1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ov10, 05/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuanDam

    TuanDam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Minh Mai, he he... em có lướt qua viki để kiểm tra xem khối lượng và trọng lượng là gì thì quả đúng là mấy cái này có lẽ phải học ở đại học... lại còn thêm quán tính vào nữa làm em mù tịt luôn. Lúc nào rảnh em sẽ nghiên cứu sau.
    Em cứ nghĩ đơn giản là trên mặt trăng các thứ nhẹ hơn trái đất nhiều nên mình có thể nâng được vật nặng hơn trên trái đất vậy thôi.
    ... còn chuyện bác nhận xét về em, em thấy hoàn toàn đúng, em vẫn luôn tự nhủ em là loại ngồi nhầm lớp mà.
    Còn về bộ đồ thợ lặn to đùng khổng lồ mà đặc trưng nhất là cái mũ bằng đồng sáng choang, theo em có lẽ giúp thợ lặn chỉ phải chịu 1 áp lực nhỏ hơn áp lực ở độ sâu làm việc. Nếu bộ đồ đó mà cân bằng áp suất với bên ngoài thì ở trần làm việc cho rồi. Cái tầu ngầm to đùng cũng chỉ để tạo áp suất gần giống mặt đất.
    Về chuyện bộ đồ vũ trụ em vẫn chưa hiểu lắm... ngày nay người ta đi bộ ngoài không gian (cũng chẳng có không khí) mà vẫn mặc đồ và làm việc, cử động được đấy thôi.
  2. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    To SSX.
    Cái vẫn đề bánh xe hơi nó cũng như là động tác đi bộ đó. Một nhóm các nhà bác học nghiêm túc, nhiêm túc đến mức chế tạo được Apolo chạy hàng loạt chuyến suôn sẻ, nghiêm túc hơn các nhà kỹ thuật thiết kế và vận hành tầu con thoi, sẽ cân nhắc và quyết định chọn phương án nào đây ???
    Thật khó tin rằng nghiêm túc lớn lao đến như vậy mà họ lại đưa ra phương án nhảy căng gu ru tung tăng rất dễ chết người. Và cũng thật khó tin rằng hàng loạt chuyến tung tăng như vậy lại hoàn toàn suôn sẻ ???
    Điều đó chỉ có thể giải thích được bằng cách các nhà du hành rất dễ dàng gập khớp cánh tay, vai, gối và... cả lưng, dễ dàng vượt qua lực hàng tạ và hàng tấn ???
    Biết hỏi thế nào đây, một cộng đồng bác học nghiêm túc đến mức thực hiện được suôn sẻ hàng loạt Apolo sẽ không chọn bánh hơi ???? Hay một sự diệu kỳ nào đã làm bánh hơi suôn sẻ hàng loạt ???
    Đến như bác nông dân kém nghiêm túc hơn cộng đồng các nhà bác học lớn như thế cũng chọn... bánh xích. Đồng ruộng địa hình bằng phẳng, được con người đi lại san cầy đến nhẵn lừ rồi. Thế mà ở trên vũ trụ hoang sơ lại.... có phương án không dã chiến bằng máy cày.
    Lunakhod có phương án bánh tiên tiến, "nhún thông minh", "nhún chủ động", được dùng trên các xe sau này của Mỹ, đây là phương án tiên tién đắt đỏ hơn bánh xích
    ....
    tiếp sau
  3. SSX

