1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thì đã nói muốn so sánh kiểu đại giáo sư tiến sĩ HP thì tôi so sánh. Ranger hạ dần độ cao rồi va chạm thẳng với bề mặt mặt trăng trong quá trình rơi đó nó liên tiếp chụp ảnh, vậy mà cũng so sáng được với ảnh chụp từ một tàu hoạt động kiểu vệ tinh bay trên quĩ đạo hàng km.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    1/ Bác đọc nhưng không hiểu người ta nói gì. Giờ nhét vào miệng mình nhiều quá. Lúc nói chuyện luồng lửa mình nói thẳng ngay lúc đó là mình không biết chính xác thời điểm tắt máy của LM. Bài vẫn còn đó bác lục lại coi, mình lấy con số 9.1 m là để giả sử mà tính cho doncoi thấy cơ năng chạm đất của LM trong trường hợp đấy. Con số ấy là giả sử cho 1 trường hợp. HP FC các bác (SSX, kien và bác) 4-5 lần lôi lên nói mình bất nhất, mình thấy các bác thiếu tôn trọng không chịu đọc cho hiểu bên kia nói gì thì đúng hơn. Toàn 1 kiểu chụp chữ, con số vặn vẹo.
    2/ Bác nói 102:45:40 LM ở trên mặt đất. Bác muốn tin vậy tuỳ bác. Với những người khác thì mình nhắc lại là ở trang 36 mình đã tính ước lượng sơ về độ cao của LM lúc đó. Mình tin rằng lúc 45:40 LM cách mặt đất ít nhất 3.5 ft (có thể nhiều hơn nếu gia tốc xuất hiện trễ, tuỳ vào thực tế độ phụt của động cơ). Tài liệu của NASA ghi rõ cái que dò độ cao dài 5,3 ft, que chạm đất thì contact light on, lúc 45:40 contact light on.
    3/ Landing danh từ - động từ trong ngôn ngữ. Bác có thể đọc lại đối thoại của của fairydream và KTY.
    4/ Tắt động cơ vật chỉ chịu tác dụng của 1 lực duy nhất, trọng lực với gia tốc g. Lấy đâu ra cái gia tốc thứ 2 để cộng vào ? Gia tốc lúc từ 25-40 là do động cơ không cung cấp đủ lực đểy để thắng trọng lực, nó là hiệu giữa trọng lực và lực đẩy tên lửa. Bác hiểu chứ ?
    5/ Sao bác không đặt vấn đề là khi viết tài liệu họ làm tròn số ? 0.1 giây chạm đất với vận tốc 1.7 ft thì LM phải cách mặt đất khoản 0.2 ft. Mình đã làm 1 phép tính độ cao tối thiểu vào thời điểm 45:40. Và thấy phù hợp với NASA, 5 ft cách mặt đất, probe chạm đất, contact light on.
    6/ Bác mà không trưng được bằng chứng mình sửa bài nhét thêm chữ vào bài của HP-MM hay bất cứ ai khác thì mình sẽ treo bác vì tộ vu khống đấy. Nghiêm túc đấy, bác có 24 tiếng.
  3. SSX

    SSX Guest

    Bác cứ bảo thủ thế thì làm sao tiến bộ được.
    Bác biết thừa là vệ tinh nào thì cũng chết và lao
    xuống cả. Người ta tận dụng khoảnh khắc cuối
    này để chụp một vài ảnh cực lớn. Còn bình thường
    nó đã chụp hàng ngàn ảnh ở độ phân giải 0.25-1.5m.
    Nếu nói về thành công của NASA trong moon missions
    thì đây là cái thành công nhất. Đây là những ảnh chụp để
    chuẩn bị cho việc đưa người lên moon.
    Nhật, Tầu, Ấn như họ tuyên bố chương trình moon đồ sộ
    chắc chắn phải chụp những ảnh như thế này ở một số vùng.
    Chưa nói đến công nghệ ngày nay thừa sức làm việc này.
    Nhà em nghĩ sai thì nhận chứ có gì đâu nhỉ. Em cũng sai khối.
  4. leducdung74

