1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Nga: Văn hoá nói, văn hoá tiếp thị...

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Gangster__, 19/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Gangster__

    Gangster__ Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    1
    Người Nga: Văn hoá nói, văn hoá tiếp thị...

    Nếu như đem ra trưng cầu dân ý , chắc cũng phải 90% mọi người đồng ý với tôi rằng : Tiếng Anh nghe thánh thót điệu đà như bài hát , còn tiếng Nga nghe hơi có vẻ hằn học...
    - Con gái Nga nói chung ( bọn trẻ trẻ ) nói tiếng Nga khá nhẹ nhàng và dễ mến .
    - Con trai Nga nói nghe hơi cục cằn , thi thoảng trong cuộc nói chuyện mà nghe nó thốt lên 2 từ : Чего và понял ? thì thôi rồi , muốn " xôi xéo" cho nó đỡ lộn tiết .
    Văn hoá ngôn ngữ vẫn biết là cái không thể thay đổi , nó là đặc trưng của từng ngôn ngữ , nhưng để nói " hay" bạn phải biết nói vẻ "hằn học".

    Nga là một đất nước có cảnh quan thiên nhiên đẹp , cũng có bề dày lịch sử chẳng thua rì VN , có cơ sở hạ tầng cổ lai hy hay hiện đại đều không kém gì Việtnam , nhưng sự thực đáng buồn là Nga đã không học được ở những nước châu Á một điều là phát triển du lịch cũng như quảng bá hình ảnh nước mình . Chả thế mà nếu có nói chuyện với một đứa nưóc ngoài thì cứ nói là I come from Vietnam còn thấy đỡ xấu hổ hơn là I come from Russia .
    Tại sao ư ? - Người Nga tự đánh mất cái đẹp của họ từ the first sight . Nguời nước ngoài đến Nga ác cảm đầu tiên có lẽ là sân bay quốc tế Sheremetyevo 2 . Mang tiếng là sân bay quốc tế mà đen xì , xấu xí , và hơi bệ dạc , Phục vụ thì hơi kém . Đối với người Việt và người Tàu thì đó là cửa tử . Nhưng tôi không lôi người Việt và người Tàu ra, cái đó thiếu khách quan. Tôi đưa ý kiến của 4 đứa sinh viên Mỹ, 3 đứa Pháp, và một vài vị ở Đại sứ quán Finland ...thì tất cả chỉ còn biết ngậm ngùi thốt lên : It''s Russia !
    Du lịch ở Nga không thể phát triển được , Vn nhỏ bé thế mà một năm đón 2 triệu du khách, trong đó Nga cũng chỉ vẻn vẹn có cần đó . Người Việt cố gắng chạy để vươn lên , hướng dẫn viên du lịch cố gắng trẻ đẹp , trong khi đó người Nga , hướng dẫn viên du lịch toàn các bà già over 60 , nói tiếng Anh rít hết cả rănglại...tội đời !
    -Xưa kia tôi cũng không thích gái Nga lắm, nhưng càng tiếp xúc lại thấy gái Nga thời nay giỏi giang , họ có hội tụ được mọi điểm : Xinh xắn , duyên dáng, thông minh và khéo léo . Tôi luôn bái phục những cô bé Sinh viên trong cách cư xử với Thày. mỗi khi ông Thầy có nổi đoá lên, nếu là tôi thì tôi sẽ vênh cái mẹt lên mà cãi cho bằng đúng , thì các cô lại "lượn lờ" và rất nhẹ nhàng đối đáp các ông làm các ông ý liêu xiêu hết cả cái lòng . Trong giờ ekzamen nếu có không trả lời được thì các cô cũng không thiếu rì cách để đạt được điểm 5 mà trả tốn tí mồ hôi nào. Tuy nhiên , ví dụ tôi đưa ra chỉ là ví dụ " nhỏ tí" và hơi thiếu tính phổ biến , nhưng mà kể ra thì rất nhiều, chỉ biết rằng trong tôi , những cô gái Nga trẻ đã chuyển từ hình ảnh một lũ mọi sang hình ảnh những cô chân dài , tóc vàng mặc skirt duyên dáng và dễ thương , thông minh và hoà đồng ...chẹp !
    Nói là vậy , sống ở Nga lâu sẽ rút ra được qui luật để hài hoà, thời giân gần đây tôi gặp lại hình ảnh những SV VN mới sang có suy nghĩ y hệt như tôi hồi mới qua . Họ sợ đi về bằng máy bay Aeroflot như sợ cọp , hỏi tại sao thì kêu là : Chỉ biết là mọi người nói không nên về bằng thứ đó .
