao tổn tĩnh trong quá trình tính vì đơn giản, thứ nhất nó vuông góc với phương tăng tốc. Thứ hai, nó bị khử bởi phản lực giữa AS và ray.
    Khi AS đạt tới vận tốc vũ trụ cấp 1, nó sẽ bay là là mặt đất, trở thành vệ tinh của mặt trăng ở quỹ đạo h=0.
    Tất nhiên, ta sẽ không cho nó bay như thế, mà vẫn tăng tốc đến một vận tốc V nào đó. Khi đó, phải có một cơ cấu để giữ nó lại không cho nó bốc lên khỏi ray.
    Khi đạt V, thả nó ra, nó sẽ bay lên khỏi ray, và vẽ lên quỹ đạo như hình vẽ dưới.
    [​IMG]
    Để đạt được cao độ là 80km, vận tốc khi thả tàu 1687m/s, so với vận tốc cấp 1 tại mặt trăng là 1668, chênh nhau 19m/s.
    Khi đó, leo lên tới cao độ 80km, vận tốc nó còn 1610m/s, nhỏ hơn vận tốc cần thiết ở đó khoảng 1630m/s. Tức là để tiếp tục ở lại qũy đạo 80km, cần cấp thêm 20m/s nữa. Như vậy tổng cần cấp thêp khoảng 40m/s.
    Trong đống này, không hề xuất hiện tham số (-gt) của bác đâu.
  2. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Tức là chụp được, vậy với MT không khí quyển và đồ thì dĩ nhiên phải tốt mà lại không chụp được. Thấy không ổn nha. Mà không ổn thì phải nghi, nghi ngờ thì phải hỏi.
    @haongaka: Xin lỗi bác, vì hiện nay đang ở cơ quan làm việc không thể trả lời bác dài được, mai sẽ tiếp tục tranh luận với bác. Thông cảm nhé.
  3. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Tiếp, với bác Kiên, về việc hiệu suất không quan tâm vì họ đã cho thông số vận tốc (chả biết trung bình hay max, thôi cứ lấy là trung bình cho tiện) phụt của nhiên liệu. Đó là cơ sở cho tất cả các phép tính về động lượng. Hiệu suất của động cơ đã nằm trong vấn đề làm sao để phụt dòng khí ra với vận tốc này rồi. Vận tốc phụt này chưa thấy ai tranh cãi cả.
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Cái này trả lời không biết bao nhiêu lần . Làm được không phải là nhất định phải làm. 1 cái vệ tinh tốn bao nhiêu tiền ? Chụp trên mặt trăng rõ như vậy để làm gì ? ở trái đất thì có nhu cầu ảnh rõ mới phóng lên vài cái để chụp.
    Còn đồ trái đất thì xịn hơn của mặt trăng đấy. Vì ở khoảng cách gần mang đồ xịn (nặng nề, cồng kền) dễ hơn là vác đi cả cả trăm ngàn km. Đúng không ?
  5. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Tiếp, về hình vẽ của bác Phúc, bác vẽ tào lao rùi, xem lại hình tui mới post. Nếu cần tui post luôn cả file excel gốc tính toán (mà chắc cũng chả cần ).
    Bác Hoàng và bác Kiên : Cái delta(V) mà các bác tranh cãi chính là cái delta(V) = 2220m/s của AS mà bác Phúc đã post. Hiểu nôm na như thế này, nếu ở một môi trường không trọng lực, không có lực nào tác động lên AS, thì khi đốt hết nhiên liệu, tàu sẽ thu được vận tốc 2220m/s.
    Tiếp với bác Phúc : về quỹ đạo : Một vật ở độ cao H so với mặt trăng, nếu được ném ngang với vận tốc V
    + Nếu V bằng v0 là vận tốc vũ trụ cấp 1 tại độ cao này thì quỹ đạo sẽ là hình tròn.
    + Nếu V>v0 thì quỹ đạo sẽ là hình elip, với vị trí của điểm phóng là cực cận.
    + Nếu V<v0 thì quỹ đạo sẽ là hình elip, với vị trí của điểm phóng là cực viễn.
    Tiếp, Khi không còn hao tĩnh như bác Phúc nói, thì vận tốc thu được cuối cùng của tàu không phụ thuộc vào thời gian đốt nhiên liệu. CM nhé : công thức tính vận tốc của tàu : v=u*ln(M/(M-mt)) với v là vận tốc tàu, u là vận tốc khí phụt, M là khối lượng ban đầu của tàu, m là lượng thông qua đơn vị, t là thời gian.
    Tổng khối lượng nhiên liệu của tàu là M1 thì có đốt hết nhiên liệu trong 1s hay trong 100s thì mt=M1.
    Thế vào v=u*ln(M/(M-M1)) chả phụ thuộc gì vào thời gian.
  6. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Tiếp bác Phúc :
    Hình của bác đây
    [​IMG]
    Bác tán rất nhiều, tui gom lại ý nhé :
    Về đường đỏ và đường thẳng đứng, bác tán thằng có năng lượng cao thì rơi lại mặt đất, thằng có năng lượng nhỏ thì ổn định, chứng tỏ bác chưa thấm nhuần về trạng thái của vật trong vật lý. Bác nên đọc lại chương ổn định bền, ổn định không bền, ổn định phiếm định trong vật lý cơ bản để hiểu rõ hơn.
