1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Quảng Ninh có những tật xấu nào?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi thankforall, 06/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dec

    Dec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    .... hay lèm bèm
    .... hay lèm nhèm
    .... túm lại là kèm rèm
  2. thankforall

    thankforall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Bận quá không chăm sóc được để Topic trôi tuột xuống dưới này...
    Nhắc lại lúc ban đầu khi tôi lấy tên Topic là "Người QN xấu xí" rất nhiều bạn có ý kiến bất đồng vì thấy cái tên đó phản cảm.
    Vậy nên để tiếp tục mạch chủ đề tôi xin post một số đoạn trong cuốn "Người Trung Quốc xấu xí" của nhà văn TQ Bá Dương để cùng so sánh người Trung Quốc-người Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng có những điểm nào tương đồng và điểm nào khác biệt .
    Làm việc với người Trung Quốc rất khó​
    Nhiều người nước ngoài cũng nói với tôi là giao thiệp với người Hoa rất khó, nói chuyện cả ngày cũng chẳng hiểu trong thâm tâm họ nghĩ gì. Tôi bảo : " Cái đó thì có gì mà kỳ quặc ? Không phải chỉ người Tây phương các anh, mà ngay cả người Trung Quốc chúng tôi cũng gặp vấn đề đó ".
    Nói chuyện với người Trung Quốc anh phải biết quan sát sắc mặt, điệu bộ, cử chỉ, phải biết quanh co úp mở. Hỏi người nào " Anh ăn cơm chưa? ", anh sẽ nghe người đó đáp " Tôi ăn rồi ! " nhưng kì thực anh ta chưa ăn, cứ để ý nghe thì thấy bụng anh ta hiện đang sôi lên sùng sục.
    Lại nói ví dụ về chuyện tuyển cử. Nếu là người phương Tây thì tác phong như sau: " Tôi cảm thấy tôi có khả năng giữ chức vụ đó, xin mọi người hãy bầu cho tôi ! ". Còn người Trung Quốc sẽ xử sự như Gia Cát Lượng lúc Lưu Bị tới cầu hiền (tam cố thảo lư). Nghĩa là nếu được mời, anh ta sẽ năm lần bảy lượt từ chối, nào là " Không được đâu! Tôi làm gì có đủ tư cách! " Kỳ thực, nếu anh tưởng thật mà đi mời người khác thì anh ta sẽ hận anh suốt đời.
    Chẳng khác nào nếu anh mời tôi diễn giảng, tôi sẽ nói : " Không được đâu, tôi chẳng quen nói chuyện trước công chúng ! " Nhưng nếu anh thật sự không mời tôi nữa, sau này nếu nhỡ lại gặp nhau ở Đài Bắc, có thể tôi sẽ phang cho anh một cục gạch vào đầu.
    Một dân tộc hành xử theo kiểu này không biết đến bao giờ mới có thể sửa đổi được lầm lỗi của mình ; sẽ còn phải dùng mười cái lỗi khác để khỏa lấp cái lỗi đầu tiên, rồi lại dùng thêm trăm cái khác để che đậy mười cái kia thôi.
    Có lần tôi đến một trường đại học ở Đài Trung để thăm một vị giáo sư người Anh. Một anh bạn tôi cũng dạy cùng đại học đó chợt đến. Thấy tôi, anh nói : " Tối nay đến đằng tôi ăn cơm ". Tôi đáp: " Xin lỗi, tôi còn có hẹn ". Anh bảo: " Không được, nhất định phải đến ". Tôi trả lời: " Được rồi, ta bàn sau ". Anh lại bảo: " Nhất định phải đến đấy, xin chào ! " Giữa người Trung Quốc với nhau chúng tôi hiểu rõ tâm lý của nhau. Nhưng người Tây phương lại hoàn toàn mù tịt.
