1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Bây em,
    Quy trình lấy mẫu trên sao hỏa của Mỹ thì lại giống lunakhốt, mặt trăng là 1 cá biệt trong các thiên thể, hay là nhân viên phi hành đòan Apollo không đủ trình độ làm 1 thao tác trung cấp???
    Để lấy mẫu về trái đất tốn hàng chục tỷ đô tính đến năm 72 (tiền hồi đấy to lắm em ạ, xem chi phí chiến tranh Việt Nam thì biết) thì người ta sẽ lấy mẫu nguyên dạng về, và thử tại chỗ các thông số cơ lý. Ở mặt đất thì thiếu đất mặt trăng chứ thiếu gì buồng chân không với cả động cơ phản lực???
    Đến trên mặt đất, cả tây ta đều tiết kiệm đến mức chỉ lấy mẫu đất nguyên dạng, rồi về mới làm các thí nghiệm khác nhau và phá dần ra, em ạ!
    Sao chuyển nick thì hỏi lại maseo xem sao, bác đó nhớ dai phết
  2. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Chỉnh lại chổ vàng "...phải tăng V1 lên V2 tại H1 để quỹ đạo đạt đỉnh là V2 cả, mà chỉ dùng toàn số thôi" thành "...phải tăng V1 lên V2 tại H1 để quỹ đạo đạt đỉnh là H2 cả, mà chỉ dùng toàn số thôi"
    Chỉ cần tăng phần tiếp tuyến, cách tính xem trong link đã dẫn, bác Hoàng cũng đưa ra rồi.
  3. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Bạn sáng lập viên công ty STG thân mến. Mong bạn không gọi tôi là "em".
    Bạn so sánh sao hỏa với mặt trăng là 2 thiên thể khác nhau ở 2 thời điểm khác nhau đã nực cười lắm rồi. Bạn thử ngẫm xem:
    a. Lấy mẫu tại thực điạ tốt hơn hay lấy mẫu mô phỏng tốt hơn (đừng nói là phòng thí nghiệm của bạn có thể tạo ra đk y hệt như trên mặt trăng nhé).
    b. Lấy gì đảm bảo rằng ngoài cách lấy mẫu "quét rác", người ta còn lấy mẫu theo cách khác?
    c. Lấy gì đảm bảo rằng cách lấy mẫu truyền thống lấy được một lượng mẫu lớn trên bề mặt và vận chuyển khối lượng mẫu đó về TĐ như thế nào?
    d. Tại sao phải tốn công dùng đủ thứ thiết bị chỉ để lấy mẫu bề mặt, trong khi chỉ cần 1 cái "cào rác" .
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Kinh quá mới đây mà đã mấy chục post rồi. Về vụ tính toán quỹ đạo và nhiên liệu phóng LM trở lại tàu mẹ xin can các bác không nên tranh cãi theo kiểu lẽ ra phải phóng kiểu này lẽ ra phải phóng kiểu kia mà chỉ cần tính toán theo đúng thuật phóng mà NASA đã từng sử dụng, từ đó tính ra được nhiên liệu cần thiết.

    Lưu ý các bác về 1 hạn chế của Apollo AM: tên lửa đẩy chỉ có điều khiển tắt/mở chứ không điều khiển tăng/giảm lực. Điều này dẫn đến không phải thích phóng theo kiểu gì cũng được.
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 18:24 ngày 10/11/2008
  5. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Ở đây có một số yếu tố được các bạn lược bỏ để tính toán dễ nhưng có thể nó ảnh hưởng nhiều tới tính phù hợp về lượng nhiên liệu NASA công bố để phóng khoang công tác từ bề mặt lên quỹ đạo Mặt Trăng và chuyển quỹ đạo để ghép nối với khoang quỹ đạo.
    Vậy những yếu tố quan trọng bị lược bỏ gồm những thứ nào: lực tương tác hấp dẫn tác động tới vệ tinh của Mặt Trăng, hiệu suất động cơ và loại nhiên liệu dùng cho động cơ. Tương tác hấp dẫn là yếu tố thuộc điều kiện cần quan trọng trong việc xác định khung phóng khả kiến/launch window/orbit transfer window, trong khi đó hiệu suất động cơ và loại nhiên liệu là những yếu tố thuộc điều kiện đủ để xác định thời điểm và thời lượng bật/tắt động cơ trong khung phóng khả kiến. Nếu bỏ thiếu những yếu tố đó thì tranh cãi công thức với số liệu phỏng có ích gì?
    Quay trở lại việc lược bỏ các yếu tố trên, congchi1 xác định tăng tốc tức thời, G không đổi thì áp dụng công thức tính hệ Delta-v tại cận cực H1 và viễn cực H2, đồng thời dùng công thức Kepler để xác định thời điểm tiếp xúc quỹ đạo giữa khoang đổ bộ và khoang quỹ đạo. Đây là cách tính lý thuyết và rằng thực tế thì khoang đổ bộ phải bật động cơ vào một thời điểm nào đó trên quỹ đạo Hohmann để bù tương tác hấp dẫn nhằm đạt tới quỹ đạo kết nối. Tương tự, khoang quỹ đạo cũng phải bật động cơ hãm để giảm độ cao quỹ đạo nhằm tìm tới khoang đổ bộ. Theo logic thông thường, khoang quỹ đạo với lượng nhiên liệu lớn hơn sẽ phải làm việc nhiều hơn khoang đổ bộ tại điểm rendezvous.
    Về phần xn3: có thể Hx < H2 chính là điểm gặp gỡ khi khoang quỹ đạo phải lết xuống để cõng khoang đổ bộ. Khoang quỹ đạo không thể nằm ườn trên quỹ đạo tròn H2 để chờ khoang đổ bộ tự thân vận động được. Nếu khoang đổ bộ ko tăng tốc thì nó sẽ bay theo quỹ đạo Hohmann với cực cận là H1 và cực viễn là Hx.
  6. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    bác bò này hiệu suất động cơ tên lửa thông thường là khoảng bao nhiêu % ? Và loại nhiên liệu NASA dùng là gì ạ ? Hình như có bác nào nói là gasoneline đúng không ?
  7. SSX

