1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng chưa?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ov10, 05/09/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165

     
    thế thì tốt, xoá vì không liên quan đến chủ đề
    được Mr_hoang sửa chữa / chuyển vào 02:32 ngày 29/10/2008
  2. SSX

    SSX Guest

    Hạ cánh mềm, nhớ cái vụ này.
    Tháng 8/2004 một chương trình phóng vệ tinh bắt bụi gió mặt trời về nghiên cứu.
    Con vệ tinh rất đắt 264 triệu. Mọi việc suôn sẻ trừ lúc về. Không hiểu sao NASA lại
    tài tử cử 2 chiếc trực thăng đi bắt cái Genesis Capsule giữa không trung ở vận tốc
    350km/h tức là còn lớn hơn vận tốc trực thăng. Không thèm dùng hạ cánh mềm.
    Tài tử thật. Kết quả: lao xuống đất đi đứt 264 triệu.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://www.thunderbolts.info/thunderblogs/thornhill.htm
  3. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Quay lại vấn đề chính đi SSX, đừng đánh trống lãng nữa
  4. deckelrand

    deckelrand Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    132
    Chẳng ai đi theo đường của bác mà về chỗ cũ cả.
    Đa số mọi người tìm những điểm vô lý trong các bức hình, trong các lý thuyết, bác cũng công nhận thắc mặc của họ có lý, nhưng bác lại lái chủ đề sang chứng minh đá mặt trăng là thật hay giả với kiểu logic rắt nguỵ biện: không chứng minh được đá mặt trăng là giả nghĩa là đưa người lên thật, các thắc mắc, các điểm vô lý mà mọi người chỉ ra coi như hợp lý không cần giải thích dù nó trái với thực tế ?
    Chuyện đất đá đã có bằng chứng từ LX là không cần đưa người lên cũng lấy được. Còn số lượng, bác hãy chứng minh là Mĩ có trình độ y hệt Nga đi, gửi tàu tự động thì không thể lấy được nhiều hơn Nga, mình sẽ công nhận.
    Riêng mình, mình suy nghĩ theo đường khác: Cơ quan quản trị hàng không và không gian Hoa Kì không thể như Uỷ ban xã hóc bà tó nào đó ở vùng Đông Dương mà có thể vô tư mất đi dữ liệu quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất trong quá trình chinh phục không gian của cả loài người cho đến thời điểm này , trừ khi....
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Tớ mới vừa quay lại cái chiến trường xưa, nơi tớ từng tranh luận về moon hoax. Nhặt được cái này.
    Năm 2005 Nhật phóng vệ tinh Selene lên quỹ đạo mặt trăng để nghiên cứu mặt trăng. Nó chụp được vài tấm hình rất thú vị:
    Không ảnh của vị trí đáp của Apollo 17:
    [​IMG]
    So sánh giữa ảnh chụp 3D địa hình với ảnh 2D do NASA chụp:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cái này là vị trí đáp của apollo 15:
    [​IMG]
    Cái này là không ảnh chụp dòng dung nham, nơi mà 1 mẫu vật đã được đoàn Apollo 15 thu về chứng minh có hoạt động núi lửa trên mặt trăng.
    [​IMG]
    Cái này là dấu vết đáp của Apollo 15, ảnh bên trên là ảnh chụp của NASA trước khi đáp xuống, bên dưới là ảnh do SELENE chụp mới đây, để ý sẽ thấy 1 vùng trắng xoá ở giữa tấm ảnh, trên 1 cái đồi tròn do Appllo thổi tung bụi bề mặt đi khi đáp xuống để lộ lớp bụi dưới, màu khác hơn
    [​IMG]
    [​IMG]
    So sánh giữa ảnh chụp 3D địa hình với ảnh 2D do NASA chụp:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn lấy ở đây: http://wms.selene.jaxa.jp/index_e.html
    Được Mr_hoang sửa chữa / chuyển vào 08:27 ngày 29/10/2008
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Tuy nhiên phe moon hoax vẫn chưa chịu hàng . Vấn đề còn tranh cãi:
    _ Cái cờ đâu ? Đã trên quỹ đạo 2 năm rồi sao chụp mãi mà vẫn chưa thấy cái cờ .
    _ NASA có thể thông qua quan sát bằng kính thiên văn dựng lại mô hình mấy núi đất cho nó giống. Rồi chụp, lừa đảo đẳng cấp quốc gia phải vậy chứ lại .
    _ Không ảnh nói thật vẫn chưa rỏ ràng lắm, chưa thấy được mấy cái xe được ném lại để lấy chỗ chứa mẫu vật. Ảnh chụp vệ tinh thời này quần sì líp màu gì còn thấy được, sao lại không thấy mấy cái xe ấy. Moon hoax phát biểu như vậy.
    Mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ . TQ đã phóng thêm 1 vệ tinh lên đó, hy vọng sớm có thêm thông tin để mà tán, phân tích, nghi ngờ tiếp .
  7. deckelrand

    deckelrand Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    132
    Cho mình hỏi, Mĩ xây dựng các mô hình bề mặt mặt trăng phục vụ cho thử nghiệm thì họ lấy mẫu ở đâu, làm sao họ biết rõ được bề mặt mặt trăng thế nào mà mô phỏng ?
  8. Bao806