    - Một vài điều có thể fân tích : có lẽ do ấn tượng ko tốt trong cách cư xử cuộc sống thuờng lệ của người Nga. Sự bất đồng trongquan niệm giữa khách hàng và tiếp viên, sự bất đồng trongngôn ngữ . ....
    - Thứ nhất, nếu sống ở đây lâu , tuy rằng người Nga phục vụ hơi kém, nhưng nếu so sánh với Vn thì cũng có mặt tích cực , người nga làm việc khá máy móc, và họ chỉ làm đúng trách nhiệm của họ chứ ko hơn. Trong khi ở vn khá nhiệt tình, nhưng cái nhiệt tình đó rất dễ bị lật ngược lại thành cái lật lọng dã man. Ví dụ trong cái sự mua bán, người Nga thì lặng im, cần thì đếnmua, không cần thì lặng lẽ mà xéo, trong khi người Việt luôn lôi kéo , rằng co...để rồi nếu mua thì ngọt nhạt , không mua thì chửi, doạ đánh, đốt vía...quạt quạt , phẩy phẩy rồi luồn qua háng...nhìn mà muốn oẹ .
    - Khi hiểu được cái cách làm việc của bọnNga rồi thì cũng dễ hiểu những người còn lại : Nghề tiếp viên hàng không ở Nga không phải là một nghề "cao sang" như ở VN , cho nên người tiếp viên cũng chỉ cố gắng làm đúng phận sự . Sở dĩ người Việt không thích đi aeroflot là vì cho rằng máy bay xấu, tiếp viên thô thiển . Nhưng điều đó không đúng, sự bất đồng về văn hoá tạo ra điều đó, tiếp viên nga chỉ có thể nói tiếng Nga, cho nên đừng đòi hỏi họ nói ngọt bằng tiếng Việt với bạn. Tiếp viên Nga chỉ đưa bằng hai tay khi cái gì cần phải hai tay, vì thế đừng đòi hỏi họ "lễ phép "với bạn. Nhưng tôi tin rằng , nếu ai OK về tiếng Nga, chỉ cần nói chuyện với họ lăm ba câu thì sẽ hiểu và sẽ thấy họ thực sự đáng yêu và ''vô tội". Có lần tôi về VN , quàng chiếc khăn cổ vũ đội tuyển quốc gia Russia, và hồi đó tôi đã quá bất ngờ khi nhận được sự ưu ái của các cô tiếp viên, Họ cầm chiếc khăn , gấp đúng kiểu và quàng lên cổ một cách đầy quan tâm và không quên boltat'' về đất nước Nga cũng như đất nước VN. Tôi đã rất xúc động về điều đó .
    ...ôi , còn nhiều, có ai vào đây mổ xẻ tiếp bọn Nga xem nào....
  2. fond_lilac

    fond_lilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    - Em thì ấn tượng nhất với văn hóa xếp hàng ở đây.Làm visa,gia hạn hợp đồng nhà ở,mua hàng,trả sách...tất tần tật đều phải xếp hàng một cách rất khoa học và quy củ,chứ không có cảnh chen lấn xô đẩy như ở Việt Nam.Tuy rằng xếp hàng thì đôi lúc có mệt mỏi thật đấy nhưng cũng luyện cho mình tính kiên trì(dẫu có khi đức tính ấy chỉ đến sau khi đã một lần "gãy chân")
    Bài học xếp hàng "4 tiếng" em đã tiếp thu một cách sâu sắc ngay từ khi mới lò dò bước chân vào năm thứ nhất.Cả một hàng dài mấy trăm met chờ để đăng kí nhà ở(khoa bọn em khi xin о?де? thì xếp hàng chung với các bạn Nga mà).Cô bạn cùng khóa xếp hàng lâu đến mức đói quá phải gửi chỗ cho em để chạy xuống nhà ăn tiếp năng lượng kia mà.Còn cái chân em thì muốn nhũn ra như cái bánh mì nhúng nước,hết ngồi bệt xuống nền nhà rồi lại đứng lên "Cố lên nào,cố lên!"
    Ấn tượng đến mức mà trong giấc mơ đôi khi còn lẩm bẩm "s,о последний?"
    -Về khoản guide ấy mà,theo em bác Gangster cũng hơi khắt khe một chút.Các guide của Nga tuy đứng tuổi nhưng bù lại họ có được sự uyên thâm về lịch sử và văn hóa,những câu chuyện về bảo tàng,bức tranh, các nhân vật lịch sử nghe thánh thót cứ như một bài thơ.Giọng nói của họ tuy chẳng còn trong như hồi còn xuân trẻ nhưng lại có được vẻ trầm ấm,dịu ngọt trộn dư vị thời gian.
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Luật "về ngôn ngữ quốc gia" của Nga

