1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Ngớ ngẩn.
    Tất cả sự khác nhau trong các dụng cụ của nhân viên lấy mấu đất và bà quét rác chỉ để chứng minh rằng mẫu đất đó không vô dụng và NASA không ngu ngốc đến thế.
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trước khi tranh luận với huyphuc (minh_mai, than_dau_tuat) trong cái topic này, vẫn nghĩ huyphuc không biết nhiều thì cũng biết ít, nhưng chỉ mấy ngày qua, rút ra được những cái gì :
    + đó là 1 người chuyên tung hoả mù,
    + đó là 1 người chuyên gắp lửa bỏ tay người khác,
    + kiến thức người này cóp nhặt lung tung rồi xào xáo lại.
    Một đặc điểm nữa là mỗi khi thông tin xào xáo bị phát hiện, khi mà dẫn chứng của huyphuc đập lại chính huyphuc thì huyphuc lại vòng vo, gân cổ khích người ta « giải thích » cho huyphuc những chỗ huyphuc không hiểu, chưa kịp hiểu hoặc không thể hiểu. Rồi trong quá trình người khác giải thích, huyphuc sẽ tìm mọi cách (bao gồm cả gắp lửa bỏ tay) để lái sang 1 hướng khác, hoặc làm mọi việc rối tinh lên theo hướng có lợi cho huyphuc.
    Tham gia diễn đàn, trước nay tôi luôn giữ thái độ « trao đổi » kiến thức. Nhưng qua những gì trong mấy ngày nay, ít ra là trong 2 mạch trao đổi với huyphuc (khi mà 100% các dẫn chứng huyphuc đưa ra đều sai sự thật hoặc đập lại chính huyphuc) thì đã quá đủ để tôi xem thường cả kiến thức lẫn tư cách của người này rồi.
    Chỉ tiếc cho những ai có ý định tranh luận thật sự, tìm hiểu khoa học thật sự, vào 2 cái box Quân Sự này, đọc bài của huyphuc rồi bị đầu độc kiến thức.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 10/11/2008
  3. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    minh_mai không sợ bị "đi tù" nữa hay sao mà dám chửi tớ ngớ ngẩn. Minh_mai cho là minh_mai đủ thông minh để đi tranh luận với người minh_mai cho là ngớ ngẩn sao còn dám kết luận về sự ngu ngốc của NASA.
    Xét cho cùng, hiệu quả công việc mới là quan trọng.
    Trên mặt trăng: đất chỗ nào chả là đất của mặt trăng, nếu các boss ở dưới Trái đất yêu cầu 5kg đất bề mặt và trang bị sẵn cho 1 cái "cào rác" thì nhiệm vụ của PHG là lấy cái cào rác đó cào đủ 5kg đất, cho vào "túi ba gang" mang xuống Trái đất cho boss là xong. Dám cá là cái cào rác kia là đồ đặc chế, về giá cả chắc ngang ngửa 1 con sedan xịn bây giờ.
    Dưới mặt đất của Trái Đất: không phải chỗ nào cũng có rác .
    Thế nên công việc của bà cào rác dưới mặt đất và PHG trên mặt trăng trông có vẻ giống nhau nhưng kết quả và ý nghĩa khác nhau.
    Có ai dám cá là 1 tiếng nữa minh_mai lên cột điện ngồi không? [nick]
    Được database sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 10/11/2008
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    thôi nào các bác dừng vụ quét rác lại đi
    Theo như e hiểu từ kết luận của bác bò thì bộ phận đổ bộ không thể trở lại quỹ đạo đc đúng không ạ?
  5. SSX

    SSX Guest

    Bác không XX thì để chúng em tìm từ khác thích hợp hơn.
    Chắc bác data muốn nói khoa học ở quả đất thì không giống moon lại càng khác mars. Nên thấy nực cười.
    Cái ảnh là cái mặt tiền. Cái mặt tiền đã thế thì còn chỗ nào nghiêm túc. Xúc đất mẫu cho vào bao tải thì nghiêm
    túc chỗ nào nhỉ.
    NASA đã mất rất nhiều công sức quảng cáo ám chỉ moon có nước. Vậy để cái mẫu có giá trị người ta tối thiểu
    phải cho vào hộp kín tránh nước trong mẫu bay hơi khi đưa vào tàu hay ngược lại hơi nước từ tàu thấm vào mẫu
    thì nó mới có giá trị làm mẫu. Ngoài ra chưa biết mẫu có cái gì đưa vào môi trường không khí có thể có những
    phản ứng hoá học làm biến đổi mẫu.
    Phải không bác data nhỉ. NASA tính cái mẫu như thế giá 5 triệu đô đấy.
