1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Dạ thưa cụ :
    _ G là hằng số hấp dẫn: 6.673 x 10-11 đơn vị thì ai cũng biết.
    _ M là khối lượng vật tạo ra lực hấp dẫn, trong trường hợp này là mặt trăng. M = 7.347 7 - 1022
    GM nếu là gia tốc hấp dẫn thì con đi bằng cái đầu ạ.
    Cái tốc hấp dẫn chính là cái vế trái của công thức đầu đấy ạ
    g = GM/R2
    R ở đây là bán kính thiên thể.
    Trong trường hợp chuyển động của vệ tinh thì lực hướng tâm chính là lực hấp dẫn, gia tốc hướng tâm chính là gia tốc hấp dẫn. Còn bán kính thì là tổng giữa độ cao quỹ đạo và bán kính vật thể (ở đây là bán kính mặt trăng)
    g = a = v2/r = GM/r2
    Suy ra cái công thức v = căn (GM/r) ở trên.
    r = R +h
    R là bán kính mặt trăng 1,737,000 m, h = 83,000 m cộng lại co ra cái r đã được đánh dấu vàng vàng ở bài trước.
    Toàn làm rắc rối, rối rắm vấn đề.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Nếu bạn muốn hiểu như vậy, mình không có ý kiến gì nữa.
  3. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    dạ thưa, bên phải là đơn vị gia tốc ạ
    bên trái ???
    M in, là gì thế ạ. m mờ thường mới là kg ạ.
    còn nếu dùng hằng số hấp dẫn thì G*m1*m2 cơ ạ. Nếu lấy G là hàng số hấp dẫn riêng của thiên thể, bằng G*m1, thì công thức trên là Gm cơ ạ.
    Vì cái kiến thức của ngài bừa bãi vô học như thế nên ngài mới cho là chuyển đổi quỹ đạo thì chỉ cần bổ sung năng lượng là đủ ạ, ngài mới cho là các vệ tinh có quỹ đạo tròn ạ.
    Tôi nhầm, tôi dùng từ "nhầm lẫn" trên là nhầm
    Ngài tiến sỹ dr_hoang khẳng định đi lại, nên không thể nhầm được, mà đó là kiến thức ngài được học và khẳng định.
    Được minh_mai sửa chữa / chuyển vào 22:52 ngày 09/11/2008
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.179
    Đã được thích:
    5.572
    Hóa ra cái rờ trái rờ phải của nguyên soái là thế này , hèn gì bi bô mãi ko ai thèm chấp là phải.
  5. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    ợ, vì là các quỹ đạo tròn nên mới nhập tốc độ tối đa và độ cao tối đa vào một chỗ.
    Ợ. Kepler đã chết. Không thì có đứa vỡ quai hàm.
    Hèn nào cứ tranh cãi với Kien0809 mãi.
  6. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Ngài tiến sỹ nhờ cậy anh em bạn bè treo HP lên cây, và tìm ra được cái quỹ đạo tròn. OK, trong quỹ đạo tròn thì điểm có độ cao lớn nhất và điểm có tốc độ lớn nhất bằng nhau. Vậy là AS được Orbit Modul vớt.
    Cái công thức mà dr_hoàng copy của NASA một cach vô thức đó thể hiện như vậy.
    Uệch. Nhưng do tiết kiệm nên NASA đã thay mặt Kepler vả vào mõm ngài tiến sĩ một cái bằng 2 quỹ đạo elipse. Một có cực cận 18km cực viễn 80km, một có cực cận dưới bề mặt mặt trăng và cực viễn 18km.
