1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa ? (Phần 2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mr_Hoang, 05/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tôi rút lui khỏi tranh luận, HP xúc phạm box thiên văn. Mọi người cứ đọc lại các tranh luận và tự đánh giá. Tôi tin vào người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng, nhưng không có nghĩa là ép tất cả mọi người phải tin như vậy. Các tranh luận tôi tham gia vì cảm thấy mọi người đang hiểu lầm về mặt công nghệ và nghĩ tôi có thể giải thích được, nhưng lầm vì một số người tranh luận không phải để có thêm hiểu biết mà vì ý đồ khác.
    Cái còn cái loại như HP thì cam đoan tranh luận sẽ không bao giờ có điểm dừng.
  2. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Ý bác là khí phụt "rơi" xuống nằm im luôn dưới đó phải không ạ???
    Còn thông thường nhất thì luồng khí phụt sẽ cuốn cát theo (bác nhìn phim hạ cánh thấy rõ cát bay tóe ra ầm ầm không???), khi vận tốc và mật độ luồng khí hết khả năng mang, cát mới rơi xuống.
  3. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Bác congchi1 nhầm ở điểm này chăng, bất kỳ quá trình phóng nào đều phải đảm bảo rằng đã đạt tốc độ cấp 1 tại độ cao đó, chứ không phải đợi tăng tốc lần nữa.
    Bác đừng viện dẫn công thức nữa, các công thức bác dẫn để tính đều đúng cả, NHƯNG VẤN ĐỀ LÀ DÙNG CÔNG THỨC ĐÓ NHƯ THẾ NÀO (để áp dụng đúng công thức, cần áp số đúng, thứ nguyên đúng, và chú ý điều kiện biên khi thành lập công thức).
    Điều kiện biên, hay giới hạn của công thức là gì??? À, ví dụ như công thức Sionkovski mà Dr, Mr vẫn áp, thì ít nhất có 1 điều kiện: ĐỘNG CƠ ĐẨY VẬT ĐI THEO PHƯƠNG NGƯỢC HƯỚNG GIA TỐC TRỌNG TRƯỜNG.
    Em cũng muốn hỏi thêm bác congchi1: trong cách tính của bác là động cơ chỉ thêm vận tốc cho AM khi ở quỹ đạo H1 và H2, còn trong quá trình chuyển quỹ đạo nó không họat động, phải không ạ???
  4. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Làm kỹ thuật mà không dùng công thức thì dùng gì vậy bác ? Văn chưong à ?
    Dạ đúng (trả lời không biết bao nhiêu lần). Trong quỹ đạo elip (H1,H2) tàu bay theo quán tính, và chỉ có lực hấp dẫn tác động vào nó.
  5. TuanDam

    TuanDam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác đả phá chuyện phi hành gia lấy mẫu ghê quá nhưng đả phá như thế không thể đưa đến kết luận là họ chưa lên mặt trăng. Nếu họ ngu như các bác nói thì trên mặt đất hay trên mặt trăng đều có thể ngu được cả. Theo các bác là lấy đất kiểu đó về là vứt đi vì không làm thí nghiệm được!!!!!! Cũng còn tuỳ thí nghiệm chứ.
  6. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Sao lại nhầm ? Ai cấm ? Hình đã vẽ rõ rồi mà ?
    Trình tự phóng :
    - Phóng từ mặt đất tạo vận tốc V theo phương nào đó.
    - Tắt động cơ cho tàu bay tự do.
    - Lên cao nhất (H=80KM) bật tiếp động cơ đưa tàu vào quỹ đạo tròn.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Bác đừng viện dẫn công thức nữa, các công thức bác dẫn để tính đều đúng cả, NHƯNG VẤN ĐỀ LÀ DÙNG CÔNG THỨC ĐÓ NHƯ THẾ NÀO (để áp dụng đúng công thức, cần áp số đúng, thứ nguyên đúng, và chú ý điều kiện biên khi thành lập công thức).
    [/QUOTE]
    Làm kỹ thuật mà không dùng công thức thì dùng gì vậy bác ? Văn chưong à ?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Điều kiện biên, hay giới hạn của công thức là gì??? À, ví dụ như công thức Sionkovski mà Dr, Mr vẫn áp, thì ít nhất có 1 điều kiện: ĐỘNG CƠ ĐẨY VẬT ĐI THEO PHƯƠNG NGƯỢC HƯỚNG GIA TỐC TRỌNG TRƯỜNG.