    Đến lúc làm việc xong, khoảng giờ cơm tối, tôi bảo: " Thôi, tôi phải về đây! " Người giáo sư Anh nói: " Ê! vừa rồi chẳng phải anh vừa hẹn với anh kia sao? Anh phải tới nhà anh ta chứ! " Tôi bảo: " Làm gì có chuyện ấy? ". Ông giáo sư nói: " Anh ấy nhất định là đã làm cơm chờ anh đấy ! "
    Người nước ngoài thật khó mà biết được cái kiểu " tâm khẩu bất đồng " này của người Trung Quốc. Tình trạng nói trên khiến người Trung Quốc ngay từ thủa lọt lòng đã rất khốn khổ. Bởi vì mỗi ngày đều phải tìm hiểu ý tứ người khác. Nếu là bạn bè đồng lứa thì còn đỡ, nhưng nếu phải tiếp cận với những quan trên, kẻ có tiền, anh sẽ phải từng giây từng phút khổ công tìm hiểu đến nơi đến chốn, xem họ nghĩ gì. Cái việc này là một sự lãng phí tinh thần kinh khủng.
    Hy vọng của nước nhà đặt nơi các em​
    Tôi nhớ thuở bé thầy học bảo chúng tôi : " Hy vọng của nước nhà đặt nơi các em". Nhưng rồi chúng ta bây giờ thì sao ? Lại đến lượt chúng ta hướng về đám thanh niên bảo : " Các em là hy vọng của tương lai Trung Quốc ". Cái kiểu cứ đùn đẩy trách nhiệm từ đời này xuống đời khác sẽ còn kéo dài cho đến bao giờ ?
    Được rồi, ông lấy đi!​
    Hôm trước tôi đi tìm mua một va-li da, thấy một cái đề giá 300 đồng, tôi cho rằng nó chỉ đáng 150 là cùng, chỉ có điều cái hình dạng của nó tôi không thích lắm nên chỉ trả cho có lệ là 70 đồng. Cứ tưởng nghe cái giá ấy, người bán hàng phải đi tự tử chứ làm sao bán được, không ngờ anh ta hối hả bảo: " Được rồi, ông lấy đi!".
    Ôi thôi ! không biết làm sao mà nói cho được về cái thiện ý và lòng thành khẩn của người Trung Quốc đối với những khách lạ. Con đường du lịch đâu phải chỉ để du lịch mà còn là con đường để học làm người nữa.
  3. thankforall

    thankforall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn - Xin lỗi​
    Cái lúng túng lớn nhất của người Trung Quốc khi mới đến Mỹ là gặp quá nhiều loại lễ nghi phức tạp của người Mỹ. Ngoài đường nhỡ vô tình chạm vai vào một người khác, dù chạm thật nhẹ cơ hồ như không chắc có chạm không, là người kia đều nói: " Xin lỗi! " Nếu như đụng thật, da thịt đôi bên đều cảm thấy, thì cái câu xin lỗi ấy sẽ rất là ai oán. Còn nếu đụng mạnh vào nhau một cái rầm thì cái câu xin lỗi này sẽ trở thành liên hồi, liên thanh khó mà chống đỡ được.
    Tại Trung Quốc nếu hai người đụng nhau trên đường thì lại hoàn toàn khác. Phản ứng của đôi bên sẽ nhanh như chớp, mắt long lên, trợn trừng nhìn nhau như sắp biểu diễn một màn nhẩy cao. Câu đầu tiên dùng để nói với nhau sẽ là kiểu : " Mắt mù à? " Đối thủ cũng lập tức nhảy cỡn lên phản công: " ái dà! Ai mà cố ý! Đi đụng vào người ta mà lại còn không biết điều! " Người kia lại gân cổ to tiếng hơn: " Đụng vào người ta mà lại còn già mồm, không biết được giáo dục kiểu gì ? " Đối thủ mồm cũng không kém: " Đụng vào thì đã chết chưa? Chắc muốn người ta quỳ xuống lậy mình chắc ? Bảo người ta đụng mình à? Thế mình lại không đụng vào người khác đấy ? Chính mình đi đụng vào người ta mà lại còn muốn đổ vấy cho người ! ". Sự tình đến đây, người có vẻ yếu thế hơn sẽ bỏ đi, mồm lẩm bẩm chửi rủa, trong khi đó cái người có vẻ cứng mạnh hơn dơ chân múa tay, giọng điệu đe dọa khiến cho cả đám đông kéo nhau đến như thể sắp xem một đám đánh lộn.
