1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Ninh Bình nổi tiếng...

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi giangnamvtv, 08/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giangnamvtv

    giangnamvtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Người Ninh Bình nổi tiếng...

    TP - Hẹn mãi, cuối cùng chuyến đi Ninh Bình thăm cụ Hà Thị Cầu - nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỷ trước, chúng tôi cũng thực hiện được. Mấy tuần trước qua điện thoại cô con gái cho biết dạo này cụ không được khỏe.

    Nhà hôm nay đông, chăng miếng bạt xanh lấp đầy khoảng không của cái sân hơn 20 mét. Chị Mận - con gái cụ Hà Thị Cầu- chạy ra đón.

    Thấy chúng tôi, cụ gượng ngồi dậy, chỉ vào Mai Tuyết Hoa: ?oĐây là con Hoa, đây là Thao Giang?, nhìn sang Khương Cường và tôi: ?oCòn hai đứa này tao không nhớ?.

    Hoa cho cụ biết chúng tôi đều là những người tham gia hoạt động khôi phục nghệ thuật hát xẩm, bây giờ Hà Nội rất nhiều nghệ sĩ trẻ muốn hát xẩm.

    Chị Mận kể: Từ Tết ra cụ mệt, nửa tháng nay nặng hơn, hầu như chỉ nằm, thi thoảng chỗ đau lại nổi cục to bằng nắm đấm, từ bên phải chạy qua bên trái rồi đau ê ẩm cả người.

    Gia đình đưa cụ lên huyện, tỉnh khám tới 3 lần đều bảo có u ác tính ở núm ruột thừa. Chị Mận cũng tính đưa cụ lên Hà Nội điều trị, ngặt nỗi kinh tế eo hẹp.

    Từ Tết ra hầu như cụ chẳng đi hát, thỉnh thoảng trời mưa, thèm đàn, ôm cây nhị kéo mấy giai điệu bài Lưu Thủy. Bài nhạc vẫn thường sử dụng trong đám ma, lại kéo lúc trời mưa càng buồn, hàng xóm chạy sang bảo chơi bài vui hơn. Cụ lại cất cây đàn.

    ?oThôi cụ mệt vừa nằm vừa nói chuyện cũng được, toàn con cháu mà?. Cụ lẩm nhẩm: ?oCon cháu thì con cháu, phải có lề luật, kỷ cương?. ?oThế dạo này cụ còn uống giời (cách cụ Cầu gọi rượu) không??, ?oCó, nhưng ít hơn?. ?oChị Mận đừng cho cụ uống rượu nữa, uống nhiều không hát được? - Hoa nói với ra sân.

    Cụ chau mày: ?oCha tiên sư mày. Tao uống tao hát càng hay?. Hoa bảo cụ tính dí dỏm lắm ?ođặc chất xẩm?, cụ phải yêu quý mới mắng như vậy. Nhớ lại năm ngoái khi tham gia Liên hoan tiếng hát dân ca toàn quốc vùng Đồng bằng Bắc bộ (VTV tổ chức ở Nam Định) lúc cụ hát cả Hoa, Văn Ty, Thao Giang cùng đệm nhạc.

    Cụ không quen mặc mấy cái áo rườm rà, Hoa chỉnh lại cho cụ, giữa chương trình truyền hình trực tiếp mà cụ cao giọng: ?o*******?. Thật may cụ nói nhỏ chỉ mấy người nghe thấy. Cả nhóm cười ngất ngây.

    ?oHôm nay về đúng ngày nhà có việc, các anh ở lại ăn cơm cùng gia đình? - Cụ nói. Thì ra ngày mai chị Mận đi lấy chồng. Cụ sinh được 7 người con giờ còn 3. Anh con cả Nguyễn Văn Cầu (cụ lấy tên Cầu kể từ khi cụ ông mất) làm công nhân ở Tam Điệp, hai người con gái ở quê, chị Mận (46 tuổi) ở cùng mẹ.

    Mấy chục năm hai mẹ con đùm bọc nhau. Chị Mận làm đủ thứ việc từ buôn gạo rồi bán rau chẳng kiếm được bao nhiêu, lắm khi cụ còn hỗ trợ thêm bằng tiền đi hát. Trong lòng cụ chưa bao giờ an tâm khi chị ngày càng nhiều tuổi vẫn chưa chịu lấy chồng.