    SSX Guest

    Hế hế nói năng hớ hênh thế mà không có prô nào bẻ.
    Khối lượng trên là ví von kiểu cân gạo lạng muối ngoài chợ thôi.
    Khối lượng trong vật lý m là đại lượng không đổi bất dù cứ ở đâu.
    Trọng lượng hay trọng lực F mới thay đổi tuỳ nơi. Ở đây không phải
    là cái gì quá cao siêu, kiến thức phổ thông cả. F=m*a là công thức cơ
    học cổ điển Newton ai cũng biết. Trọng lượng F thay đổi theo gia tốc a đặc
    trưng cho sức hút hành tinh. Ở trái đất a=g=9.8m/s2 mặt trăng a=1/6g.
    Cái sự đi lại của con người vốn rất phức tạp với sự tham gia của hàng trăm
    nhóm cơ, rôbốt cũng mới chỉ bắt chước được một phần nào đó. Nó cũng tuân
    theo định luật phản lực Newton, nhưng ở đây có sự tham gia của ma sát, còn
    lực ma sát thì lại tỉ lệ thuận với trọng lực F. Một hệ quả hiển nhiên như chị mai
    nói đúng, ở mặt trăng đi lại tức cười lắm , chỉ có thể đi chậm lại nhảy nhót trông
    y hệt một đoạn phim quay chậm vậy. Không thể đi nhanh được hay nói chính xác
    hơn là chỉ đi nhanh được một cách...từ từ. Lực đạp chân thì không đổi nhưng trọng
    lượng, lực ma sát nhỏ chỉ bằng 1/6 trái đất trong khi khối lượng m không đổi vẫn
    cần bằng ấy lực để đẩy người đi (quán tính), đi nhanh ngã ngay lập tức. Bác nào
    đã từng xem các vận động viên xuất phát bị trượt chân hay đã từng đi bộ trên bùn,
    trên đường đất lầy lội là biết ngay.
    bộ suit để lên mặt trăng có yêu cầu rất cao và rất khó, còn hơn cả bộ để ra ngoài trạm ISS bây giờ.
    Đây mới là đỉnh cao chinh phục vũ trụ thực sự. Có người còn ví, đưa người lên mặt trăng, khó khăn
    còn không phải là phi thuyền hay tên lửa đẩy mà là bộ suit. Trong đó phải đạt mấy yêu cầu chính:
    kín duy trì áp suất bên trong 0.3at cho hệ tuần hoàn và hô hấp của người. cách nhiệt rất khủng khiếp
    -150 độ đến +125 độ và chống bức xạ. Lớp cách nhiệt rất dày cũng chưa đủ nó còn có hệ điều hoà
    bằng nước, các mạch nước nhỏ ly ti chạy khắp nơi ra tận đầu ngón tay và bay hơi dần thu nhiệt thì
    mới ổn. Cái ba lô to ở đằng sau lưng là nơi chứa nước, bình ô-xy, thiết bị liên lạc..toàn bộ nặng khoảng
    80kg như NASA nói. Có nghĩa là mặc để đi lại dưới đất rất khó khăn.
    NASA nói bộ quần áo của họ chịu được -180 độ đến +150 độ. Vậy mà chưa bao giờ thấy NASA thử
    bộ quần áo này trong bể nước sôi chẳng hạn.
    Với bộ quần áo như vậy không thể có chuyện gập tay chân thoải mái hay ngã đứng dậy ngay như trong
    video như chị mai nói. Những cái này làm trong Studio với bộ quần áo thường mà.
    Dưới này không phải là 2 bức ảnh duy nhất bị lộ mặt. Như thể này chết bỏng vì nhiệt và bức xạ. Thế mà
    vẫn chơi gôn như thường. Hài.
    Apollo-17
    [​IMG]
    [​IMG]

  4. SSX

    SSX Guest

    Cái vụ ném tầng đẩy tên lửa xuống mặt trăng để đo dao động là một việc làm quá không ngoan.
    Một trong những vấn đề nó phát hiện là qua đo sóng địa chấn đâm xuyên qua tâm họ đi đến kết
    luận: mặt trăng không có nhân lỏng. Do đó những cái hố, tiếng anh là Crater chi chít trên mặt trăng
    chính xác là do va chạm thiên thạch tạo ra. Chấm dứt nhiều năm tranh cãi phe bảo miệng núi lửa,
    phe bảo hố thiên thạch.
    ảnh: miệng hố do thiên thạch va chạm tạo ra, trong lòng hố rộng lớn bằng
    phẳng là nơi lý tưởng để đổ bộ. Cái ảnh này lấy từ trang mà họ cho là mặt
    trăng có tồn tại hàng tỷ mét khối nước dạng băng-nghĩa là có thể có sự sống.
    Hài hước thật.
    http://www.knowledgerush.com/kr/encyclopedia/Moon/
    [​IMG]
  5. hoangaka