    [/QUOTE]
    Chả ai bắt là phải ngược cả, bác phóng xuôi theo trọng trường cũng được, khi đó tham số g*t sẽ tăng tốc.
    Trong hệ quy chiếu x, y, g có thể phân tích thành gx, gy, và động lượng cũng được phân tích như vậy, ráp số vào để tính.
    Nếu như phóng như hình vẽ của tôi, gx=0, do đó, tham số (gx)*t ("hao tĩnh" của bác Phúc) không có.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Em cũng muốn hỏi thêm bác congchi1: trong cách tính của bác là động cơ chỉ thêm vận tốc cho AM khi ở quỹ đạo H1 và H2, còn trong quá trình chuyển quỹ đạo nó không họat động, phải không ạ???
    [/QUOTE]
    Dạ đúng (trả lời không biết bao nhiêu lần). Trong quỹ đạo elip (H1,H2) tàu bay theo quán tính, và chỉ có lực hấp dẫn tác động vào nó.
    [/QUOTE]
    Em quote lại bài của bác cho rõ quan điểm.
    Giờ em lại giải thích lại câu hỏi của em ở các trang trước, thêm hình minh họa:
    [​IMG]
    Đường đỏ là đường bác dùng để tính (quên mất, điểm xuất phát là V1 lên thành V2 đấy nhé, em ngại vẽ lại)
    Đường lên màu xanh là quan điểm của em.
    Em nhắc lại câu hỏi:
    Bác cho rằng tăng từ V1 lên V2 ở điểm đầu thì nó sẽ chạy theo đường đỏ để lên H2. Tới đỉnh H2, do thất tốc khi leo tự do nên nó chỉ còn tốc độ là Vx. Nếu điểm đó không cấp thêm tốc độ thì nó chạy theo quỹ đạo thể hiện bằng đường elip nét liền màu đỏ.
    1/ Em hỏi là tại sao nó không bay tự do theo đường xanh, và lên quỹ đạo màu xanh.
    Đấy là thắc mắc thứ 1 của em!
    2/ Về quỹ đạo, bác cho rằng nếu không tăng tốc thêm ở điểm chạm H2, nó lại lao về H1,
    [​IMG]
    Em vẽ ý kiến của bác màu đỏ.
    Vậy tại sao ở điểm đó, nó không vào quỹ đạo chấm màu xanh mà em vẽ, hay bất kỳ quỹ đạo trung gian khác? Lý do em đưa ra nó về Hx là vì các bác cho rằng ở H1, tăng tốc lên V2 thì nó sẽ lên được H2, vậy hoàn tòan lôgic là ở đỉnh có Vx, nó sẽ lại "lên" quỹ đạo Hx ở vòng quay tiếp theo chứ???
    Được xn3 sửa chữa / chuyển vào 16:04 ngày 11/11/2008
  7. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    hi hi, bạn biết không, cái trò lấy mẫu cũng có thể hé một phần sự thật đấy.
    Bỏ qua chuyện cuốc xẻng, có thể đấy là cách lấy mẫu siêu phàm mà người hèn chúng ta không hiểu nổi (nếu là em, em huấn luyện cho nhà du hành nhặt bằng tay hay cái kẹp, thì tiết kiệm được vài lạng của cái xẻng, nghĩa là cỡ cũng vài chục ngàn đô để mua phim ảnh chụp cho tĩ tã ) thì quay lại cách lấy mẫu trung cấp.
    Trên mặt trăng, người Mỹ dùng ống đóng đường kính 2cm, và (lạ thay) cái búa đinh trông rất thường, nhìn cái đó em đoán cỡ 3 lạng là tối đa. Nghĩa là họ lấy mẫu bằng cái búa nửa lạng trên mặt đất.