    Về đường tròn và đường elip, đúng là đường elip có vận tốc cực đại và độ cao cực đại đều lớn hơn đường tròn, nhưng năng lượng của hệ là tổng động năng là thể năng trong cùng một thời điểm, tại thời điểm động năng lớn nhất thì thế năng nhỏ nhất và ngược lại. Chắc gì tổng năng lượng của nó lớn hơn thẳng đỏ chưa ?
  7. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Nhắc lại cho bác 1 lần nữa : độ chênh động năng từ v0=0 và v1=506m/s đủ để đưa tàu lên độ cao 80km, đúng không bác.
    Và độ chênh này cũng đúng bằng v0=1700m/s và v1=1772m/s.
    Nguyên lý của bác là tại v=0, bắt tàu phải thắng thế năng bằng động cơ để lên độ cao 80km.
    Nguyên lý của tui : cho tàu bay 1700m/s sát mặt đất, sau đó mới tăng tốc để thắng thế năng leo lên 80km.
    Về mặt năng lượng tăng thêm của tàu, thì hai phương án trên không khác, nhưng về mặt tổng năng lượng tàu-nhiên liệu, thì phương án 2 cho kết quả tốt hơn.
    Để các bác hiểu rõ hơn, ta làm bài toán nhỏ :
    Hệ gồm tàu A nặng 1kg và nhiên liệu B nặng 1kg. Vận tốc phụt nhiên liệu là 1000m/s.
    Trường hợp 1 : Hệ A-B có vận tốc v=0 so với mặt đất.
    Phụt nhiên liệu tức thời, tất nhiên nhiên liệu có vận tốc -1000m/s và tàu có vận tốc 1000m/s.
    Tổng động năng ban đầu của hệ bằng 0.
    Tổng động năng sau của hệ là 1*1000^2/2+1*1000^2/2=1MJ.
    Độ chênh động năng 1MJ.
    Trong đó, động lượng tăng thêm của tàu là 1000.
    Động năng tăng thêm của tàu là 500kJ
    Trường hợp 2 : Hệ A-B có vận tốc v=1000m/s so với mặt đất.
    Phụt nhiên liệu tức thời, tất nhiên nhiên liệu có vận tốc -1000m/s so với vận tốc ban đầu và tàu có vận tốc 1000m/s so với vận tốc ban đầu. Tức là so với đất, vận tốc của nhiên liệu bằng 0 và vận tốc của tàu là 2000m/s.
    Tổng động năng ban đầu của hệ là 1*1000^2/2+1*1000^2/2=1MJ.
    Tổng động năng sau của hệ là 1*0^2/2+1*2000^2/2=2MJ.
    Độ chênh động năng 1MJ, không đổi.
    Trong đó, động lượng tăng thêm của tàu là 1000, không đổi.
    Động năng tăng thêm của tàu là 1*(2000^2-1000^2)/2 = 1.5MJ, gấp 3 lần so với phương án đầu.
    Kết luận :
    Tổng độ tăng năng lượng của hệ tàu-nhiên liệu trong trường hợp 1 và 2 không đổi, tương ứng với việc đốt nhiên liệu.
    Tổng độ tăng động lượng của tàu trong trường hợp 1 và 2 không đổi, tương ứng với việc tăng trị tuyệt đối vận tốc.
    Động năng thu được của tàu trong trường hợp 2 lớn hơn trong trường hợp 1. Tại sao ? Tại vì trong trường hợp 1, cả tàu và khí đều thu động năng, trong khi ở trường hợp 2, tàu thu động năng, trong khi khí lại giảm động năng. Nhưng tổng động năng của hệ tăng thêm như nhau.
    Cùng một lượng đốt nhiên liệu, trường hợp 2, tàu thu động năng lớn hơn.
    Giờ các bạn đã hiểu, để leo cao, tại tốc độ lớn có lợi hơn ở tốc độ thấp.
    Có trang web về tính quỹ đạo, bác Hoàng có trích 1 phần.
    http://www.braeunig.us/space/orbmech.htm
    Trong đó tòan công thức phổ thông thôi. Bác Phúc vô đó mà lần rùi vẽ quỹ đạo.
    Được congchi1 sửa chữa / chuyển vào 10:56 ngày 07/11/2008
  8. TuanDam

    TuanDam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    - Chuyện phân tích tính toán thì em chịu nhưng ở trên hình như bác Phúc có viết ném vật theo phương thẳng đứng thì có đạt đến vận tốc vũ trụ cấp 2 nó cũng không bay ra khỏi trái đất được... cái này em nghi lắm. Em nhĩ nếu ném thẳng mà cứ duy trì được vận tốc vũ trụ cấp 2 (bỏ qua lực cản không khí) là nó bay cái veo khỏi trái đất chứ nhỉ. Còn bay đến đâu thì chắc là ra ngoài hệ mặt trời. Ném nghiêng với ném đứng thì khác gì nhau nhỉ, ném nghiêng chiếu lên trục đứng thì nó cũng giống ném đứng (giống về công thức tính thôi nhé).
