1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    @ congchi1: Nếu tại H1 bật động cơ thì điểm cực cận của hình e-líp không phải H1. Điểm cực cận trong việc chuyển quỹ đạo phải là điểm tiếp tuyến giữa quỹ đạo tròn cũ và điểm cực cận quỹ đạo e-líp mới. Túm lại, H1 phải là thời điểm tàu ngừng gia tốc (cũng chẳng cần phải tắt động cơ). Quá trình bật động cơ để tàu gia tốc này theo nguyên tắc tăng tốc trọng trường để vật bay chuyển sang quỹ đạo Hohmann cho tới khi đạt quỹ đạo có độ cao lớn hơn tại H2.
  2. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Cái này em vâng, đúng luôn!
    Hòan tòan đúng, và dễ hiểu
    Phanh điểm cuối này: em đang hỏi bác làm thế nào bác biết H? là H2 khi bác chỉ cấp cho nó là V2 ở H1? Tại sao bác cấp V2 cho nó trên H1 thì nó lên H2 được, mà không phải Hx? Tại sao "vận tốc nhỏ hơn V2" ở trên H2 lại phải đưa nó về H1 (trong trường hợp không thêm tốc, kệ xác nó) mà không là Hx???
  3. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Đọc tới đây thấy ngờ ngợ. Không biết tui hiểu có đúng không nhé. Bác nghĩ vận tốc tiếp tuyến là song song với mặt đất, thì làm sao mà tăng độ cao được ?
    Nhưng mặt trăng lại là hình cầu. Vận tốc tiếp tuyến song song với mặt đất ở chổ này, nhưng lại vuông góc với mặt đất (thẳng đứng) ở chổ lệch 90 độ.
    Đúng không bác ?
  4. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Mình nói nghĩa của từ landing ở đây là đã hạ cánh chứ không nói nó là một quá trình. Còn fairydream tra từ điển bảo an act để suy ra là đang hạ cánh thì nghĩa của nó sẽ là quá trình. Rõ ràng fairydream đã hiểu sai ý nghĩa của phần giải nghĩa cho từ landing.
    Nói lại cho rõ ràng: landing nghĩa là sự hạ cánh, chỉ dùng khi sự hạ cánh đó đã kết thúc. Vì thế khi dùng landing với giá trị danh từ thì sự hạ cánh đó đã kết thúc.
  5. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Bác gần hiểu ý em rồi, em không thắc mắc về vận tốc mà về LỰC GÂY RA BIẾN THIÊN VẬN TỐC ẤY! Phương của lực ấy sẽ cấp cho vật một VÉC TƠ ĐỘNG LƯỢNG, mà sẽ bị lực hấp dẫn triệt tiêu khi nó đến điểm đối diện của quỹ đạo.
    Túm lại, về mặt động học, em nghĩ là sẽ phải quan tâm bài toán véc tơ chứ không phải đại số cho mầm non!
    Về động lực học, cần đánh giá mức năng lượng chênh GÂY RA BỞI LỰC LÀM BIẾN THIÊN VẬN TỐC.
    Về mặt cảm tính (em chưa ngồi viết lách gì cả, bác biết rồi ) thì cách chuyển quỹ đạo thực tế em nghĩ phải có yếu tố của lực pháp tuyến, và tương đối lớn đấy ạ. (cái này bác HP-Minhmai-thandautuat gọi là hao tĩnh)
  6. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    @ xn3: Tại cực viễn H2, V2 của tàu tại H2 nhỏ hơn V2 của tàu tại H1 trong quỹ đạo e-líp và nhỏ hơn V2 của tàu nếu bay quỹ đạo tròn bán kính H2. Nếu muốn chuyển V2H2 e-líp sang V2H2 tròn thì tàu phải bật động cơ gia tốc. Thời điểm tàu tại H2 được xác định là thời điểm bắt đầu gia tốc của tàu.
  7. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Biết ngay cũng có người hỏi điểm này mà.