    Ngoài ra mẫu đất đá của NASA cũng bị ăn cắp mất, Thế mới hay. Mất sạch rồi.

    [​IMG]
    Được SSX sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 10/11/2008
  6. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    SSX: Tôi ví dụ cho bạn thế này nhé, tôi thuê một thằng cửu vạn ra bãi giữa sông Hồng xúc cho tôi 1 xẻng cát cho vào 1 cái ba lô mà tôi đưa cho nó thì nó dám mà làm khác à .
    Ở trên moon cũng thế, ông boss đưa cho PHG 1 cái túi, 1 cái cào rác và ra lệnh: xuống mặt trăng mày xúc cho chú mấy xẻng vào đây rồi mang về, chú cho mày thêm 5000$.
    Bố ai biết được ông boss kia mang đất mặt trăng đi với mục đích gì
    - Nghiên cứu khoa học.
    - Bán đấu giá cho bọn sưu tập lắm tiền.
    - Tặng cho tổng thống (trên bàn TT Mỹ có cục gạch lấy từ bức tường berlin -báo ANTG bảo thế)
    - Nặn tượng hình mặt trăng bằng đất của mặt trăng và trưng bày trong "nhà truyền thống" của NASA.
    - Mục đích khác: Tham khảo thêm ở http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=225580&ChannelID=418
    Nói chung là gì thì gì,
    1. ảnh đó cũng đã chụp trên mặt trăng (quan trọng nhất)
    2. PHG làm theo yêu cầu của boss
    3. có đất mang về.
    Bạn nào thử gúc "moon sand" đi, hay lắm .
    [nick]
    Được database sửa chữa / chuyển vào 20:33 ngày 10/11/2008
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Về việc xúc đất thì tớ đồng ý với Mun Hão là rõ ràng không nghiêm túc rồi. Tốn ti tỉ đô để vác vài bao đất đá về, trong khi thằng CCCP nó phóng con robot lên gắp về là xong.
    Về việc tính toán nhiên liệu và qũy đạo nếu còn nhiều người hứng thú thì đúng như SSX nói trước hết phải thống nhất số liệu đầu vào và mô hình phóng trước đã. Cách tính toán thì có thể mỗi người mỗi khác, nhưng nếu cùng đầu vào thì đầu ra phải cùng đáp số.
    Tớ đề nghị một mô hình tính toán như sau:
    Mô hình vật lý: Vật lý Newton (không kể đến hiệu ứng tương đối tính), chỉ xét lực hấp dẫn của Mặt Trăng (do khoảng cách từ tàu đến trọng tâm Mặt Trăng là rất nhỏ so với khoảng cách đến các thiên thể khác.
    Số liệu đầu vào: bao gồm số liệu đã biết và số liệu chưa biết.
    Số liệu đã biết: khối lượng Mặt Trăng, tốc độ tự quay quay tâm của Mặt Trăng, bán kính Mặt Trăng, hằng số hấp dẫn.
    Số liệu chưa biết: Các số liệu này hoặc là phải dựa vào nguồn của NASA hoặc là tự đặt ra, bao gồm:
    - Mặt phẳng phóng: ta coi như quỹ đạo của LM sau khi phóng, vị trí LM lúc ban đầu, trọng tâm Mặt Trăng, vector vận tốc của LM lúc ban đầu (do Mặt Trăng tự quay) là cùng một mặt phẳng. Khi đó có thể tiết kiệm được nhiên liệu nhờ vận tốc ban đầu này.
    - Khối lượng tàu, khối lượng nhiên liệu available cho deltaV.
    - Vận tốc thoát của nhiên liệu (m/s).
    - Lực tác dụng của các động cơ (N). Lưu ý động cơ đẩy APS có lực đẩy không đổi.
    Mô hình phóng: trước mắt là có các mô hình phóng sau, các bác xem nên chọn mô hình nào:
    - Phóng theo phương pháp tuyến: Từ đầu đến cuối chỉ có tên lửa đẩy phịt theo phương hướng tâm cho đến hết nhiên liệu. Phương pháp này yêu cầu OM phải "chụp" được LM với độ chính xác về thời gian/vị trí rất cao. 99.99% khả năng phương pháp này dẫn đến LM trở về mặt trăng .
    - Phóng theo phương tiếp tuyến: Do bác Cõng Chị yêu cầu, từ đầu đến cuối chỉ có tên lửa đẩy phịt theo phương vector vận tốc cho đến hết nhiên liệu. Phương pháp này có 99% khả năng dẫn đến LM đáp vào đồi núi hoặc hầm hố gì đấy trên mặt trăng.