    Uệch nữa, cứ cộng năng lượng là ra quỹ đạo. Vậy nắn từ quỹ đạo dẹt nhất có cực cận một phân với quỹ đạo tròn nhất có bán kính 1000km, giả sử hai thằng bằng năng lượng, hết bao nhiêu, dạ, hết có bằng hai lần năng lượng để phóng chúng thôi ạ. Quan trọng ở đây là góc. CHuyển động của thằng này vuông góc với thằng kia, nên vận tốc ném đi hết mà tạo vận tốc mới, trước khi có vận tốc mới phải hãm hết vận tốc cũ. Thằng dẹt thì vận tốc gần phương bán kính, thằng tròn là chu vi, bao giờ chả vuông.
    Uệch nữa nữa. Động cơ phản lực có cộng năng lượng không. HP đã lấy ví dụ rồi, chưa hề có cộng năng lượng vệ tinh.
    ví dụ, một cái động cơ phản lực đơn giản nhất, duy nhất có môt cục phụt ra. Cả cục đó là 2kg, cục phụt ra 1km, vận tốc phụt 2m/s.
    Khi hệ đứng yên và động cơ hoạt động, động cơ có vận tốc 1 m/s và thu năng lượng 0,5J.
    Khi hệ chuyển động với vận tốc 1000m/s và tăng tốc thành 1001m/s, động cơ thu năng lượng 1000,5J.
    Có lẽ, chúng ta lại phải làm tiếp hàm tính hao tổn góc đẩy
    Được minh_mai sửa chữa / chuyển vào 23:11 ngày 09/11/2008
  7. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Phóng đạn phản lực đạn đạo là một bài toán cực kỳ phức tạp. Ở đây, mìnhg không thể nói hết được. Nhưng do nhu cầu tranh cãi cấp thiết, mình tiến một bước mới, đó là hao tổn góc đẩy.
    người ta biết rằng động cơ chỉ có thể cộng hoàn toàn tốc độ của nó với tốc độ có sẵn khi mà nó đẩy thẳng tốc độ có sẵn, vector gia tốc và tốc độ có sẵn cùng phương chiều.
    Nhưng điều đó không thể thực hiện được. Ban đầu, vận tốc bắn lên bằng không, nguywời ta phải bắn đạn lên hình vòng cung. Muốn nắn cái cũng đó thành quỹ đạo, gọi là nắn quỹ đạo, phải đẩy đầu đạn theo hướng khác với hướng vận tốc của nó, nói cách khác là đổi hướng đầu đạn.
    giả sử vận tốc hiện tại là v, gia tốc hiện tại là a. Góc là anpha3.
    Thế thì sau một đơn vị thời gian, vận tốc cũ bị chéo đi chút, giá trị gia tăng thêm
    v+cos(anpha3 )* a
    khi anpha3 bằng 0, cos (anpha3)=1 thì gia tốc cộng hoà toianf vào vận tốc, đạn không chuyển hướng
    khi anpha3 khác không, thì cos (anpha3) < 1, không được như thế. Phần hao đi gọi là hao tổn góc.
    Khi anpha3 bằng 90 độ như trường hợp chuyển quỹ đạo dẹt nhất sang tròn nhất, cos (anpha3) là 90 độ, bằng không, tức vận tốc cũ không có giá trị gì.
    Khi anpha3 bằng 180 độ, ngược chiều, đó là động tác hãm, gia tốc mới chỉ trừ vào vận tốc cũ.
    Tổng giá trị vận tốc đạt được trong bài toán của HP không còn là tíc phân gia tốc, mà là tích phân cos (anpha3)* gia tốc. Bao giờ cũng nhỏ hơn cos (90) độ.
    Vì: nếu cữ bắn lên mãi, thì đạn rơi uỵch xuống đất.
    Bắn ngang luôn: thì đạn rơi xuống gầm bề mặt.
    Cuối cùng ta được một quỹ đạo bay ngang, nên phải phóng thẳng lên rồi quay ngang. Vậy là phải đổi hướng chỉnh góc và sinh ra hao tổn góc.
    Thiông thường nhất, người ta tính bào toán chuyển động trong không gian 3 chiều, phân ra 3 xyz cụ thể, nên không cần đến góc, mà góc đã được cụ thể hơn. Nhưng để tính hiệu quả của tên lửa thì khác, người ta cố làm sao để động cơ gần hướng vận tốc nhất.
