1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Dàn RCS gồm 16 ống phụt, mỗi ống tạo lực đẩy hơn 400N, tuy không lớn lắm nhưng cũng không phải là nhỏ.
    Trong khoảng thời gian lúc bắt đầu phóng, trọng lực biểu kiến tác dụng lên AM là đáng kể (do thành phần vận tốc ngang chưa đủ) nên để xoay được AM thì RCS cần lực phụt lớn. Đây chính là cái hao mất ngang gì gì đấy mà đại nguyên soái Phúc Mai đã claim trên kia.
    Một vấn đề khác nữa là do tên lửa đẩy của AM chỉ điều khiển đóng mở chứ không tăng giảm lực được nên lại càng tốn thêm nhiều nhiên liệu cho khâu hiệu chỉnh quỹ đạo.

    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 04:29 ngày 10/11/2008
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    À có cái trò bay A pô lô bằng bàn phím đây nì, dành cho các bác rành lập trình, không hiểu đã có ai giới thiệu ở đây chưa:
    http://nassp.sourceforge.net/wiki/Main_Page
    Các bác thích tranh luận về các khía cạnh kỹ thuật (nhiên liệu, quỹ đạo, vận tốc, vân vân và vân vân ...) cũng có thể dựa vào cái này để nghiên cứu được.
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 05:01 ngày 10/11/2008
  3. khaile

    khaile Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    1.149
    Đã được thích:
    594
    Do SSX, minh_mai, huyphuck ... quay.
    Me, toan lay hinh nguoi ta tap luyen, mo hinh de phan tich roi noi nguoi ta noi xao.
    sao o day toan GS,TS ma VN minh beo the nhi, khong bay vao vu tru noi nhi. Ly do: chi biet boc phet la gioi.
  4. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    XIn thưa về khoản vờ thì em không bằng các ĐẠI CHIÊN DA đâu ạ. Em cũng DỐT ĐĂC chứ chả hơn ai, nên chủ yếu vào đây để NGHE LÀ CHÍNH.
    Còn tại sao là "DỐT", vì theo sự suy luân DỐT NÁT của em thì những CÁI CHỮ bên trên 100% không phải TIẾNG TÂY đâu, nó là TIẾNG ANH đấy ạ
    Kính bác.
  5. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Bỏ không lên mạng hai ngày đi du hí mà đã trôi qua cả đống trang rùi à ? Thấy qua nhiều quá tính không nói tiếp nhưng thấy các bác còn tưởng nhớ nên lên cho vui.
    À, bác Phúc vẫn chưa giải thích là đã hiểu cái vấn đề cùng một lượng động lượng tiêu tốn, động năng của tàu thu được là khác nhau chưa ?
    Cùng một độ chênh động năng đủ để leo lên 80km, độ chênh động lượng là khác nhau chưa ?
    Đây dạo này chỉ quen tính tiền, toàn cộng trừ nhân chia nên tích phân chả nhớ đâu, bắt đây lấy khác nào đánh đố. Nhưng ơn trời, xưa học Lý cũng khá nên NEWTON thì chưa quên. Muốn vẽ quỹ đạo, thôi dùng phương pháp cùi bắp này vậy :
    Xem hình
    [​IMG]
    Xét hệ quy chiếu như trên. Chỉ có 2 lực tác dụng vào tàu là trọng lực và lực đẩy của động cơ.
    Tại thời điểm t=0 (chuẩn bị phóng, tàu có toạ độ (X, Y)= (0, Ro), vx=vy=0.
    Tại thời điểm t=T, tàu có toạ độ (X,Y), vận tốc (vx,vy).
    Bán kính R=(X^2+Y^2)^0.5.
    Gia tốc trọng trường tại đó là g(R)=g0*(R^2/R0^2).
    Gia tốc này phân thành hai thành phần :
    gx=-(X/R)*g(R).
    gy=-(Y/R)*g(R).
    Tại thời điểm đó, nếu tàu vẫn bật động cơ thì sẽ có các lực Fn, Ft (giả thiết là Fn=a(g(t)*M(t) (Lực đứng lớn hơn a lần trọng lực)) Nếu tàu không bật động cơ thì Fn=Ft=0.
    Tại thời điểm T, khối lượng tàu là M(t)=M-qT. Với M là khối lượng ban đầu của tàu M=4691kg, q là khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trong 1s, q=5.2kg/s.
    Gia tốc tạo ra của các lực Fn, Ft là
    ax=(Fn*(X/R)+Ft*(Y/R))/M(t)
    ay=(Fn*(Y/R)-Ft(X/R))/M(t)
    Tổng gia tốc của tàu : Ax=ax+gx, Ay=ay+gy.
    Xét thời gian T+dt :
    Độ tăng vận tốc trong dt là dvx=Ax*dt, dvy=Ay*dt.
    Quãng đượng di chuyển trong thời gian dt là dx=vx*dt+0.5*Ax*dt^2, dy=vy*dt+0.5*Ay*dt^2.
    Như vậy, ta hoàn toàn xác định được vị trí, vận tốc của tàu tại thời điểm t+dt.
    Lặp quá trình tại t=0.
    Dùng Excel cho nó rẻ.
    Giờ vẽ quỹ đạo tàu nhé :
    Lấy a=1.1 (Lực đẩy đứng lớn hơn 1.1 lần trọng lượng tàu).
    Để đạt cao độ đỉnh 80km, cần xài hết 2061kg nhiên liệu, còn dư 300kg nhiên liệu. Khi lên tới đỉnh, tàu còn vận tốc 1439m/s, thiếu 225m/s so với vận tốc vụ trụ tại đó là 1664m/s. Vậy, tàu cần phải đốt thêm 190kg nữa. Vậy lượng nhiên liệu còn dư tại quỹ đạo này là 110kg.
    Lấy a=1.5, tương tự ta có :
    Lượng nhiên liệu cần đốt trong quá trình xuất phát : 1591kg, còn dư 770kg.
    Vận tốc tại H=80km là 886m/s. Thiếu 778m/s. Để đạt vận tốc tại đây, cần đốt thêm 708kg, còn dư 70kg.
    Kết luận được gì :
    - Nếu lấy cao bằng cách tăng lực đẩy theo phương pháp tuyến thì sẽ tốn nhiên liệu hơn.
    Biểu đồ quỹ đạo phóng :
    [​IMG][​IMG]
    Các bác có thể tự test theo cách của mình.
    Tôi chấm dứt tranh luận về việc phóng AS ở đây. Những gì biết đã được thể hiện bằng công thức, biểu đồ, hình vẽ quỹ đạo.
    Còn bác Phúc nói không phóng được thì kệ bác ấy, không nên đòi hỏi người khác làm những việc quá tầm.
    Kiếm chủ đề khác đe
    Được congchi1 sửa chữa / chuyển vào 11:43 ngày 10/11/2008
  6. hoangaka

