Người Nhật say mê khiêu vũ Trên trang web vysa của hội thanh niên VN tại Nhật Bản có bài viết về khiêu vũ đối với người Nhật. Mình thấy khá thú vị nên mang sang đây cho mọi người đọc. Have fun. ================================================= 10h30 sáng, các sinh viên năm thứ hai Đại học Waseda đã tập khiêu vũ được 2 tiếng đồng hồ. Đó là ngày cuối cùng và căng thẳng nhất của tuần huấn luyện. Một số bạn trẻ ứa nước mắt, khi phải tập đi tập lại những bước cơ bản, nhưng vẫn đồng thanh hô vang để lấy tinh thần. Cuối cùng, người phụ trách nhóm tập trung mọi người lại. Gian phòng lặng yên. Anh nhắc nhở các sinh viên không được quên niềm say mê khiêu vũ và sự kiêu hãnh của Wadesa. Quả thật, đội tuyển trường Waseda, thành lập từ năm 1946, đã sản sinh ra những vũ công nghiệp dư và chuyên nghiệp hàng đầu trong nhiều năm qua. Hãy còn lâu họ mới với được đến Winter Gardens (Blackpool, Anh), nơi diễn ra các cuộc thi khiêu vũ lớn nhất thế giới. Nhưng điều này không ngăn cản sinh viên Waseda và hàng chục nghìn vũ công khác đang tập luyện hàng giờ tại các trung tâm, phòng tập khắp Nhật Bản, mơ ngày mai đây, sẽ trở thành ngôi sao mới của làng khiêu vũ quốc tế. ?oMột anh khoá trên đã dạy cho tôi khẩu hiệu Khiêu vũ là trái tim tôi?, Natsuki Kitazawa, một sinh viên năm thứ hai trường Waseda, tâm sự. ?oTại trại huấn luyện, mặc dù việc tập luyện rất ngặt nghèo, tôi luôn tự nhủ: Mình làm việc này vì mình yêu khiêu vũ?. Môn khiêu vũ có một lịch sử lâu đời tại đây. Theo Kiroku Ito - nhà sử học chuyên về lĩnh vực này, Sutematsu Yamakawa, một trong 100 công dân Nhật tới Mỹ và châu Âu thời Duy tân Minh Trị, là người Nhật đầu tiên học khiêu vũ, trong 10 năm bà sống ở nước ngoài. Khi về quê hương năm 1884, bà nhảy cặp với một thầy giáo khiêu vũ người Đức và họ tạo nên tiếng vang lớn. Nhưng phải đến thập kỷ 1920, khiêu vũ mới bén rễ vào cuộc sống. Thời kỳ 1927 ?" 1929, các phòng dạy nhảy mọc lên ở Tokyo và các nơi khác. Đến năm 1930, hội đồng giảng dạy khiêu vũ đầu tiên của Nhật được thành lập. Mặc dù trong những năm chiến tranh, khiêu vũ bị cấm, nó hồi sinh khi hoà bình trở lại. Năm 1950, hội đồng khiêu vũ quốc gia, nay là Liên đoàn Khiêu vũ Nhật Bản được thành lập, và cuộc thi đấu toàn quốc đầu tiên diễn ra năm 1951. Bước ngoặt thực sự xuất hiện năm 1955. Trước đó, kỹ thuật nhảy dựa trên sự miêu tả các bước đi trong sách dạy khiêu vũ của nước ngoài. Tuy nhiên, bài trình diễn của cặp ba lần vô địch nước Anh Len Scrivener và Nellie Duggan ở Nhật làm biến đổi hoàn toàn cách suy nghĩ về khiêu vũ của người dân. Gần đây hơn, phim truyền hình nhiều tập Hãy cùng khiêu vũ của đài NHK, phát lần đầu năm 1984, đã thổi bùng phong trào này ở Nhật. Còn khi bộ phim nổi tiếng Chúng ta nhảy nhé ra đời năm 1995, nó mang đến cho khiêu vũ một hình ảnh lành mạnh trong tư duy những người bảo thủ. ?oNhờ vào Chúng ta nhảy nhé, mà khiêu vũ được xã hội thừa nhận là một hoạt động tốt đẹp?, Akemi Yashiro - chủ bút tờ Dance View, một trong hai tạp chí lớn về khiêu vũ của Nhật - nhận xét. Không những bộ phim làm tăng số người học nhảy ở Nhật, nó còn giúp những ai ?okhiêu vũ lén? có can đảm công khai với gia đình và bạn bè. Có lẽ, lý do chính khiến môn này được ưa thích ở Nhật là nó giúp con người hoà đồng. ?oTrong các xã hội như Anh và Nhật, nhiều khi người ta không mở miệng, trừ phi do công việc bắt buộc?, Christopher Hawkins, người có mặt cùng bạn nhảy Hazel Newberry ở Tokyo để bảo vệ chức danh hiệu vô địch thế giới, bình luận. ?oVì