    Nếu độc giả chú ý, từ lúc đụng nhau cho đến lúc rã đám, chúng ta không hề nghe được một câu " xin lỗi ". Cái môn " đến chết cũng không nhận lỗi" rất tinh thông này của người Trung Quốc biểu hiện khá đầy đủ trong cái chuyện va vào nhau trên đường. Người Trung Quốc đã mất khả năng nói " xin lỗi ! ". Họ đều giống như những hỏa tiễn phun lửa, chỉ có cái dũng khí dựa trên sức lực để hơn thua với nhau mà thôi.
    Một trong những đặc trưng của văn minh Tây phương là thừa nhận và tôn trọng sự tồn tại của người khác, cho nên họ luôn luôn để ý, cẩn thận trong việc biểu lộ sự tôn trọng đó. Người ta dẫm lên chân mình, cố nhiên " Xin lỗi ! ". Thực ra chưa dẫm mà chỉ suýt dẫm lên thôi, cũng " Xin lỗi! ". Ho một tiếng, cố nhiên là " Xin lỗi! ". Hắt xì hơi một tiếng nhỏ cũng " Xin lỗi! ". Đang lúc nói chuyện mà cần đi tiểu tiện, cố nhiên " Xin lỗi! ". Đang ngồi ăn mà nhà bếp bị cháy phải đi dập lửa, cũng " Xin lỗi ! "
    Du khách vẫn thường thấy cảnh khi anh đang loay hoay chụp ảnh, có người vô ý đi vào giữa, cũng vội vàng " Xin lỗi ! ". Hầu như tất cả những người Tây phương khi họ thấy anh dơ máy ảnh lên đều dừng bước lại ngay, đứng cười, và chờ anh chụp ảnh xong mới tiếp tục đi. Nếu người chụp ảnh là đồng bào Trung Quốc, họ sẽ chẳng có phản ứng gì khi anh tránh chỗ cho họ chụp. Nhưng nếu người chụp ảnh là người Tây phương mà anh làm như vậy thì họ nếu không nói " xin lỗi " thì cũng " cảm ơn ông nhiều ".
    " Cảm ơn " và " Xin lỗi " đối với tôi rất đáng sợ. Cả hai thứ cùng ghê gớm như nhau. ở trên thế giới này không hiểu sao người ta lại có thể lãng phí nước bọt cho hai cái câu này nhiều đến như thế. Tôi vốn là người tinh thông thập bát ban võ nghệ, tưởng có thể tránh thoát được sự bao vây của hai cái câu này khi đến Mỹ, nhưng không ngờ lại khó đến thế. Tôi càng cố tránh thì họ lại càng nói " cảm ơn ông ".
    Anh chờ cho họ chụp ảnh xong mới đi qua, họ cố nhiên " cảm ơn " anh. Lúc đi mua đồ, đưa tay lấy hàng họ cũng nói " cảm ơn " với người bán hàng. Tại Trung Quốc, một khách hàng chẳng bao giờ nói cảm ơn đã đành, nhưng nếu người bán hàng mà nói cảm ơn chắc cái trần nhà thể nào cũng phải sập vì cảm động.