    hoangaka Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    46
    http://dantri.com.vn/Thegioi/ASA-trinh-lang-xe-tham-hiem-mat-trang-moi/2008/10/257318.vip
    Bác ****ov ơi , cái bọn Mẽo ngu nó lại tiếp tục lừa thiên hạ kia kìa , lại dùng bánh xe cao su tiếp . Giá như nó vào đây đọc bài của bác thì nó bớt ngu đi mấy phần đấy .
    Mà bọn Mẽo cũng ngu nữa , Apollo đang dùng tốt thế , bây giờ sản xuất lại có phải là nhanh không . Tốn kém làm gì mà mà nghiên cứu cái mới đòi bay lên cả soa Hoả trong khi đó măth trăng còn chưa mon men tới được . Mà thằng Nga ngố không cho người lên đi , tên lửa mạnh như thế mà chỉ mon men quanh quỹ đạo trái đất .
  6. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Các bác phân tích vấn đề chính đi :cái modul đáp xuống mặt trăng ấy. Trông nó bé tí thế mà tại sao lại bay trở lại vào không gian được. Cứ tính trọng lực mặt trăng =1/6 mặt đất đi. Thì ta thử xem với kĩ thuật hiện đại bây giờ phải cần 1 tên lửa như thế nào mới đưa được 1 vật có khối lượng bằng 1/6 cái modul ấy lên quĩ đạo. Em nghĩ cần phải có cái tên lửa to bằng tòa nhà gần chục tầng ấy chứ ạ. Cứ xem vụ phóng Vinasat thì biết.
  7. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Ừm, biết nói thế nào nhỉ ??
    Con người ở trong cái tầu ngầm thì không cần thò tay ra, Mir là cạ đôi tầu ngầm công tác sâu bằng cánh tay đầu tiên trên thế giới thì thò sắt ra cũng không thò tay ra.
    Còn không gian ngày nay như thế nào thì mình đã nói ở đây
    http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/832703/trang-55.ttvn#13963269
    Mình chỉ cần nhắc lại cái mình đã nói rồi
    http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/832703/trang-55.ttvn#13963221
    Bạn có thấy cái ống dùng đập khi đi hò bóng đá không ??? khi bơm căng lên thì nó cứng như cái gậy. Lực bơm đó chỉ o,1 atm thôi. Amstrong dúng cái cánh tay cứng gấp 10 lần như thế.