    Trong cuộc phóng AS theo kiểu NASA, hao tổn góc cực lớn do phải chĩa đít xuống đất chống lực hấp dẫn. Vì thế mà số liệu của HP mới cho thấy nó thấp như vậy. NASA đã chọn một quỹ đạo trung gian rất tiết kiệm có cực viễn 18km. Tuy nhiên, cái mà họ không lường được do máy tính hồi đó yếu, đó là để đạt yêu cầu bắn lên cao, nó hao góc rất lớn.
    ---------------------------
    Vì vậy, ví dụ để chuyển GEO sang địa tĩnh, bật động cơ ở đúng điểm tiếp xúc cực viễn của GEO và chỉ bật ở đó.
    Thế nhưng nấu muốn chuyển từ một quỹ đạo tròn sang một quỹ đạo tròn lớn hơn. Nếu chỉ bật động cơ thẳng hướng tiếp tuyến như tiến sỹ Mỹ ???
    Ta sẽ được một elipse cực kỳ dẹt chứ chả tròn tẹo nào. Nhu cầu ở đây là chuyển hướng động cơ, chuyển sang một dẹt GEO rồi lại nắn tròn.
    Ví dụ MM đã phân tích việc chuyển điểm 18km từ cực viễn sang cực cận đó, nhờ đó mà leo được lên 80km tốn ít nhiên liệu.
    Tuy nhiên, ở điểm cực viễn, GEO có tầng trên để nắn thành địa tĩnh. Còn AS ???
    Ở đây, các tiến sỹ Mỹ nghĩ ra một cách: nhập vạ tốc tối đa và độ cao tối đa của as, vận tốc tối thiểu và độ cao tối thiểu của orbit modul vào..... cùng một chỗ.
    Muốn thế cần có một quỹ đạo tròn
    Quỹ đạo tròn đã được tiến sỹ Mỹ nhắc đi nhắc lại trong trích dẫn trên
    Nhưng NASA đã vả tiến sỹ vỡ mõm.
    Theo NASA: Sau quá trình phóng đầu tiên, AS có vận tốc 16xxm/s, cực viễn 18km, cực cận dưới gầm trăng.
    Nó tăng lên 1719 m/s để có một cực viễn 80km, cực cận chỗ 18km đó.
    AS chưa đến điểm cực viễn đã được orbit modul vớt.
    Dân Mun Hão đang bàn về vận tốc hai thằng quá chênh để vớt nhau. Thì tiến sỹ phản NASA, vẽ lên một quỹ đạo tròn ??? Rồi bị HPO chứng minh rằng tối đa quỹ đạo đó chỉ có thể có vận tốc 1450m/s.
    Theo công thức trên, NASA đã vớt AS đúng vào thời điểm có độ cao khoảng 50km, vận tốc độ 1680m/s, giữa quãng đường từ cực cận đến cực viễn. Dân Mun Hão đang nói, đoạn đó AS hụt tốc, chỉ dưới 1700m/s
    NASA nói: ơn lực hút trái đất nên hụt tốc được .... no ấm nhờ đất mẹ. Ý nói, tốc độ AS được tăng lên nhiều, cỡ 90m/s do lực hút trái đất.
    nhưng quỹ đạo của một số chuyến bay phản lại điều đó, như AS 17
    Còn các tiến sỹ Mỹ thì quá đơn giản ??? cô tiên nào đó cho AS ti nhiên liệu nên có quỹ đạo tròn 80km.
    Quá hài.
