1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Tớ chuyên trị làm trọng tài trong các vụ cãi vã giữa tuất và đối thủ. Các cặp khác tranh luận lịch sự cứ tự nhiên nhé
    Nào tiếp chủ đề: Bóng khuyết Trái Đất nhìn từ Mặt Trăng.
    Hiện tại:
    - Tuất bảo: Khuyết TĐ song song với đường chân trời của MT, nếu có lệch cũng chỉ 5,4 độ. Tóm lại, ảnh Mun hão
    - Tuandam73+congchi1: Khuyết TĐ tạo góc với đường chân trời của MT tuỳ vị trí quan sát trên MT. Tóm lại, ảnh Mun xịn
    Để xem hình do tuất vẽ ...
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    thế là bạn thông mình rồi, bạn ngồi nhầm lớp nhưng tự nhận mình là ngồi nhầm lớp. Thông minh hơn chán vạn các anh ở đây, vận dụng thuyết tương đối nhưng lại chế toán lớp 5.
  3. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Cơ bản về vật lý : hệ quy chiếu gắn lên vật chuyển động tròn đều quanh 1 vật khác không phải là hệ quy chiếu quán tính.
    Khi vật chuyển động tròn đều, vận tốc tiếp tuyến của nó không đổi, nhưng vật tốc theo trục XY thì đổi.
    Khi vật chuyển động theo quỹ đạo elip, vận tốc tiếp tuyến max tại cực cận, min tại cực viễn.
    Con người vẫn có cảm giác không trọng lượng vì họ cùng chuyển động với tàu.
  4. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Hình đã post
    [​IMG]
    Quỹ đạo H1 là quỹ đạo I.
    Quỹ đạo H2 là quỹ đạo IV.
    Quỹ đạo chuyển tiếp là quỹ đạo III.
    Tại quỹ đạo I, vận tốc tiếp tuyến của vệ tinh là 1745m/s
    Tại quỹ đạo IV, vận tốc tiếp tuyến của vệ tinh là 1758m/s.
    Để chuyển vào quỹ đạo III, thì tại quỹ đạo I, vệ tinh tăng tốc từ 1745m/s lên 1758m/s. Khi đó, vệ tinh chuyển động theo quỹ đạo III và leo lên quỹ đạo IV, đồng nghĩa với việc giảm vận tốc xuống 1731m/s.
    Nếu không cấp thêm vận tốc, vệ tinh sẽ chuyển động mãi trên quỹ đạo III.
    Để nó giữ ở quỹ đạo IV, tại điểm cực viễn, phải cấp thêm vận tốc cho nó từ 1731m/s lên 1758m/s.
    Như vậy tổng hai lần cấp vận tốc là 40m/s.
    Không biết bác có thắc mắc gì nữa ?
    Tiếp phần bác mới sửa :
    Để đứng ở quỹ đạo H1, bắt buộc vận tốc của vệ tinh phải thõa v2/H1=g. Nếu thiếu, nó sẽ xuống quỹ đạo II, nếu thừa nó sẽ nhảy lên quỹ đạo III.
    Quỹ đạo tròn đều là quỹ đạo elip đặc biệt, hai tâm sai trùng nhau.
    Được congchi1 sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 05/11/2008
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165

     
    dở người???
    Mình nhắc lại lời Kin chút, không thì quân nhai lại lắm chuyện.
    Để nâng độ cao, vận tốc vẫn bằng không, có cần năng lượng không ???
    ai ăn trộm đi số năng lượng đó ??? lên cao hàng trăm km cơ mà, bay bằng thảm bay à ???
    ở tầm xa vô cùng, vận tốc vũ trụ cấp 1 và 2 đều bằng không , vậy là không cần chút năng lượng nào để leo lên đó ??? thế thì tốt quá, tốn 0 năng lượng leo lên đó rồi thả các vệ tinh xuống, Soyuz thất nghiệp luôn. Sa Tun sa tẹo phắn hết.
    Hay là làm cái dây treo kéo vệ tinh lên nhỉ ???
    ở đây, BBN đang cố gắng chứng minh rằng không cần quá nhiều nhiên liệu để LM leo lên trạm quỹ đạo ???

    được Alpha3 sửa chữa / chuyển vào 17:11 ngày 05/11/2008
  6. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Tui không thuộc Mun nào hết .
