1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người phi công tài hoa

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Bedok, 22/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bedok

    Bedok Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Người phi công tài hoa

    Người phi công tài hoa

    Đinh Tôn là phi công Việt Nam đầu tiên bay trên bầu trời Tổ quốc với lá cờ đỏ sao vàng vào giữa năm1958. Là một phi công xuất sắc, loại máy bay nào cũng bay giỏi. Tháng 12-1973, đại tá Đinh Tôn được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12), xin giới thiệu truyện ký ?oNgười phi công tài hoa? của nhà văn Lê Thành Chơn.

    Năm 1998 J.Pual tướng hai sao, từng chỉ huy một trong những hàng không mẫu hạm của Mỹ tham chiến ở Việt Nam gởi cho tôi một bức thư, nội dung của thư muốn tôi giới thiệu cho ông ta một số phi công Bắc Việt Nam đã hạ nhiều máy bay Mỹ để ông ta trực tiếp gặp gỡ, phỏng vấn cho cuốn sách của ông dự định viết về những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam. Trong những phi công nổi tiếng ấy có một tên ở dòng số 7 ?oĐinh Tôn, phi công Mig 21?. Ông ta đặc biệt lưu ý trận chiến đấu ngày 16-6-1968 tại Đô Lương hồi 11 giờ trưa. Trận đó phía Mỹ bố trí một lực lượng máy bay A4 đánh khu vực ?ocán soong? thuộc vùng Bắc Hà Tĩnh, ở đó có nhiều con đường dẫn tới đường 12, thâm nhập vào tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Lực lượng Mỹ cùng cất cánh trên tàu sân bay Enterprise gồm 6 chiếc A4 và 4 chiếc F4 hộ tống. Theo người Mỹ, vùng Nam Nghệ An và Bắc Hà Tĩnh là vùng trời do người Mỹ kiểm soát, nghĩa là quyền làm chủ bầu trời thuộc về người Mỹ. Từ khu vực Nam Thanh Hóa trở vào thường xuyên có hai chiếc máy bay tiêm kích tuần tiễu, phát hiện có xe trên đường họ báo về hạm. Lập tức có máy bay mang bom đến đánh. Gần như ban ngày không có xe chở hàng và chở quân vận chuyển trên tuyến đường thuộc vùng ?ocổ chai? này. Còn Không quân Bắc Việt, tuy người Mỹ không dám coi thường nhưng do ít xuất hiện nên các chiến đấu cơ thường chỉ nghe thông báo của máy bay trinh sát điện tử EC121 lúc nào cũng có mặt ở ven biển Việt Nam. Máy bay này có những máy móc định vị đài radar, tần số phát sóng và đặc biệt là hệ thống nghe trộm đến độ tinh vi, bộ máy thu chuyển đổi từ tiếng Việt sang tiếng Anh trên dải băng tần rất rộng. Người Mỹ thu được tất cả các cuộc đàm thoại của tất cả các loại máy bay và ghi âm lại, báo động cho phi công Mỹ rất chính xác về vị trí và cự ly của Mig đến tất cả các máy bay có ?ođăng ký? theo dõi.
    Hôm đó, như thường lệ, sau khi cất cánh từng chiếc trên băng chuyền động của tàu sân bay Enterprise, toàn bộ đội hình A4 và F4B đã chỉnh tề tiến vào mục tiêu... 6 chiếc A4 ném bom xong quay ra đến mép bờ biển thì có lệnh báo động. Ngay lúc đó, phi đội F4 báo bị bắn rơi một chiếc... Người Mỹ bị bất ngờ và thua đau.
    Về phía chúng ta - hôm đó, Sở chỉ huy tiền phương của không quân ở Bắc Nghệ An phát hiện bọn Mỹ tập hợp đội hình khá lớn ở phía Tây hàng không mẫu hạm. Người chỉ huy trận chiến đấu, thượng tá Trần Mạnh, phán đoán và chỉ thị: ?oĐịch sẽ đánh khu vực Đồng Lộc, thời gian này đó là khu vực bọn Mỹ quyết băm nát tuyến đường. Bọn tiêm kích sẽ khống chế tuyến từ sân bay Anh Sơn đến núi Đại Huệ. Biên đội Mig 21 sẽ đánh theo lối tiếp tuyến không quần nhau với địch...?.
    10 giờ 20 phút từ sân bay Thọ Xuân, Đinh Tôn và Nguyễn Tiến Sâm (nay là Cục trưởng Hàng không dân dụng VN) được lệnh chuyển cấp ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Sau khi rời đất, biên đội được lệnh bay dọc theo đường 15, qua Nghĩa Đàn, đại đội radar dẫn đường đặt ở đồi Minh Sơn phát hiện biên đội Đinh Tôn tiến vào rất nhanh. Bọn A4 vừa vào đến khu vực mục tiêu, đang triển khai đội hình ném bom. Thượng tá Trần Mạnh lệnh chúng tôi dẫn đường cho biên đội tiếp cận và công kích. Vượt qua Nghĩa Đàn, biên đội Đinh Tôn đã tích lũy đủ tốc
    độ. Sở chỉ huy lập tức thông báo địch và điều chỉnh hướng bay. Lúc này tốp A4 đã ném bom xong chuẩn bị rời khỏi mục tiêu, còn tốp tiêm kích không biết có không quân ta xuất hiện. Chúng tôi quyết định cho biên đội tấn công tốp tiêm kích ở phía Bắc Đô Lương khi bọn F4B đang lượn vòng. Thời cơ xuất hiện, Lê Thiết Hùng sĩ quan dẫn đường ở mặt hiện sóng bóp micrô:
    ?" 40, vứt thùng dầu phụ, tăng lực, địch bên phải 30 độ, 30 kilômét.
    Đinh Tôn biết, sẽ tiếp cận mục tiêu từ bên trong. Anh triển khai biên đội thành đội hình không chiến ở độ cao thấp, Nguyễn Tiến Sâm bật công tắc quân giới, nối điện với tên lửa. Hùng thông báo:
    ?" Địch đi từ phải qua trái, 20 kilômét.
    Đinh Tôn đảo mắt quan sát, anh reo lên:
    ?" 40 phát hiện 4 chiếc F4, xin phép công kích.
    Chúng tôi trả lời ngay:
    ?" Đồng ý, công kích nhanh, bay về hướng Bắc.
    Chúng tôi và biên đội thống nhất đánh ở chiến trường A2 (biệt danh vùng trời khu Bốn), phi công chỉ nghe và hành động, sĩ quan dẫn đường căn cứ vào trạng thái máy bay, biết phi công đã nhận được lệnh. Cho đến khi phát hiện được địch hoặc tình huống ngoài dự kiến mới phát sóng. Chính vì vậy, cho tới khi biên đội Đinh Tôn báo cáo đã phát hiện địch, bọn Mỹ mới biết có không quân ta. Bọn chúng hoảng loạn tháo chạy nhưng không còn kịp, một chiếc F4B bị Đinh Tôn bám quyết liệt, nó cố thoát bằng kỹ thuật bay lắt léo. Nhưng Đinh Tôn khôn khéo phản lắt