    Cụ quê ở Nam Định, lên 10 tuổi đã đi hát xẩm cùng bố mẹ, lang thang kiếm sống ở các vùng quê Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. 16 tuổi cha mất, sau một thời gian gặp ông Chánh chương Mậu (trùm hát). Phục tài ông ấy chơi đàn bầu, nhị và hát rất hay, thấy hợp tình hợp lý thế là đi theo.

    Suốt thời gian dài cùng với bà cả chơi trống, cụ chơi hồ, nhóm hát xẩm của cụ lừng tiếng xa gần. Miền Nam giải phóng được một thời gian, cụ bỗng cảm kích, sáng tác bài Theo Đảng trọn đời rồi hát theo điệu Thập ân.

    Đến quãng 1981 - 1982 được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình nghệ thuật Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Nhạc viện HN mời cụ tham gia. Nhạc sĩ Thao Giang nhớ lại: ?oMột chương trình trang trọng như thế mà cụ khăng khăng các anh phải chuẩn bị cho tôi một cái chiếu, như thế mới là hát xẩm?.

    ?o...Nhật Pháp dày xéo quê hương/Bà con chết đói ngập đầy đường sông... Giờ đây theo Đảng con đi/Giết giặc giữ nước yên thì biên cương... Vững tâm theo Đảng nghe con/Đạp bằng sóng gió, sắt son lời nguyền?.

    Theo Đảng trọn đời là một bài xẩm tràn đầy tình quê hương, lòng yêu nước. Sau chương trình, các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng đều hỏi han, khen ngợi. Cụ kể: ?oBác Chinh hỏi về mức trợ cấp mỗi tháng, tôi bảo chẳng có đồng nào.

    Bác Chinh lại bảo: ?oLạ nhỉ?. Cụ nói tiếp: ?oTôi trình bày với bác Chinh chỉ muốn được Nhà nước trợ cấp cho mỗi tháng một khoản để an tâm ca hát và sáng tác?. NSND Xuân Khải lúc ấy tới bên NS Thao Giang vui vẻ: ?oThật mừng cho nghệ nhân Hà Thị Cầu?.

    Bẵng đi hơn 20 năm, dù đã không ít lần được làm việc cùng cụ nhưng tới tận chuyến đi này NS Thao Giang mới giật mình biết ước nguyện của cụ vẫn chưa thành. Nguồn thu chủ yếu của cụ hiện nay là từ những người khách xẩm, nhưng từ vài tháng nay cụ mệt, hầu như không hát.

    Mai Tuyết Hoa đề nghị để mấy hôm cụ đỡ hơn sẽ đưa ra Hà Nội đi chẩn đoán lại khối u độc ác kia có đúng không. Nhưng việc điều trị cho cụ sẽ mất một nguồn kinh phí vượt qua khả năng của chúng tôi, những người vẫn tự bỏ tiền túi đi sưu tầm và nghiên cứu âm nhạc dân gian.

    Tôi đang nghĩ sẽ đề đạt với BGĐ Trung tâm Phát triển Nghệ thuật âm nhạc VN và đơn vị đồng tổ chức phát động một chương trình ủng hộ nghệ nhân Hà Thị Cầu ngay tại sân khấu xẩm ?oHà Nội 36 phố phường?. Mong sau đây cụ sẽ có một quyển sổ tiết kiệm nhỏ.
  2. venussmike

    venussmike Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ phải vác mic đi phỏng vấn NGUYỄN VIỆT TIẾN cái, pà con nhỉ????
  3. o0o_se7en_o0o

    o0o_se7en_o0o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Có Ai biết về vụ Ông Hà Quốc Hoa ko? nói cho tui biết với
    nghe nói ông này làm trong nghành công an mới bị xa cô thì phải. Ai biết nói cho tui biết với
  4. TTBG