    Bao806 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Chương trình nghiên cứu mặt trăng của mĩ thì ai cũng biết rồi sau đây mình xin tóm tắt các chương trình nghiên cứu mặt trăng của lên xô : Zond , Luna
    Luna 1: 2-1-1959 Nhiệm vụ :bay cách mặt trăng 5000-6000 km . Đo từ trường mặt trăng.
    Luna 2 : 12-9-1959 Rơi vào mặt trăng đo lại từ trường
    Luna 3 :4-10-1959 :chụp ảnh mặt trăng ở phần khuất (được 2/3)
    Luna 4: 2-4-1963 hỏng bay qua mặt trăng cách 8500 Km
    Luna 5 : 9-5-1965 rơi vào mặt trăng thử hệ thống đổ bộ .
    Luna 6: 8-6-1965 Hỏng
    Luna 7 : 4-10-1965 rơi vào mặt trăng thử hệ thống đổ bộ
    Luna 8 :3-12-1965 như trên
    Luna 9: 31-1-1966 đổ bộ chụp ảnh bề mặt .
    Luna 10 : trở thành vệ tinh nhân tạo của mặt trăng chụp ảnh và nghiên cứu không gian gần mặt trăng .
    Luna 11 : 24-8-1966 như Luna 10
    Luna 12 :22-10-1966 Như luna 10
    Luna 13 :21-12-1966 Đổ bộ chụp ảnh bề mặt nghiên cứu cấu trúc lớp đất đá bề mặt mắt trăng .
    Luna 14: 7-4-1968 trở thành vệ tinh nhân tạo của mặt trăng .Nghiên cứu từ trường và không gian xung quanh
    Zond 5 15-9-1968 Lượt vòng quanh mặt trăng chụp ảnh bề mặt thu thâp dữ liệu và bay về trái đất
    Zond 6 : 19-11-1968 giống như Zond 5
    Zond 7: 8-8-1969 như Zond 5
    Zond8 :20-10-1970 như Zond 5
    Luna 16 12-9-1970 Đổ bộ Lấy đất đá ở độ sâu 350mm đem về trái đất .
    Luna 17 10-11-1970 Đổ bộ dùng xe Lunokhod -1 Di chuyển nghiên cứu bề mặt mặt trăng Xe đi được 10.5 Km
    Luna 20 14-2-1972 Đổ bộ Lấy đất đá ở độ sâu 300 mm mang về trái đất
    Luna 21 8-1-1972 đổ bộ dùng xe lunokhod 2 di chuyển nghiên cứu bề mặt mặt trăng trên đoạn đường dài 37 km
    luna 24 9-8-1976 Đổ bộ lấy mẫu đất ở độ sâu 2 m mang về trái đất .
    Tóm lược kết quả khảo sát :
    -Không có từ trường đáng kể xung quanh mặt trăng.
    -Lớp đất trên mặt trăng khá rắn chắc có thể chịu sức nặng một con tàu . Quan niệm trước kia cho rằng trên mặt trăng có một lớp bụi dày mấy trăm mét là sai lầm.
    -với 5 Luna vệ tinh và kết quả từ chương trình zond Bản đồ địa hình mặt trăng thực tế đã d8ược thành lập .
    -Nhờ các thông tin từ Luna 13 ,16,...người ta đã biết khá rõ về địa hình , mặt khất ,khí quyển ,cầu trúc lớp đất đá trên mặt trăng .
    như vậy thì vào năm 1969 Hiểu biết con người về địa hình mặt trăng tương đối rõ ràng .làm giả ảnh là hoàn toàn có thể. Dù sao thì tôi cũng không muốn tin điều đó ,Nều thật thì quả là cú lừa lớn nhất shock nhất mọi thời đại
    Được Bao806 sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 29/10/2008
    Được Bao806 sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 29/10/2008
  9. TuanDam

    TuanDam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    cuời cho thoải mái, tinh thần vui vẻ cái đã.
    Em thấy cái xe Lunakhod gì đó làm bộ bánh nhún tùm lum là bởi vì không có người điều khiển trực tiếp, còn cái xe đi trên mặt trăng có người lái thì lo gì. Xe máy địa hình cũng chỉ cần 2 bánh là chạy veo veo, lội bùn, leo núi, vượt hố vô tư. Cái xe tầu của em khi đi công trường em vẫn dùng chạy vào những chố không có đường, tương đối mấp mô. Theo hình chụp em thấy bề mặt mặt trăng cũng tương đối bằng phẳng nên em nghĩ xe đó có thể chạy được.
    Còn chuyện chênh lệch nhiệt độ thì hình như người Mỹ chọn chỗ đổ bộ là nửa tối nửa sáng, nhiệt độ không cao quá, không thấp quá và cũng không thay đổi quả nhiều mà.
    Còn chuyện dùng bánh hơi thì cũng chẳng có gì đặc biệt lúc nào nhiệt độ cao xì bớt hơi ra, thấp bơm hơi vào. Chuyện bánh xe chịu được áp suất bao nhiêu thì lại liên quan đến sức bền vật liệu... Hì hì nhỡ chẳng may trên mặt trăng có ai rải đinh là mấy bác phi hành toi vì lấy đâu ra điểm vá xe.
    Chuyện Mỹ đã lên mặt trăng hay chưa với em cũng không quá quan trọng, em thì ngả theo hương lên rồi cho lãng mạn đến 1 ngày nào đó mà tìm ra bằng chứng bác bỏ thì em lại theo phe chửi bới... chuyện đơn giản mà. Cái em quan tâm là trao đổi để bổ sung kiến thức thôi.
  10. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    Xe mặt trăng mới của NASA:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này