    léo, chớp thời cơ, ấn cò, chiếc F4B nổ bùng cắm đầu xuống đất tan xác. Bọn F4B còn lại ba chiếc phản kích, biên đội Tôn - Sâm bám nhau rất sát, giữ biên đội tấn công áp đảo bọn Mỹ. Với kỹ thuật bay điêu luyện, Tôn và Sâm đã nhiều lần tạo được thế nhưng không xạ kích được. Còn bọn Mỹ dù hơn số lượng nhưng kỹ thuật không chiến ở vào thế yếu, luôn bị động, bọn chúng phải dùng kỹ thuật mới thoát ra khỏi thế bị động, tháo chạy...
    Có lẽ, J.Pual có ấn tượng rất mạnh bởi một trận không chiến ở đỉnh cao về kỹ thuật bay và chiến thuật, dù có số lượng gấp đôi nhưng vẫn ở vào thế bị động. Một trận không chiến bị thua về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen làm cho người Mỹ vừa khó chịu vừa thán phục.
    Còn chúng ta, khi rút kinh nghiệm trận chiến đấu, Phó Tư lệnh Trần Mạnh sau khi nêu rõ những điểm mạnh và yếu của công tác chỉ huy chiến đấu, của phi công, ông kết luận: ?oMột trận không chiến sòng phẳng, phần thắng nghiêng về phía chúng ta do tinh thần chiến đấu dũng cảm của Tôn và Sâm. Một yếu tố cực kỳ quan trọng là kỹ thuật bay giỏi, kỹ thuật và chiến thuật không chiến thành thạo làm nên chiến công hôm nay?. Ông cũng biểu dương kỹ thuật bay bám đội tuyệt đẹp của phi công trẻ Nguyễn Tiến Sâm đã góp phần làm nên chiến thắng...
    ***
    Cuối năm 1999 thiếu tá không quân Ralp Wetterhahn gặp tôi để tìm hiểu về những trận không chiến mà anh ta khi đó là phi công Phantom F4 đã 180 lần vào vùng trời Bắc Việt Nam lãnh sứ mạng hộ tống các phi công mang bom đánh vào Hà Nội. Trong câu chuyện giữa tôi và Ralp, anh ta nhắc đến trận không chiến ngày 3-2-1968 tại Mai Châu. Hôm đó, vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 3-2-1968 tôi biết anh ta đã gặp biên đội của Đinh Tôn tại phía Tây thị xã Hòa Bình.
    Ralp kể rằng lần đầu tiên anh ta nhìn thấy Mig 21 trên bầu trời. Trước đã nhiều lần, thậm chí anh ta đã từng không chiến với Mig 17.
    Ralp tặng cho tôi tấm bản đồ bay ghi đường bay anh ta đã bay vào vùng trời miền Bắc, đặc biệt trên đó có một tam giác màu đỏ, ba góc là Yên Bái - Hòn Gai - cửa sông Mã. Trong tam giác đó được đánh số VI kèm theo chữ A.
    Ralp giải thích:
    ?" Đó là khu nguy hiểm. Đặc biệt nguy hiểm.
    Tôi hỏi:
    ?" Có phải số VI đặt cho cỗ quan tài có sáu tấm?
    Ralp cười lớn:
    ?" Đúng, chúng tôi tự đặt, nói lóng, nói lén với nhau, để nhắc cẩn thận, mà cũng sợ nữa, con số VI là do cấp trên đặt.
    Tôi hỏi:
    ?" Vì sao đặt số VI nằm trong khu tam giác như vậy?
    Ralp giải thích:
    ?" Thường đường bay của phi đoàn tôi từ căn cứ UBon làm nhiệm vụ hộ tống máy bay mang bom đều cất cánh từ Uđon. Nếu là đánh ở phía Đông Hà Nội chúng tôi bay ra biển qua đảo Cồn Cỏ rồi lên đảo Bạch Long Vĩ tiến vào.
    Đánh phía Tây thường chúng tôi bay qua Vientian (Lào). Tránh xa khu vực từ I đến V. Buộc vào khu VI phải đi đoạn ngắn nhất.
    Tôi hiểu, trong những năm đánh phá miền Bắc, chúng tôi phát hiện một quy luật gần đúng như Ralp đã nói. Bọn Mỹ rất sợ hỏa lực tầm trung và tầm thấp của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
    Tôi trở lại trận không chiến ngày 3-2-1968 trên vùng trời Hồi Xuân. Ralp kể:
    ?" Hôm đó, chúng tôi có 8 chiếc F4C, tôi lái chiếc F4C số hiệu 683 F.G trên đường từ UBon vượt qua Vientian đến Mườn Sén, chúng tôi có nhiệm vụ hộ tống cho 12 chiếc F4D mang bom cất cánh sân bay Cò Rạt (Thái Lan) đánh vào một mục tiêu ở Hà Nội.
    Vừa qua khỏi Mường Sén tiến vào vùng Hồi Xuân... tôi nghe thông báo có Mig hướng 12 giờ (tức là ở trước mặt) 60 dặm (khoảng 100km). Tôi nghĩ là còn quá xa. Phi công điều khiển radar của tôi bật công tắc cảnh giới, chưa phát hiện được Mig trong radar. Tôi liếc qua bên phải trên tai tôi lại nghe thông báo Mig ở hướng 4 giờ (ở bên phải, phía sau). Chúng tôi vứt khẩn cấp thùng dầu phụ để dễ cơ động, vừa lượn vòng sang phải tôi đã thấy hai chiếc Mig 21 lướt qua, hôm đó trong biên đội thứ hai sau tôi chừng ba dặm, một chiếc F4C bị bắn rơi.
    Đó là lời thuật của Ralp. Còn về phía chúng ta, trận đó diễn ra như sau:
    10 giờ ngày 3-2-1968, lệnh báo động khẩn cấp. Sở chỉ huy Không quân chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Tư lệnh Không quân Nguyễn Văn Tiên ra lệnh mở ba đài radar dẫn đường. Sau khi tất cả công tác chuẩn bị chiến đấu đã xong, ông nói rõ ý đồ của địch và ý định chiến đấu của ông:
    ?" Theo tin chúng ta nhận được, bọn Mỹ sẽ huy động một lực lượng lớn không quân cất cánh từ Thái Lan đánh vào một mục tiêu quan trọng trong nội thành Hà Nội. Đường bay từ phía Tây. Chủ trương của Bộ tư lệnh sử dụng hai biên đội Mig 21, một tốp nghi binh, một tốp tấn công theo phơng án 1A đã thông qua Quân chủng đêm qua.
    Ông dừng lại, nhìn vào tấm bản đồ chiến đấu được đặt trên chiếc bàn tròn, phủ bên trên là tấm mica trắng. Chúng tôi vừa dán lên phía trên nó một tờ giấy bóng mờ có vẽ các vòng hỏa lực của tên lửa và cao xạ bảo vệ thủ đô. Ở hướng Tây-Nam các vị trí tên lửa có các vành đai đỏ, vùng phóng của những con rồng lửa trùm lên nhau dày đặc. Còn những vòng nhỏ, hỏa lực của pháo cao xạ không sao đếm hết. Chúng tôi chỉ đánh dấu cấp trung đoàn với những con số thôi đã gần trùm lên nhau... Tư lệnh chống hai tay lên bàn, ông tập trung nhìn vào một vật gì đó, bàn tay ông xê dịch cây thước màu trắng trong suốt kẻ cự ly tỷ lệ 1/500.000 nghĩa là một centimét trên bản đồ ứng với thực địa tới 5km, nó được cắm trên một cái lỗ ở cuối cây thước, đó là vị trí của đài radar dẫn đường riêng của Sở chỉ huy chún tôi. Ông lấy những ngón tay vốn rất to, bàn tay của một người thợ, đè tờ giấy bóng mờ xuống sát mặt bàn để nhìn rõ một tên đất trên bản đồ. Tôi ghé mắt nhận ra khu vực ông quan tâm ở phía Tây Hà Nội, ông nói:
    (Còn tiếp)