    TTBG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2005
    Bài viết:
    491
    Đã được thích:
    0
    Hì ,nhà Cụ í ở ngay đầu ngõ đi vào nhà Bà Ngoại mình ,ngày nhỏ đi qua hầu như mỗi ngày ,cũng thỉng thoảng nghe cụ hát !Nhưng ngày đó có biết nghệ thuật là gì đâu ? Chỉ thấy hay hay thôi ! Mà ko hiểu sao cứ nói cụ là 1 nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỉ trước ,cần phải đc nhiều ưu ái này nọ,hưởng nhiều chế độ này nọ, mà những chính sách trợ cấp vẫn ở tận đẩu tận đâu nhỉ ? Nhà cụ thì theo mình nhớ cũng ko phải khá giả gì ! Mà nói thật là cả làng hầu như đều nghèo ! Thương ........... Nhưng chưa thể làm đc gì ! Chỉ hy vọng ..............
  5. giangnamvtv

    giangnamvtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Bạn TTBG ơi!
    bạn có quê ở đấy, vậy từ khi bạn sang pháp bạn đã về thăm quê lànnào chưa, sang pháp thì có giới thiệu gì về bản sắc văn hóa dân tọcc mình tớibạn bè quốc tế chưa?
    Rất vui vì bạn cũngcó quê ở đấy, mong rằng bạn sẽ có nhiều bài viết về quê hương mình nha
  6. HoabanglangNB

    HoabanglangNB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ : Người NB nổi tiếng nhất là Vua Đinh Tiên Hoàng với bà Thái Hậu Dương Vân Nga. Nh
  7. giangnamvtv

    giangnamvtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Thực ra mình chỉ muốn cho mọi người biết về những người con ninh bình mà được mọi người, xã hôi công nhan và biết đến thôi vì nhiều khi có nói đến những người nổi tiếng nhưng lại ko ai biết đấy là người ninh bình đâu, mục đích của mình là mong muốn rằng mọi hãy làm như mình, hãy đưa lên mạng cho mọi người biết về con người và mảnh đất ninh bình, chứ như bạn hoa bằng lăng nói về duong van nga và đinh tỉên hoàng thì thứ nhất là ai cũng biết và thứ hai là những người đó đã là người của quá khứ, mục đích những người mình muốn nói đến là những người....đương thời cơ. Mình sẽ cố gắng đưa ra một sieri những bài viết về những người con ninh bình nổi tiếng trong giới hạn mình có thể làm được. Mong mọi người cùng giúp đỡ nhau nha
  8. kem_no1

    kem_no1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0

    Trước tiên là gửi lời cám ơn bác giangnamvtv. Cái công bác đem lại cho người đọc những cái độc đáo và những con người tài giỏi thực sự trên mảnh đất Ninh Bình là rất đáng trân trọng! Qua đó mới thấy người Ninh Bình cũng chẳng thua kém gì ai.
    Tuy vậy, nếu như những người bác viết lên là những người được số đông thừa nhận và biết đến thì có lẽ sẽ hay hơn phải không ạ?
    Thứ nữa, em muốn biết là hát xẩm là kiểu hát thế nào?Và nó có phải là loại hình văn hoá đặc trưng của Ninh Bình không?
  9. giangnamvtv

    giangnamvtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn kem_no1 đã có lời động viên và chia sẻ góp ý, rất chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của bạn. Thực sự mình cũng đã nghĩ đến việc bạn nói là gửi đề tài về những người được số đông công chúng biết đến, nhưng vì chưa có tài liệu nên mình cũng chưa đưa lên kịp bây giờ, nhưng vấn đề là mình sẽ đưa lên để mọi người biết về những người tài giỏi của ninh bình, vấn đề chỉ là thời gian thôi.
    Qua đây mình cũng xin gừi cho bạn vài dòng về nghệ thuật hát xẩm để bạn có thể hiểu thêm về môn nghệ thuật ít người biết đến này.
    Nói đến hát xẩm, nhiều người nghĩ ngay đến những người mù hát rong lang thang khắp nơi, lấy tiếng hát làm kế sinh nhai. Thực ra, hát xẩm là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc, có nguồn gốc từ lâu đời.
    Hát xẩm là gì ?
    Theo các nhà nghiên cứu, chữ ?oxẩm? đồng nghĩa với từ ?osờ?, được nói chệch đi để chỉ động tác ?osờ soạng? của những người không may mắn bị mù lòa, khiếm thị; đồng thời, như ta vẫn thường nói ?oxẩm tối?, nghĩa là thời gian vào cuối buổi chiều, ánh nắng tắt dần, trời sắp tối, chỉ sự lu mờ, thiếu ánh sáng, tối tăm của không gian. Như vậy, có thể nói, hát xẩm là một loại hình nghệ thuật ca nhạc dân gian truyền thống mang tính chuyên nghiệp của những người khiếm thị
    Ông Tổ của nghề hát xẩm
    Vào thế kỷ 13, hoàng tử Trần Quốc Đĩnh bị người em trai đâm mù mắt giữa rừng xanh, đoạt ngọc quý để chiếm ngôi vua. Trong cơn mê sảng, chàng mơ thấy mình được ca hát với một bầy tiên nữ trong tiếng nhạc tưng bừng... Tỉnh dậy, chàng mới biết là mình được những người dân quê thôn dã hết lòng chăm sóc. Qua cơn hoạn nạn, nhớ lại giấc mơ và tỏ lòng báo đáp dân làng, chàng đã lần mò tự tay chế tác cây đàn bằng một ống tre dài, có cần mềm để nắn tiếng chỉnh âm, lại có dây xe bằng vỏ cây và có que để bật, gõ thành tiếng nhạc. Chàng còn soạn ra cả những bài thơ để hát, kể lể tâm tình của mình, của đời, mang niềm vui đến với mọi người, mọi nhà, tay đàn miệng hát khắp mọi nơi, từ bến sông, bãi chợ, sân đình... Tiếng tăm của chàng ca sĩ mù vang đến tận kinh thành, Thái Thượng hoàng cho vời chàng vào cung, mới hay đó chính là hoàng tử mất tích năm nào... Từ đấy, Quốc Đĩnh ra sức dạy dỗ cho mọi người đàn hát, nhất là những người khiếm thị, vừa là để vui đời, vừa là nghiệp mưu sinh...
    Hát xẩm - môn nghệ thuật độc đáo
    Nhạc luật của hát xẩm rất chặt chẽ, gồm 8 làn điệu chính (xẩm chợ, chênh bong, riềm huê, ba bậc, phồn huê, hò bốn mùa, hát ai, thập ân). Người hát xẩm phải học thuộc làn điệu, phải biết chơi đàn, chơi phách, nắm được hát đến chỗ nào thì dạo đàn, chỗ nào thì được đánh phách vào, chỗ nào thì đàn chỉ có đệm mà không chêm giai điệu... Hai đặc tính nổi bật trong nghệ thuật hát xẩm là tính hài hước, đả kích sâu cay, châm biếm, phê phán thói đời và tiếng oán than những nỗi buồn da diết, khổ đau của kiếp người. Sự kết hợp hai mặt đó khiến người nghe cười ra nước mắt.
    Hát xẩm thường tụ nhau thành những nhóm nhỏ từ 2 - 3 hoặc 4 người, gồm vợ chồng, con cái, hoặc anh em, bè bạn... Trong số này, trưởng nhóm thường là người cầm đàn bầu - hoặc nhị, hồ - tự chơi, tự đệm và hát chính. Những người khác đều phải biết chơi tối thiểu một nhạc cụ. Điều đáng nói là trên sân khấu của nghệ thuật hát xẩm thường cùng lúc diễn ra ba công việc: biểu diễn, sáng tác và truyền nghề. Khi một người được tuyển chọn tham gia với nhóm hát, ông trưởng nhóm phải huấn luyện cho người đó chơi nhạc cụ hoặc cách hát xướng, cách phổ thơ, soạn thơ... suốt cả quá trình biểu diễn.
    Nghệ thuật hát xẩm trong đời sống hôm nay
    Hiện nay, đời sống kinh tế phát triển, những người mưu sinh bằng nghề hát xẩm ít đi. Nhưng với tư cách là một loại hình nghệ thuật độc đáo trong dân gian, hát xẩm vẫn được lưu giữ, trân trọng. Tâm huyết với nghệ thuật hát xẩm, không chỉ có những nghệ nhân đã cao tuổi như các cụ Hà Thị Cầu, Văn Khoa... mà còn có cả những gương mặt trẻ trung như các anh chị : Tuyết Hoa, Thanh Hương, Quốc Hùng, Mạnh Cường, Văn Ty... Sắp tới, một Liên hoan nghệ thuật hát xẩm toàn quốc sẽ được tổ chức, có thể mọi người sẽ thêm quý, thêm yêu, thêm trân trọng nghệ thuật hát xẩm đặc sắ của dân tộc.
  10. chally_cucu

    chally_cucu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.553
    Đã được thích:
    0
    CSGT Ninh Bình: Đòi mãi lộ cả... phi công!