    Đến ngân hàng Mỹ rút tiền, các bà ngồi két đưa tiền cho anh cũng cảm ơn. (Anh cứ thử cái việc này ở các ngân hàng của chúng ta xem, chắc chắn anh sẽ lập tức tương tư Tây phương ngay). Nếu anh vượt quá tốc độ hoặc rẽ ở chỗ cấm rẽ, cảnh sát đưa giấy phạt cho anh lại cũng nói cảm ơn. Một người bạn tôi, ông Chu Quang Khải, chở tôi đi đỗ xe ; đến cổng một bãi đậu xe phải trả tiền, lúc cầm vé ông cũng lại " cảm ơn ". Tôi thắc mắc : " Này, sao anh đã trả tiền đàng hoàng chứ ông ta có để cho anh đậu không mất tiền đâu mà lại còn phải cảm ơn ? " Anh ta nghĩ một lúc lâu rồi cũng không hiểu lý do tại sao. Nhưng đến lần thứ hai anh lại cũng vẫn " cảm ơn ông " làm tôi tức muốn chết.
    Nhưng cái " cảm ơn ông " sâu đậm nhất đối với một người già đầu như tôi vẫn là trường hợp của cái cửa tự động. Lúc đi qua cái thứ cửa có lò xo tự động này tôi thường cứ buông tay cho nó tự đóng lại. Sau khi đến Mỹ, đương nhiên vẫn cứ làm như vậy. Bạn bè nhiều lần khuyên can : " ở đây là cái nước man rợ, anh đừng đem thứ văn hóa truyền thống 5.000 năm qua đây nhé. Khi nào đi qua cửa anh nhớ nhìn xem đằng sau có ai không trước khi từ từ buông cửa ra ".
    Buồn cười thật, tôi qua Mỹ để du lịch chứ có phải để làm thằng gác cửa cho người khác đâu. Tôi đã từng đi qua nhiều cửa tự động hơn anh ta tưởng, cần gì để cho anh ta phải dậy tôi như vậy. Nhưng rồi tới một ngày, tôi đã hiểu cái chuyện anh muốn nói đó.
    Lần ấy, sau khi đi qua cửa tôi đã buông cái cánh cửa có lò xo mạnh ấy cho nó tung ra như tôi vẫn thường làm. Sau lưng tôi bỗng có một tiếng kêu lớn của một ông già da trắng. Bạn tôi và tôi bấn cả người lên cơ hồ muốn quỳ xuống mà xin tha lỗi (Thực ra tôi muốn tìm đường rút lui một cách êm thắm, nhưng những người nghe tiếng kêu vội đến cứu ông già nhiều quá làm tôi không chuồn được).
    Cũng thật may là cánh cửa đập không làm chấn thương gì đầu óc ông cụ cả. Ông cụ nhìn mặt mũi và cách ăn mặc của chúng tôi, chắc đoán rằng đây là những nhân vật quan trọng của cái bộ lạc ăn thịt người ở Tân Ghi-nê, nên cũng chẳng thèm lý đến nữa.
    Trời ơi ! thì ra người Tây phương mỗi khi đi qua cửa đều dừng chân giữ cửa, chờ cho những khách đi sau nối đuôi nhau đi vào trước mình. Hoặc ít nhất thì cũng quay lại giữ cửa cho đến khi người đi sau tiếp được cửa rồi, mới từ từ bỏ tay ra.
    Đúng là đi một đàng học một sàng khôn. Bây giờ cái việc giữ cửa này tôi đã thuộc như cháo. Và từ đấy trở đi tôi liên tục nghe được từ cửa miệng những ông già, bà già Mỹ cái câu " cảm ơn ông " sướng cả lỗ tai.
    Lúc quay lại Đài Loan tôi vẫn quen thói " tôn sùng " Tây phương này. Nhưng chỉ được ba hôm thì lại vẫn chứng nào tật nấy. Mà cái đó không phải vì ý chí của tôi yếu đuối, nhưng vì mỗi lần dừng lại cung kính giữ cửa, thì cái ông bạn da vàng ở đằng sau nhìn tôi như thể mồm anh ta đang ngậm *** khô, không thể nào nghe được một thanh âm gì giống như tiếng " cảm ơn " từ nó cả. Tôi bèn cứ thả cho cửa nó tung ra như thói quen cũ, mặc kệ mẹ cho nó đập vào mặt ai thì vào, có đập chết cũng được !