    Tan
  2. Bedok

    Bedok Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    ?" Bọn Mỹ sẽ đánh vào đây. Đường bay vào từ phía Tây. Như vậy các điểm kiểm tra cụ thể sẽ như thế nào?
    Tôi báo cáo:
    ?" Bọn Mỹ sẽ bám vào những điểm kiểm tra rất rõ ràng ở mặt đất. Theo tôi chính là Mường Sén, Bá Thước, tiến thẳng lên phía Bắc rồi vào đánh mục tiêu. Đánh xong bay thẳng ra hoặc nếu có lượn thì chỉ vòng một góc nhỏ. Như vậy thời gian ở trên mục tiêu ngắn nhất.
    Ông gật đầu:
    ?" Đúng như vậy, bọn Mỹ rất sợ tên lửa nhưng sợ nhất là súng phòng không và súng bộ binh, có thể nói lửa đạn của chúng ta dày đặc, đến mức chưa có nơi nào phòng thủ bảo vệ mục tiêu cao như thế. Vì vậy, chúng ta phải đánh ngoài hỏa lực phòng không, để phát huy cao nhất tất cả sức mạnh của các lực lượng vũ trang.
    Nói rồi, ông lấy cây thước trên bàn vạch một hướng về phía Đông, ông chỉ thị:
    ?" Dẫn biên đội bay dọc theo đường số 1, đánh từ hướng Đông tới, như vậy... ?" ông dừng lại suy nghĩ, ông hỏi chúng tôi ?" Ý kiến các cậu thế nào?
    ?" Thưa tư lệnh - Tôi báo cáo - Ở hướng Hòa Bình lúc nào cũng có lực lượng tiêm kích lập khu chờ, phục Mig. Chúng ta nên cất cánh ra hướng sông Hồng, đi xa một chút tránh khu chờ Mig của bọn F4, và đánh thuận hướng mặt trời. Lấy mặt trời để làm vật ngụy trang trên không rất tốt.
    Ông gật đầu:
    ?" Đồng ý.
    Biên đội Mig 21 nghi binh do Đinh Tôn và Nguyễn Văn Minh lái, Sở chỉ huy Quân chủng chỉ huy biên đội tấn công bay dọc sông Hồng do phi công Mig 21 Phạm Thanh Ngân và Nguyên Văn Cốc điều khiển, đánh vào bọn cường kích mang bom do Sở chỉ huy Trung đoàn Sao Đỏ chỉ huy đã đánh rất giỏi, bắn rơi một chiếc F4D trên vùng trời Hòa Bình. Tôi muốn kể về biên đội nghi binh. Hôm đó, sau khi cất cánh chúng tôi cho biên đội bay ra hướng Thanh Sơn, thuộc tỉnh Vĩnh Phú, tiến ra Mộc Châu. Lúc này bọn F105 săn radar (bọn F105 được trang bị máy có
    tần số đài radar và phóng tên lửa có bộ nhớ tần số radar bay thẳng vào phá hủy trạm radar) đã lảng vảng ở khu vực cầu Giẽ. Theo lệnh của tư lệnh tôi cho biên đội với tốc độ lớn lao đến bọn F105... có lẽ thấy tốp nghi binh rầm rộ... Chúng tôi được tự do truyền đạt hướng bay, độ cao và tốc độ cho phi công mà không cần giữ bí mật. Ở trên trời, Đinh Tôn biết rõ nhiệm vụ của mình, anh cũng rất thoải mái nhắc lại những khẩu lệnh của chúng tôi. Từ Sầm Nưa, chiếc EB66 loại máy bay trinh sát gây nhiễu điện tử khẩn cấp thông báo và bọn F105 quay đầu ra hướng biên giới chạy thẳng.
    Trên bản đồ chiến đấu, tốp tấn công đã được lệnh tiếp cận tốp F4D mang bom, tốc độ tăng rất nhanh. Lúc này, bất ngờ từ hướng Hòa Bình bọn lập khu chờ Mig vừa đến, bọn chúng vội vã kéo lên cao nghênh chiến với Đinh Tôn... và bọn F4 đã phải lên cao, ló đầu ra cho radar chộp. Bọn địch đã bộc lộ toàn bộ. Tư lệnh cho Đinh Tôn bay về. Tôi vừa phát khẩu lệnh bay về sân bay Nội Bài:
    ?" 40, về đài Phong Lưu.
    Đinh Tôn trả lời:
    ?" 40 nghe rõ.
    Ngay lúc đó anh báo cáo:
    ?" 40 phát hiện bên trái phía trước có bốn chiếc F4 xin phép công kích.
    Tôi trả lời:
    ?" Đồng ý.
    Anh vứt thùng dầu phụ, bật công tắc phóng tên lửa, sửa góc tiến vào công kích thì bị phát hiện, bọn F4 có bốn chiếc tách đôi đội hình, hình thành thế trận không chiến. Sau khi đè đầu chiếc F4C, anh thấy hai tên giặc lái, đầu đội mũ trắng, cựa quậy rất dữ. Bọn chúng hoảng sợ. Còn anh, góc vào lớn, bọn Mỹ cơ động, khả năng công kích không còn... tốc độ đang rất lớn anh kéo lên cao rất mạnh, Minh theo sát bên, anh nhìn thấy hai mút cánh chiếc Mig 21 kẻ hai làn khói thẳng tắp, bay về...
    ***
    Bức thư của J.Paul, tướng hai sao của Mỹ, ông chỉ muốn biết trận ngày 16-7-1968. Tôi muốn ông biết thêm một trận chiến đấu nữa của Đinh Tôn cũng tại vùng ?ocán soong?. Tôi nghĩ rằng, trong thời gian đó ông vẫn là người chỉ huy hàng không mẫu hạm và trận không chiến ngày 17-8-1968 không thể nào người Mỹ quên nổi, chỉ cách trận trước một tháng một ngày và chiếc F4B này bị Đinh Tôn bắn rơi cắm đầu xuống vùng rừng núi huyện Đô Lương, Nghệ An. Khi còn ở trên trời, nó bị tên lửa của anh tiện mất khúc đuôi. Chiếc F4 rơi, như tờ giấy xếp hình con
    chim không có đuôi của các cháu thiếu nhi tự tay mình phóng lên và lao xuống đất ngập ngừng lúc qua bên trái, lúc qua bên phải trước khi cắm đầu xuống đất...
    (Còn tiếp)

    Tan
  3. Bedok

    Bedok Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Thời gian đó, Mig 21 liên tục xuất hiện trên vùng trời khu Bốn. Một lần, buổi chiều khi bay xuất kích trở về, chúng tôi dẫn biên đội bay ở độ cao 1.000 mét, cao hơn đỉnh núi cao nhất chỉ 150 mét, ngang đảo Hòn Mê, một quả tên lửa từ hạm bắn lên. Lê Thiết Hùng trực ở trạm radar phát hiện được quả tên lửa bay rất nhanh về phía biên đội. Tôi chỉ kịp nghe ?ocơ động gấp xuống đất, tên lửa hạm? quả tên lửa đã nổ ở phía trước hướng bay tới của phi công khoảng 50 mét. Ngày hôm sau lặp lại như ngày hôm trước, cũng một quả tên lửa nổ phía bên trên, cao hơn chiếc Mig 21 gần 100 mét. Như vậy, chúng tôi nghiệm ra Mig bay trên đỉnh núi từ 100 mét trở lên, hạm đội Mỹ hoàn toàn có thể phát hiện. Chúng tôi cũng nghiệm ra rằng, ở vùng khu Bốn bề ngang đất nước ta rất hẹp, có nơi chỉ trên dưới 50 kilômét. Như vậy cơ động nghi binh ở vùng ?ocán soong? quả là phải thật tài nghệ mới có thể che mắt nổi bọn Mỹ. Và,... trận chiến đấu ngày 17-8-1968 chúng tôi đã bịt mắt hoàn toàn bọn Mỹ, không những bịt mắt, chúng tôi còn bịt tai, không cho bọn nghe trộm có thể nghe bất kỳ tin tức nào của không quân ta. Trận đó như sau:
    Chắc chắn rằng quân Mỹ từ hàng không mẫu hạm cất cánh đã có phương án đề phòng lực lượng súng phòng không ở mặt đất. Còn không quân ta, chỉ nhìn lực lượng tiêm kích bảo vệ cho bọn cường kích, chúng ta có thể biết họ đề phòng cẩn thận như thế nào.
    Hôm đó lực lượng ném bom chỉ có sáu chiếc A4, còn lực lượng tiêm kích yểm hộ tới sáu chiếc F4B nghĩa là tỷ lệ yểm hộ so với máy bay mang bom là 1/1. Ở một vùng đất rất xa căn cứ của Mỹ, tỷ lệ đó ẩn chứa một sự đề phòng rất cao.
    15 giờ những chiếc A4 và F4 tập hợp xong. Hàng không mẫu hạm cách bờ biển Nghệ An khoảng 80 kilômét. Đội hình hàng ngang, bọn tiêm kích bay nghiêng về phía Bắc lập thành ba bậc thang, hình thành rào chắn Mig xâm nhập... Ngay từ khi bọn Mỹ còn đang tập hợp trên tàu sân bay, Tư lệnh Không quân ra lệnh cho Sở chỉ huy chuyển cấp biên đội Đinh Tôn và Nguyễn Văn Minh vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất.
    Theo kế hoạch, biên đội bay rất thấp dọc theo tuyến đường số 1 chỉ cao hơn địa hình 50m, biên đội sẽ không liên lạc với Sở chỉ huy nếu không có gì bất trắc xảy ra... Chúng tôi coi bất trắc chính là bất ngờ gặp địch hoặc lạc đường. Biên đội sẽ liên lạc với Sở chỉ huy để được hướng dẫn... Còn... bình thường biên đội sẽ bay đến Diễn Châu, nếu chưa có lệnh, biên đội tự động vòng phải bay ngược lên Yên Thành, nếu vẫn chưa có lệnh tiếp tục vòng phải bay ngược trở lại 180 độ.
    Chúng tôi theo dõi bọn Mỹ rất chặt, tính toán sao cho tốp A4 mang bom vừa vào đến đất liền thì Mig21 sẽ từ phía sau công kích trước khi A4 đến mục tiêu ném bom. Hôm ấy, chúng tôi phán đoán Mỹ sẽ ném bom đến phà Vinh.
    Có lẽ, điều cần nói chính là do độ chính xác rất cao của cả hai bên không chiến nên đã xuất hiện tình huống, sau khi khẩu lệnh ?olượn vòng tiếp địch? cuối cùng vừa phát, bọn Mỹ nghe được nhưng chưa biết quân ta ở đâu, bọn F4 bèn cơ động và trong khi cơ động hai chiếc đã ở phía trước chiếc Mig21 của Đinh Tôn. Anh không bỏ lỡ cơ hội, bật tăng lực toàn phần. Biên đội Mig21 đạt tốc độ không chiến lý tưởng. Bọn Mỹ dù biết có Mig xuất hiện nhưng chưa biết ở đâu, bọn F4 chếch mũi máy bay lên trên, hy vọng tìm Mig ở hướng Bắc và trên cao thì biên đội Đinh Tôn - Nguyễn Văn Minh đang ở dưới thấp hơn đến hơn 1.000m. Hai chiếc F4 sau khi thực hiện động tác cơ động đã bay bằng trên vùng trời phía Tây huyện Đô Lương. Đinh Tôn nhanh chóng tiếp cận và quả tên lửa của anh bay ra cắm ngay vào ống xả chiếc F4 số 2. Quả tên lửa nổ, chiếc F4 khựng lại, đuôi bị tiện mất, nó lắc ngang vài cái rồi cắm đầu xuống đất, khi đó Minh mới hét lên:
    ?" Cháy rồi!
    Trận đánh gọn đến mức, dù ở vùng trời được coi là nằm trong tầm kiểm soát của không quân Mỹ, mỗi khi quân ta có mặt làm cho bọn Mỹ hết sức căng thẳng, đối phó rất khó khăn và lúng túng. Còn hai phi công của ta lại tề chỉnh, tập hợp biên đội theo đội hình triển khai không chiến, ở độ cao 50m bay về sân bay Thọ Xuân hạ cánh.
    *
    Năm 1968 Đinh Tôn còn bắn rơi tại chỗ hai chiếc máy bay không người lái tại Phủ Quỳ và Hồi Xuân. Năm 1971 anh bắn rơi chiếc OV10 tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh trong trường hợp kỳ lạ...
    OV10 là loại máy bay cánh quạt, sử dụng động cơ đốt trong, nhiên liệu chạy bằng xăng, ống xả rất nhỏ. Đó là một dạng của máy bay trinh sát tốc độ chậm, chuyên bay dòm ngó các tuyến đường trên đường Trường Sơn. Vào cuối năm 1970, đầu năm 1971, người Mỹ thấy rõ việc trinh sát bằng những chiếc RF hoặc những chiếc C130, C119 đều nguy hiểm và tốn kém, hiệu quả lại rất thấp. OV10 đáp ứng được ba yếu tố: quan sát kỹ lưỡng, thẩm định mục tiêu chính xác và chỉ điểm rất cụ thể. OV10 còn có lợi điểm do ống xả nhỏ, lượng hơi nóng bốc ra ở đuôi rất thấp.
    Cho nên, tia hồng ngoại từ động cơ thoát ra theo đường ống xả nhỏ, có thể nói rất nhỏ, tránh được tên lửa K13 tức là tên lửa nhiệt trên những chiếc Mig21 và cả tên lửa vác vai. Nó chỉ sợ cao xạ, nhưng cao xạ lại bố trí ở khu vực tương đối bằng. Như vậy, nếu bay trên đỉnh núi thì sẽ an toàn.
    Chiều tối ngày 13-4-1971, từ sân bay Anh Sơn, Đinh Tôn được lệnh của Sở chỉ huy cất cánh đánh máy bay cường kích Mỹ ở khu vực đèo Mụ Giạ. Chúng tôi dẫn Tôn vào đến nơi, cũng là lúc bọn ném bom bị pháo cao xạ bắn rơi một chiếc ở khu vực phía Tây Hà Tĩnh, toàn bộ bọn cường kích đã rút ra ngoài biển. Chỉ còn một chiếc OV10 có nhiệm vụ tìm tên giặc lái Mỹ vừa bị bắn rơi... Trên hiện sóng radar xuất hiện một mục tiêu nhỏ có tốc độ chậm, lượn nhiều vòng, có lúc vòng lượn lên đến đèo Keo Nưa, thuộc đường số 8 từ Hồng Lĩnh đi Thà Khẹt, rồi vòng
    xuống đến phía Bắc đèo Mụ Giạ thuộc đường 12.
    (Còn tiếp)