    Thứ nhất, nhắc lại là cái đống tui tính mà có giả thiết g không đổi là không chính xác. Nó được lập nhanh để chứng tỏ không cần tốn nhiều nhiên liệu như bác nói.
    Thứ hai, vì thế việc tính phải cấp thêm V2 tại V1 là sự trùng lặp ngẫu nhiên, khi tính ra đã biết là có người sẽ thắc mắc, tính sửa nhưng đang tính nhanh nên không sửa. Hơn nữa, bác Hoàng đã cấp lại công thức và giá trị chính xác rồi (xem thêm trong trang web đã dẫn) nên không quan tâm nữa.
    Thứ ba, vì biết có sự trùng lặp ngẫu nhiên đó khi viết bài, không bao giờ tui ghi là phải tăng V1 lên V2 tại H1 để quỹ đạo đạt đỉnh là V2 cả, mà chỉ dùng toàn số thôi.
    Thứ tư, khi đưa V>V1 tại H1, thì quỹ đạo ổn định của nó là hình elip (H1, H?). Nếu ta chỉnh làm sao H?=H2 thì quỹ đạo ổn định của nó là (H1, H2) và tất nhiên, khi leo lên H2 mà không được thêm vận tốc thì nó lại về H1.
    Nhân đây, cũng giải thích luôn một ý của bác Phúc về quỹ đạo dẹt. Nếu ta tăng tốc V>v1 rất nhiều, nhưng chưa đạt tới vận tốc vũ trụ cấp II, thì quỹ đạo là hình elip dẹt. Khi đó, tàu tới H2 nhưng vận tốc của nó lại lớn hơn V2,và đặc biệt là bằng luôn V2. Vậy tại sao tàu không duy trì quỹ đạo tại H2. Vì đơn giản phương của vận tốc không phù hợp để duy trì quỹ đạo.
  8. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Hiện vẫn đang giả thiết là quá trình tăng tốc là tức thời ở các quỹ đạo H1, H2 bác.
    Các tính toán chủ yếu mang tính kiểm tra xem thông số NASA đưa ra có phù hợp không hay thôi, chứ không phải giải bài toán chính xác.
  9. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Fugac a cái chỗ vàng.
    Bác tính bù tốc trong 2 điểm giao quỹ đạo thế nào chắc bác không quên?
    Vậy em đang hỏi: ở điểm tăng tốc trên quỹ đạo tròn, phải tăng tốc như thế nào để lên đến H2 (thành phần tiếp tuyến bao nhiêu, pháp tuyến bao nhiêu) hay là chỉ cần tăng thành phần tiếp tuyến???
    Bác OldBuff: nếu lên đến quỹ đạo H2 ở cực viễn, em đang hỏi là
    - tại sao nó lên được đó mà không phải là Hx tương ứng với Vx
    - Kệ xác nó, chả tăng tốc gì hết thì nó về Hx hay H1???
    - Vòng tiếp theo nó quay thế nào?
  10. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Cái bôi đen : bộ bác tính sửa định luật hấp dẫn của NEWTON à ?
    Lực hấp dẫn tác động lên vật trong toàn bộ quá trình vật chuyển động quanh mặt trăng, nó triệt tiêu là triệt tiêu thế nào ?
    Khi tăng tốc vật theo phương tiếp tuyến, do vận tốc vuông góc với lực trọng trường nên lực trọng trường không sinh công cản, không tồn tại khái niệm "hao tĩnh".
    Nếu bác tăng tốc theo phương của lực trọng trường, thì phải kể "hao tĩnh" vào.
    Bác Phúc nhầm ở chổ này. Bác cứ cắm đầu cắm cổ tăng tốc theo phương trọng trường để đạt độ cao, nên "hao tinh" quá lớn, không đủ nhiên liệu.
    Ở trái đất, do có lớp không khí dày hàng chục km, việc tăng tốc trong lớp khí là không khả thi. Vì vậy cần phải "hao tĩnh" cho nó vượt qua lớp khí để thực hiện việc tăng tốc ngang là cơ bản để lên độ cao cần thiết.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này