vậy, khiêu vũ là cách lý tưởng để mọi người gặp gỡ và cùng vui?. Tuy khá phổ biến ở Nhật, khiêu vũ chưa được hâm mộ bằng những môn thể thao như bóng rổ và bóng đá. Từ khi từ giã thi đấu, Isao và Anna Nakagawa, cựu vô địch khiêu vũ Nhật và nhì thế giới, đã cố gắng thay đổi điều này. Anna Nakagawa nhận xét: ?oNhư bóng chày có rất nhiều fan. Ngay cả khi người ta tổ chức thi đấu trong nhà, ở đó vẫn chật ních người xem. Chúng tôi muốn biến khiêu vũ thành một loại hình thể thao lớn, qua những cuộc thi đấu lớn?. Thi "đôi giày vàng" rất phát triển ở Nhật, khoảng 45.000 người tham gia hằng năm. 4 hội đồng khiêu vũ tổ chức các cuộc thi lớn cho cả các vũ công chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Ngoài ra, còn có những cuộc đọ sức nhỏ hơn, giữa các cậu lạc bộ với nhau. Khiêu vũ thi đấu được gọi là khiêu vũ thể thao, bao gồm các điệu ballroom (waltz, tango, foxtrot, quickstep, Viennese waltz) và các điệu Mỹ Latinh (cha cha cha, samba, rumba, paso doble, jive). Goro Hayakawa, một trong những vũ công điệu Mỹ Latinh hàng đầu của Nhật, giải thích: ?oHọ khoác lên mình những bộ cánh, bỏ lại sau cái dáng vẻ tẻ nhạt thường ngày, và bước vào thế giới hư ảo. Không còn hình ảnh lặng lẽ và vâng lời nữa?. Nhưng đổi lại sự hào nhoáng, đầu tư cho các cuộc thi không rẻ chút nào. Chẳng hạn trong khiêu vũ ballroom, một cặp nhảy dù thiếu kinh nghiệp cũng phải kiếm cho được bộ áo đuôi tôm và váy dạ hội giá hàng nghìn đôla. ?oNgười Nhật thích các cuộc thi. Họ thích cạnh tranh?, Isao Nakagawa nhận xét. Còn Anna Nakagawa thì bình luận: ?oBản chất của người Nhật là dốc hết mình vào một việc gì đó?. Đối với những người nhảy nghiệp dư, đọ sức cũng cho họ một mục tiêu. ?oChả thú vị chút nào nếu không có một mục tiêu rõ ràng?, Kay Adachi, thành viên câu lạc bộ khiêu vũ Waseda Old Boys, bình luận. Vì vậy, nhiều khi thi đấu đơn thuần là hệ quả tất yếu của việc học nhảy. ?oỞ Nhật, người ta thường xuyên thi thố để nâng vị thế của mình trong ngành?, Hawkins nhận xét. ?oTuy nhiên, các đôi nhảy ở Nhật thường gặp nhiều khó khăn, vì họ còn bận quản lý các phòng tập, nên khó tập chung riêng vào thi đấu. Hơn nữa, các vũ công ở nước này thường theo nghề từ khi ngồi ở giảng đường đại học. Nay đã xuất hiện những vũ công trẻ hơn, và theo tôi, đó sẽ chính là điều làm nên sự khác biệt cho tương lai của môn khiêu vũ tại Nhật?. Minh Châu (theo Asahi Shimbun) ================================================== Link: http://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=News&file=article&sid=1048&mode=thread&order=0&thold=0
Bài biết này hay quá! cảm ơn Rett80 đã có công sưu tầm. Mỗi khi đọc được thông tin liên quan đến dancing ở nới khác, nó liên tưởng cho tôi 1 cảm giác rằng dancing đang ngày càng phát triển trên khắp thế giới. Và vì vậy nó cho tất cả những người yêu thích khiêu vũ hy vọng về một tương lai nơi mà dancing tìm được vị trí yêu thích xứng đáng. Viêt Nam chúng talà 1 nước châu Á và cũng chịu những rào cản xã hội giống Nhật ở 1 khía cạnh nào đó. Ngày nay dancing ở Nhật đã rất phát triển. Hãy cùng góp sức cho dancing Việt Nam nào các bạn. To Rett80: Bạn cho hỏi ballroom dancing có phải là 1 lựa chọn thường xuyên của sinh viên Nhật, sinh viên VN ở Nhật không? Bạn có thể cho biết hoạt động dancing trong các trường đại học ở Nhật được tổ chức như thế nào? các cuộc thi tổ chức ra sao và có thường xuyên không? Trường International University, Yokohama National... có CLB dancing không hay chỉ có Waseda?