    Tan
  4. Trangxinh

    Trangxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Lê Thành Chơn nguyên là sĩ quan dẫn đường chỉ huy sở của trung đoàn Không Quân 921 (đoàn Sao Đỏ) sư đoàn 371.
    Đinh Tôn là phi công đầu tiên trên thế giới tiếp cận và bắn B52, ( đầu năm 1972 trên bầu trời Quảng Bình). Ông là phi công cấp I VN, phi công cấp I Cu Ba, Anh Hùng Các Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Việt Nam, Anh Hùng Cu Ba.
    Ông cũng là một trong những phi công Việt Nam tham gia hoàn thiện kỹ chiến thuật của Mig-21giúp LX soạn thảo giáo trình huấn luyện phi công chiến đấu
    [side=10][pink]Trangxinh[/green][side=12]
  5. Bedok

    Bedok Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Ngay lúc chiếc Mig 21 của Đinh Tôn vòng trái, chúng tôi đã cho hướng 350 độ trở về để hạ cánh xuống sân bay Anh Sơn (Nghệ An), tự nhiên trên tai tôi nghe tiếng báo cáo của Đinh Tôn:
    ?" 40 phát hiện một chiếc, tốc độ rất chậm.
    Tôi hỏi lại:
    ?" 40 phát hiện cái gì, đừng để mất mục tiêu.
    Tôn báo cáo:
    ?" Một chiếc máy bay, không rõ của ai, có đèn.
    Tôi báo cáo những điều Đinh Tôn báo cáo cho tư lệnh và thêm ý kiến của tôi.
    ?" Đinh Tôn báo cáo, đó là một chiếc máy bay. Theo tôi đó là một chiếc trinh sát tốc độ nhỏ đi tìm giặc lái. Đề nghị cho đánh. Giờ này khu vực đó không có máy bay ta.
    Tư lệnh gật đầu nói:
    ?" Đánh, chú ý tốc độ chênh lệch, phải an toàn.
    ?" Rõ.
    Tôi bóp micrô:
    ?" 40 bám sát, được phép công kích, chú ý an toàn, ngắm chính xác, có thể không có tín hiệu của tên lửa.
    Tôn phấn chấn:
    ?" 40 nghe rõ.
    Anh điều khiển chiếc Mig 21 có tốc độ trên 850 kilômét/giờ xuống còn tốc độ nhỏ nhất có thể sử dụng tên lửa hiệu quả và an toàn. Dù vậy, tốc độ chênh lệch rất lớn, chiếc OV10 tốc độ lúc đó chưa tới 200 kilômét/giờ. Còn tốc độ của chiếc Mig 21 lúc đó Đinh Tôn đã giảm còn 650 kilômét/giờ, tốc độ chênh lệch hơn 450 kilômét/giờ. Như vậy, cự ly tiếp cận là 7,5 kilômét/giờ. Để bắn tên lửa như một viên đạn, cự ly bắn không quá 700 mét, thời gian để thoát ly an toàn chỉ có 6 giây, nếu phản ứng điều khiển chậm chiếc Mig sẽ đâm vào OV10.
    Đinh Tôn rất thông minh, anh chọn phương án tấn công theo góc cắt của hình vành khăn phía trong. Lúc đó chiếc OV10 vẫn không biết có chiếc Mig 21 xuất hiện ở bên cạnh, nó vẫn bật đèn và lượn vòng theo dạng hình trái bí đao. Đinh Tôn ở vòng ngoài chờ chiếc OV10 bay thẳng, anh cắt chéo nó một góc có diện tích ở thân lớn nhất, góc vào 40 độ cùng chiều. Đến cự ly 1.000 mét tín hiệu của tên lửa xuất hiện rất nhỏ... Anh điều khiển chiếc Mig 21 tiếp cận có góc đón bằng đúng một thân chiếc OV10, rất thận trọng, ngắm chính xác. Đinh Tôn ấn cò, quả tên lửa
    tung ra rất căng, chiếc Mig 21 vừa lách một góc nhỏ, ánh chớp đỏ bên trái, quả tên lửa như một viên đạn súng trường cắm vào thân chiếc OV10, không kịp cháy ở trên trời, nó lật ngang cắm đầu xuống vách núi trên dãy Trường Sơn cháy bùng. Tôn sung sướng reo vang:
    ?" 40 bắn rơi chiếc OV10.
    Có thể nói, quả tên lửa của Đinh Tôn bắn ra chính xác đến mức lập một kỳ tích có một không hai, bắn rơi bằng quả tên lửa K13 nhưng không có tín hiệu tên lửa, không có máy ngắm, không có ánh sáng mặt trời. Anh như một xạ thủ... bộ binh.
    Tại sân bay Gia Lâm, người Pháp cuối cùng rút khỏi sân bay trên chiếc Jeep đi ra bằng cổng Sài Đồng xuôi về Hải Phòng. Người đi ngược lại con đường của tên Pháp khi đó là Lê Quỳ, một sĩ quan thạo tiếng Pháp và tiếng Hoa. Anh được giao nhiệm vụ chỉ huy máy bay cất cánh và hạ cánh tại sân bay Gia Lâm. Thời kỳ đầu năm 1954, mỗi tuần hai chuyến bay từ Sài Gòn ra Hà Nội do phi công Pháp lái trên chiếc máy bay bốn động cơ cánh quạt có tên B307. Lê Quỳ chỉ huy bay bằng tiếng Pháp. Tháng 10 năm 1958, hai chiếc Trener khởi động máy, Đinh Tôn sau khi kiểm tra, tất cả đã hoàn chỉnh, anh bấm micrô:
    ?" 21 gọi Đông Đô.
    ?" Đông Đô nghe.
    Lê Quỳ nghe tiếp một câu tiếng Việt, lòng trào dâng, tai nghe rất rõ:
    ?" 21 xin phép lăn ra.
    Nhưng, cơn xúc động chợt đến, anh không cầm được nước mắt. Ôi, hàng ngàn năm nay, hơn hai năm anh trực trên tháp chỉ huy này, chưa lần nào anh nghe một phi công Việt Nam phát ra một câu tiếng Việt từ chiếc loa gắn trên chòi này, Lê Quỳ bật khóc, tai anh vẫn nghe:
    ?" 21 gọi Đông Đô.
    Đinh Tôn hết sức ngạc nhiên. Đài chỉ huy không trả lời, anh tiếp tục gọi và xin lăn ra đường lăn.
    ?" 21 xin phép lăn ra.
    Bây giờ Lê Quỳ chộp micrô, anh nói trong nước mắt nghẹn ngào:
    ?" Đồng ý.
    Sau Đinh Tôn, phi công Hoàng Liên cất cánh. Hai anh là những phi công đầu tiên cất cánh trên bầu trời Tổ quốc, bay lượn trên dòng sông Hồng, lướt qua cầu Long Biên, bay trên đồng ruộng xanh mướt Trâu Quỳ, Sài Đồng, Bần Yên Nhân, lượn vòng về Gia Lâm và hạ cánh.
    Nhiều người cùng thời với chúng tôi sống trong dạt dào sung sướng khi phi công ta xuất hiện trên bầu trời. Lê Quỳ ràn rụa nước mắt, dụi mắt ngắm hai chiếc máy bay nhỏ xíu cất cánh trên trời. Lê Quỳ trào dâng niềm tự hào về những phi công đầu tiên của Tổ quốc... Có một câu chuyện đến bây giờ trong không quân ít có người biết. Đó là vào đầu năm 1959 Câu lạc bộ Hàng không được thành lập tại sân bay Cát Bi có năm chiếc máy bay huấn luyện của Tiệp Khắc do đồng chí Khiếu Anh Lân (nay là trung tướng) làm hiệu trưởng và thiếu tá Hồ Luật làm chính trị viên. Khóa 1 có 30 học viên. Tôi là một học viên, thầy trực tiếp của chúng tôi là bảy phi công: Lê Công Uẩn, Đinh Tôn, Hoàng Liên, Nguyễn Ngộ, Trịnh Hồng Thuận, Nguyễn Phong Tùng và Trần Minh Khuê. Về sau đến cuối năm 1959 đoàn YAK18 từ Trung Quốc về hợp thành Trường Hàng không cho đến ngày nay. Đinh Tôn từ ngôi trường này ra đi, anh đã bay trên rất nhiều loại máy bay.
    (Còn tiếp)

    Tan
  6. Bedok