    Được minh_mai sửa chữa / chuyển vào 23:48 ngày 09/11/2008
  8. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Chẳng cần am hiểu kĩ thuật gì cả, chỉ cần có tính thảo luận nghiêm túc và thật sự muốn tìm hiểu vấn đề hay không thôi. Các thông số độ phân giải ảnh chụp của các tàu thăm dò đều đăng trên các trang giới thiệu của nó. Cái tốt nhất hiện nay của Mỹ là Clementine lunar orbiter được phóng vào năm 1994 có độ phân giải cao nhất là 4m/pixel tại sao lại không thể cao hơn, có thể là công nghệ cũ từ 1994, có thể là Mỹ sợ không dám công bố ảnh phân giải cao...n lý do của moon hoax. Cái của Nhật Kaguya cũng chỉ có độ phân giải tốt nhất là 10m/pixel có thể lý do như của bác Phúc là để chụp được ảnh 3D.
    Dựa trên các tàu thăm dò hiện nay thì điều mong muốn này là không thể có được. Còn chuyện chụp bãi đáp với các tàu này thì Mỹ cũng đã làm, Nhật cũng vậy, nhưng moon hoax thì được voi đòi tiên: đầu tiên là ít ra phải chụp được cái gì chứ?, khi đã có ảnh chụp được với bãi đáp là 1,2 pixel trên hình thì : ai mà biết đó có phải là ảnh của bãi đáp không hay chỉ là một chấm nhiễu ...?
    Bằng chứng từ ảnh của Clementine lunar orbiter nhưng không đủ thuyết phục moon hoax
    http://www.space.com/missionlaunches/missions/apollo15_touchdown_photos_010427.html
    [​IMG]
    Chính vì thế hi vọng được dành cho LRO khi chính NASA cũng mong muốn cái này chụp được các bộ phận bỏ lại của Apollo trên mặt trăng
    @ Tôi nghi ngờ cái ảnh chụp người phơi nắng trên nóc nhà của Google Earth là ảnh chụp từ máy bay chứ không phải là từ vệ tinh. (Sẽ kiểm chứng độ phân giải tối đa mà vệ tinh viễn thám chụp được mặt đất, ít ra tôi cũng sẽ có thêm kiến thức)
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 23:55 ngày 06/11/2008
    [/QUOTE]
    Ặc ặc, mới có 2 ngày không vào mà lên đến 35 trang rồi, nóng quá, nóng quá. Đề nghị mod không đóng nhé, lâu lâu mới co topic nóng thế này trong KTQSNN.
    Thực tình là bận quá nên em chưa đọc các topic từ 22 đến đây, nếu trong bài trả lời của em có gì trùng lắp mong mọi người bỏ qua cho (sáng mai lên cơ quan ngồi đọc, không nên phí pham giờ ngủ)
    - Về vấn đề bánh hơi với bánh xích. Ở đây từ đầu em đã nói là cuộc tranh cãi giữa một bên là phe moon hoax với cái lý luận khoa học còn một bên là phe moon xịn với lý luận đặt trên niềm tin. Bác gì có nói ?oNếu NASA dùng bánh hơi thì họ sẽ có cách giải quyết?, một niềm tin đáng khen ngợi với NASA. Cứ theo bác thì chắc NASA làm được tất, chỉ cần họ dùng thì họ sẽ tìm được cách khắc phục! Rất tin tưởng. Có điều trên thực tế thì NASA không giải quyết được việc dùng bánh hơi, chứng cứ rõ ràng nhất là họ đã dùng bánh sắt!. Đúng là bác SSX đã nhìn lầm ảnh (mà em cũng nhầm, nhìn giống bánh hơi quá). Nhưng về mặt khoa học bác ấy đã nói đúng, và NASA họ cũng đã thấy điều đó từ 40 năm trước để làm bánh sắt. Là một người đứng ngoài, sau vụ bánh hơi bánh sắt em có thể nhận thấy phe moon hoax với SSX là đại diện có chứng lý rất tốt về kỹ thuật còn phe moon xịn thì chỉ có niềm tin tất thắng làm chỗ dựa. Nhân đây cũng nói luôn với bác là cần phải chú ý yếu tố thời gian, có thể là NASA sẽ tìm ra cách gì đó để dùng được bánh cao su trên MT nhưng có lẽ mất nhiều năm để nghiên cứu mà lúc đó họ không có nhiều năm. Chạy đua mà. Dùng bánh sắt cho nhanh.