    Để chứng tỏ độ nghiêng của bóng nắng có đúng với thực tế không, cần phải biết vị trí chụp ảnh, lịch thiên văn tại thời điểm chụp ảnh, để xác định ảnh trái đất như vậy có đúng không, già hay non.
    Tính cái này không khó, nếu làm giả thì họ cũng không dốt đến mức không biết.
    Tui đứng ở vị trí trung gian, có thể họ đã lên mặt trăng, nhưng không hoành tráng như những gì họ đưa ra.
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Theo em hiểu thì thế này: vật không rơi vào quả đất, hay mặt trăng.... là do nó "chạy đủ nhanh"
    Trên quỹ đạo elip, đó là dạng "dư cơm" so với quỹ đạo tròn ở điểm thấp nhất.Ở điểm thấp nhất, nó có tốc độ lớn hơn tốc độ cần thiết để chạy theo đường tròn, dư tốc đó làm nó "bốc đầu" bay ra xa hành tinh mẹ (khỏang cách đến hành tinh mẹ tăng dần).
    Tuy nhiên nó lại chưa "đủ cơm" để đi xa hẳn, nó đi chậm dần đến điểm xa nhất, ở đây nó "hết hơi" và bị hành tinh mẹ gọi về, "rơi" dần vào hành tinh mẹ (khoảng cách đến hành tinh mẹ nhỏ dần) và nhờ đó lại tăng tốc lên để về đến điểm gần nhất, lại đủ tốc độ để "bùng"
    Đại khái thế, cho nên nó cứ lằng nhằng không đi được.
    Con người hay bất kỳ cái gì cũng bay như thế, nên về sự tương đối là không vấn đề gì (lực hấp dẫn tác động lên cân bằng với lực "ly tâm") và không có cảm giác của trọng lực.
  8. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    hic, nhưng với tổng năng lượng đó, thì nó có thể chạy trên một quỹ đạo elip dẹt hơn, ví dụ giảm tốc xuống ở đỉnh quỹ đạo là 1700m/s và độ cao Hx lớn hơn ???.
    Bác thử áp dụng cách tính này cho việc quỹ đạo H1 cách mặt trăng 10m, 100m hay 1000m chưa ạ??? Để tối em thử tính lại xem
    Sơ bộ, ở quỹ đạo sát mặt trăng, chỉ cần vận tốc 1700m/s, tại sao họ không dùng phương pháp bay 1700m/s ngay gần mặt trăng (cách khỏang 1000m) rồi điều chỉnh quỹ đạo như bác thì có phải là chỉ tốn vài tạ nhiên liệu thay vì hơn 2 tấn???
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 05/11/2008
  9. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Năng lượng cấp để vệ tinh chuyển từ quỹ đạo này sang quỹ đạo kia đã được trình bày đầy đủ rồi.
    Còn năng lượng để tống một vật ra khỏi mặt trăng được tính theo công thức sau :
    F=G*M*m/(r2).
    dA=F*dr=G*M*m*r^(-2)*dr
    Lấy tích phân dA từ Rmt đến vô cùng ta có A = G*M*m/(Rmt)=gmt*m*Rmt = 2902460m (J), tương ứng với vận tốc vũ trụ cấp II của mặt trăng là 2400m/s
    Để biến khỏi mặt trăng ta cần 2400m/s. Năng lượng này cũng đâu có nhiều nhỉ
  10. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.623
    Đã được thích:
    4.601
    Vấn đề độ phân giải tới đó chưa xong đâu bác bò. Có cái kính có độ phân giải cỡ dm không có nghĩa là sẽ nhìn thấy được vật thể cỡ dm trên mặt trăng đâu.
    Vấn đề về tương phản sáng tối tớ đã đặt ra từ cái tô bíc trước rồi, qua hơn 50 trang mà vẫn chưa thấy bác tuất trả lời toàn là đánh trống lảng đi đâu đâu. Giờ đành phải nói lại cho rõ vậy.