    Bedok Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Chiến công bắn rơi 5 máy bay Mỹ đã đưa anh đến danh hiệu cao quý ??" Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân... Nhưng nếu chỉ có vậy, có lẽ, mọi người nhất là những người có dịp sống với Đinh Tôn sẽ không đồng ý. Anh có phẩm chất của một anh hùng trước khi anh bắn rơi năm máy bay Mỹ. Vốn là học trò của anh, tôi đã chứng kiến, đã biết những chiến công, những thành tích của anh. Hồi năm 1958, khi đó chúng tôi còn rất trẻ, có lẽ chưa tới 18 tuổi. Tôi cũng thuộc vào loại còn con nít. Đinh Tôn khi đó tốt nghiệp khóa huấn luyện nghiệp vụ hàng không ở Tiệp Khắc, là một trong bảy phi công đầu tiên của Việt Nam hoàn thành bốn bước rất quan trọng trong thời kỳ đó. Đó là trở thành một phi công, lái được máy bay hai động cơ Ácro45, lái máy bay kéo tàu lượn và bay đêm.
    Thời đó, sau khi hòa bình lập lại, miền Bắc chỉ có vài chiếc Li2. Đến khi đoàn phi công Trener về nước, lần đầu tiên những chiếc máy bay cánh quạt một động cơ trên lưng kéo cờ Tổ quốc bay ở Hải Phòng rồi bay ở Hà Nội...
    Loại máy bay nào Đinh Tôn cũng bay rất giỏi. Giáo viên Vah.Karel người Tiệp Khắc đã nói: ??oTôn là người sinh ra để làm phi công???. Có lẽ nên bắt đầu bằng trận đánh có kết quả chiếc T28 đánh vào chiếc Li2 do Đinh Tôn lái trên chiến trường Xiêng Khoảng của quân phái hữu Lào.
    Tháng 4 năm 1962, do yêu cầu của chiến trường Lào cần có phi công để lái Li2, ba giáo viên bay Trener Trịnh Hồng Thuận, Hoàng Liên và Đinh Tôn được phân công sang lái Li2. Chỉ một tuần bay tập, cả ba đã được phê chuẩn bay đơn và làm được nhiệm vụ, một cuộc bay chuyển loại đạt kỷ lục về thời gian huấn luyện.
    Đầu năm 1962 quân ta và quân giải phóng Lào tấn công Xiêng Khoảng, Nậm Thà, Xê Pôn. Cuộc chiến đấu ngày một khẩn trương, có những vùng không thể tiếp tế lương thực, đạn dược. Bộ Tổng tham mưu ra lệnh cho không quân vận tải xuất kích. Hôm đó, sau khi vượt qua biên giới Việt Lào trên đường bay tới Xiêng Khoảng, chiếc Li2 của Đinh Tôn gặp T28 của bọn phái hữu Lào. Nó bay cao hơn, tốc độ lớn hơn, chiếc T28 phát hiện chiếc Li2 đang rất nặng nề, hai động cơ, cơ động khó khăn, hàng hóa chất đầy trong khoang. Đinh Tôn biết rõ nếu chỉ có cơ động đơn giản chắc chắn chiếc T28 hoàn toàn có khả năng bắn rơi chiếc Li2. Nhưng nếu cơ động gấp, lượng hàng hóa trong khoang bị xô, trọng tâm máy bay bị lệch thì chiếc Li2 cũng có thể tự rơi. Đinh Tôn phân công người quan sát, anh sẽ sử dụng kỹ thuật lái để tránh, sao cho vừa an toàn cho máy bay, vừa có thể hoàn thành được nhiệm vụ.
    - Anh Tôn, nó bổ nhào bên trái.
    Người sĩ quan thông tin báo cáo. Đinh Tôn lập tức vòng trái, đối đầu. Chiếc T28 bám theo có tốc độ góc quá lớn, không thể xạ kích được. Nhưng, tên phi công Lào biết rõ sức cơ động của T28 tốt hơn, linh hoạt hơn chiếc Li2. Hắn úp máy bay làm động tác thắt vòng ngược cố bám theo. Đinh Tôn biết rõ động tác này có điểm mạnh nếu đối phương không đề phòng, nhược điểm lớn nhất của thắt vòng ngược là ngắm không chính xác. Anh quyết định cơ động ngang vừa trượt xuống, bảo đảm trọng tâm máy bay ổn định, lại dễ dàng tránh. Đúng như anh phán đoán, chiếc T28 do không chủ động về góc độ bổ nhào, nó mải nhìn chiếc Li2 đến khi cần phải cải bằng lại lái quá đà. Đinh Tôn phát hiện trình độ bay còn non của phi công T28, vừa thấy phía trước có đám mây rất lớn, anh quyết định chui vào trong mây đánh lạc hướng, thoát khỏi chiếc T28 đang rất say...
    *
    Tôi hỏi thiếu tá không quân Ralp:
    - Ông tham dự trận đánh cuối cùng năm nào?
    Ralp trả lời:
    - Năm 1971.
    Ralp đột nhiên nói vẻ kiêu hãnh:
    - Người Mỹ tuyên bố đã bắn hạ 103 Mig17 và Mig21 trong khoảng thời gian từ 17-6-1965 đến 12-1-1973.
    Tôi đáp lại:
    - Còn chúng tôi bắn rơi tới 320 máy bay Mỹ trong đó có 2 chiếc B52.
    Ralp dường như quên con số 103, 320. Anh ta chỉ còn nhớ những chiếc B52 bị không quân ta bắn rơi. Ralp nói nhanh:
    - Ba chiếc chứ không phải hai.
    Tôi cãi:
    - Chỉ có hai.
    Ralp cười:
    - Còn một chiếc về tới Thái Lan mới rơi, chiếc đó không sử dụng được nữa mặc dù nó còn nguyên vẹn.
    Tôi hỏi:
    - Vì sao vậy?
    Ralp nói:
    - Nó bị thương nặng phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Nakhon-Phanon.
    Anh nói thêm:
    - Chiếc B52 bị Mig21 bắn, đơn vị chúng tôi ai cũng biết.
    Ralp nói tiếp sau khi nhìn vào mắt tôi:
    - Nó bị bắn vào cuối năm 1971.
    Tôi nói:
    - Có điều này chắc chắn ông chưa biết, liên quan đến chiếc B52 đó.
    Anh ta hỏi:
    - Điều gì?
    Tôi nói:
    - Có chiếc Mig21 cất cánh vào ban đêm trên sân đất không bằng phẳng và bằng đèn dầu.
    Ralp hết sức ngạc nhiên hỏi:
    - Thật không?
    Tôi khẳng định:
    - Thật một trăm phần trăm.
    Chuyện đó như sau:
    Tôi không sao quên được đêm 20-11-1971. Đêm đó Vũ Đình Rạng lái chiếc Mig21 cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã phát hiện B52 và bắn một quả tên lửa K13. Chiếc B52 bị thương rất nặng nó phải bỏ dở cuộc oanh kích vào đường 12, trút hết bom quay về đất Thái Lan... thì ra nó phải nằm vĩnh viễn ở Thái Lan không thể nào lên trời được nữa.
    Có điều kỳ diệu đến bây giờ ít ai biết. Đó là phi công Đinh Tôn đã gặp tốp B52 đó đầu tiên. Câu chuyện như huyền thoại đó như sau:
    Bộ Tư lệnh Không quân đã sớm hạ quyết tâm đánh B52. Một đoàn cán bộ đi nghiên cứu B52 đã vào tuyến đường Trường Sơn từ tháng 10 năm 1969... Đặc biệt hơn, chính là tại nơi bọn Mỹ khống chế hoàn toàn bầu trời. Hàng ngày, hàng chục lần chiếc rà soát khắp khu vực ??ocán xoong???. Vậy mà, các sân bay Vinh, Anh Sơn, Đồng Hới bị đánh bom ban ngày, lực lượng công binh không quân cùng với nhân dân vá lại trong đêm, ngụy trang và sẵn sàng... Chiều 20 tháng 11, Vũ Đình Rạng lái chiếc Mig21 cất cánh từ sân bay Thọ Xuân hạ cánh xuống sân bay Anh Sơn thật bí mật và an toàn. 16 giờ 30 Đinh Tôn cất cánh chiếc Mig21 thứ hai hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới, một sân bay bằng đất nén nằm ở phía Đông-Bắc thị xã Đồng Hới hoang tàn vì bom Mỹ tàn phá.
    (Còn tiếp)