    - Quay về với vụ người Mỹ có đặt chân lên MT hay chưa?. Trước hết thử nhìn nhận xem chúng ta biết chuyện người Mỹ đã lên được MT bằng cách nào? (đúng hơn là tôi thôi, có thể còn nhiều cái tôi chưa biết, rất mong các bạn bổ sung thêm):
    ? Đầu tiên là thông qua phim (các cảnh quay rất nổi tiếng nhé) và ảnh chụp.
    ? Liên Xô, đối thủ duy nhất trong cuộc đua vũ trụ không phản đối, mà theo nhiều bác trên này thì đối thủ mà không phản đối thì tất nhiên là đúng.
    ? Đất, đá lấy được từ mặt trăng. 6 chuyến hình như khoảng 300kg!
    Tôi không đề cập đến những thứ như cái khoang đáp hay vài thứ lặt vặt như thế. Nó quá dễ giả tạo khó lòng thuyết phục những người không có niềm tin (mà phe moon hoax là tiêu biểu).
    Vậy chúng ta thấy gì qua 3 điều trên, ba điều mà tôi thông qua đó biết được rằng Mỹ đã đưa được con người xuống MT.
    ? Phim, ảnh nhưng ai quay ai chụp?, đương nhiên là người Mỹ (cũng chẳng còn ai khác trên đó để quay). Vậy có nghĩa là thông qua những gì người Mỹ cho chúng ta xem nên chúng ta tin rằng họ đã làm điều đó. Tự biên tự diễn. Và tất cả những tranh luận, lý lẽ khoa học mà phe moon hoax đưa ra đều dựa trên đống phim ảnh mà người Mỹ đã cho chúng ta xem đó. Có đối chiếu chút với vài hình ảnh do Lunakhot chụp và thường là khác nhau!
    ? Liên Xô bỗng dưng trở nên hết sức có uy tín với các bác phe moon xịn, hay cái là nhiều người trong đó vốn phe pro Mỹ (một cách gọi trên này chứ không phải tôi sáng tác) vốn ít tin tưởng vào phe Xô Viết. Thế mà khi cần, phe XV trở nên rất đáng tin. Có điều ít ai chịu để ý là làm thế nào mà LX có thể biết được người Mỹ có thật đã đặt chân lên MT, họ đứng sẵn đó chờ xem à? Đương nhiên là không, họ có vệ tinh rình rập sẵn trên quỹ đạo MT để quay phim cuộc đổ bộ của người Mỹ? Cũng không. LX cũng như cả thế giới chỉ có thể xem cuộc đổ bộ của Mỹ qua màn ảnh ti vi hoặc kính thiên văn hay một thiết bị quan sát nào khác mà thôi. Và đến tận bây giờ, sau bao nhiêu năm với bao cuộc cách mạng KHKT, trình độ tiên tiến hơn nhiều so với thập niên 60. Ấy thế mà bác hội trưởng hội thiên văn còn cho biết là công nghệ năm 1994 chỉ chụp được với độ phân giải 4m/pixel!!! Thế thì lúc đó bác Liên Xô anh hùng quan sát Amstrong chạy trên MT bằng cái gì? Niềm tin à! Chúng ta tranh luận chỉ là việc có thật sự đặt chân lên MT hay không chứ không tranh luận là Apollo có tới quỹ đạo MT hay không? Ai cấm Apollo bay đến, ném LM xuống, đợi chút rồi thu hồi và công bố: Đã đi bộ trên MT. Lãnh đạo LX làm gì đây? Hỏi các nhà khoa học: Tụi nó có đi không? Chẳng biết nữa, nó có hạ trạm xuống, có thu hồi còn đi hay không thì chịu. Như đã nói trên, chính LX là kẻ khó mở miệng nghi ngờ nhất (Ối Anh Cả ghen tị vì không làm được đây mà). Và họ đã chọn cách hợp lý nhất: Chúc mừng. Vừa có tiếng phóng khoáng, rộng lượng lại vừa chắc ăn, nó có lừa thì cả thế giợi bị chứ đâu riêng mình LX ta.