    Giải thích theo vật lý cao siêu chỉ sợ bác tuất không hiểu rõ, bởi vì bác í chỉ quen với phép tam suất lớp 5, đành phải kiếm cách khác. Ta cứ lấy cái màn hình LCD ra minh họa vậy. Giả sử ta có 2 cái màn hình LCD 20 inches, một cái có độ phân giải 320x240 (cái này bác Tuất hay xài ), một cái có độ phân giải 3200x2400 (Cái này là của một bác nào đó bên Tây chẳng hạn). Ta dùng 2 cái màn hình này để chiếu hình quan sát một ngôi sao phát sáng trong bầu trời. Nếu góc nhìn ngôi sao bé hơn 1 pixel của bác Tuất thì bác Tuất tất nhiên không thể thấy gì cả, nhưng bác Tây kia do có độ phân giải lớn hơn nên nhìn thấy được. Ở đây do hình ảnh ngôi sao hiện lên màn hình sáng hơn các pixel xung quanh rất nhiều (do ngôi sao nó không dính liền với cái gì khác cả) nên vấn đề tương phản sáng tối không có ý nghĩa lớn.
    Khi dùng 2 cái màn hình đó chiếu 1 hình ảnh quan sát trên Mun thì khác hẳn. Giả sử ta quan sát 1 tảng đá kích thước cỡ mét. Nếu chỉ xét về độ phân giải thì trên màn hình bác Tuất cục đá chỉ chiếm 2-3 pixels, còn trên màn hình bác Tây nó chiếm 2-3 chục pixels. Thế nhưng điều đó không có nghĩa rằng màn hình bác Tây chiếu hình cục đá rõ hơn màn hình bác Tuất. Lưu ý rằng độ sáng của cục đá không khác là mấy so với độ sáng bề mặt mặt trăng xung quanh nó. Nếu màn hình của bác Tây có độ tương phản ánh sáng kém (do phải hy sinh nó để tăng độ phân giải lên) thì chỉ thấy cục đá là một vệt mờ.
    Tới đây là hết chuyện màn hình LCD. Trở lại cái giàn kính CHARA mà Mun Hão và đồng đội đã claim ở trên. Đây là giàn gồm nhiều cái kính nhỏ đặt rải rác trên một vùng rộng, khi ghép ánh sáng thu được từ các kính này lại với nhau thì về mặt "tiêu cự" xem như tương đương với một cái kính kích thước to. Thế nhưng biện pháp này chỉ tăng được tiêu cự của kính (dẫn đến tăng góc nhìn tối thiểu) nhưng ngược lại lại giảm độ tương phản sáng tối rất nhiều (do thông lượng ánh sáng đi vào giàn kính không tương xứng với tiêu cự). Làm giàn kính như vậy có thể tăng tiêu cự kính lên hàng trăm hàng ngàn lần nhưng thông lượng ánh sáng vào kính chỉ tăng vài lần, dẫn đến việc độ tương phản sáng tối của hình ảnh thu được giảm đi rất nhiều. Những giàn kính như vậy chỉ nhằm tăng khả năng quan sát các ngôi sao xa xôi chứ không nhằm mục đích soi mói bề mặt các hành tinh.
    Bổ sung thêm tí:
    Ta có thể làm thí nghiệm như sau: PM với bác Fairydream để mượn đỡ một cái kính thiên văn bên bác í. Đem kính về trời tối leo lên nóc nhà và chỉnh kính sao cho nhìn thấy mặt trăng rõ nhất (nhớ đừng leo lên nóc nhà vào một đêm không trăng nhé). Nếu ngoại giao tốt thì có thể mượn được của bác í một cái kính xịn, khi đó ta có thể nhìn thấy các vết lồi lõm trên bề mặt trăng rất rõ (Nếu mượn phải cái kính đểu thì khỏi cần làm tiếp bước sau làm gì ). Sau đó ta dùng một tờ giấy bịt hết cái kính lại, rồi dùng cây bút đục nhiều lỗ nhỏ trên tờ giấy đó (cách này dùng để giảm thông lượng ánh sáng đi vào kính). Sau đó ta quan sát lại mặt trăng thì sẽ thấy kích thước mọi thứ trên mặt trăng vẫn như thế (góc nhìn không đổi), nhưng hình ảnh thu được mờ đi rất nhiều. Cho dù có muốn capture lại bằng camera rồi đem lên Photoshop chỉnh sửa các kiểu thì hình ảnh lần sau vẫn không có độ sắc nét bằng hình ảnh ban đầu.

    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 05/11/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này