    Trên mặt đất, với trọng lực gấp cỡ 6 lần, người ta đóng vào đất bằng búa ít nhất là 2kg, thô lậu như ngành xây dựng thì ống đóng đường kính khỏang 4cm, và búa là cỡ 70kg thả rơi tự do khỏang 1m (cái này bác nào hay làm SPT chỉnh lại hộ em cái). Còn trên mặt trăng, nơi đá mềm oặt, chỉ bằng trọng lựợng cơ thể người ta cắm được cái cán cờ phập vào đá và cát đến nỗi nó lệch trọng tâm mà vẫn đứng thẳng đơ hàng giờ đồng hồ, thì người ta dùng búa nửa lạng (búa này chỉ đóng đinh ghim, đinh 1cm) táng vào cái ống 2cm, chả hiểu để lấy mẫu đất ở độ sâu mấy km đây???
  8. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Giờ lại ngồi bới ảnh. Chủ điểm lần này là xe địa hình mặt trăng siêu nhẹ.
    Cái xe LRV (Luna rover vehicle???) này nhẹ đến mức nhiều khi nó đi mà không thấy vệt bánh, thật siêu phàm. Trước em tưởng bác SSX chụp ảnh ở bảo tàng rồi tố nó làm đểu, giờ em mới thấy hình như không phải
    [​IMG]
    Xa thì có vệt bánh ngoằn ngòeo, nhưng gần sát thì không có, chắc 2 phi hành gia khiêng qua chỗ khó đi??? (ở vị trí các dấu giày, đất nguyên sơ như chưa có người đặt chân, và chưa có cái bánh béo nào đi qua)
    [​IMG]
    Sao lại thế này, xe đi lùi hay là xe không trọng lượng??? (các bác để ý cái bánh sau của xe nhé)
    [​IMG]
    Cái này chắc phi qua đỉnh theo kiểu phim hành động nên không có vệt bánh. Bác HP cứ bắt ảnh chụp tít tận trên quỹ đạo làm gì, đây ảnh phân giải cỡ xăng ti mét đây, cho bác soi cái vệt bánh đi. Đã bảo là không có vệt bánh mà cứ đòi ảnh chụp, bị chửi là fải
    [​IMG]
    Mặt trăng đổ bêtông tốt thế này cơ mà, các ông mun hão cứ đòi bụi với chả bặm là làm sao
    [​IMG]
    Thiếu nghiêm túc quá, ai lại nhẩy cẫng lên chào cờ thế kia??? Hay là lúc ấy bị động đất vài độ rích te???
  9. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Giờ quay lại vụ tôn đểu, và thiết kế thiếu nghiêm túc:
    [​IMG]
    Tôn gò Hàng Thiếc có mặt khắp nơi nơi trong LM. ở góc này, ta thấy rõ cái vỏ thùng nhiên liệu chiều lên được bọc cẩu thả thế nào. Chúa ơi, sao không vặn cổ mấy thằng Hôlíut, à quên Nasa???
    Bọn này tham nhũng nặng quá, ăn bớt cả giấy trang kim bọc bảo vệ thùng nhiên liệu. Nhỡ nổ cái thì chết cả nút!
    [​IMG]
    Thấy cụm điều chỉnh RCS chưa, thằng nào dốt vật lý đến mức để 2 cái tấm màn che luồng phụt thế kia, sao không vứt bố nó đi và bẻ 2 cái ống phụt tương ứng xòe ra ngoài???
    hai tấm vải buồm che luồng phụt kia chắc người thiết kế và chế tạo đã từ trần nên thất truyền công nghệ. Một mảnh mỏng dính mà chấp luồng phụt động cơ phản lực vũ trụ thế này thì ngâm kíu áo giáp vẩy rồng với chả vẩy giun làm gì cho tốn ngân sách
  10. database

    database Administrator

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.918
    Đã được thích:
    2
    Dấu giày có lẽ của PHG đang chụp bức ảnh này, dấu bánh xe bị xe che mất, cảm giác không gian trên MT khác với trên TĐ do background.
    Nhìn bóng của bánh sau cũng thấy đây là điạ hình lồi lõm, và vệt bánh xe bị điạ hình che khuất.
    Dấu chân ở khắp mọi nơi nên không thể biết xe đi từ hướng nào, có thể vệt bánh xe bị che khuất bởi địa hình.
    Nếu tinh mắt sẽ thấy vệt bánh đi qua giữa chữ thập thứ 2 và thứ 3 bên phải ngoài cùng. Do nền quá sáng nên khó thấy vệt bánh xe
    Chả liên quan gì
    Vệt bánh xe nó như này:
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này