    ? Đất đá ở MT, cái này thì có nhiều bác bắt bẻ rồi. 300kg đúng là con số ấn tượng khẳng định cho việc đưa người xuống. Nhưng 300kg đó quá mông lung, ai xin thì nể lắm cho mày một ít để nghiên cứu. Mà cái một ít ấy lại có thể lấy được từ các tàu tự động như LX đã làm.
    Như vậy, ba yếu tố để biết được Mỹ đã lên MT thì hai không có giá trị, một thì đầy rẫy nghi ngờ. Mà nghi ngờ nào các bác moon xịn cũng không trả lời được hay trả lời theo kiểu: ?oMua vé cho qua NASA mà hỏi!?.
    Và một điều khá lạ là người ta chịu khó chụp ảnh vết xe xích tự hành lăn trên Sao Hỏa nhưng lại chẳng ai chịu khó chụp ảnh chi tiết bãi đổ bộ MT, nơi ghi dấu lần đầu tiên con người trực tiếp đặt chân đến một nơi ngoài Trái đất. Một tấm ảnh chụp lá cờ, bãi đáp sẽ bịt miệng tất cả những ai nghi ngờ Mỹ đã từng đặt chân lên MT. Có điều lúc đó coi chừng lại tiêp tục có nghi ngờ là thật ra lên lúc nào, chuyến 11 hay chuyến sau. Biết đâu có cả màn ?otrả lại tên cho anh? nữa.
    Nói chung, sau khi đọc topic này nếu không phải là tín đồ có niềm tin tất yếu vào NASA hay Mỹ thì ai cũng phải nghi ngờ. Vấn đề là nghi ngờ thế nào, nghi Mỹ có thực sự lên MT hay là những bằng chứng moon hoax bắt bẻ thực ra sai ở chỗ nào.
    Được typoon sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 09/11/2008
    Được typoon sửa chữa / chuyển vào 23:59 ngày 09/11/2008
  9. leducdung74

    leducdung74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Ké mấy bác để học thêm được 1 chữ tiếng Tây, nhưng tra từ điển English - English của Cambridge, hay của các trang khác,... hay từ điển Việt - Anh thì thấy "landed" không có nghĩa nào liên quan đến việc môt cái gì đang trên không đặt xuống mặt đất cả. Chỉ có liên quan đến câu nói "The Eagle has landed" của Neil Armstrong. Ngay trong wiki mà bác Hoàng giới thiệu, "landing" được nói nhiều nhưng search "landed" thì cũng chẳng liên quan đến bay hay đậu cả.
    Như vậy lấy số đông, lấy sách vở và cả web... có thể nói rằng: Nghĩa mới do bác Hoàng sáng tạo, còn nếu bác Hoàng khẳng định bác hiểu theo ngữ cảnh (câu nói của Neil) thì .... lần sau các bác khác đừng lấy giấy má ra mà dẫn chứng với bác Hoàng làm chi cho mệt.
    Nghĩ mình giỏi, nhưng cũng có khi sai thì không nên cố chấp. (hôm nay học được từ này nên lếu láo tí )

    Được leducdung74 sửa chữa / chuyển vào 01:34 ngày 10/11/2008
    Sửa vì ... không cần sửa
    Được leducdung74 sửa chữa / chuyển vào 01:37 ngày 10/11/2008
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bác tra từ điển đi rồi hẵng nói, sẵn có từ điển Oxford cài trong máy, tra dùm bác luôn nhé.
    Landing (n): an act of bringing an aircraft or a spacecraft down to the ground after a journey
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này