    leducdung74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Phần 4 tôi quote lại nhưng thấy nhầm và đã sửa, nhưng post lại thì sau bài của bạn. Đại ý là 0.08f/s2 mà, bạn đưa ra là phần còn lại của g. Nhưng nói chung, gia tốc là cộng được với nhau, chứ không phải là không cộng được, chỉ trừ trường hợp này.
    P/S: Những phần khác ngày mai trả lời, giờ đi ngủ.
    P/S2: Nói luôn cho khỏi dài dòng, bởi tôi không đủ thời gian để "đeo" bạn, vả lại cái gì muốn nói cũng nói rồi. Phần 4 tôi cũng đã nói và đã sửa trước khi đọc bài bạn. Các phần 1 ,2 ,3, 5 lui tới cũng chừng đó chuyện, cũng chính từ các tài liệu bạn đưa ra. Trong lập luận của bạn có thêm giả thiết đi kèm với số liệu, tôi thì chỉ dựa vào chính số liệu trong các tài liệu đó. Do đó, về mặt logic, những điều bạn giải thích vẫn chưa thỏa đáng, hay chỉ thỏa đáng tùy theo quan điểm.
    Riêng phần 6, trước tiên tôi muốn nói là bạn đừng gán tôi vào FC của 1 ai cả (đấy là hành động chụp mũ đấy ), tôi đọc nhiều bài, nhưng ít khi lên tiếng, và hoàn toàn không a dua a tòng.
    Về chứng cứ bạn ...sờ thím minh_mai, điều này có thể nói ngay là tôi thua vì tình ngay nhưng lý gian, bởi tôi không nghĩ là mình cần Alf+PrtSC để làm gì, và nay bạn có thể làm luật với tư cách mod. Nhưng chẳng lẽ tôi không thể nói ra ?
    Hôm qua khi đã khuya, tôi đã đọc 1 bài minh_mai, sau một lúc refresh trang đó (37 or 38) thì thấy bài đó có Mr Hoang sửa, tôi chỉ nghĩ là sửa "chính tả" của minh_mai, lướt qua thấy ngờ ngợ vì số liệu của minh_mai khang khác lúc nãy ở cái đoạn ghi thời điểm và như phản lại thím ấy. Một lúc sau thì thấy minh_mai hét toáng lên như bị ai bóp ...v... và ghi chú màu đỏ về sự thay đổi, tôi đọc lại và thấy sự thay đổi đó đúng như vừa mới đọc (sau khi bạn sửa). Mà cũng lạ, bạn đang hứng với minh_mai lắm nhưng sau cú hét đó của minh_mai, bạn im lặng và chuyển sang các "mối" khác ngay với 2,3 bài. Bạn thẹn chăng ?
    Được leducdung74 sửa chữa / chuyển vào 01:27 ngày 11/11/2008
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ai bảo thủ đây, các vệ tinh đang gửi ảnh về hiện nay có cái nào đã tự sát kiểu Ranger chưa. Chưa có thì sao có ảnh ???
    SSX kiểm tra lại khi Ranger chụp được cái ảnh với độ phân giải 0.25 m thì nó ở cách bề mặt của mặt trăng bao nhiêu m vậy ?
    (chỉ khoảng vài trăm m vài giây trước khi nó tiêu tùng) trong khi hiện nay vệ tinh có quĩ đạo thấp nhất đang bay quanh mặt trăng là bao nhiêu (m hay là km ?)
    Buồn cười là cứ nói với công nghệ hiện nay đáng lẽ ra phải chụp được chứ, trong khi không chịu đi tìm hiểu công nghệ đang sử dụng thật sự trên các tàu hiện có trên mặt trăng là gì.
    Còn ông Huyphuc tung hỏa mù để lòe thiên hạ, có biết thực sự Kaguya nó tổng hợp ảnh 3D bằng cách nào không ? Chỉ đơn giản và với 2 camera ở hai hướng khác nhau để mô phỏng cái nhìn của mắt người, 2 camera có thông số y hệt nhau cùng độ phân giải 10m/pixel. Nếu tranh cãi thì mổ xẻ công nghệ thực sự đang sử dụng trên Kaguya chứ đừng có tán hươu tán vượn (tài liệu có thể tìm trên google). Về xử lý ảnh, công nghệ tự động, tin học... là các lĩnh vực mà tôi đang làm việc và đã học chuyên sâu nên chẳng phải là con nít mà muốn nói gì thì nói, chỉ sợ tôi không có thời gian để theo dõi nổi cái đống hỏa mù tung ra mà thôi
    [​IMG]
    Vệ tinh chụp ảnh tốt nhất của mỹ đang hoạt động trên mặt trăng hiện nay được phóng từ năm 1994, nên đừng áp dụng công nghệ hiện nay để suy ra nó. Còn cái của Trung Quốc tuy mới phóng lên nhưng lại bay ở khoảng cách quá xa chứng tỏ công nghệ vẫn chưa đạt tầm của Mỹ và Nhật.
    @SSX chủ quan trong tranh luận thì ai cũng có, như tôi mặc dù biết rõ công thức tính độ phân giải góc của một kính thiên văn nhưng chủ quan cho là ngay cả kính thiên văn kiểu giao thoa cũng không thể có đường kính tổng hợp để cho ra độ phân giải (giả sử công thức của kính đơn áp dụng được cho kính loại này) để có khả năng quan sát được vật có kích thước cỡ vài dm trên mặt trăng (giả sử với công thức trên áp dụng được)
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 00:46 ngày 11/11/2008
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 00:48 ngày 11/11/2008
  6. SSX