    Tan
  7. Bedok

    Bedok Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Theo kế hoạch, Đinh Tôn sẽ cất cánh trước, đánh lúc địch bị bất ngờ. Chúng tôi tính toán, ém sẵn ở sân bay Đồng Hới, thời cơ cất cánh rất thuận lợi, đoạn đường xuất kích chỉ bằng 1/3 so với cất cánh từ sân bay Anh Sơn để tạo được yếu tố bí mật... Thời kỳ đó, sân bay Đồng Hới nằm trong tầm kiểm soát của máy bay Mỹ, ban đêm không thể nào có ánh đèn sáng, nhất là đèn đường băng. Chỉ cần có ánh sáng tập trung, bọn Mỹ lập tức ném bom hoặc hạm tàu sẽ dùng pháo bắn vào sân bay hủy diệt ngay. Bộ phận bảo đảm sân đường (đường băng) có sáng kiến dùng đèn dầu cho phi công lấy hướng cất cánh. Đèn được đốt bằng dầu hỏa, bóng đèn là những chiếc chai được cắt đít để làm bóng chắn gió, 30m đặt một chiếc đèn làm thành dãy đèn dầu lù mù, lấp lóa, ánh sáng chỉ nằm trong giới hạn vài trăm mét được che một bên, ánh sáng rọi về phía phi công sẽ cất cánh. Có lẽ, trên thế giới chưa có phi công nào dám cất cánh ban đêm trên một sân bay bằng đất với ánh đèn dầu leo lét. Chỉ dám cất cánh đã trở thành anh hùng nhiều lần rồi nói gì đến đánh địch... Hôm đó, sau khi đặt máy bay thật chuẩn rất tự tin, Đinh Tôn tăng ga, chiếc Mig21 gầm rú, bụi mù mịt phía sau, ánh đèn dầu xuyên qua buồng lái bị lớp kính dày che bớt làm cho ánh sáng đến đôi mắt của Đinh Tôn rất yếu. Dù sao anh vẫn thấy được thấp thoáng. Giữ hai chân thăng bằng, tay trái đẩy ga đến tận cùng, mắt không rời hai dãy đèn dầu làm chuẩn. Đinh Tôn nhả phanh. Chiếc Mig21 chồm lên, tốc độ tăng dần. Thi thoảng có bánh xe lọt xuống làm dợn sóng trên mặt đường băng làm cho chiếc Mig chồm nghiêng. Nhưng nó vẫn chạy nhanh và rời đất... Theo những thông số được tính toán từ mặt đất, Đinh Tôn tự bay ra hướng Thà Khẹt, độ cao vừa đạt 8.000m anh bỗng phát hiện trên đầu vụt qua một chiếc máy bay rất lớn, tiếp theo bên trái anh phát hiện chiếc thứ hai rồi chiếc thứ ba, bóp micrô Tôn báo cáo:
    - 40 phát hiện ba chiếc máy bay rất lớn bay ngược chiều.
    Sở chỉ huy ra lệnh:
    - 40, tiếp tục bay thẳng.
    Ai cũng biết vòng lại không thể nào theo kịp. Ngay lúc đó, trên bàn chỉ huy, radar cũng phát hiện tốp B52 Đinh Tôn nhìn thấy bằng mắt đang vòng phải, bay xuôi về phía Nam. Radar dẫn đường lại phát hiện tốp thứ hai vừa tiến vào hướng đường 20 thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình. Chúng tôi dẫn đường cho Đinh Tôn tách tốp B52 một gián cách, để có thể vòng lại tiếp cận. Nhưng, dường như bị lộ, tốp B52 vừa từ Thái Lan vượt qua đất Lào vài chục kilômét bỗng vòng trở lại Thái Lan. Tư lệnh nhận định:
    - Chúng ta đã bị lộ...
    Tư lệnh tập trung rất cao, đôi lông mày chau lại, anh quyết định:
    - Cho Đinh Tôn giữ độ cao 8.000m bay thẳng ra Hà Nội, tiếp tục theo dõi, cho Rạng vào cấp 1.
    Tuy Tư lệnh không nói rõ, nhưng chúng tôi hiểu ý định của anh. Cho Đinh Tôn bộc lộ, bọn Mỹ sẽ theo dõi rất chặt hành động của Đinh Tôn, tạo cơ hội cho Vũ Đình Rạng... Có điều lạ, vì sao tốp B52 đầu tiên, từ Thái Lan sang bay ở độ cao 9.000m, một đoạn đường gần trăm cây số radar không phát hiện được? Ba chiếc B52, mỗi chiếc to như một tòa nhà cao tầng, chỉ riêng sải cánh của nó đã gần bằng nửa sân bóng đá, thế mà...
    Ngay sau đó, tốp B52 thứ hai quay sang Thái Lan vòng trở lại, Tư lệnh cho Vũ Đình Rạng xuất kích và Rạng đã bắn chiếc B52 đầu tiên đêm 20 rạng sáng 21-11-1971 trên vùng trời biên giới Lào-Việt thuộc phía Tây Quảng Bình. Điều mà Ralp đã nói với tôi, Tôi hỏi:
    - Người Mỹ nói gì về trường hợp chiếc B52 bị bắn rơi ngày 20-11-1971?
    Ralp nói:
    - Không quân Mỹ hết sức sửng sốt. Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược họp với các cố vấn về kỹ thuật, về bay, về an ninh để đánh giá tình hình và bàn biện pháp đối phó.
    Tôi nói:
    - Sau trận đánh đêm 20-11, dường như B52 của các anh dừng hoạt động một thời gian dài, phải không?
    Ralp trả lời:
    - Đúng như vậy. Đối với chúng tôi, cái gì chưa rõ, cần phải có thời gian, nhưng...
    (Còn tiếp)

