1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người thợ khóa (Quý Thể)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi manhan, 23/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. manhan

    manhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Người thợ khóa (Quý Thể)

    Hơn bốn mươi tù nhân trong đó đa số là những chiến sĩ cách mạng đã thoát khỏi trại giam của đối phương nhờ có chiếc chìa khóa giả. Nhưng, một thời gian dài sau đó, người ta mới khám phá được sự thật về người đã làm ra chiếc chìa khóa giả trong điều kiện không có đồ nghề lẫn mẫu khóa, lại bị kiểm soát rất nghiêm ngặt.

    Nhiều năm sau trong giấc ngủ tôi vẫn còn chập chờn hình ảnh buổi chiều hôm đó. Tôi cho rằng đây không hẳn là một giấc mơ bình thường mà chính là kỷ niệm sâu sắc rõ ràng và mới mẻ quá sống lại trong tôi. Sau những lần như thế, tôi giật mình hoảng hốt thức dậy, thở hổn hển, người đẫm mồ hôi. Không thể nào ngủ lại được nữa.

    Buổi chiều hôm đó qua song sắt nhà lao, tôi thấy mây xám như những lớp chì xếp lên nhau nặng nề, chứa đầy nước nhưng không trút xuống được. Trong xà lim chật chội, không khí quánh lại, đầy ắp hơi người. Hơn bốn mới con người, thân hình tiều tụy, da bọc xương, đầu trọc lốc, trần như nhộng, xếp thành hai hàng dọc. Tất cả đều há miệng ra, cúi lom khom, chổng mông. Chiều hôm đó, tụi cai ngục tổ chức cuộc khám xét gắt gao, cố tìm cho ra người thợ khóa và đồ nghề làm chiếc chìa khóa giả.

    Sau khi bọn này lục lọi rất kỹ trong đống quần áo rách bơm như mớ giẻ hôi hám đầy chấy rận vẫn chẳng thấy gì, chúng nghi tù nhân giấu trong người, trong miệng hoặc thậm chí ở trong hậu môn. Chúng nó cương quyết phải tìm cho ra, nếu không thế nào cũng có kẻ vợt ngục. Còn hơn thế nữa sẽ có cuộc vợt ngục tập thể hay cuộc bạo loạn phá trại giam. Thật là một quang cảnh quái gở, thê thảm mà lại buồn cười. Thằng tưởng trại cầm đèn pin đi rọi vào miệng từng người. Một thằng cầm que gỗ, thằng khác, không biết kiếm đâu ra cái dụng cụ chữa bệnh phụ khoa, lần lợt đi khám từng người. Tù nhân có người đau đớn hét to, có người không nhịn được cười rú lên...

    Không phải chỉ có bọn giám thị ngạc nhiên về âm mu làm chìa khóa giả trong tù mà chi bộ chúng tôi cũng hoàn toàn bất ngờ. Chúng tôi phân công theo dõi mọi người, mọi hành vi, nhưng tại sao trong cái phòng giam chật chội chỉ có mấy chục con người này lại xảy ra chuyện động trời mà lại không ai hay biết?

    Bọn cai ngục cho rằng, kẻ làm được chiếc chìa khóa này phải là tay thợ khóa chuyên nghiệp và phải có một bộ dụng cụ đầy đủ. Còn một điều nữa là chúng lấy mẫu từ đâu? Cuộc lục soát thất bại. Chúng cố tìm trong đống hồ sơ để lần ra thằng tù nào trước hành nghề thợ khóa. Nhưng cũng chẳng có kết quả. Vậy ai là người thợ khóa? Ai là kẻ cung cấp dụng cụ? Và mẫu khóa ở đâu để cho người thợ khóa mô phỏng? Tất cả những nghi vấn này còn chìm trong màn bí mật rất lâu. Đến nỗi sau ngày đất nước được giải phóng nhiều năm tôi mới biết.

    Tụi giám thị không tìm thấy chứng cứ, chúng quay qua đàn áp tù nhân để gây áp lực. Chúng ra lệnh: Tới khi nào có kẻ nhận tội và trao đồ nghề, hoặc có ai tố cáo kẻ làm chìa khóa giả thì phòng giam mới được trở lại bình thường. Nay theo quy chế "đặc biệt", cắt một nửa khẩu phần, cắt hoàn toàn ánh sáng, không cho tắm rửa, sởi nắng.

