1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người phi công tài hoa

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Bedok, 22/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    B52G xạ thủ không còn ngồi sau. Xạ thủ ngồi trong cabin trước. Súng điều khiển bởi radar và computer
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Các súng đuôi còn có trên nhiều máy bay sau WW2. Trước ww2, người ta nghĩ rằng nên chế tạo các xe tank bay, tức là các máy bay ném bom hạng nặng, tự vệ bằng các tháp pháo do xạ thủ ngắm trực tiếp (chỉ ngắm thôi, còn bắn có thể do điều khiển từ xa). Nhưng trong WW2, các máy bay chiến đấu trên không với độ cơ động, tốc độ, giá thành hạ đã chứng minh sức mạnh của mình. Nên người ta thiên về hướng dùng máy bay tiêm kích bảo vệ đội ném bom. Các máy bay ném bom tiền tuyến được Liên Xô và Đức chế tạo nhiều thì kiêm không chiến, nhưng dùng súng đồng trục mũi như tiêm kích. Nhưng các máy bay tiêm kích có tầm ngắn, vậy nên sau ww2 một thời gian dài, các máy bay vẫn có súng đuôi nhưng gần như chỉ để an lòng tổ lái, ngay cả trong ww2, nó cũng làm việc rất tồi. Khi dùng súng, các máy bay tiêm kích thường phải trong đường thẳng đuôi khoảng cách vài trăm mét, nên dùng súng này cũng có trường hợp được. Chỉ tội, các máy bay ném bom thì to và chậm, các máy bay tiêm kích thoải mái bắn ở góc khá lớn. Sau này, các hệ thống chống tên lửa bằng đạn hồng ngoại giả, gây nhiễu radar, phát hiện báo động sớm "incoming missle" thay thế.
    Về chuyện MIG bị rơi bởi hệ thống súng sau máy bay thì khó tin lắm. Vì khi B-52 tham chiến, phương pháp chiến đấu quá tầm nhìn, bằng tên lửa và radar là chủ yếu. Súng chỉ là vũ khí phụ, tuy nó hạ được địch, nhưng chủ yếu trong các trường hợp do đuổi bắt nhau, lượn lẹo, áp sát nhau của các máy bay không chiến. Các máy bay ném bom, nhất là B-52 to đùng và kém cơ động, tốc độ chậm, chả MIG nào lại gần đúng đường thẳng đuôi cho súng này bắn cả. Còn nếu góc bắn không gần như trục bay, máy tính và radar hồi đó không cho phép ngắm bắn trúng. Với lại, hệ thống cảnh báo phát hiện tên lửa hồi đó còn hoạt động chậm, vì dựa vào radar thủ công chứ không tự động bằng máy tính phân tích điểm hồng ngoại chuyển động, thì B-52 chỉ có thể phát hiện các tên lửa lớn và từ xa, nên MIG bắn thoải mái, việc gì phải vào sát và đúng đường thẳng đuôi.
    ....
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói cũng có lý.
    Nhưng mà đánh B52 là đánh đêm. Không thể dùng ra đa tìm nó được. Ngay khi mig21 bật rada là màn hình sẽ bị nhiễu trắng xoá ngay, mà lại lộ bí mật (Phạm Tuân).
    Chỉ có cách nhìn đèn máy bay mà tìm đến mục tiêu thôi.
    Nếu nhìn từ góc vào lớn có khi bị lẫn, không biết máy bay bay xuôi ngược theo hướng nào (có khi chứ không phải là thường xuyên - nhưng tốt nhất phải tránh để gặp trường hợp này ).
    Chỉ có thể bay ước lượng rồi bay sáp vào trục bay của B52 theo dẫn đường từ mặt đất thôi (theo báo của USAF); và phải bay vào rất gần nó để nhìn bằng mắt thường. Nhìn từ xa tít mù tắp thì với mật độ máy bay dày đặc như thế, biết đâu là đèn tiêm kích, đâu là đèn B52? Lại còn dày đặc tên lửa nổ, ánh bom nổ từ dưới mặt đất hắt lên, loá hết cả mắt nhìn sao được !?.
    THEO ĐỊCH PHÂN TÍCH
    lỗi của KQMỹ là trước khi ném bom đã dùng cường kích rải thảm nhiễu kim loại dọc theo hành lang vào ném bom Hà nội. Liền trong nhiều ngày như vậy, nên KQ Việt nam "thuộc bài". Hơn nữa tuy đám mây nhiễu kim loại làm nhoè màn ra đa của đối phương khiến không thể nhìn và chỉ thị được mục tiêu, nhưng nó lại bộc lộ ngay rõ ràng hướng tấn công và thời điểm tấn công (mây nhiễu kim loại khi rơi xuống độ cao thấp và mặt đất rồi thì chẳng còn tính năng cover gì nữa.