    SSX Guest

    1. Trong quá trình rơi tự sát không đủ để chụp hàng ngàn ảnh bác ạ.
    Người ta chỉ nói thế thôi không nói quĩ đạo bao nhiêu.
    2. Em muốn hỏi là thế cái kính thiên văn các bác đang dùng, loại trung
    bình có thể nhìn thấy 1 quả bóng tennis cách 15km không ạ, hay độ phân
    giải là bao nhiêu.
  7. BTT

    BTT Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    495
    http://workingonthemoon.com/WOTM-JettisonBag.html
    jettison bags were used to keep the cabin free of trash, such as food wrappers and urine bags
    Cái này là bao đựng rác mà bác.
    Đất cát thì nó bỏ vào đây mà.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    dụng cụ dùng trên mặt trăng, vô đây mà nghiên cứu
    Apollo tools/
    hình ảnh đất, đá, cát... mang về, trong này củng có của Soviet Luna robotic missions

    Lunar samples/

  8. minhmai01

    minhmai01 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2008
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    36
    ơ, bọn này nó ẩu thật sự. Mới nhìn đã thấy ẩu, nhin kỹ càng ẩu, lại còn không thèo bọc mẫu đá vào túi mềm. Thế này mang về thì ra một đống cái mẫu .... vỏ hộp, có nguồn gốc trầm tích .... Nevada. Ha ha ha ha, biết nguồn gốc cái núi trầm tích ở Apollo 15-17 rồi. Không hiểu à, dọc đườg về va đập tha hồ vụn vỏ hộp cứng vỡ vụn vào mẫu chứ sao.
    he he he he he he he he
    Theo SSX thì sau lần mẫu đá Apollo 11 vô dụng, vi phát hiện ra có .... sinh vật, là con rận từ xyz nhà du hành. các Apollo sau đó đã trang bị một cái va ly đựng đá.
    Tuy nhiên, các nhà du hành ẩu xị đã quyên không đánh số một viên thiên thạch quý giá nhất, cũng không bọc vỏ. he he he he he, chuyến này lại vứt đi.
    he he he he he he he he he he Thật đúng là nông dân nhà quê. Mới nhìn thấy ba dụng cụ sáng loáng đã tưởng y khoa. Mổ xong không băng nè y khoa.
    Thật đúng là các tiến sỹ Mỹ. Vệ tinh mang ống kính có độ phân giải bằng mắt thường, 1mm /10 mét ????
    ----------------------------------------
    Còn tiến sỹ hoàng ơi. Vật gì rơi tự do mất 15 giây từ độ cao 1,5 mét thế.
    À, biết rồi, đó là lông gà rơi trên khí quyển mặt trăng
    he he he he he he he he
    Cảm biến chạm đất 40"
    Co chân đạp đất hoàn thành
    tắt động cơ 43"
    càng chống rung rinh
    he he he he he.
    Tiến sỹ tự sửa dữ liệu của mình và người khác, sửa cả dữ liệu của NASA. he he he he he he he he he he he
    Trơ trẽn có nòi. Người Mỹ đào tạo môn trơ trẽn là môn chính khi nghiên cứu sinh là mr_hoang ơi.
    Tiến sỹ cãi đài thì được cái gì nhỉ ????
    được rằng một vật thể rơi từ 1,7 mét tự do hoàn toàn, trong điều kiện g=1,6-hết những 15 giây, à quên, có lúc tiến sỹ nói 18".
    he he he he he. Trên mặt trăng không những có khí quyển mà có cả biển. LM đã chìm trong nước biển Bình yên nên mới chìm chậm được như thế. He he he he he he
    đúng là tiến sỹ Mỹ.
    ????????????????????
    thôi, nói chuyện với tiến sỹ Mỹ cho mệt xác
    Như vậy đã thống nhất về chuyện cái hố.
    Ít nhất, từ lúc miệng tuy động cơ cách bề mặt mặt trăng 2 mét, có ba giây phụt với 1/2 năng lực, lực đẩy xấp xỉ trọng lượng LM.