    Tôi nghi rằng để có thể móc trong mồm một người Trung Quốc ra cái câu " cảm ơn ông " e rằng nếu không dùng đến cái cào cỏ năm răng của ông bạn Trư Bát Giới của chúng ta thì không thể được.
    Thật ra cái câu " cảm ơn " và cái câu " xin lỗi " của người Mỹ cũng giống nhau. Chúng đã trở thành một bộ phận của đời sống, từ đứa bé vừa học nói, mẹ nó chùi đít cho nó, nó cũng biết nói cảm ơn. Cái đó làm cho nó hơi có khuynh hướng " lạm phát ".
    Các người chắc đã từng xem cảnh ăn cướp nhà băng ở Mỹ. Một người vạm vỡ, tay cầm súng lục, bắt người đàn bà ngồi ở quầy nhét đầy tiền vào trong bị rồi ngả mũ chào: " Cảm ơn bà! " Sau đó mới rút lui. Theo tôi, thà cứ lạm phát như thế này vẫn còn hơn là bị *** khô làm tắc họng mà chết.
    Điều cần phải nói rõ hơn tý nữa về " xin lỗi " và " cảm ơn " là lúc nào chúng cũng đi liền với một nụ cười, và có thể dẫn đến một câu như kiểu : " Tôi có thể giúp đỡ được gì không ? "
    Tôi là một người ngần này tuổi đầu, sinh ra ở lục địa, hiện sống ở Đài Loan, từ thâm sơn cùng cốc đến chốn thị thành, từ thôn làng đến đại học Tây phương, từ tiếng đọc ê a cho đến thanh âm như sấm động, tiếng " xin lỗi " và " cảm ơn " dù hiếm hoi như lông phượng, sừng lân nhưng tôi cũng đã từng nghe qua. Chỉ có câu " Tôi có thể giúp đỡ được gì không ? " là chưa bao giờ tôi được nghe từ một lỗ mồm người Trung Quốc nào cả. ở Mỹ, những ngày bình thường chúng tôi được bạn bè đánh xe đưa đón, oai phong lẫm liệt vênh vênh váo váo. Nhưng có một lần tôi và vợ tôi ngồi tầu điện ngầm đi từ khu sang trọng Tân Oa-xinh-tơn tới Xpơ-ring-phiu ( Springfield ). Xpơ-ring-phiu là bến tầu điện cuối, từ đó chúng tôi phải lấy tắc-xi đi đến nhà người bạn mời chúng tôi ăn cơm.
    ở Mỹ, lượng xe tắc-xi nếu so sánh với tiền ở trong túi tôi lúc đó chắc còn ít hơn nữa. Chúng tôi thấy mặt trời sắp lặn, vội vàng đôn đáo chạy đông chạy tây như hai con chó lạc nhà. Một người Mỹ trẻ nhìn thấy chúng tôi cuống quýt mới đến trước mặt hỏi han: " Tôi có thể giúp được gì cho ông bà không? " " Thế mà còn hỏi - tôi thầm nghĩ - đúng là một thằng ngốc ! "
    Anh ta bèn bỏ cái cặp xuống, đứng ở giữa đường, mắt nhìn bốn hướng tai nghe tám phương, cuối cùng chặn lại được một chiếc xe. Có lẽ ông lái xe tắc-xi đang trên đường về nhà ăn cơm tối nên không muốn đi, anh ta bèn phục tại cửa kính rất lâu, nói mãi, sau đó ngoắc chúng tôi lại để lên xe. Đến lúc chúng tôi vừa hoàn hồn định hỏi han tên họ thì anh ta đã bỏ đi rồi.