    Biết được thời điểm bắt đầu có nhiễu tích cực (mây kim loại), biết được thời gian mây kim loại cần để rơi tới mặt đất là biết được chắc chắn khoảng thời gian máy bay sẽ đến ném bom từ lúc nào đến lúc nào mà tập trung báo động vào lúc đó. Tên lửa SAM thì cứ thế mà phi vào hành lang kim loại (nói thật với các bác chứ ông bảo vệ chỗ tôi học cao học hồi xưa ở KTế QDân Hà nội là Trung tá tên lửa về hưu ông ấy bảo có nhìn thấy B52 đếch đâu - lại còn sợ tên lửa Sơ rai chống ra đa điều khiển nữa chứ! Hai chiến sỹ ngồi cạnh ông đấy đã hi sinh, ông ấy thì thoát chết, nhưng ông ấy bảo về nhà sinh toàn con gái nên cũng coi như là "đã chết").
    Do đó khi ngắm bắn tên lửa Mig21 phải vào gần, ngắm bằng mắt (chứ không phải bằng ra đa mà ngắm từ xa). Do luồng phụt lửa của B52 rất mạnh nên ta đã tính đến khả năng tên lửa nổ từ xa do (1) hơi nóng cực lớn kéo dài sau đuôi máy bay, lớn hơn nhiều so với động cơ phản lực của tiêm kích nên cách B52 cả trăm mét là đã nóng ngốt lắm rồi, đến nhiệt độ kích nổ tên lửa rồi) và (2) luồng phản lực mạnh đẩy không cho tên lửa áp sát được vào B52.
    Giải quyết chỉ bằng cách tăng tốc độ tiếp cận của mig21 để
    (1) bất ngờ vượt qua hàng rào tiêm kích bảo vệ, không cho địch kịp tăng đốc đuổi theo
    (2) và nếu địch có bắn tên lửa với theo thì tên lửa cũng không đuổi theo kịp.
    (3) nếu tên lửa đuổi theo kịp thì đã vào gần B52 nên tên lửa địch sẽ "thích" sức nóng của B52 hơn mà bỏ máy bay của ta, quay sang B52.
    Đọc truyện ký các bác thấy đấy, anh Tuân và anh THiều đều thấy bảo là phải vào cực gần B52. Khi đấy chính B52 lại là lá chắn bảo vệ cho Mig, vì bọn F4 không dám bắn bừa, sợ tên bay đạn lạc. Tên lửa Atol 2 của ta ngày xưa thấy tạp chí quân sự nói chỉ bắn hiệu quả ở khoảng cách 2 km thôi. Bắn song thì mới bay tách ra khỏi máy bay địch, vượt qua "vai" máy bay địch do tốc độ rất nhanh không thể break ngay ra được (từ USAF, không phải từ của tôi đâu).
    B52 ném bom xong thì lại có chiến lược thoát li sai lầm là hard turn nên có bao nhiêu hệ thống chống nhiễu đang chĩa xuống dưới đất chống lại SAM thì lại thành chiếu ngang trời, dưới đất nhìn lên tự dưng thấy màn nhiễu nhẹ đi, loãng ra, bắn theo dải nhiễu đang mờ đi và tách ra là có cơ hội ăn bàn.
    Đấy là dịch đại ý của nó là như thế. CHứ cả article thì dài chết cha, không có thời gian. Các bác thông cảm.
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Cái vụ tăng tốc để tên lửa địch không đuổi kịp của bác thì nên xem lại đi, nghe phi lý lắm.
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Cái này tôi đọc ở sách của USAF trong thư viện trường tôi ở bên Anh. Trong cuốn này có nói về chiến thuật và học thuyết của không quân Mỹ và Ixrael.
    Bạn cho tôi viết rõ thêm.
    Tên lửa phóng ở độ cao khác nhau thì có tầm bay xa khác nhau. Nếu phóng ở tầm cao 1000m, tên lửa chỉ bay xa được 10km, với tốc độ 2.5M, thì cũng tên lửa đấy phóng ở độ cao 7000m nó sẽ bay xa gấp đôi và tốc độ là 3M. Lên đến 10000 m thì còn khác nữa.