    Vấn đề không cần bàn cãi nữa là như vậy
    và quay lại câu hỏi, cái hố đâu rồi
    ----------------------
    Trời đất, các nhà tri thức
    Vệ tinh chụp từ hai vị trí khác nhau một vật như cái mắt người.
    Thế cái gì làm máy tính trên vệ tinh nhận ra vật đó thế. Lại niềm tin. Niềm tin và sự dốt nát là nguồn sống của quảng cáo. Cái gì để máy tính nhận dạng vật thể đó mà so sánh vị trí trong ảnh thế ???
    Mắt người có bộ não để nhận ra que rào, trong hàng đống vật thể lộn xộn trên ảnh, và từ đó nhận ra khoảng cahc. Thế còn cái đỉnh núi trên kia não nào nhận ra thế, não của niềm tin ???
    Hay là thằng Mỹ nó bố trí cho mỗi đình núi kia một cái đèn để vệ tinh nhận ra đó là điểm cần so ??
    vô tri vô giác nhưng bội thực quảng cáo nó như vậy. Giống như cái xe chở rác nốc một tỷ thứ rác rưởu vào bụng mà không bao giờ tiêu hóa được.
    Vệ tinh chụp ảnh nếu muốn tạo ra bản đồ địa hình độ phân giải 10 phải cần bao nhiêu. Nó phải lập ra lưới topo, ưới gồm các điểm xác định được tọa độ đầy đủ, có khoảng cách giữa các điểm tối đa 30 mét. Như vậy là cứ 30 mét máy tính phải tìm được một điểm mà nó dễ dàng được định vị trên các ảnh khác nhau. Hay cứ 30 mét máy tính phải tìm được một vật mà nó nhận dạng được. Để tìm một lưới topo như thế, nó phải có độ phân giải ít nhất cỡ dm
    -------------------------------
    Có phương pháp nào lập bản đồ từ ảnh chụp mà không cần nhận dạng vật thể độ phân giải cao không ??? có, nó chỉ cần nhận dạng một số ít điểm trên bề mặt làm lưới không. Các điểm khác được tính toán theo độ chói. Phép dùng độ chói có sai số lớn nhưng được nắn lại theo lưới khung.
    Tuy nhiên, Vệ tinh Nhật Bản không làm điều đó. Nếu làm điều đó, vệ tinh phải liên tục quan sát vùng giao sáng tối khi thay đổi vị trí chiếu sáng, tức bay vòng quanh giới tuyến phân ngày đêm nhiều lần. Tuy nhiên, vệ tinh này có thời gian làm việc ngắn. Nó cũng dùng quỹ đạo cực nhưng không bay ở ranh giới ngày và đêm.
    Câu trả lời là gì: cả Ấn Độ, Nhật và Tầu đều không công bố ảnh 2D phân giải cao.
    Việc khám xét xem vệ tính Nhật Tầu Ấn có chụp 2D phân giải cao không là thừa. Chỉ có loài nhai lại mới tin được rằng là các vệ tinh mang ống kính có độ phân giải của mắt người 1mm / 10m.
    ----------------------------------
    Còn Range. 7-8-9 Nó gửi về tổng cộng 1700 ảnh. Chúng có hai nhiệm vụ, không phỉ tự sát đâu ạ. Các Range trước đã đặt lên bề mặt Mặt Trăng một số máy đo địa chấn, tuy rằng một số trong chúng đã hỏng.
    Range 9 chụp ảnh 3 hố thiên thchj lớn Ptolemaeus, 137 km (85 miles) in diameter, Alphonsus, 80 km (50 miles) across, and Albategnius, 96 km (60 miles) .
    mục đích của việc lao vào mặt trăng của Range 9 là gì ???
    Sau đó, nó rơi vào hố Alphonsus. để truyền hình trực tiếp cho dân chúng Mỹ xem. Việc rơi vào bề mặt mặt trăng là phục vụ tuyên truyền. Hàng triệu người ở Mỹ đã xem truyền hỉnh trực tiếp. Đây là các ảnh có độ phân giải TV thường ngày đó (200x400), rất ít ý nghĩa về khoa học.
    Được minhmai01 sửa chữa / chuyển vào 02:03 ngày 11/11/2008
    Được minhmai01 sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 11/11/2008
  9. minhmai01