    Tổng thống Nga V.Pu-tin đã ký luật "Về ngôn ngữ của Liên bang Nga" do Đu-ma quốc gia thông qua ngày 20-5 và Hội đồng liên bang thông qua ngày 25-5-2005.
    Trang web của Tổng thống Pu-tin giải thích rằng, bộ luật liên bang này "hướng tới việc bảo đảm sử dụng ngôn ngữ quốc gia của Nga trên toàn lãnh thổ LB Nga, chẳng hạn, bằng cách xác định phạm vi sử dụng, nó bảo đảm quyền của các công dân Nga sử dụng ngôn ngữ nhà nước, bảo vệ và phát triển văn hóa ngôn ngữ".
    Luật đưa ra khái niệm "ngôn ngữ quốc gia-tiếng Nga" không phải để tôn vinh "tiếng Nga". Các phạm vi phải sử dụng ngôn ngữ quốc gia gồm các hoạt động của các cơ quan chính quyền liên bang, bầu cử và trưng cầu dân ý, thủ tục tố tụng, đàm phán quốc tế, ghi chú các vị trí địa lý, các tài liệu về cá nhân, hoạt động của các phương tiện truyền thông và quảng cáo.
    Trong các phạm vi này theo luật mới cấm sử dụng "những từ và câu không phù hợp với tiêu chuẩn của ngôn ngữ văn học Nga hiện đại, trừ các từ nước ngoài không có trong tiếng Nga".
    Ban đầu dự thảo luật cấm sử dụng "lối nói bằng khẩu ngữ thông thường, miệt thị, những từ ngữ tục tĩu, cũng như những từ nước ngoài khi có từ đồng nghĩa trong tiếng Nga". Tiêu chuẩn này đã gây ra nhiều cuộc tranh luận và đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng liên bang (thượng viện).
    Lâu nay, trong ngôn ngữ chính thức của Nga, người ta vẫn sử dụng từ tiếng Anh "speaker" để nói về người chủ trì cuộc họp của cơ quan lập pháp, nay theo quy định mới, trong các văn bản chính thức bắt buộc phải sử dụng từ tiếng Nga "chủ tịch cuộc họp của cơ quan lập pháp".
    Trong mấy năm gần đây, nhiều người biết tiếng Nga nhưng không biết tiếng Anh nhiều khi rất bí khi đọc báo, tạp chí tiếng Nga do các tác giả rất thích sử dụng từ nước ngoài, đặc biệt tiếng Anh, cho dù có từ tương đương trong tiếng Nga.
    Theo các nhà ngôn ngữ học, những hạn chế được ghi trong luật "còn phải tranh luận". Có ý kiến cho rằng, ngôn ngữ chuẩn khá sinh động và phát triển. Các tiêu chuẩn thường được chốt trong các từ điển. Từ nước ngoài có thể hôm nay không có trong từ điển, nhưng qua thời gian có thể nó lại xuất hiện trong ấn phẩm mới. Chính ngôn ngữ cần phải trở thành yếu tố hạn chế chứ không phải luật về nó.
    Luật "Về ngôn ngữ quốc gia" không đưa ra các biện pháp trừng phạt cá nhân hay tổ chức vi phạm luật. Đây là sự khác biệt của luật này đối với các luật khác.

Chia sẻ trang này