    Phi công bay trên trời làm sao mà cảnh sát giao thông (CSGT) có thể đòi mãi lộ được? Thế mà chuyện có thật 100% vừa xảy ra tại CSGT Công an thị xã Tam Điệp khi viên phi công này phải "quần đảo" suốt 4 tiếng đồng hồ trong vòng vây của cảnh sát.
    Ngày 10/5/2006, anh Nguyễn Đình Cường, phi công Đoàn bay 919 (Vietnam Airlines) lái chiếc ô tô 4 chỗ ngồi, biển kiểm soát 29Y-2178 từ Hà Nội về Thanh Hóa thăm gia đình.
    Khoảng 20 giờ 20, khi tới gần dốc Xây, ranh giới giữa thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) và thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa), một tổ công tác của CSGT Công an thị xã Tam Điệp ra hiệu cho xe anh Cường dừng lại.
    Sau khi dừng xe, anh Cường xuất trình giấy tờ đầy đủ và hợp lệ. Mặc dù vậy, viên CSGT có tên là Toán "thả" một câu đầy vẻ "dọa nạt": "Sao mày không dừng xe theo hiệu lệnh và đậu sai vị trí!?".
    Sau đó, ông Toán yêu cầu xe của Cường quay đầu chạy về công an phường có một cảnh sát kèm. Về tới địa điểm Cường phải ngồi đợi hơn 1 giờ vẫn không có ai giải quyết, có người gạ anh Cường chi 500 ngàn đồng thì trả lại giấy tờ rồi cho đi.
    Chúng tôi xin trích cuộc "chiến đấu" của Nguyễn Đình Cường với cảnh sát:
    Cảnh sát: Thái độ của mày còn lâu! Vào kia viết kiểm điểm đi. Nghe rõ gì không? Đứng đấy đêm cũng không giải quyết. Đứng đây còn lâu! Nói cho mà biết.
    - Nguyễn Đình Cường: Bà cháu bị ốm, xin các chú.
    Cảnh sát: Ốm mà đi vậy à? Láo toét! Mày như vậy còn lâu mới giải quyết. Nói rõ cho mày biết. Viết bản kiểm điểm chưa? Nhắc nhở nhá. Cho nộp bao tiền, nộp đi.
    - Nguyễn Đình Cường: Cháu chỉ còn có 100 ngàn.
    Cảnh sát: Một trăm quên ****** đi, hai trăm nộp nhanh. Phạt không chấp hành.
    - Nguyễn Đình Cường: Cháu xin các chú!
    Cảnh sát: Hai trăm ngàn, nói nhanh, mấy chục con người. Tao lấy đưa cho anh em CSĐT, công an phường đây này. Một vài trăm đối với tao quên mẹ đi. Thiếu gì, làm ăn vớ vẩn, rách việc. Biến!
    Một người mặc đồng phục xanh cầm gậy nói với cảnh sát Toán: ?oNộp phạt không nộp, vớ vẩn! Phải tao, tao đập cho vỡ kính. Lên Công an Tam Điệp đi! Đánh xe lên Công an Tam Điệp?.
    Tại Công an Tam Điệp, cảnh sát: Mày viết kiểm điểm chưa? Chưa viết thì chịu rồi. Phạt chấp hành đi, không thì lên kho bạc. Lên kho bạc còn chết nữa. Không thì giữ xe, giữ bằng. Đây này phạt chấp hành từ 100-300, phạt mày 200. Trường hợp này thì nghiêm túc không đáng gì cả.
    Cường tiếp tục xin nộp 100 ngàn.
    Cảnh sát: Láo toét! Bảo viết kiểm điểm từ tối đến giờ không viết. Làm dứt điểm thằng này cho nó về. Lỗi của mày nhẽ ra là phải giữ xe, nhưng chuyển cho lỗi nhẹ. Một trăm ngàn, giấy biên lai đâu. Biên lai 100 ngàn đây nhé! Nộp thêm 30 ngàn tiền lưu kho nữa.
    Và tờ biên lai số 0418340 phạt 100 ngàn ghi lỗi của Cường vi phạm: "Đỗ xe không đúng vị trí quy định nơi đô thị" (?!).
    Có lẽ là phi công nên Nguyễn Đình Cường mới có thần kinh thép quần đảo với cảnh sát thị xã Tam Điệp suốt 4 tiếng đồng hồ, từ 20h20 đến 24h30 ngày 10/5.
    Theo Cao Ngọ
    Báo Thanh niên

    Mọi người thấy sao, mấy chú cớm này chắc phải cho nghỉ việc hết!

Chia sẻ trang này