    minhmai01 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2008
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    36
    to bác leducdung74
    hắn ta là thằng cha tự bôi xấu vu không chính mình 8 trang liền. 8 trang là sau khi các mod bức quá vào xóa hết nội dung chỉ để lại 1 dòng chữ ký thôi đấy.
    Thế thì việc hắn xóa sửa của MM chút đâu có gì lạ ????
    Hắn ta cũng bẩn nhỉ, khóa tay MM lại rồi thò tay vào trong người MM.
    he he he he he he he he he, thằng HP nó về nó xẻo d...
    Tóm lại toàn bộ hoạt động gần đây của tiến sỹ dr_hoang, hay ngài mr_hoang
    Mọi người bàn nhau về cái hố dưới động cơ
    ngài bảo LM hạ ngang như máy nay có cánh cố định nên không có hố
    HP phì ra cười bảo là trên Mặt Trăng không có không khí, thêm vận tốc bay ngang chỉ thêm động năng mà thôi
    Ngài Hoàng bảo là LM tắt động cơ rơi tự do từ 10 mét.
    HP phì ra cười đưa ra đoạn video cho thấy, động cơ ngừng hoạt động trước khi các àng rung rinh không quá 1/100 giây
    Quý Ngài mr_hoang cú lắm, quý ngoài quyết định copy NASA, sửa lại và post. Chuyện này đối với quý ngày mr_hoàng quá đỗi tầm thường, ngài tự vu khống chính ngài, còn được, NASA là cái đinh.
    NASA nói
    102:45:40 chạm đất
    102:45:43 tắt động cơ
    Quý Ngài chuyển đoạn tắt động cơ lên trên
    102:xx:xx tắt động cơ
    102:45:40 chạm đất
    ..........................
    rồi Quý Ngài tuyên bố xanh rờn là 8 giây sau tắt động cơ mới chạm đất
    Tất nhiên MM nghi nghi, search một hồi, tóm sống cái xuyên tạc thô tổ bố của Quý Tiên Sỹ dr_hoang. Quỹ Ngài cú lắm, mới khóa MM lại rồi luồn tay vào sửa bài post MM và xóa đi mấy bài.
    Tuy nhiên, đại ý MM post thì không thể sửa được. Quý Ngài mới chữa thẹn, tìm cách chứng minh rằng, động cơ tắt rất lâu LM mới hạ cánh xong (Quỹ Ngaì cãi nhằng nhịt tiếng anh dốt nát, cho rằng thời điểm máy bay lăn hết đường băng phụ về đến ga mới là thời điểm hạ cánh, còn thời điểm máy bay chạm đất trên đường băng thì không).
    lại tuyến bố sao thời điểm 102:45:40 chạm đất 18 giây tầu mới hạ cánh
    động cơ tắt từ 102:45:43 (đoạn này MM đã post link NASA)
    như vậy là LM rơi liền tù tỳ 15 giây đoạn đường 1,7 mét
    Thế cho nên, Apollo đã tìm ra phát kiến địa lý vĩ đại, trên mặt trăng có biển.
    Nỗ lực xuyên tạc NASA để chứng minh tầu rơi tự do của quý ngài đã có một kết quả như vậy.
    Chúng ta kết luận
    Một là
    102:45:40, miệng tuye động cơ cánh mặt đất 2 mét và hạ xuống
    động cơ tắt từ 102:45:43
    như vậy, từ 2 mét, tuye động cơ đặt cực gần, phụt liền 3s.
    Vây, cái hố cát đâu.
    he he he he . động cơ lúc này có lực đẩy đúng bằng trọng lượng. Trọng lượng lúc này còn 4690 kg AS + ít nhất 2200 DS= xấp xỉ 4900kg. Trọng lực là 8500N. Lực đẩy tối đa của động cơ là 45KN, động cơ sử dụng Oxyt nitơ và hydrazin (N2O4/UDMH), vận tốc phụt của loại động cơ này khoảng 1,7- 2km/s. Như vậy, lưu lượng lúc này cỡ hơn 4kg/s. 3 giây cuối cùng, 12kg luồng phụt đã phụt thằng vào bề mặt với vận tốc 2km/s ở khoảng cách giảm dần từ 2 mét xuống đến 30 phân. Luồng phụt chụp lên một vùng có bán kính 1,5 mét, cỡ vào 2 mét vuông.