Chào DanceFan. Hỏi ballroom có phải là 1 lựa chọn thường xuyên của SV Nhật, SV VN ỏ Nhật thì rất khó trả lời. Mình sẽ nói qua các câu hỏi sau của bạn trước rồi quay lại câu này nhé. Thứ nhất, về hoạt động dancing trong các trường ĐH ở Nhật. Mỗi trường ĐH ở Nhật đều có một CLB Dance Sport (Tiếng Nhật là Kyogi Dansu). Các CLB này mang danh nghĩa của mỗi trường và nằm dưới sự quản lý của một hội đồng gọi nôm na là Hội đồng Dance sport Sinh viên toàn nước Nhật. Hội đồng này chính là người đứng ra tổ chức và đánh giá các giải thi đấu của SV các trường ĐH. Bạn tưởng tượng như là giải bóng đá SV bên mình ấy. Các cuộc thi có rất nhiều, tuỳ vào từng thời điểm trong năm nhưng có lẽ trung bình khoảng 1-2 tháng có một cuộc thi, có tất cả 8 điệu: Waltz, Quick Step, Tango, SlowFox của modern và Rhumba, Chacha, Samba, Paso của bên Latin. SV các trường ĐH thường gia nhập CLB từ năm 1, bắt đầu tập luyện và tiếp tục theo cho đến hết 4 năm học. Mật độ trận đấu cũng tăng dần lên, ví dụ bạn nhập học & nhập CLB vào tháng 4, luyện tập 4 điệu Waltz, Rumba, Waltz, QuickStep và sẽ có trận thi đấu debut vào khoảng tháng 9. Tiếp sau đó sẽ học nốt các điệu còn lại và bắt đầu có nhiều giải thi đấu hơn. Sang năm thứ 2, mỗi thành viên phải chọn một con đường mà mình thích, hoặc Modern hoặc Latin và bắt đầu luyện tập chuyên sâu vào các bộ môn ấy. Nên người ta thường phân biệt người Latin và người Modern . Họ phải đi học ở các thầy hướng dẫn Pro để nâng cao trình độ và có những routing riêng, khác với năm 1 là hoàn toàn do các Senior khoá trên truyền dạy. Cũng bắt đầu từ thời điểm này các trận thi đấu nóng hơn và có tính cạnh tranh, chuyên môn cao hơn rất nhiều. Về cách tổ chức các cuộc thi. Mỗi cuộc thi đều có các vòng 1,2,3 ... Các thí sinh được đánh giá bằng số check của ban giám khảo, nếu vượt qua các vòng loại sẽ lên semi final rồi final. Ban giám khảo thì có thể la các OB (Sinh viên đã tham gia các CLB và đã tốt nghiệp) và các hướng dẫn viên pro, tuỳ theo chất lượng và thể loại của trận đấu. Chính các cuộc thi này góp phần đóng góp rất nhiều tài năng chuyên nghiệp cho Nhật, vì các thí sinh xuất sắc và đam mê thường tiếp tục con đường này sau khi tốt nghiệp. Họ sẽ tiếp tục đăng ky tham gia các giải amatuer vốn được tổ chức rất thường xuyên (giải amatuer có thêm 2 điệu Viene Waltz và Jive) và nếu có khả năng sẽ tham dự kỳ thi để lấy bằng chuyên nghiệp.... Uh, thế đấy, đến đây chắc bạn hiểu đôi chút về dancing trong các trường ĐH của Nhật rồi. Trở lại câu hỏi ban đầu, mình nghĩ các trường ĐH đều có một CLB Sport Dance mang tên trường. Tuy nhiên có những trường còn có cả một dance circle (ko biết mình viết có đúng ko), có nghĩa là một nhóm những người yêu thích dance, tụ tập nhau lại, tâp luyện, hoàn toàn mang tính châts giải trí và ko có tham gia thi