    Nhưng cái tầm và tốc độ đấy của tên lửa không đối không là tính nó bay thẳng tưng đến mục tiêu. Máy bay bị đối phương khi biết bị "locked" thì phải tìm cách cơ động ra ngoài trục bay của tên lửa, khiến cho tốc độ góc của tên lửa tới mục tiêu liên lục thay đổi mà triệt tiêu tốc độ của tên lửa. (Như trường hợp bạn đang đi xe đạp tốc độ cao, cứ lượn chữ S mấy vòng thì xe của bạn sẽ giảm tốc trông thấy. Tàu con thoi hạ cánh cũng theo cách cơ động góc liên tục để giảm tốc độ,nó bay theo hình chữ S).
    Còn nữa, tuỳ loại tên lửa mà thời gian đốt của động cở dài ngắn khác nhau. Loại tầm gần (K13, Atol-2 của Mig21) thì nhiên liệu tên lửa chỉ đủ đốt trong vòng trên 10 giây. Sau đó tên lửa bay theo quán tính và tốc độ rớt rất nhanh. Do đó khi mới được phóng tên lửa bay nhanh dần, rồi rất nhanh, đạt tới tốc độ tối đa rồi lại rớt tốc tốc độ.
    Nếu là bay đối đầu, dùng tên lửa điều khiển bằng rada, tầm bay của tên lửa là 10 km chẳng hạn, thì từ cách xa 15-20 km tuy vẫn ngoài tầm nhưng phi công đã bắn rồi (vì hai bên đang lao vào nhau nên tên lửa và máy bay địch sẽ gặp nhau). Nhưng nếu hai máy bay bay cùng chiều với nhau thì nếu hai máy bay bay cách nhau dù chỉ khoảng 7 km chẳng hạn, dẫu vẫn trong tầm 10km của tên lửa, nhưng sẽ chẳng có phi công nào lại bắn cả, vì máy bay địch chỉ cần tăng tốc là tên lửa sẽ bị hụt.
    Ví dụ, máy bay địch bay 1M. Ta cách địch 7km. Khi bắn tên lửa ta mất 3 s để tăng tốc đến 2M. Chênh lệch tốc độ tên lửa đuổi và máy bay địch là 2-1=1M, tức là cứ sau 1 giây, khoảng cách rút ngắn lại được khoảng 340m (tốc độ âm thanh). Sau 10s khoảng cách mới rút ngắn được 3400m=3.5km. Sau 20s mới rút ngắn khoảng cách được 7km. Như vậy tổng cộng nếu đủ nhiên liệu, tên lửa phải bay mất 23 s mới catchup được mục tiêu. Nhưng tên lửa chắc chắn đã hết nhiên liệu sau hơn 10 giây nên tốc độ sẽ tụt nhanh và hụt hơi. Máy bay địch đỏng đảnh đi tiếp, chẳng cần phải cơ động gì cả.
    Chính vì thế khi đánh cận chiến từ phía sau mà dùng tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn khoảng cách bắn chỉ là khoảng 4 km là ăn chắc thôi.
    Do đó với mỗi tên lửa không đối không A2A có một "khoảng cách an toàn" D km. Nếu máy bay ta còn cách máy bay địch D km mà bị địch bắn thì phi công có thể làm động tác vòng ngược máy bay lại và ... "chạy". Tên lửa không thể accelerate fast enough to catch it up (nguyên văn tiếng Anh). Khi quay vòng thì làm cho tên lửa bắn đuổi cũng phải vòng theo mà tốc độ bị dần triệt tiêu và mất ổn định hướng. Khi quay ngược lại rồi và phóng đi thì tên lửa lúc đó tuy tốc độ vẫn cao hơn máy bay ta nhưng chênh lệch tốc độ không đủ lớn để tên lửa bắt kịp máy bay trong thời gian ngắn trước khi bị hết nhiên liệu.
    Đấy là chưa kể nếu phi công kéo máy bay lên cao, thì tên lửa phải trồi lên theo cũng bị mất tốc độ do trọng lượng, khi tên lửa gần tới nơi thì phi công bổ nhào xuống, tốc độ máy bay tăng đột ngột, tốc độ góc tấn công của tên lửa tăng đột ngột khiến tên lửa mất mục tiêu (tầm nón quan sát của tên lửa chỉ hạn chế là 20-30 độ về mỗi bên), bị triệt giảm tốc độ, và vòng trượt ra ngoài bán kính lượn của máy bay bị săn (do tên lửa không có cánh to như máy bay nên không có điểm tựa cản gió, do đó không thể ngoặt gấp như máy bay được)
    Chính vì thế khi đánh địch, USAF cho rằng, Mig 21 sẽ tiếp cận từ phía sau, vượt qua hàng rào F4 bảo vệ ở đuôi đang phải bay chậm bằng với tốc độ của máy bay đeo bom (700-900km/h), Mig21 có thể tích luỹ tốc độ bằng tăng tốc từ xa, lấy độ cao lớn hơn của F4 nhiều km (ở độ cao lớn Mig21 tốc độ tốt hơn F4), sau đó bay bổ từ trên cao xuống lấy thêm tốc độ - có thể đạt đến 1.5M - bay vượt mặt F4s. Khi bay vượt mặt F4s, máy bay bay chéo từ trên xuống trong layer mà rada F4 quét trong thời gian cực ngắn nến địch khó nhìn thấy.
