1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SSX

    SSX Guest

    Trắng hếu thế mà không thấy thì khoanh càng không thấy.
    Tô thì các brô bảo không phải ảnh zin. Chịu rồi.
  2. SSX

    SSX Guest

    Giới truyền thông phương Tây đang tố Trung quốc phóng Thần Châu đểu.
    1. Tin tức tường thuật phóng tàu Thần Châu, trong đó có đoạn hội thoại liên lạc giữa các phi
    hành gia bị AP tố là có trên mạng trước ít nhất 1h trước khi phóng thực sự.
    http://www.propeller.com/story/2008/09/25/china-space-mission-article-hits-web-before-launch/
    2. Truyền phóng sự và hình ảnh từ không gian về thì Telegraph UK bảo là làm sẵn dưới đất.
    http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/3082804/China-fakes-reports-from-space.html
    3. Ra ngoài khoảng không thì bảo là quay trong bể nước vì có bong bóng. Video quăng đầy trên mạng.
    Ảnh Thần Châu 5 rời bệ phóng Long March 2F Carrier Rocket
    [​IMG]
  3. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Phán chán. Bên Mun Chắc chỉ có bạn Congchi1 là đáng nói chuyện. Thật ra, bạn này biết suy nghĩ và cũng biết làm toán, nhưng tuân theo lối mòn nhiều và do đó bạn đó chứ bao giờ làm cái tích phân vận tốc. Bạn đó cũng như nhiều người khác, cho rằng ước lượng như ở trái đất là được, trong khi đó trên mặt trăng, hao tĩnh chiếm quá lớn.
    Đến khi thấy nhầm, bạn Congchi1 cũng khó tin được là NASA đã làm hụt nhiên liệu của AS, bạn đấy đã thử tưởng tượng ra nhiều cách phóng, thậm chí đường ray tầu hoả... Nhưng rồi toàn là toán, bạn đó đã tính toán được số liệu đúng.
    Mình cũng thế thôi, trước đây có lần mình nghĩ đến cái tích phân đó, rồi cho rằng nguyên nhân là số liệu của mình không được huẩn mà thôi, cho đến khi trên nét mình gặp dân Mun Hão khác.
    Còn tiến sỹ hoảng với cửu thì một giuộc. Nói thật, mình chả bao giờ đọc đoạn tính toán của lão. Ai đời, chép lại cái công thức của NASA, có 2 cái r, một cái đơn vị là là bán kính Mặt Trăng, một cái đơn vị là mét, chênh nhau một triệu 7 lần. Thế mà lão vẫn cho hai vế bằng nhau rồi chuyển vế vô chi là tư, và ra kết quả đúng .................. siêu thiên tài.
    --------------------------------------
    Bây giờ đến đoạn lắp ghép.
    Đoạn này kien0809 nói chuẩn rồi. Chả có lý do gì để một con tầu có tốc độ 2,2km/s lắp ghép được với AS có tốc độ tối đa chỉ 1720m/s ???
    Ở đây, ngay cả một sỗ bạn bên Mun Chắc cũng phản đối gay gắt cái luận điểm năng lượng cân bằng ???? chả ai dùng cái luận điểm ấy để tính vận tốc động cơ phản lực cả. Như HP đã dẫn, để chuyển đổi quỹ đạo rất tốn nhiên liệu.
    Tuy nhiên, bên MUn Chắc lại tập trung vào một vẫn đề khác. Tức là, họ lấy vận tốc và độ cao tối đa tối thiểu của phần này, ví dụ, khoang quỹ đạo (Apollo Command/Service Module), để so với AS.
    Một vệ tinh có vận tốc tối đa ở độ cao tối thiểu (cưc cận) và ngược lại. Nhưng ở đây, mọi người đã lắp ghép ở tốc độ và độ cao cùng... nhỏ nhất của khoang quỹ đạo.
    Chúng ta sẽ nói thuật giải nắn quỹ đạo sau, trong thuật giải đó, góc là quan trọng nhất. Ở đây, mình chỉ nói một điểm thôi.
    Thật ra, không có cách gì để giải thích việc AS kết nối với khoang quỹ đạo cả. Sau này, NASA đưa ra một phương án thường thấy. Khi AS đi được 1/3 quỹ đạo đầu tiên thì nó được đón, nhờ ảnh hưởng của Trái Đất nên việc đón..... khó tính toán. Cái này thì các bạn mun chắc trong này chả ai hiểu nổi cả.
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Rất buồn khi bác KTY nói như vậy .
    Bác đồng ý với kiên là NASA là 1 bọn nói xạo khi ở trên ghi rằng dùng que để dò độ cao, cách mặt đất 5 feet thì tắt máy cho tàu rơi xuống mặt đất ?
    wiki có 1 bài về chữ "landing", không cần quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật, chỉ nên chú ý cách dùng và hiểu chữ "landing" trong tiếng tây.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Landing