đâu... Tham gia CLB sport dance thực sự cần một cố gắng rất lớn và đặt mình vào một môi trường cạnh tranh khá mạnh (cũng như tất cả các CLB khác). SV Nhật tham gia vào CLB Dance club vì yêu thích, cũng như các bộ môn khác (bóng bàn, bóng đá, rubby, đua thuyền...) thôi, nên ko nói là một lựa chọn thường xuyên được. Nhưng họ coi đấy là một môn sport nghiêm túc và luyện tập thi đấu hết mình vì đam mê, vì danh tiếng của trường mình ( cái này thi đáng khâm phục thật). Gần đây cũng có một số người nước ngoài tham gia nhưng thường chỉ đến nưa chừng, có lẽ vì điều kiện ko cho phép, cũng có thể vì chỉ muốn biết sơ sơ... Mình viết có lẽ hơi lủng củng, tại nghĩ đến đâu viết đến đấy, hy vọng nó giải đáp được những thắc mắc của bạn. Hy vọng có dịp trao đổi thêm nữa.
trui ui...ko bit khi nao dancesport moi duoc đưa vô truờng học hén...hihi...đúng là cái gì cũng fải có cạnh tranh mới phát triển đuợc mà thiệt ra muốn mọi nguoi iu thích dance cũng dễ lắm, học sinh tốt nghiệp cấp II cấp III hay ĐH xong truờng cứ tổ chức 1 đêm prom , có dancing, bầu chọn Dancing Queen gì đó....hihi... bảo đảm các bé sẻ chăm chỉ luyện tập cho 1 đêm party vui nhất của đời học sinh è hihi...V nhớ lúc truớc thèng nhóc em của V, năn nỉ nó làm partner của mình mún gãy luỡi mà nó ko chịu, cứ lỳ ra, nhưng đến lúc đuợc mời đi party với bạn bè thế là hắn chăm chỉ tập luyện mỗi đêm ko cần ai nhắc nhở heheeh
To Rett80: Cảm ơn 80 đã nhiệt tình trả lời rất nhiều thông tin. Mình nghĩ rằng ở VN chung bây giờ mà tổ chức được hoạt động như của sinh viên bên ấy thì đã là tốt lắm rồi. Vấn đề ở nước nhà vẫn là tư cách pháp nhân và người support... thật khó. 80 vẫn tập dancing đều đấy chứ? V-heart còn đi tìm partner không vậy?
To Rett80: Cảm ơn 80 đã nhiệt tình trả lời rất nhiều thông tin. Mình nghĩ rằng ở VN chung bây giờ mà tổ chức được hoạt động như của sinh viên bên ấy thì đã là tốt lắm rồi. Vấn đề ở nước nhà vẫn là tư cách pháp nhân và người support... thật khó. 80 vẫn tập dancing đều đấy chứ? V-heart còn đi tìm "pạc tờ ne" không vậy?
Vơ? hát ui, không dêf như bạn nghif đâu. ơ? trường mi?nh 6-7 năm nay , năm na?o cufng tô? chức " Dạ vuf Quốc tế" (khoa Luật Quốc tế ma?)đê? dón Tân sinh viên nhưng cho tới giơ? có ai nha?y ra hô?n đâu (nói cho lịch sự thôi chứ chă?ng ai bít nha?y ca?), mơ? nhạc KV lên chi? có va?i dôi lượn ra lượn va?o, năm na?o cufng vậy.
to Dance Fan hihi...the best one not yet to come to roll: phong trào dance ở truờng ĐH VN mình èo uột nhỉ nhớ papa mình kể lúc papa mình còn là sinh viên Bách Khoa bà con ghiền dance đến nỗi fải tổ chức lén lút, giấu giày vào túi xách để đi dance đấy hehehee.... và thế hệ sinh viên đó cho đến giờ vẫn rất "máu me", tức là cứ tụ tập lại là fải có dancing...mà tuy già cả nhưng họ dance vẫn rất có lửa hí hí... V theo vẫn ko kịp đấy