    Thật tình nếu không có anh ta ra tay giúp đỡ hôm ấy, thì cứ cái đà đó chúng tôi chỉ có nước ngủ đêm tại nhà ga xe điện ngầm mà thôi.
  4. Sunflower_HL

    Sunflower_HL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2006
    Bài viết:
    1.032
    Đã được thích:
    0
    À...ra thế. Giờ mình mói hiểu. Hoá ra có người định thành nhà văn. Cũng hay. Nhưng mà mài bút cho sắc như ông Bá Dương đã chứ. ông ta viết thế mà có ai phản đối gì đâu. Còn bạn? Mới mấy dòng đã làm HLC ầm ĩ cả lên.
    À mà tôi chỉ thêm ý kiến này nữa thôi. bạn đổi tên thành: Người Việt Nam xấu xí hay Trái đất này xấu xí. Những cái bạn nêu ra ko phải chỉ người Quảng Ninh đâu. Khách quan mà nói đấy!
    Đại khái là nâng tầm được bằng ông Bá Dương thì nghĩ cũng bùn cười. ha ha....
  5. wnb

    wnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Đã nói đến "Người TQ xấu xí" thì tôi cũng xin sưu tầm một số ý kiến về "Người Việt xấu xí"
    Tôi xin liệt kê những quan sát của tôi trong nhiều năm về phong cách, hành vi, tập tính của nhiều người tôi gặp gỡ trong những hoàn cảnh sống và làm việc khác nhau.
    Mỗi người trong họ hiển nhiên là có nhiều điều tốt đẹp trong nhân cách, khả năng làm việc có thể sánh ngang chuyên gia. Nhưng họ cũng bộc lộ ít nhiều những điều dưới đây khiến không khó khăn lắm vẫn có thể nhận ra.
    Và khi tôi cho họ xem những nhận xét của mình thì họ cả cười mà rằng: Hình như cũng có ở đâu đó, hàm lượng nào đó. Mỗi nhận xét âm tính như dưới đây xin bạn đọc quảng đại với tôi, và xin một lần tự soi lại mình.
    Nếu bạn không thấy có mình, hay không thấy tính phổ biến trong cộng đồng của mình thì rõ ràng đó là sự tốt đẹp để có thể nhân nó lên mà ngẩng cao đầu đi vào kỉ nguyên hội nhập.
    1. Nguồn gốc: tiểu nông ?" mục tiêu cuộc đời : tiểu chủ ?" hành vi: tiểu xảo ?" làm ăn : tiểu thương ?" suy nghĩ : tiểu trí.
    2. Tình cảm không dào dạt hơn cái ao làng?" nhìn quá ngọn tre là chóng mặt?" chỉ uống nước giếng khơi mới không đau bụng ?" Một ngày không ăn mắm tôm không chịu được ?" Phát minh là cải tiến xe công nông- Ý nghĩa cuộc đời là ăn miếng dồi chó- Mong ước lớn nhất là hơn người ?" Sợ nhất là chết không toàn thây.
    3. Nếp sinh hoạt của những người như họ? Một người thì trùm chăn ngủ?" nếu hai người thì tổ chức nấu nướng?" ba người thì nói xấu người khác?" bốn người trở lên thì chia bè kéo cánh.
    4. Hễ chỉ có một thì có khi không rơi xuống hố, hai người thì đào hố bẫy người, có ba người đi với nhau thì có thể hơn một người sẽ rơi xuống hố do chính họ đào.
    5. Ham học nhưng để làm quan chứ không nhằm cải tạo cuộc sống.
    6. Con chấy cắn đôi khi nghèo khổ, nhưng chỉ mong con lợn nhà hàng xóm lăn ra chết.
    7. Đánh nhau kiểu hội đồng từ sau lưng mà không dám đối mặt trên đấu trường.