    F4 có nhìn thấy cũng mất thời gian để hướng máy bay đuổi theo, tăng tốc, hướng ra đa tìm kiếm (trong đêm), lock tên lửa và bắn - tất tần tật mất nhanh cũng phải cả gần chục giây chứ chẳng ít. Tên lửa lúc đấy bắn theo chỉ là hú hoạ thôi, mang tính chế áp, bắn xua mà thôi. Vì máy bay ta đã bay xa quá rồi.
    Vượt qua F4 rồi thì lại kéo lên cao tiếp cận vào đám máy bay phía trước, rađa F4 ở phía sau không dám lock mục tiêu (giai đoạn đấy chưa có kỹ thuật phân biệt friend-or-foe nên sợ bắn nhầm), và có bắn tên lửa tìm nhiệt, nhỡ ta cơ động đi, tên lửa lại "nhào vô" máy bay của nó thì tiêu.
    Máy bay Mỹ bay cả đống hàng bốn năm chục chiếc, ta có mỗi một chiếc. Nó phải nhìn ra đâu trong số máy bay kia là thằng "cắn trộm", khó lắm chứ. Với lại buổi đêm nhìn đâu có dễ.
    Còn ta thì biết chắc chắn là thằng nào nhìn thấy xung quanh cũng là địch. Bắn trượt cái này khéo có thể nó lại trúng cái kia.
    Thì bạn cứ nhớ lại Tiger cup đấy, tiền đạo Indo chạy từ sân nhà, vượt qua hậu vệ việt nam vào sát 16.50. HỌ có sẵn tốc độ rồi, tiền vệ ta khi bị vượt mặt không sao rượt kịp theo họ để về hỗ trợ cho hậu vệ và cầu môn, nên ta bị thua.
    Nói thêm với bạn Mig19 Farmer,
    Trong một interview của chuyên gia quân sự Tây Âu với văn phòng chế tạo Su 27, họ bảo kiểu bay Cobra của Su27 là chẳng có tác dụng thực dụng gì trong không chiến.
    Kiểu Cobra hổ mang được SU27 biểu diễn ở mọi triển lãm hang không. Máy bay đang bay bằng tốc độ 400km/h, bất chợt giật dựng thẳng lên, nghiêng một góc 120 ra phía sau, cao độ tăng thêm 100-200m, tốc độ giảm đột ngột xuống 200km/h. Kiểu cải tiến còn cho phép máy bay sau khi lên đến peak thì lộn ngược 180 độ, bay ngược lại hướng bay ban đầu, đâm thẳng vào máy bay bám đuổi. Các bạn nào có CD rom giới thiệu về Su27 thì sẽ được nhìn các video clip về kiểu bay này.
    Ông Công trình sư của Nga đã bác bỏ ý kiến trên. Theo ông thì ở khoảng cách 15 km nếu bị bắn, nếu phi công Su27 biết cơ động ngay thì không có bất cứ một tên lửa nào có thể đuổi kịp.
    Thứ nhất khi dùng động tác cơ động trên, máy bay lấy cao độ đột ngột nên vượt ra ngoài góc nhìn của ra đa đối phương (nếu máy bay đuổi bắn ở khoảng cách gần).
    Thứ hai là tốc độ giảm đột ngột về tối thiểu, máy bay gần như dừng hẳn lại, nên máy bay "biến mất" trên màn hình ra đa đối phương dù đang ở ngay trước mũi máy bay địch (ra đa Drôple đối không chỉ phân biệt được mục tiêu di chuyển, không nhận diện được mục tiêu tĩnh hoặc tốc độ cực chậm). Do đó rada điều khiển bắn ở máy bay đối phương bị mất lock mục tiêu. Phải có thời gian để phi công lock lại.