    (thật ra, khoảng cách tuye rất gần. Động cơ treo tầu rồi các chân hạ xuống đất bằng cách cụp vào. Tước đó, các chân đã dạng ra và dãn dài hết cỡ. Khi lực chân đạp đất đã cân đối thì động cơ tắt đột ngột để tầu không trượt đi. Như vậy, thời điểm các cảm biến treo 1,7 mét chạm đất, thì tuye không cách mặt đất 2 mét, mà gần hơn nhiều. Ở đây lấy khiêm tốn cho rẻ.)
    Thôi, ta lấy rằng miệng tuye động cơ ở 2 mét cho rẻ.
    Loại nhiên liệu này có dự trữ năng lượg gấp 4-5 lần TNT. Khác với phản ứng nổ của TNT, nhiên liệu được chuyển thành động năng với hiệu suất rất cao. Cũng khác với quả bom TNT tỏa động năng ra bốn phía, luồng phụt dữ dội này chụm gọn vào một vùng diện tích 2 mét vuông.
    Thôi, ta cứ giả sử cho là quả bom TNT có hiệu suất bằng cái động cơ do NASA tính toán.
    Đặt 50kg TNT ở cao 2 mét trên bề mặt cát rồi cho nổ xem cái hố nó thế nào nhẩy. Ta làm sao cho g = 9,8 trên mặt đất chỉ còn 1,7 nhỉ, xem cái hố nó lớn thế nào chứ.
    À, thôi, lấy độ 12kg TNT thôi cho rẻ .
    He he he he he he, ta biết rằng cái hố đó không thể sâu và to như cái hố to LM tạo ra.
    Hay ta nhồi 50kg TNT vào cái ống thật là dầy một đầu trên bịt kín, đầu dưới cắm vào mặt cát, dài 2 mét, rồi cho nổ để chụm năng lượng vào cát nhỉ. Thôi, mới nghe thấy đã khiếp rồi.
    Thật ra TNT tuy nặng nhưng lại có vận tốc gió thấp chỉ 1km/s, lại không chụm. Vậy nên "sức xuyên" của cái tuye LM kinh hơn TNT nhiều. Cái hố của LM tuy không rộng đến chục mét nhưng sâu hoắm.
    -------------------
    Hai: chúng ta đã tiếp xúc với người Mỹ nhiều rồi, nay vinh dự được quan sát hẳn một tiến sỹ Mỹ.
    Được minhmai01 sửa chữa / chuyển vào 03:12 ngày 11/11/2008
  10. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Đề nghị thím Mai chứng minh bằng phương pháp khoa học rằng luồng khí phụt từ động cơ sẽ tạo thành cái hố có kích thước đáng kể

    Thím Mai và đồng đội có chiêu sửa bài liên tục khó theo dõi quá . Chứng minh của thím mới chỉ ra được nếu trên bề mặt có không khí (giống điều kiện trên trái đất) thì có khả năng tạo ra được cái hố. Lưu ý là trên mặt trăng không có khí quyển, luồng vật chất phụt ra từ động cơ sẽ rơi thẳng xuống bề mặt và do có độ rắn kém hơn rất nhiều so với bề mặt nên sẽ bị dạt sang bên cạnh, không thể thổi tung đất đá mặt trăng lên nổi đâu.
    Mà cái so sánh với thuốc nổ của thím cũng rõ là vớ vẩn. Cùng một năng lượng đó nhưng thời gian tác động của thuốc nổ là cực ngắn, còn thời gian tác động của luồng khí phụt kia phải tính bằng giây.
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 10:26 ngày 11/11/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này