    hoangaka Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    46
    Thế ****ov không cho được cái nguồn NASA nó lấy đống xà bần ở mặt trăng như thằng cửu vạn đi xúc đất àh
    Hay lại bài gắp lửa bỏ tay người thế
  7. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    e nhớ lúc trước học cũng lâu rồi thì thấy giáo nói rằng áp dụng các định luật newton để tính toán quỹ đạo sẽ cho ra sai số rất lớn so với dùng thuyết tương đối đúng không bác congchi1 ? Em trình còi ngồi xem các bác tranh phong tiếp
    Nhờ các mod xem lại cách tranh luận của sonyclie trong chủ đề kỹ thuật này e thấy thành viên này chủ yếu vào để kê đểu hoặc chọc tức người khác mà thôi! hic hic nhấn nút than phiền không ăn thua
    Được halosun sửa chữa / chuyển vào 11:09 ngày 10/11/2008
  8. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Em xin phép chích bác tý, nghĩa là bác chưa ngâm kíu tí nào về khoang đổ bộ LM phải không ạ???
    Khoang LM có 3 camera giám sát, và ít nhất 02 cửa kính nhìn xuống phía dưới đýt tầu, trên đó có gắn cả bảng chia độ phục vụ hạ cánh.
    Cửa nhìn xuống đó có hình dạng hình thang, qua đó mà 2 tay mơ chụp được ảnh mặt trăng trước khi chạm đất, chụp được ảnh CSM lúc đã tách và lúc sắp lắp ghép. Cửa đó giống cửa của hoa tiêu trên máy bay ném bom í ạ!
    Và video được quay qua cái cửa đó. Bác có cần em chỉ vị trí cửa trên sơ đồ không? Các phim, ảnh do CSM thực hiện bác đã biết thực hiện qua cửa sổ nào chưa ạ???
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Quay thẳng xuống dưới không thấy bụi là phải rồi muốn gì nữa. Thị trường quan sát lớn bao nhiêu?
    Đọc cái này để hiểu tại sao không thể thấy bụi bay do tên lửa thổi nếu quan sát từ trên tàu:
    http://www.redzero.demon.co.uk/moonhoax/Floating_Dust.htm
    Muốn thấy được cảnh tên lửa thổi bụi dạt ra thì phải có góc quay ngang, máy quay đặt sẵn trên mặt trăng rồi.

    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 11:42 ngày 10/11/2008
  10. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Tính quỹ đạo vệ tinh mà bác phải dùng tới thuyết tương đối à ? Mà thuyết tương đối nói cái gì vậy ta ?
    Đúng nhất là dùng tích phân, nhưng mà nói rồi, giờ chỉ biết cộng trừ nhân chia thôi, không biết lấy tích phân , thôi dùng sai phân vậy.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này