    Thứ ba là, Su27 có tốc độ turn cực lớn (đạt đến hơn 36 độ trong một giây - trong lúc mà phương tây đang cố gắng đạt tiêu chuẩn 25 độ / giây), bán kính turn lại nhỏtốc độ climb cực cao (tối đa 330m/s=1M -tất nhiên là lúc đấy phải bay cải bằng dự trữ tốc độ cái đã- trong khi F14 chỉ là 170m/s), khi turn G force lại khá ít (một trung tá phi công Mỹ về hưu trả tiền để thử bay động tác Cobra. Trước khi bay ông cho rằng lúc giảm tốc độ và turn đột ngột sẽ phải chịu ít nhất là 4-5G, nhưng ông ấy quá bất ngờ khi thực tế bay cho thấy chỉ lên đến 2 G là cùng).
    Su 27 có tốc độ accelerate cũng lớn, nên Su27 có đủ thời gian quay đầu bỏ chạy và tên lửa đuổi sẽ hụt hơi giữa chừng.
    Chết cha, viết dài quá. Nhưng viết ngắn quá thì không đủ ý sợ các bác lại hiểu lầm.
  6. langriser

    langriser Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2001
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Hồ Chí Minh là 1 con người tuyệt vời,ở đây em muốn nói đến cái nhìn toàn cục,đến việc sử dụng động viên con người.Khi đến thăm các đơn vị không quân,Hồ Chí Minh bên cạnh việc chính là động viên các phi công còn quan tâm tới những bộ phận khác,những người không trực tiếp chiến đấu nhưng thiếu họ,các phi công cũng chẳng làm được gì, đó là những cán bộ dẫn đường,cán bộ kỹ thuật,công binh,anh nuôi?.Vì vậy hôm nay,đóng góp chủ đề này,em xin giới thiệu về họ, đặc biệt có khuyến mãi không quân BC và NC trong chiến tranh Tây Bắc,các bác nhớ vote cho em đấy nhé
    Những con đường trên bầu trời
    Nhân vật: Nguyễn Văn Chuyên
    Công việc:sĩ quan dẫn đường
    Người phỏng vấn:Nguyễn Trí Huân
    Đã có không ít người hiểu một cách đơn giản rằng,công việc của người sĩ quan dẫn đường ở sở chỉ huy không quân chỉ đơn thuần là việc dẫn các biên đội tiêm kích lao về phía mục tiêu địch xuất hiện,mà không hiểu rằng mỗi chiếc máy bay Mỹ rơi đều có một phần công lao đóng góp trực tiếp của họ
    Bấy giờ vào khoảng giữa tháng 9 năm 1965,một buổi sáng,trung úy sĩ quan dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên đang làm việc ở đài ra-đa phát sóng thì được lệnh lên sở chỉ huy nhận nhiệm vụ dẫn đường trên tiêu đồ thay cho Kính,một sĩ quan dẫn đường khác đi vắng.Lúc ấy địch đã vào gần sân bay Kép.Mặc dù đã muộn nhưng Chuyên vẫn đề nghị cho biên đội Lan,Chiêu,Trì, Độ cất cánh.Trực ban trưởng,thượng úy Nguyễn Hào Hiệu lúc đầu định cho biên đội của Lan bay thẳng từ Đa Phúc lên nhưng Chuyên đã đề nghị một phương án khác.Theo anh,nếu bay thấp từ Đa Phúc lên như các trận đánh trước sẽ gặp lực lượng tiêm kích của địch cản phá.Vì thế,phải thay đổi đường bay,bay vòng lên Thái Nguyên rồi từ đó đánh xuống mới tạo được sự bất ngờ đối với địch.Hơn nữa,vẫn theo Chuyên khi thấy một lực lượng từ phương Bắc xuống, địch buột phải tính toán xem đó là lực lượng nào?Liệu có phải không quân của Trung Quốc bắt đầu tham chiến không?Trong những trận đánh của không quân,tạo được cơ hội dồn địch vào sự lúng túng một vài giây đã có thể chuyển bại thành thắng.Ngược lại, để địch nắm được thế chủ động chỉ trong nháy mắt tình thế cũng sẽ rất khác.Trận ấy đúng như nhận định của Chuyên,những chiếc F4 đang quần đảo trên vùng trời Bố Hạ hết sức sửng sốt khi thấy bốn chiếc Mig 17 từ phía bắc lao thẳng về phía chúng. Đội hình của chúng tan tác rất nhanh.Một chiếc F4 bị bắn rơi tại chỗ,khói cuộn thành từng khối lớn tan loãng trên bầu trời?
    Từ trận đánh đầu tiên đó cho đến khi cuộc chiến tranh trên không kết thúc,Chuyên không bao giờ rời bản tiêu đồ nữa.Trận đánh đã xác nhận khả năng nhanh nhạy của Chuyên,người mà sau này,mỗi chiến sĩ lái khi nghe tiếng nói qua ống nghe đã có thể vững vàng,yên tâm lao vào công kích địch trong bất kể tình huống nguy hiểm nào?