    Bạn khá hiểu biết đấy, hiểu biết đến mức bạn biết bạn học nhầm lớp. Tuy nhiên, mắt vẫn hơi méo, kiến thức đó là kiến thức vật lý cơ sở, đình nghĩa khối lượng ấy, định luật Newton ấy là của cấp 3. Dĩ nhiên bạn đã quên thì khó nhớ đã được học nó ở đâu mà không cần biết cũng qua.
    Thế là hơn chán vạn thằng rồi, bạn còn biết bạn nhầm lớp, chúng nó học hết đại học mà không hiểu thứ đó, nhưng lại tưởng chúng nó là bác học cơ.
    Không biết mà biết mình không biết thì chí ít cũng là một cái biết.
    -------------
    Trở lại vẫn đề cái bánh hơi.
    Người nông dân tất nhiên là dốt hơn bác học. Bác học thường tất nhiên là dốt hơn tập hợp những bác học đã thực hiện Apolo, một chuỗi thành công. Bác học Apolo dĩ nhiên là tính toán đủ đầy kỹ lưỡng hơn bác học tầu con thoi. Tầu con thoi hạ xuống mặt đất chả nổi, trong khi Apolo hạ xuống mặt trăng toàn mỹ liên tiếp.
    Thế thì có một cái vô lý, người nông dân đi trên thửa ruộng đã được cầy từ cha từ ông, đã được san bằng một tỷ đời, lại dùng bánh xích. Nhưng bác học toàn mỹ Apolo lại...4 bánh hơi. Trong khi nông dân là bánh xích.
    Ai cũng biết chứ chả cần nông dân, banh hơi là bánh đi trên đường thửa, đường nhựa, đường đổ bê tông, đường là bóng lừ. Ruộng đã được một tập hợp cụ-ông-bố bác nông dân san qua mấy đời mà bác nông dân vẫn phải chọn bánh xích. Thế mà Apolo lên vũ trụ 5 tỷ năm không dấu chân người lại bánh.... hơi.
    ????????????????
    Ai cũng biết xe 4 bánh hơi chỉ cần một bánh kẹt là sa lầy. Đến những xe bánh hơi thường đi trên mặt đất cũng phải dùng 8 hay một dãy bánh, trong khi chiếc xe đi địa hình siêu hoang sơ chỉ tối thiểu 4 bánh.
    Nhiệt độ trăn mặt mặt trăng ngày đêm chênh nhau 2 lần: 200-400 độ K, áp suất trong lốp hơi tăng giảm 2 lần.
    Một là, Apolo chỉ đi được khi ngoài nắng, đủ áp suất. Trong râm thì đi bằng vành sắt.
    Hai là, Apolo căng lốp trong bóng râm, tối thiểu trong râm là 3atm??? thế thì đi ngoài năng thì lốp cứng như đá vì áp suất tăng lên 6-8atm, cứng đến mức không cần bánh hơi, làm bánh sắt cho an toàn vì bánh hơi cứng như bánh sắt.
    Cả hai trường hợp đều được trẻ con hay nông dân tính ra: chả cần bánh hơi, vì đằng nào cũng đi bằng sắt.
    Thế nhưng lại được hội đồng bác học siêu nghiêm túc, nghiêm túc hơn tầu con thoi... chấp nhận ???
    Vô lý ở đây là: hội đồng nghiêm túc hơn tầu con thoi lại không bằng nông dân.
    ??????????????????
    Đây, khoan chưa nói đến chuyện khác. Xe 4 bánh thế này lại được dùng làm xe địa hình
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thật là tiện nghi, khác gì một mẫu xe quý tộc cuối Thế Kỷ 19, thật là xì tin, thật là sờ tai lít. Thêm anh sốp phơ nữa là thành ngài công tước thành Paris.
    [​IMG]
    Trong khi đó, trước đó vài năm, Lunakhod-1 đã phải sử dụng kỹ thuật "nhún chủ động có điều khiển", sau được dùng cho các xe sao Hoả Mỹ, nếu không muốn bị lật nhào.
    Khác biệt ở đây: Lunokhod chả giống sờ tai lít của Công Tước nào cả.
    http://www.zarya.info/Diaries/Luna/Luna17.php
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được minh_mai sửa chữa / chuyển vào 22:32 ngày 28/10/2008
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Trừ phi chứng minh được mấy cục đá được mang về trong chương trình Apollo không phải từ mặt trăng, còn không thì có đồn đoán, vặn vẹo thế nào cũng không bắt bẻ, chứng minh được NASA đóng phim .
    Vật lý là khoa học thực nghiệm, lý thuyết có nói A, B, C, D, .... gì thì gì, nếu thực nghiệm ra thành Z thì phải sửa lý thuyết cho phù hợp thực nghiệm. Chẳng ai làm ngược là nghĩ lý thuyết thế này, bọn NASA quay phim, chụp ảnh nhảy nhót trên mặt trăng thế kia là sai lý thuyết ---> bọn nó láo. Bọn ủng hộ NASA, bảo NASA bọn tao đã lên trên ấy, thực tế chuyện nó vậy đấy, bọn mày không tin lên đó thí nghiệm rồi CM tuị tao sai đi là moon hoax ngọng cả.
    Các chương trình mặt trăng của Mỹ đem về trái đất vài trăm kg đất đá trên mặt trăng. Mấy cục đá này là bằng chứng rõ ràng nhất cho thành công của họ. Chấm hết. Các nhà khoa học tên tuổi có uy tín chẳng ai đặt vấn đề này làm gì. Vớ vẩn.
    Được Mr_hoang sửa chữa / chuyển vào 22:24 ngày 28/10/2008
  9. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Bản thân thì chả biết cái gì, tòan nói VỚ VẪN, CẢM TÍNH, sau đấy thì sử dụng chiến thuật ĐÁNH TRỐNG LÃNG, hài không chịu đựơc
    SSX ơi, quay lại chủ đề chính đi, cái LINK Apollo đựơc các ông lão ĐÁNH CÁ như thế nào rồi? Capsule của Mỹ phải đi bằng ĐẦU về mới hợp lý theo NGUYÊN TẮC KHOA HỌC của bác, PHAO phải có tính năng như HEAT SHIELD.....(còn N thứ nữa)
    Vậy là xém tí nữa em lại THAY MẶT BÁC chửi tụi NASA vụ capsule RƠI NHƯ BOM thì bọn nó chửi em là ĐIÊN + THẦN KINH thì mất hết tiếng tăm lẫy lừng của bác và em cụng bị lây
    Nói TÀO LAO, SAI BÉT BE rồi đổ thừa VIRUS đừng reply em nói là cái sự SUY NGHĨ của bác cũng bị VIRUS nhá
    Sao, chịu thua vụ nói.... BẬY CHƯA? Hay là vẫn bị nhiễm VIRUS?
  10. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Cái vụ nghi ngờ này đã xuất hiện từ lúc Mỹ công bố đoạn Video.
    Kiểu vạch lá tìm sâu này chả được tích sự gì vì chỉ là những "ganh tị" của các chuyên gia nước đối địch.
    Ân độ phóng tàu thám hiểm mặt trăng thì chờ nó cho cục đá từ mặt trăng mà về xem Mỹ có láo hay ko.
    Các nhà khoa học chân chính cũng chả rảnh hơi mà cố chứng minh NASA láo toét.
    Cố gắng lên mặt trăng lần nữa thôi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này