    SSX Guest

    Ở trang 20 đây ạ.

    Chỉ mới thống nhất được một ý là giai đoạn xuất phát tốn khá nhiều nhiên liệu.
    Chưa tính được phần nhiên liệu cho việc chỉnh ovan thành tròn.
    Một cách tính độc lập chỉ nên lấy tối thiểu các thông số đầu vào. Đây chỉ là mình
    tự tính để biết thôi, Chứ lấy toàn số liệu của NASA thì chẳng tính cũng biết họ đúng.
    Có ý kiến rằng cần tính tích phân, hình như là werty98 nói đầu tiên thì phải.
    Đây mới là cách tính đúng. Còn có bác vẫn đang bảo bảo toàn cơ năng.
    Chỗ này có ví dụ cách tính của NASA http://www.clavius.org/techexhaust.html
    Động cơ dùng Hydrazine (N2H4) có nhiệt cháy 622.2 KJ/mol hay 19443KJ/kg.
    Hiệu suất: tuỳ, tối đa 30%.
  8. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Buồn cười quá.
    Đọc lại mấy trang thấy có ý kiến:
    "thiên văn thì liên quan gì đến tên lửa"
    ???????????
    Hỏi là, cái loại thiên văn ấy thì liên hoan gì đến học vấn ??? Đấy là cái loại trẻ con đọc sách quảng cáo, rồi bốc phét với gái. Cái thiên văn ấy thì cái gì mà chả thông thái, nhưng chỉ là ai ji nô mô tô hiệu cái tô đỏ, ngoài quảng cáo ra thì có cái gì nữa ???
    Bản chất của Thiên Văn là vật lý. Thời Kepler là những bài toán cơ cổ điển, sau đó được Newton và các nhà thiên văn đời sau chứng minh. Ngày nay, đỉnh cao của Thiên văn là vật lý hạt cơ bản, nghiên cứu các tiến trình hình thành và hoạt động của sao.
    Ảnh mặt trăng chụp từ 100km độ phân giải 10 mét
    Thế mới ngớ ngẩn. Độ phân giải đó là 1mm/10 mét, là độ phân giải mắt thường. Nhật Bản nó trang bị cho tầu vũ trụ của nó cái ống kính có độ phân giải bằng mắt thường ???
    Các nhà thiên văn học kiến thức ở quảng cáo nó vậy. Bi ba bi bô a ji nô mô tô.
    Vệ tinh Nhật chụp ảnh 3D. Ảnh 3D là gì???? nó đâu phải là ảnh ??? Đó là bản đồ địa hình. Bản đồ địa hình Việt Nam độ phân giải cao nhất 1/5000 chưa làm xong. 1/5000 là độ phân giải 5 mét. Người Việt Nam ở ngay sát cái đất Việt Nam mà chỉ chụp được thế thôi.
    Túm lại là một rổ nhà thiên văn bội thực quảng cáo và đầu óc rỗng tuếch.
  9. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Bạn nào nhớ địa chỉ ảnh cái bao dùng chứa đất mặt trăng vứt chỏng trơ trong gầm Apollo 11 post lại cái cho xn3 xem.
    he he he he he he he he he he
    cái bao ấy mang về một đống bụi kim loại, dấu vết nhiên liệu và có khi dăm ba con rận của các nhà du hành.
  10. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Viết thêm đọan dưới đây (chữ đỏ).
    Chán congchi quá. Mình đưa công thức cho bạn và chả mất công tính làm gì, vì AS không bao giờ đạt V2, vậy nên nó không bao gờ đi quá nửa bán cầu mặt trăng. Còn cụ thể trong trường hợp này không đi quá 1/4 mặt trăng.
    Hình và lập luận mình đã post rồi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này