    Người ta nói rằng,tiếng nói ở mặt đất có tác dụng hết sức lớn lao đối với tinh thần của người lái máy bay chiến đấu.Bởi họ chỉ nhìn thấy kẻ địch ở phía trước họ,còn sau lưng và xa hơn lại là cái nhìn của mặt đất.Con mắt của mặt đất bao giờ cũng tinh tường hơn,bao quát hơn.Những năm sau này,Chuyên còn dẫn đường cho các chiến sĩ lái đánh hàng trăm trận,tạo cơ hội cho họ bắn rơi hàng trăm máy bay,nhưng đối với anh,trận đánh đầu tiên ấy đã in đậm trong trí nhớ và cuộc đời của anh như một vết khắc hết sức sâu đậm không thể phai mờ.
    Trước khi gặp Chuyên,tôi được biết,nhiều trận đánh tuyệt vời của các chiến sĩ lái do Chuyên trực tiếp dẫn đường đã đi vào lịch sử của quân chủng không quân. Đó là trận đánh ngày 29/07/1966 của biên đội Huyền,Mẫn.Vừa phát hiện được một tốp máy bay địch bay chậm từ Tây Bắc Sơn La xuống Lai Châu,Chuyên đã đề nghị cho bộ đội cất cánh nhưng đồng chí chỉ huy hôm đó không đồng ý vì theo ông,Mig cần giữ lại để bảo vệ Hà Nội.Một lát sau,tư lệnh quân chủng xuống, Chuyên nôn nóng đề nghị lại.Anh nói thêm rằng, địch bay chậm như vậy ắt không có tiêm kích hộ tống. ?oNếu có tiêm kích thì sao?-tư lệnh trưởng hỏi lại ?oBáo cáo, tôi sẽ tính đường bay thật ngắn, đánh xong về ngay,tiêm kích địch có cũng không sao đuổi kịp?.Trận ấy do chọn đường bay chính xác,góc vào tốt,biên đội của Huyền đã bắn rơi một chiếc C47,diệt 5 tên,bắt sống 2 tên CIA.Bắn xong,Chuyên lệnh cho Huyền và Mẫn rút ngay.Khi đã về tới Xuân Mai,tiêm kích địch mới lao vào cứu nhưng quá muộn.
    Đó còn là trận đọ sức của Hà Văn Chúc trước 36 chiếc F4 và F105 trên vùng trời Thái Nguyên.Hôm ấy,Lê Thiết Hùng ở màn hiện sóng,Tạ Quốc Hưng và Chuyên ở bản tiêu đồ. Đây là ba sĩ quan dẫn đường xuất xắc nhất của quân chủng không quân,vào lúc Chuyên đang dẫn Chúc áp sát vào đội hình địch thì Hùng chợt phát hiện thấy một chiếc F4 đang bám đuôi Chúc,Hùng thấy nguy hiểm liền điện cho Chúc quay về,nhưng Chuyên lại lệnh đánh.Sỡ dĩ Chuyên ra lệnh đánh vì anh nhận thấy tốc độ của chiếc F4 là 900 km/h,của Chúc là 1.200 km/h.Muốn bám đuôi Chúc, địch phải vòng lại mất 54 giây,lúc đó Chúc đã bỏ xa nó 17 km.Trên màn hiện sóng,Hùng thấy 2 chấm sáng sáp vào nhau liền lệnh đổi hướng nhưng Chuyên vần giữ vững quyết tâm đánh.Kết quả,Chúc đã bắn rơi một tên đại tá Mỹ.

  7. langriser

    langriser Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2001
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Kỳ sau:
    +một chút tiểu sử của Chuyên
    +những trận đánh mà Chuyên cho là sâu sắc nhất
  8. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bạn đã có tài liệu rất hay. Tôi mới chỉ đọc một số quyển sách của tác giả Lê Thành Chơn (sĩ quan dẫn đường) và Lê Hải (phi công hạ 6 máy bay Mĩ). Bạn có thể cho tôi biết tài liệu của bạn trích dẫn nhà xuất bản nào, năm bao nhiêu không? Tôi hiện đang ở Sài Gòn.