    - Phóng theo 2 giai đoạn: Na ná kiểu Apollo đã làm. Giai đoạn đầu là phóng theo phương pháp tuyến đến một độ cao/vận tốc nào đó, sau đó thì xoay phương vị đi một góc alpha và chuyển qua phóng theo phương tiếp tuyến cho đến hết nhiên liệu.
    Sau khi thống nhất phương pháp, ta sẽ tiến đến thống nhất số liệu. Mời các bác tiếp tục
  8. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Ảnh của bạn ko chứng minh được mẫu đó được dùng để chứng minh trên moon có nước hay không.
    Như tôi đã nói (lần này thì nghiêm túc) là người ta có thể lấy mẫu nhiều lần bằng nhiều cách khác nhau và không ai bắt buộc ng ta show hết các lần lấy mẫu cho bạn xem.
    Mỗi mẫu lấy được trên Moon đều có thể có mục đích khác nhau. Bạn có thể xem lại bài trên của tôi. Không có gì chứng minh được là lấy mẫu theo cách "quét rác" thì mẫu đó ko sử dụng được vào một công việc cụ thể nào đó.
  9. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Thế mới ngớ ngẩn.
    Mẫu đất trên Mun lấy về có mục đích để phân tích , kể cả phân tích bằng các biện pháp chưa được biết lúc đó.
    Mà trong các cách phân tích quan trọng nhất được dùng với đá vũ trụ là phân tích phóng xạ để xác định tuổi và nguôn gốc của nó. Chỉ lẫn một chút tạp chất mặt đất là trở thành vô dụng.
    Trên Mặt Đất cũng không thiết thiên thạc có nguồn gốc mặt trăng. Đất đá lên tận trăng lấy về chỉ hơn bọn đó có thế thôi.
    Nói chuyện vớ vẩn quá
    -----------------
    Đây là bạn congchi1
    [​IMG]
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Trước khi tham gia chuyện nhiên liệu - quỹ đạo mình phải trả lời 1 lần nữa về chuyện chạm đất, tắt máy cái đã. Bọn HP FC giở trò chửi đổng làm mình ngứa mắt quá .
    @ leducdung:
    _ Mình chưa bao giờ nói LM đáp (chạm đất) lúc 102:45:58. Mình lúc đầu cho rằng 102:45:47 là thời điểm chạm đất , sau 10 giây chờ đợi coi có gì trục trặc, bất ngờ không, tổ lái liên lạc với trái đất bảo chúng tôi đã đáp xuống. Do đó mình mới viết lần đầu là ít nhất sau 8 giây LM mới chạm đất (45:47). Nhưng sau đó mình nhận ra với gia tốc ~5ft/s độ cao khoảng 5.3 ft. LM 1 khi đã tắt động cơ sẽ phải chạm đất sau 1 giây. Do đó mình sửa lại viết ở trang 36 rằng:
    "102:45:40 không phải là thời điểm LM đã hoàn toàn nằm trên mặt đất. Mình có thể nói chắc chắn qua liên lạc trên."
    _ Bác giở giọng tát vào mặt, vào miệng gì gì ấy kiểu HP FC nghe rất đáng ghét , đừng có phấn đấu để thành ... đối tượng của mình . Mình tính ra 3.5 ft cách mặt đất là đơn giản hoá vấn đề rất nhiều khi cho rằng lực đẩy của tàu không đổi, gia tốc xuất hiện ngay từ độ cao 20 ft lúc 45:25, thực tế là cái probe nó dài đến 5.3ft lận. Lúc 45:40 LM phải cách mặt đất 5 ft và contact light bật on, đó là hiểu đúng theo tài liệu của NASA.
    _ Nói thêm về chuyện tính toán, không có vụ cộng gia tốc đâu, và gia tốc nên đổi ra ft/s2
    _____________________________
    _ Đó là phần tính toán, ước lượng độ cao, bây giờ trở lại chuyện land - landing - landed. Chỉ nói thêm thế này:
    "Neil came down through 100 feet at about 102:44:45 and landed at about 102:45:40. According to the Mission Report "Landing on the surface occurred at 102:45:39.9 with negligible forward velocity, approximately 2.1 ft/sec to the crew''''s left, and 1.7 ft/sec vertically"
    1/ Bác đồng ý landing là vẫn chưa chạm đất ?
    2/ Landed at about 102:45:40 không có nghĩa là chạm đất đúng lúc 102:45:40 ? có thể là 45:41, 45:43 v...v.
    Nói đến thế này thôi, bác nghe thì tốt, không nghe thì mình cũng hết ý kiến. Nhưng đừng giở giọng HP ra mà trả lời nhé , mình không phải là thứ dễ đối phó đâu .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này