    Tan
  8. Bedok

    Bedok Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Tôi nói:
    - Có lẽ, các ông nghiên cứu sơ hở nào để Mig tấn công phải không?
    Ralp trả lời:
    - Đúng, đêm đó B52 từ căn cứ Utapao cất cánh mà không có tiêm kích hộ tống.
    Tôi hỏi:
    - Vì sao vậy?
    Ralp trả lời:
    - Vì, đánh ở sâu, xa căn cứ Mig, mà cũng vì...
    Tôi nói:
    - Chắc là vì Utapao cho rằng chúng tôi không thể đánh được, phải không?
    Ralp nói:
    - Không, người Mỹ không lúc nào coi thường đối thủ, đặc biệt là phi công Bắc Việt Nam. Các ông có thể làm điều mà những người khác không làm được.
    Ralp nói thêm:
    - Các ông đánh được chúng tôi là nhờ hệ thống radar dẫn đường và những sĩ quan điều khiển radar thiện nghệ, trong khi chúng tôi bay vào vùng trời Bắc Việt Nam chỉ có hệ thống báo động trên EB66 và EC121 báo cho chúng tôi Mig ở đâu, chúng tôi phải tự bảo vệ bằng cách bay ??oliền cánh??? với nhau.
    Tôi hiểu ngay ??obay liền cánh??? chính là có đội hình trên không hoặc dãn ra để bảo vệ nhau bằng mắt. Và, tôi hiểu rất rõ thế mạnh của bay liền cánh, chính vì phải chiến đấu xa căn cứ, người Mỹ rất chú ý phát triển khoa học kỹ thuật chỉ huy và tự xử lý của phi công. Có một điều quan trọng dù Ralp không nói nhưng tôi hiểu người Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ radar trên Mig21, từ trận đánh của Vũ Đình Rạng, người Mỹ đã trở qua Israel, họ nghiên cứu tính năng kỹ thuật trên chiếc Mig21 của Ai Cập mà Israel thu được trong cuộc chiến tranh 7 ngày năm 1967. Họ nghiên cứu và thu vào toàn bộ dữ kiện về tần số trên radar Mig21 và người Mỹ tiến hành một loạt cải tiến để đối phó với radar dẫn đường của không quân và radar Mig trong trận đánh lịch sử cuối tháng 12 năm 1972 trên bầu trời Hà Nội.
    ***
    19 giờ ngày 18-12-1972, Sở chỉ huy Không quân khi đó nằm trong một cái hang ở núi Trầm bây giờ (chùa Trầm nổi tiếng với ngôi chùa cổ thuộc huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây, trong lòng núi có một cái hang rất lớn có thể chứa hàng ngàn người. Trong hang núi, công binh cải tạo một khoảng đủ rộng, lót bằng những tấm bê tông trên một hang nhỏ, tạo thành ba phòng làm Sở chỉ huy cho ba binh chủng của Quân chủng Phòng không-Không quân). Lúc đó là 19 giờ, báo động, toàn bộ Sở chỉ huy vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Tôi có mặt ngay khi tiếng chuông báo động chưa dứt. Trên tấm bản đồ tình huống bằng mê ca trong suốt, hai chiến sĩ báo vụ nữ đang vẽ lên hàng chục mũi tên. Tôi tập trung vào công việc của mình, dán tấm giấy bóng mờ lên bàn chỉ huy chiến đấu của Không quân, thi thoảng tôi liếc rất nhanh lên tấm bản đồ tình huống của Sở chỉ huy... Tôi dán mắt vào một mũi tên, hai mũi tên, ba mũi tên rồi hàng chục mũi tên đang hướng về Hà Nội, dù đã được chuẩn bị tinh thần từ trước, tôi hoàn toàn sửng sốt. Trên một số mũi tên, bên cạnh được ghi chữ B52. Sở chỉ huy rất căng thẳng, dường như giây phút căng thẳng nhất kể từ khi Mỹ đánh phá miền Bắc... tự nhiên tôi liếc lên trên tường, chiếc B52 mô hình được treo ở một góc phòng. Nó đó, trong thân nó hơn 10 tấn bom, chẳng bao nhiêu, nhưng nó có cái gì làm cho người ta sợ... B52, từ lâu lắm rồi, chúng ta và nó như là đối thủ của nhau, thậm chí chúng ta phải đi tìm nó để đánh ở tận mãi trên tuyến đường Trường Sơn. Còn... bây giờ, nó lù lù bay ra Hà Nội, nó đang bay ra...
    Tư lệnh Không quân ra lệnh:
    ??" Cho Đinh Tôn cấp 1.
    Tôi tỉnh người, bây giờ, nó mò ra cho chúng ta đánh, chẳng cần phải tìm ở đâu xa. Tư lệnh lại nhắc nhở:
    ??" Kiểm tra phương án 2.
    Tôi giật mình, tư lệnh dự kiến có thể sân bay bị đánh. Ngay lúc đó, sĩ quan tác chiến không quân đã báo cáo một loạt sân bay bị F111A ném bom. Như những tên phù thủy vừa xuất hiện là bom nổ. Bom nổ xong, sĩ quan tác chiến tại các sân bay báo cáo về Sở chỉ huy tình trạng các sân bay. Sân bay Nội Bài bị đánh mất gần 400 mét, còn đoạn đường băng ở đầu Đông hơn 1.800 mét có thể cất cánh được... Tôi nhìn lên bàn, tấm bản đồ của chúng tôi do radar dẫn đường báo về vẫn trắng tinh. Kỳ lạ! Máy bay Mỹ đã vào, bom đã nổ, bọn Mỹ đã bay ra. Vậy mà, radar chẳng phát hiện được gì. Còn trên tấm bản đồ tình huống chung bằng mica bây giờ ở cuối chân trời phía Nam hàng chục tốp đang tiến vào hướng Bắc, một số tốp từ ở biển Đông bay theo hướng Tây rồi cũng vòng lên, tất cả mũi tên đều hướng về Hà Nội.
    Đinh Tôn đã ngồi trên buồng lái từ khi sân bay còn chưa bị đánh, loạt bom nổ thứ nhất anh ở trong buồng lái, những ánh chớp lóa lên, tiếng nổ chát chúa ở ngay bên cạnh, mảnh bom văng tràn tới đài chỉ huy cất cánh và hạ cánh, người thợ máy lo cho sự an toàn của anh, nói:
    ??" Hay là anh xuống hầm trú ẩn?
    Đinh Tôn trả lời:
    ??" Tôi đang cấp 1, như người lính ở giao thông hào, tôi không thể...
    (Còn tiếp)

    Tan
  9. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Trong câu chuyện của bác Bedok thì đúng như bác trangxinh nói, phi công mình lợi dụng khả năng kéo cao của Mig-21 để bay thấp tiếp cận, tăng độ cao, bắn, rồi lại tăng độ cao tiếp và "dzọt".
    Thành công ra phết nhỉ.
    Trong chiến tranh vùng Vịnh, có trường hợp phi công Irắc vừa nhìn thấy máy bay Mỹ đã nhảy dù.
    Hỏi các bác một tí: có phải là hồi đó F-111 đã có terrain following radar không mà có thể bay thấp đến thế?
  10. Trangxinh

    Trangxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu "hồi đó" bác định nói hồi nào, kháng chiến chống Mỹ hay là chiến tranh vùng Vịnh, vì F-111 của hai "hồi' nó cũng khác nhau vô cùng. Tuy nhiên tôi cũng xin hầu bác sơ qua một chút về các variants chính của F-111:
    F-111 xuất hiện vào thập niên 60 trong một chương trình phát triển máy bay oanh tạc có khả năng đột nhập sâu vào lãnh thổ đối phương của Không quân Mỹ, và máy bay đánh chặn tầm xa cho Hải quân. BIến thể F-111B đã bị Hải Quân đình lại do nó quá nặng đối với tàu sân bay. mặc dù có rất nhiều cách tân, sáng tạo trong thiết kế, như cánh di động (cánh cụp cánh xoè) , và khối nhảy dù cho hai phi công tháo rời đựoc rất hoàn chỉnh, F-111A vẫn tồn tại các nhược điểm như : cấu tạo và vị trí cửa lấy khí của động cơ, trọng lượng quá cao, kết cấu tồi,... Thậm chí lần đầu tiên tham chiến tại Việt Nam, USAF đã một thảm hoạ khi F-111A chịu thiệt hại một cách khủng khiếp, tỷ lệ tổn thất rất cao- cái này bác nào muốn tìm hiểu thì tôi xin được phục vụ sau. Do đó tất cả các chương trình phát triển F-111 đều bị đình lại cho tới khi F-111F ra đời, với hệ thống điện tử hàng không tốt hơn, động cơ công suất lớn hơn, Rađa phát hiện địa vật và bám theo địa hình và đựoc trang bị LGB, F-111F nổi bật lên như một máy bay ném bom tầm xa tuyệt vời. Chính loại này đã dẫn đầu cuộc tấn công đầy tai tiếng vào Lybia năm 1986. Phiên bản cuối cùng của Aardvark là máy bay tác chiến điện tử ÈF-111, nhằm gây nhiễu để triệt tiêu hoàn toàn máy bay của đối phương. Khoảng 540 F-111 đã được sản xuất trước khi các model ném bom cuối cùng bắt đầu bị loại bỏ vào đầu thập niên 90, chiếc F-111 cuối cùng được "nghỉ hưu " năm 1998. Mặc dù có tin đồn rằng Không quân Mỹ bí mật phát triển và triển khai một loại máy bay ném bom chiến thuật tàng hình tưong tự, v í d ụ nh ư sự xuất hiện của YF-23 là để thay thế F-111, có vẻ như hiện nay F-15 Strike Eagle đang dảm nhiệm hầu như toàn bộ các nhiệm vụ cũ của F-111.
    EF-111 Raven còn được gọi là "Fat Tails" là máy bay tác chiến điện tử hoạt động trong thập niên 80 và 90. Chiếc đầu tiên trong loạt 42 chiếc EF-111 được bàn giao vào tháng 11 năm 1981 và chiếc cuối cùng vào năm 86. EF-111 đã tham gia vào một vài cuộc xung đột theo nhu cầu cảu không quân Mỹ.
    Lịch sử EF-111 bắt đầu vào thập niên 70 khi Grumman bắt đầu hoán cải 42 chiếc F-111A băng cách lắp thêm vào các hệ thống tác chiến điện tử , trở thành EF-111 . Các hệ thốgn này nằm trong một mái che radar hình cái xuồng, hẹp, dài khoảng hơn 5 mét (16 foot) nằm dưới thân để che radar khỏi các bức xạ điện từ cường độ mạnh do tran mít tơ gây nhiều chủ động phát ra , một hộp đựng anten thu và các thiết bị khác, gồm cả con vi xử lý dùng để phát hiện bức xạ của sóng rađa địch nằm trên chóp đuôi ổn định ngang. Toàn bộ hệ thống các thiết bị điện tử này nặng khoảng 3,5 tấn, Ở EF-111, phi công ngồi ghế số hai ( ghế bên phải) là sĩ quan tác chiến điện tử, có mỗi việc điều khiển , giám sát hệ thống tác hciến điện tử của máy bay, công việc điều khiển máy bay hoàn toàn là của viên phi công thứ nhất. Hệ thống tác chiến điện tử của EF-111A bao gồm máy gây nhiễu ALQ-99, hệ thống tự bảo vệ N/ALQ-137, và thiết bị cảnh báo giai đoạn cuối AN/ALR-62. Trong chương trình hiện đại hoá các thiết bị điện tử-hàng không (AMP- Avionics Modernization Program bắt đầu từ năm 1992) tăng cường thêm 10 hệ thống radar xung Doppler và hệ thốgn dẫn đường/hoa tiêu. Do hệ thống điều khiển bay ở dạng xung (analog ) là nguyên nhân trong nhiều tai nạn (dễ bị ảnh hưởng từ các thiết bị điện tử khác), hệ thống điều khiển bay số cũng đã được bắt đầu lắp đặt vào năm 1990 và hoàn thành vào năm 1997.
    F-111 là máy bay tiêm kích bom tầm xa , bay ở tốc độ siêu âm. Trong không quân, các .variants F-111A/D/E/F và FB-111A ném bom chiến lược có hàng loạt vấn đề ở động cơ, đặc biệt là F-111A. Thiết kế khí động của cửa lấy khí tồi nên chính áp suất hút vào tự nhiên của không khí làm máy nén khí thường chạy quá tải và chết máy đột ngột.
    F-111 có thể bay thấp từ độ cao 15-20 m (tree-level) cho đến hơn 18.000 mét. Cánh máy bay có thể gấp lại (hoàn toàn là 72,5 độ) được cho phép phi công bay ở tốc độ thấp, hoạch xấp xỉ tốc độ âm thanh ở độ cao thấp, và tốc độ 2 M ở độ cao lớn. Khi cánh máy bay mở hoàn toàn (16 độ) máy bay có lực nâng lớn hơn-> cất hạ cánh đường băng ngắn.
    Block thoát hiểm (nhảy dù) gồm toàn bộ buồng lái của máy bay. Khi gặp tình huống nguy hiểm, cả hai phi công vẫn ngồi trong buòng lái, và một lượng nổ sẽ cắt đứt mối nối giữa thân máy bay và buồng lái ( chịu được áp lực rất cao), đẩy module này lên cao, rồi bung dù. Module này có một cánh rẽ dòng nhỏ để ổn định trong quá trình rơi. Túi khí sẽ tự động bơm căng khi rơi xuống nước. Phi công có thể thực hiện tác vụ nhảy dù ở bất kỳ độ cao và tốc độ nào, thậm chí là dưới nước, trong trường hợp này túi khí sẽ làm nổi module này lên khỏi mặt nước.
    Cánh máy bay và phần lớn thân sau vị trí phi công chính là bình nhiên liệu, chứa lượng nhiên liệu đủ cho một hành trình khoảng 4000 km (2500 hải lý). Ngoài ra có thể mang theo thùng dầu phụ dưới cánh, hoặc trong khoang vũ khí trong thân (internal bay). F-111 có thể mang cả vũ khí hạt nhân, ở cánh gắn được tên lửa, bom, ... Các trục đeo vũ khí dứói cánh xoay được, để giữ hướng của vũ khí luôn song song với thân khi cánh máy bay mở ra/cụp lại.
    Hệ thống đạo hàng -điện tử hàng không Mark II bao gồm các thiết bị thông tin, ra đa phát hiện địa vật (terrain follow), hệ thống đạo hàng/hoa tiêu, hệ thống điều khiển hoả lực,..Radar điều khiển hoả lực cho phép ném bom chính xác ngày cũng như đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. F-111F được trang bị thêm pod phát hiện/chỉ định/lựa chọn mục tiêu bằng hồng ngoại AN/AVQ-26 Pave Tack , hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, nặng khoảng 250 kg chứa trong giá dỡ pod rêvonve . Nó gồm bộ phận phát hiện bức xạ hồng ngoại, camera hồng ngoại , đầu phái laser đo xa và đầu phát laser chỉ thị mục tiêu (đều nằm trong mâm rêvonve phình lên ở cuối pod như các bác thấy trong ảnh đấy). Đầu laser chỉ thị mục tiêu này chiếu xuống mục tiêu một chùm tia laser theo buớc sóng cố định trước, làm vết cho bom dẫn bằng laser (LGB) tìm đến mục tiêu. Mâm rêvonve này đều quay được theo cả hai chiều tới và lui, nên khi máy bay đã bay qua mục tiêu rồi, thì PaveTack vẫn tiếp tục chỉ thị mục tiêu được.
    Cuối cùng là hệ thống ra đa phát hiện địa vật/bám theo địa hình AGP/TF 62 A được điều khiển/ xử lý hoàn toàn tự động bằng bốn PLC của Kráaus (khối điều khiển logic khả trình ??" Programable Logic Control , cái này bác nào học Tin, điện tử hoặc tự động hoá thì rành). Hệ thống này lái máy bay một cách hoàn toàn tự động theo địa hình trái đất, ở một độ cao và lộ trình chọn trước, lên núi xuống đèo đều không thay đổi độ cao. Khi bất kỳ một mạch điện tử nào có vấn đề, máy bay sẽ tự đ ộng bay lên cao.
    [side=10][pink]Trangxinh[/green][side=12]

Chia sẻ trang này