    P/S: 5*
  9. langriser

    langriser Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2001
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Đôi mắt sáng và nụ cười cở mở,Chuyên kể rằng quê anh ở Hoài Hảo-Hoài Nhơn-Bình Định.Cũng như nhiều gia đình nông dân khác,nhà Chuyên rất nghèo, Chuyên là người duy nhất trong số 10 anh em được đi học.Nhưng anh lại không được dự kỳ thi tốt nghiệp bậc tiểu học vì không có áo dài theo quy định của hội đồng thi ngày đó.Sau này khi theo đơn vị tập kết ra Bắc,như để bù lại cho sự thất học hồi nhỏ, đã 2 lần Chuyên bán đồ đạc để lấy tiền tìm mua sách tự học,Chuyên ham học và học giỏi,có năm anh lên 2 lớp.Khi được chọn đi học dẫn đường ở nước ngoài cũng vậy,chỉ một thời gian không lâu,anh đã có thể đứng ra làm phiên dịch cho các anh em cùng khóa.
    - Anh hỏi tôi về những trận nào sâu sắc nhất ư?Câu hỏi thật khó trả lời.Trong quãng đời làm người sĩ quan dẫn đường của tôi,mỗi trận đánh trên không đối với tôi đều gắn một kỷ niệm.Không quân là một quân chủng kỹ thuật,tất cả mọi bộ phận đều gắn bó khăng khít với nhau như một chiếc đồng hồ.Anh Chuyên nói tiếp:-Có lẽ,người chiến sĩ lái là người làm 1 động tác cuối cùng quan trọng nhất,thiết yếu nhất:nổ súng!Bởi vậy khi tôi kể với anh về công tác dẫn đường là nói tới một bánh xe nhỏ trong chiếc đồng hồ phức tạp ấy.
    Trận thứ nhất:
    Dạo đó là tháng 9 năm 1966,cuộc chiến tranh leo thang của Giôn-xơn đã được đẩy tới những khu vực bao quanh ngoại vi Hà Nội,Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không ?"không quân hạ quyết tâm bảo vệ Hà Nội bằng mọi giá.Một biên đội
    Mig 17 đã được cấp tốc điều về sân bay Gia Lâm,nhiều trận địa cao xạ,tên lửa đã được triển khai trên một hành lang rộng lớn xung quanh thủ đô Hà Nội.
    Vào buổi sáng này mùng 5,theo quy luật hoạt động của không quân Mỹ,3 tốp F8 lại vào quần lượn ở Hưng Yên,tây Phủ Lý và ở Ý Yên,Nghĩa Hưng.Bọn này sẵn sàng chặn đánh máy bay ta,yểm hộ cho bọn A4 ném bom phá cầu ở Bình Lục.Gần trưa,thấy Mig không hoạt động,chúng rút đi tốp Hưng yên,15h rút thêm tốp nữa và 15h30 rút thêm tốp cuối cùng.16h hai tốp A4 lại vào ném bom phá cầu Bình Lục.Lúc đó tôi và các sĩ quan dẫn đường khác đang bám sát những hoạt động của chúng trên bản tiêu đồ ở sở chỉ huy.Biết chắc bọn địch đang rất chủ quan,tôi vội chạy vào buồng của đồng chí tư lệnh quân chủng:
    -Báo cáo tư lệnh,có tình huống, địch đánh không có tiêm kích yểm hộ, đề nghị cho bộ đội cất cánh
    -Đánh bằng cách nào?- Đồng chí tư lệnh đứng dậy đi rất nhanh ra khỏi phòng về phía bàn tiêu đồ
    -Ta có thể cất cánh từ Gia Lâm đi đường tây Phủ Lý đến Ninh Bình rồi vòng lại đánh.Sau đó sẽ trở về bằng đường Hưng Yên. Đi,về 2 đường,tiêm kích địch có trở tay cũng không kịp-Tôi đáp
    -Liệu có đánh được không?-tư lệnh lại hỏi
    -Báo cáo, đánh được-Tôi trả lời. Địch đang chủ quan,ta lợi dụng hướng mặt trời,góc vào bất ngờ, địch không thể phát hiện được ta ở hướng đó
    Vầng trán cao, đẫm mồ hôi của đồng chí tư lệnh hơi cau lại và chỉ vài giây sau đã giãn ra:
    -Cho biên đội Bảy,Mẫn vào cấp 1-ông ra lệnh
    Sở chỉ huy truyền lệnh và vài giây sau,những con én bạc quen thuộc đã lao qua bầo trời trên đầu sở chỉ huy.Tôi dẫn anh Bảy,anh Mẫn bay rất thấp để tránh sự phát hiện của ra-đa địch.Dọc đường,tôi hỏi anh Bảy:có thấy núi không?Anh Bảy đáp có.Nhìn rõ núi,có nghĩa là các anh bay rất chuẩn,rất an toàn. Đến chợ Bến,tôi cho 2 chiếcn Mig kéo cao 2000 rồi 3000m.Trong khi đó,tốp A4 vẫn đang ngang nhiên ném bom phá chiếc cầu sắt bắc trên đường số 1 ở Bình Lục.?Nhất định biên đội anh Bảy sẽ diệt được tốp này?Tôi thầm nghĩ.Tôi rất tin anh Bảy,anh Mẫn.Hơn nữa địch lại không có tiêm kích đi yểm hộ.