    8. Trong diễn đàn thì ngậm miệng, nhưng bàn nát chuyện ngoài quán nước.
    9. Bao nhiêu tinh lực dành cho sự lẩn lách để tồn tại?" bởi vậy ưa những hình thức phi chính thống làm ăn.
    10. Đi đến đâu cũng lập chợ quê mà không thể tính chuyện làm ăn lớn.
    11. Hay nói tình nghĩa nhưng dễ đánh nhau vỡ đầu vì món lợi nhỏ.
    12. Nói năng cởi gan cởi ruột nhưng phong cách sống rất khép kín.
    13. Cười hinh hích để tự thưởng cho ý nghĩ của mình hơn là cười tươi với cái hay của người khác?" Sướt mướt với cái thua thiệt của mình để hằn học với niềm vui của người khác.
    14. Coi cái gì cũng là nhỏ mà bỏ qua trong khi không định nghĩa được cái lớn là gì. Việc lớn thì kinh, việc nhỏ thì khinh, việc bình thường thì không thích.
    15. Có nhiều sáng kiến nhỏ nhưng không có khả năng biến những cái đó thành hàng hóa cạnh tranh.
    16. Vừa sùng ngoại vừa bài ngoại.
    17. Có khuynh hướng bới thù trong bạn hơn là tìm bạn trong thù.
    18. Rất khó dung nạp và đồng thuận với sự khác biệt.
    19. Rất ?otinh tướng? vì không biết mình biết người.
    20. Luôn nghi ngờ, không phải để nhận thức lại thế giới mà chẳng thực tin vào cái gì.

    Nguyễn Tất Thịnh info@vietnamtoday.net.vn
  6. thankforall

    thankforall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất không muốn rơi vào tranh cãi với người khác,đặc biệt là nữ giới nhưng có lẽ lần này phải có ngoại lệ.
    Bạn Sunflower_HL,tôi cảm giác khả năng đọc hiểu Tiếng Việt của bạn có vấn đề,hoặc nhận thức của bạn không được bình thường như mọi người.
    Vui lòng trả lời:
    +)Trước khi đọc bài trên của tôi bạn đã xem qua tác phẩm "Người TQ xấu xí " chưa,và nếu rồi thì bạn nhận xét gì về nó?
    +)Bạn có biết tác giả Bá Dương là người như thế nào không mà phát biểu "tầm như ông ta"?
    +)Sao bạn biết không ai phản đối gì về tác phẩm người TQ xấu xí?
    +)"Người TQ xấu xí "được viết ra dựa theo phần lớn những chuẩn mực về phép lịch sự Tây Phương,cuốn "Người Trái Đất xấu xí" có lẽ bạn muốn theo phép quy chuẩn của Sao Hoả phải không?
    Một điều nữa,khi tôi lậpTopic này tất nhiên tôi biết lấy phạm vi bàn về người Qn là quá hẹp.Nhưng xin thưa bạn rằng chúng ta đang ở trong Box Hạ Long,thu hẹp phạm vi vấn đề lại để bàn là một việc nên làm.
    Việc này của tôi được đánh giá là tích cực và có đóng góp cho Box,vậy xin hỏi lại.Bạn đã có đóng góp gì cho Box ngoài những bài viết tầm phào và thiển cận của bạn?Với thứ ngữ pháp Tiếng Việt lôm côm và những nội dung không mang tính góp ý,xây dựng mà chỉ nhằm bôi bác,spam!
    Khuyên bạn một điều,nên về đọc nhiều sách hơn nữa cho đa dạng kiến thức,phong phú tâm hồn rồi mới tính đến chuyện làm nhà phê bình tích cực như thế!
    @Wnb:Cảm ơn những sưu tập của bạn,tôi còn một vài bài nói về tật xấu người Việt của Phan Bội Châu và cuốn Diễn biến tâm lý người Việt vừa bị cấm xuất bản vẫn lưu trong máy,vài hôm nữa sẽ post lên để mọi người cũng đọc.