    Em nói sai quá các bác bỏ qua cho em nhé... trình còi mà.
    - Còn chuyện cái bác gì ở bên thiên văn khẳng định là bánh hơi cao su không dùng trên mặt trăng được là tại sao vậy các bác ơi???? Bác nào biết giải thích cho em với. Em nghĩ cứ làm cục cao su dầy vào, bơm tý tẹo hơi thôi là OK chứ có sao đâu. Cùng lắm thì làm bánh đặc cũng được.... nói lại thì cũng bằng thừa vì Nasa họ dùng bánh lưới kim loại rùi.
    - Chuyện bầu trời không sao em cũng chẳng biết giải thích ra sao nhưng nhiều ảnh vệ tinh chụp mặt đất, trái đất rõ mồn một nhưng phông nền bầu trời cũng chẳng thấy có ông sao nào. Rất nhiều ảnh chụp về tầu con thoi trên quỹ đạo cũng chẳng thấy có sao, chỉ có một phông đen đằng sau thôi!!!!!!!!!!!!!!!!!
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    a, đội làm văn
    Đội này chê viết văn, nhưng bản thân cả đội này không có một chút kiến thức gì về thiên văn ngoài copy paste.
    Lảm nhảm đến cả thuyết tương đối rộng và tên lửa nhưng toán tỷ lệ lớp 5 chưa biết. Trong khi đó, định nghĩa của góc hay độ phân giải là.....tỷ lệ. Cho nên mới lằng nhằng vòng quianh tỷ lệ tỷ lệ .
    Độ phân giải của HN đầy ảnh có người là một, ví dụ khi triển lám cũ phố Ngọc Khánh. Lên đấy mà xem bóng dẫy cột đèn đường hùng vương, nhiều ngang cái bóng cột này là bao nhiêu thế ???? nó không đến nỗi bằng cái l... bà da trắng, nhưng chắc chắn không phải chụp ảnh bằng máy bay.
    ống kính của vệ tionh địa hình chỉ có mắt kính mấy chục cm là hai, quá bé so với các kính thiên văn đơn, trên mặt đất đạt đến 6-10 mét.
    càng quá bé so với các kính thiên văn mảng, "mắt kính" hàng trăm mét.
    Mà mình đã post công thức tính độ phân giải tối đa rồi chứ=1,22 bước sóng / đường kính mắt kính.
    Mình cũng post độ phân giải tối đa của CHARA rồi chứ, là 200 micro giây độ.
    đã không biết định nghĩa tỷ lệ lớp 5 thì làm sao hiểu được radian với độ là gì ???? trong khi định nghĩa đó góc là tỷ lệ giữ chiều dài cung và bán kính ???
    Cái kiểu copy paste trang giang đại hải thuyết tương đối mà không biết định nghĩa lớp 5 nó như thế, một thứ văn vô nghĩa thối hoắc.
    tính lại nợ nần đi chứ nhỉ??
    Bên này còn nợ: độ phân giải quang khi chụp ảnh một hành tinh cỡ trái đất xa 40 năm ánh sáng là bao nhiêu ?? mình bảo ở 1 năm ánh sáng đã là cỡ dm rồi.
    200 micro giây là trên mặt trăng ??? mình bảo là 3,6dm
    Máy chụp ảnh địa hình là gì ????
    Từ 100km chụp độ phân giải 10 mét là bằng từ 10 mét chụp 1mm, sao vệ tính của Nhật nó phò phạch thế, không bằng mắt thường à. 1mm là đường kính cây kim máy khâu, vài lần cây kinh khâu tay.
    Không biết toán lớp 5 nên mắt mới phò phạch như vậy. Trước đây cũng có cà sáy chuyên gia làm văn copy paste. Đi lấy ví dụ độ phân giải của Huble làm độ phân giải kính thiên văn to nhất quả đất "lấy Hubble cho to nhé" ???. bội thực quảng cáo trong khi chưa đủ toán lớp 5 để tiêp hoá văn quảng cáo nó như vậy. Hubbla là kính thiên văn trên quỹ đạo cho trong, làm sao có thấu kính to như kính thiên văn trên đất được.
    Độ phân giải của Hubble là 0,65 giây cung, 24 mét bề mặt mặt trăng, cũng quá thừa đủ chụp cái bãi dấu chân lúc xế chiều đổ bóng, hay cái vệt đường đi dài hàng km cơ mà.
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Một là
    tất cả các ảnh địa hình, kể cả Gúc đều chụp từ LEO.
    Hai là, Gúc là ảnh rẻ tiền
    ba là, độ phân giải bước sóng nhìn thấy của các vệ tinh địa hình là cm, nhìn được quả bóng tenis. Nó soi được mắt liệt não mở hay đóng cơ.
    bốn là, độ phân giải của ảnh vệ tinh radar hiện nay cỡ mét.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này