  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Thật là nói láo không cần chớp mắt, không thấy nóng mặt kìa. Chỗ nào r lấy sai chỉ ra coi. Đừng tưởng người ta thấy gớm, thấy tởm không thèm trả lời thì cứ lập đi lập lại mãi 1 chuyện cho chuyện sai thành đúng nhé.
    Bài viết tính vận tốc ở trang 7:
  6. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Ai nói chứ kiên nói thì các bạn nên nghe. Cứ đọc đến bài kiên là mình lại nhớ đến vụ kiên phát hiện ra "công ty sản xuất súng Stg.".
    Cũng chẳng hiểu các bạn ra sức chứng minh/bênh vực cho cái "moon hoax" làm cái gì nữa.
    15-20 năm nữa con cháu các bạn xem lại phim "Giải phóng SG" mới sản xuất thời gian gần đây và cũng sẽ đưa ảnh, phim trong đó ra để chứng minh là việc GPSG là ... giả vì có vô số chi tiết vô lý trong ảnh/phim .
    Nói chung chuyện phim ảnh thì cũng nên bàn cãi ít thôi. Chuyện nghiêm túc thì để các nhà khoa học lo, không đến mức "thảo dân" lo đâu (kể cả thảo dân Mỹ nhé). Thảo dân đi lo chuyện nghiêm túc khác nào thầy bói xem voi qua Internet . Có người miệng thì chửi người khác ngộ độc quảng cáo nhiều lắm cơ, nhưng đến lượt mình thì...
    Rút kinh nghiệm được rất nhiều từ vụ cãi nhau M113 chìm hay nổi.
  7. Orbiter

    Orbiter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2008
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Vụ này em có làm 1 thread bị các bác ném đá trước còn gì nữa.
  8. hungtranbt

    hungtranbt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2007
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Khặc khặc. Nhắc đến vụ này thì mới vui. Lúc đó chúng dàn quân ra chứng minh là M113 không thể bơi bằng cách:
    - Đưa ra hình chụp M113 chìm => tàu chìm là tàu ko biết bơi. Ko biết bơi người ta cho xuống nước làm gì nhỉ?
    - Người ta đưa ra hình M113 đang bơi. Lại bảo là đang bò.
    - Trích bài viết của một ông sĩ quan nhưng lại trích khúc đầu, khúc đuôi người ta nói bơi thành công lại đem giấu nhẹm.
    - Mod vào tuyên bố. Cãi lại luôn mặc dù biết rằng mìng sai.
    - Bởi vậy lên đây đừng có cãi gì với họ, mệt thêm. Như tên HP ấy. Bị mấy pro bên thiên văn tẩn cho xuống ruộng lại bò sang chỗ khác.... lẩm bẩm tiếp. Riết rồi mấy pro ấy chán ko muốn nói tiếp luôn. Các pro lên đây thì cứ để cho chúng nổ lọan xạ. Lâu lâu thộp cổ một cái chơi cho đỡ buồn. Chứ cãi với bọn này chúng giở đủ thủ đoạn làm ta chán và.... thế là chúng tuyên bố chiến thắng.
  9. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Chữ landing nằm trên turn off engine tức là hạ cánh xong mới tắt engine.
    Còn cái khoản ngữ nghĩa của từ thì cứ giở từ điển anh-anh ra mà tra, việc gì phải mò lên wiki cho mệt.
  10. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Dạ, thưa tiến sỹ dr_hoang.
    Ngài thật là giỏi, đúng chính xác là một tiến sỹ Hoa Kỳ.
    Dạ thưa, tôi mới học hết lớp 12 thôi ạ
    v*v/r là gia tốc hướng tâm của vật chuyển động tròn đều theo hệ đơn vị mét ạ
    v=m/s (dạ, là mét trên giây, nghĩa là vật chuyển động đều mỗi giây một mét)
    g*m/(R*R). ??? gm là trọng lực ở bề mặt thiên thể, g=gia tốc hấp dẫn trên bề mặt thiên thể, m là khối lượng, cả hai theo đơn vị mét. Khí trên bề mặt thiên thể, lúc đó R=1, đây là đơn vị bán kính thiên thể ạ.
    Vì lực hấp dẫn giảm theo bình phương bán kính cho nên có công thức rằng (g*m)/(R*R) là trọng lực ở bán kính R tính theo đơn vị bán kính thiên thể, thứ nguyên tuỳ lập. Ví dụ, R=2 thì R*R=4, trọng lực giảm đi gấp bốn lần. Trên bề mặt thiên thể R=1, nên (g*m)/ (R8R)=g*m/(1*1)=g*m=trọng lực ạ.
    Khi bán kính tăng gấp đôi thì
    (g*m)/ (R*R)=g*m/(2*2)=g*m/4=một phần tư trọng lực trên bề mặt ạ
    vế trái thường được gọi là là lực ly tâm, vế phải là lực hút, hai cái cân bằng là quay vòng tròn.
    ví dụ, trên mặt đất
    công thức (v*v)/r=g*m/(R8R) được thể hiện là (v*v)/6400000=9,8/(1*1) ; -> v=sqrt (9,8*6400000)=7919.
    nếu R là mét
    (v*v)/6400000=9,8/(6400000*6400000)
    v=sqrt(9,8/6400000)=1,2 milimet trên một giây
    Theo ngài tiến sỹ, đó là vận tốc vũ trụ cấp một trên bề mặt địa cầu.
    Nhầm lẫn đến một triệu bẩy lần mà vẫn ra kết quả đúng, thật là một vị tiến sỹ Hoa Kỳ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này