  7. Cumeohv

    Cumeohv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0

    ặ thỏ chỏằ- này sỏp có oĂnh nhau àh
    cỏằ. vâ cho oĂnh nhau 'ê hê hê
    Thankforall: nỏãng lỏằi quĂ,có nhiỏằu cĂch 'ỏằf diỏằ.n tỏÊ mà,'àn bà con gĂi gơ 'àn Ăp mỏĂnh thỏ.
    Bài này ok mỏằ-i tỏằTi phỏĂm quy vơ mỏĂt sĂt thành viên thôi
  8. Sunflower_HL

    Sunflower_HL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2006
    Bài viết:
    1.032
    Đã được thích:
    0
    Không sao đâu mà. Mọi người bình tĩnh đê. Ở cái HLC này Sun sống với mọi người thế nào, nhận thức của Sun ra sao thì mọi người đã phần nào đánh giá. Dạo này em đang hiền chưa định vả đứa nào. Mấy lại em nghĩ chả đáng. Tay em chỉ để tát iu thôi. Ai lại thèm sử dụng bừa bãi thế. Bỉn ...khiếp...
    @ chủ topic: Xin lỗi nhá! Lần sau bạn lập cái topic nào thì tôi nhờ Mod mở ngoặc ( ngoài phạm vi của Sun). Cố gắng phát huy cái kiểu băm bổ nhá!.
    Cái vụ tôi đóng góp gì cho cái Box này hả? Tôi chưa đóng góp được gì. Nói thẳng căng là vậy. Đơn giản đây là nơi gặp gỡ của những người bạn. Có thể bạn không thích cái cách chúng tôi tào lao với nhau. Nhưng chắng phải vì thế mà chúng tôi sẽ bớt tào lao đi. Đấy là cách HLC quan tâm tới nhau. Nói như bạn thì cứ vào đây là phải : Làm sao để đấy liùi tham nhũng? làm sao để chống HIV? Có bao nhiêu con đường lấy nhiễm? Sao Nga Mỹ oánh nhau? ặc... Thế thì cám cảnh lắm.
    À. còn điều này nữa. Với những tính xấu bạn đưa ra. Bạn xem với cái bài trên kia bạn đăng quan mấy cái gạch đầu dòng?
    Được Sunflower_HL sửa chữa / chuyển vào 06:47 ngày 09/06/2007
  9. hanhphucdoahong

    hanhphucdoahong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Kinh nhỉ Hạ Long sắp có đầu gấu cơ đấy!
    Muốn đánh người ta thì tát một cái chưa đủ đâu,hàng nóng hàng lạnh có giỏi thì lôi hết ra đi.
    Có câu nói "Vũ lực là kết quả của sự bần cùng trí tuệ"
    Lạy hồn!!!!
    @ All:
    Em không tham gia,không bênh bên nào hay đả kích bên nào.Từ lâu đã tránh những vụ tranh cãi vô nghĩa kiểu này rồi.
    Nhưng đọc bài được quote ở trên thấy bức xúc quá.
    Ghét nhất cái kiểu hăm doạ trên mạng,thích thì PM ra ngoài đời mà nói chuyện phải trái
    Doạ trên này ai sợ?
    Được hanhphucdoahong sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 09/06/2007
  10. NeverLove_Again

    NeverLove_Again Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2006
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0
    Căn bản là có nhiều thằng viết bài ngu bỏ mịe, cứ như kiểu nó tưởng nó ngu nhất rồi ấy .
    Doạ tý cho vui mới có khí thế mà PM chứ, PM đc thì mới có nóng có lạnh chứ .
    Mà nóng lạnh làm gì cho nó mệt, call cho tớ tớ thuê cho 1 Action Team giá cả hợp lý làm việc nhiệt tình chu đáo giá cả phải chăng cho nó nhanh

Chia sẻ trang này