    Hai chiếc Mig vẫn tiếp tục chiếm độ cao cần thiết để chuẩn bị lao về phía Bình Lục.Nhưng đến tây Lạc Sơn thì một tình huống bất trắc đã xảy ra:một tốp F8 yểm trợ lại đột ngột xuất hiện ở Tây Phủ Lý.Có lẽ bọn địch cũng đoán biết khi không có tiêm kích yểm trợ cho tốp cường kích ném bom ở Bình Lục,tiêm kích ta sẽ lợi dụng kẻ hở đó.Vì thế chúng bất ngờ tung vào 1 tốp F8 hy vọng lật ngược tình thế.Trong đầu tôi,một con tính diễn ra rất nhanh:nếu tiếp tục cho biên đội anh Bảy đánh tốp A4 ở Bình Lục sẽ bị ?ophơi áo? cho tốp F8 ở tây Phủ Lý bám đuôi.Do đó không thể đánh tốp địch ở Bình Lục được nữa.
    -Báo cáo tư lệnh, đề nghị cho đánh tốp tây Phủ Lý
    Dường như cùng một sự tính toán với tôi,tư lệnh quay rất nhanh sang bên cạnh, ông nhận được cái nhìn tán thành của đồng chí phó tư lệnh quân chủng.
    -Đồng ý-Ông ra lệnh
    Tôi gọi ngay cho Bảy và Mẫn:
    -Đại bàng chú ý,mục tiêu địch xuất hiện bên phải
    -Báo cáo, đại bàng đã phát hiện được mục tiêu
    -Vòng phải.vứt thùng dầu phụ,chuẩn bị công kích
    -Đại bàng xin phép công kích
    Sở chi huy lặng đi,chỉ còn nghe tiếng ống nghe réo xè xè và tiếng một con thạch sùng tắc lưỡi ở đâu đó.
    -Cháy rồi!Tiếng anh Bảy reo to.Xung quanh tôi khuôn mặt mọi người giãn ra,một vài tiếng reo khe khẽ bật lên nhưng lại im lặng ngay:Mẫn đâu,sao Mẫn lại chưa bắn?
    -Tại sao cậu Mẫn???-Phó tư lệnh nôn nóng hỏi
    Tôi chỉ kịp gọi Mẫn:?Chim ưng?..? thì đã nghe có tiếng Mẫn nói nhỏ,giọng chắc nịch:?Cháy rồi?
    Lúc ấy,sở chỉ huy mới ồn lên
    Sau này chính anh Bảy đã kể với tôi rằng,khi các anh lần lượt hạ xuống sân bay Gia Lâm,có 1 điều không thể tưởng tượng nổi,một đồng chí thợ máy đã lôi ra từ ống hút gió chiếc Mig 17 của Mẫn mấy mảnh mi-ca tử nắp buống lái của chiếc F8 văng vào.Trung đoàn phó Thuyết cứ nhìn mãi nắm mi-ca mà không khỏi ngạc nhiên. Điều này thật hiếm xảy ra trong những trận không chiến chứng tỏ Mẫn bắn quá gần.
    - Anh thấy đấy..Trận đánh hôm đó là một trận đánh đẹp và rất gọn của tiêm kích ta tiêu diệt gọn một tốp tiêm kích địch.
    Anh Chuyên cười,ngả người ra phía sau ghế thở phào.Tôi nghĩ có lẽ hôm đó ở sở chỉ huy,anh cũng đã thở phào và ngả người ra phía sau với một dáng điệu thư thái đến thế.
    Cám ơn bác Greenline.
  10. hoangjaist

    hoangjaist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Em đọc mấy bài trên của các bác, thấy nói trận đánh đầu tiên của MIG 17 có duy nhất 1 phi công chưa phải đảng viên tên Trần Minh Phương.
    Các bác nếu biết thông tin gì thêm về chú phi công này cung cấp thêm cho em được không?. Bởi vì em là người nhà, muốn biết thêm thông tin, mà những bậc tiền bối ra đi về bên kia thế giới hết rồi nên không hỏi ai được. Ngay cả chú Phương hi sinh ra sao em cũng không biết nốt.
    Cảm ơn các bác.

Chia sẻ trang này