    Chúng tôi trải qua một thời kỳ thử thách rất dài, đến nay, nghĩ lại còn hãi hùng. trước đây chúng tôi mỗi ngày được hai chén cơm hẩm, nước muối, giờ đây chỉ còn một thứ nước cháo lỏng. Cái đói triền miên khiến cho cả bọn mệt mỏi rã rời. Mấy ngày đầu chúng tôi còn có cảm giác đói, sau thì mất cảm giác này, chỉ thấy hoa mắt, run rẩy. Lúc đầu khi còn chút sức lực chúng tôi đấu tranh bằng cách la hét, sau thì chẳng còn sức để la nữa.
  2. manhan

    manhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Tới ngày thứ hai mươi lăm. Khi cả khu xà lim chìm đắm trong bóng tối tĩnh mịch như một nhà mồ thì Sấm, một thanh niên cỡ hai mươi tuổi, không biết mắc tội gì bị nhốt vào cái trại giam địa ngục này. Hắn lết cái thân suy kiệt tới cửa. Trong bóng tối hoàn toàn, hắn phải cố bò tránh các thân người cong queo bất động như xác chết. Có người thều thào:
    - Ai?
    - Sấm đây.
    - Bò đi đâu?
    - Thú tội...
    Rồi hắn cất giọng khàn khàn:
    - Mấy sếp ơi!
    Hắn kêu cửa nhiều lần nhưng yếu quá, bọn cai ngục ở ngoài không nghe. Hắn cố gắng kêu nhưng âm thanh không lọt qua được cửa sắt nặng nề, kín mít như nắp vung. Nơi đây không có vật gì để gõ cửa. Hắn dùng chính cái đầu trọc tóc chỉ mới mọc lởm chởm, cụng mạnh vào cửa sắt. Bọn cai ngục quát:
    - Thằng nào đó, muốn chết hả?
    - Mở cửa.
    - Không được!
    - Mở ra, tôi nhận tội!
    Cả phòng choàng tỉnh trong tiếng xích sắt ghê rợn mơ hồ như từ cõi âm ti. Nằm trong bóng tối suốt ngày đầu óc tôi hóa mê muội, bỗng sáng hẳn ra. Nó bắt đầu làm việc và nghi ngờ Sấm có phải là một thằng lu manh, phản bội? Hắn tìm cách ra ngoài để tố cáo đồng chí của mình chăng? Tôi, với t cách được tổ chức giao phó công tác an ninh nội bộ, tôi căng óc ra tìm phương án đối phó.
    Trong trại giam có bốn mươi người, đa số là tù chính trị, số ít tù thường phạm. Tổ chức đánh giá họ là người tốt. Chúng tôi chỉ lo ngại có hai người. Đó là Sấm và lão Thạch. Chúng tôi nghi hai người này do bọn giám thị cài vào để theo dõi. Cả hai lầm lì không quan hệ và trò chuyện với ai, t cách của họ thật đáng ngờ. Cả hai nằm sát vách trong cùng. Hình như họ ngủ suốt ngày. Nơi họ nằm dù là giữa ban ngày cũng tối tăm, huống chi khi cả phòng bị cắt ánh sáng. Chỗ đó hôi hám vô cùng, mỗi tối, chờ cho mọi người yên giấc, họ mới chia nhau thức ăn. Tôi nằm, cố thức canh chừng. Tôi nghe cái miệng của ông già móm nhóp nhép suốt đêm. Còn Sấm giả vờ ngủ, nhưng có động thì kịp thời báo tin. Họ chẳng có thân nhân thăm nuôi thế mà có thức ăn chia nhau ăn, vậy thì bằng cách nào đó họ đã được tụi giám thị tuồn cho đồ ăn. Kể cả thời kỳ chúng tôi bị bỏ đói, ban đêm vẫn nghe tiếng ông già nhóp nhép. Còn một điều này nữa đến nay tôi mới nhận ra. Thời gian bị bỏ đói, mấy người già đuối sức trước tiên, mà lão Thạch vẫn còn nguyên hơi sức. Người như lão thì ốm mập rất khó thấy bởi lão xương xóc, nước da đen thui, nhăn nheo như cây chà rang trong mùa đốt rẫy. Chúng tôi cho lão cái biệt danh là "loài gặm nhấm", vì cái tật nhóp nhép suốt đêm - một cái tên chế giễu và khinh bỉ. Trái lại, trong khi ấy Sấm suy sụp nhanh chóng. Nó là thằng con trai đang sức vóc, khỏe mạnh mà mới bị cắt phần ăn mấy bữa đã nằm liệt, không đứng lên nổi. Tay này điển hình cho loại tội phạm hình sự, chai lỳ, đêm thức, ngày quấn cái chăn rách ngủ vùi, giao việc gì cũng chẳng chịu làm, chỉ lo theo sát lão già kiếm ăn. Chúng tôi đoán bọn người như thế rất dễ bị mua chuộc. Tổ chức phân công tôi theo dõi hai người này, nếu có gì thì cho họ ngậm miệng vĩnh viễn. Tôi là người có võ nghệ và khỏe nhất ở đây... Việc khử kẻ phản bội đối với tôi không khó. Tôi cũng đã biết cách không để lại dấu vết gì. Thế nhưng chúng tôi cha kịp hành động thì một người tù thường phạm gây sự đánh lão Thạch. Chúng tôi không can. Lần đó Sấm xả thân vào cứu. Hắn bị tên kia nện nhừ tử còn lão già như chẳng hề hấn gì.
    Bây giờ Sấm thú nhận làm chìa khóa giả. Chúng tôi nghi ngờ bọn họ có âm mưu gì là đúng. Cánh cửa xà lim hé mở. ánh sáng ùa vào. Chúng lôi Sấm ra rồi đóng sầm cửa lại. Sấm đi rồi chúng tôi hoang mang vô cùng. Không hiểu rồi đây số phận cả bọn tù ra sao? Nhưng cho tới chiều không thấy chúng bắt thêm ai. Chiều tối, bọn giám thị đa Sấm trở về. Hắn nằm trên cáng, đầm đìa những máu gần như là cái xác chết.
  3. manhan

    manhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Từ giờ phút đó kỷ luật khắc nghiệt được bãi bỏ, lại có cơm ăn, ánh sáng, nước tắm giặt. Đối với chúng tôi, cuộc thay đổi này chẳng khác gì bước từ địa ngục lên thiên đàng. như thế có nghĩa là Sấm đã nhận hết tội lỗi về phần nó, không khai cho ai và cũng nhận về phần mình trận đòn nhừ tử. Bọn này đánh rất ác. Chúng dùng ma trắc (gậy chì bọc cao su) đánh vào đâu, làm cho sng phồng, tụ máu dưới da. Sờ vào đầu Sấm, tôi có cảm tưởng như da đầu không còn dính với sọ nữa. Hai bàn tay Sấm bị giần nát nhừ. Hình như chúng muốn hủy hoại bàn tay vàng của người thợ tài ba.
    Chúng tôi cùng nhau chăm sóc Sấm. Chẳng có thuốc men gì chỉ nhờ có sức trai trẻ, sức sống tiềm tàng lần hồi Sấm vợt qua được giai đoạn nguy kịch phục hồi dần dần. Có một điều rất kỳ lạ, trong thời gian này ông già không hề ngó ngàng gì đến thằng bạn chí thân của lão. Suốt ngày lão ngủ, đêm vẫn nhai nhóp nhép.
    Khi Sấm đã mạnh, tôi hỏi nó việc cái chìa khóa. Sấm cười, chẳng nói năng gì cả. Riêng tôi cứ băn khoăn mãi về việc, làm sao trong cảnh tù tội, không vật liệu, không dụng cụ, và nhất là không có mẫu, mọi hành động đặt dưới sự canh phòng cẩn mật của bọn giám thị kể cả sự theo dõi cảnh giác cao độ của tổ chức chúng tôi mà anh thanh niên này có thể hoàn thành được công trình tuyệt hảo như thế? Quả anh ta là người thợ khóa tuyệt vời nhất trên thế gian này. Tôi cứ theo sát Sấm, ngầm theo dõi, hỏi han bộc lộ tình cảm và sự biết ơn của tất cả mọi người mà Sấm chẳng chịu hé răng. Bí mật còn chìm trong bóng tối.
    Mùa Xuân năm 1975, khi quân ta vây chặt thành phố, chính là lúc sinh mệnh của hơn bốn chục con người lâm nguy. Chúng tôi giống như những con vật bị nhốt sẵn trong chuồng, lúc nào mang ra sát hại để trả thù cũng được. Cũng đã có tin đồn về việc địch sát hại hết tù nhân rồi bỏ chạy. Chi bộ trong tù họp liên miên, vẫn cha có giải pháp nào.
    Chính vào thời điểm nguy nan đó, một lần nữa Sấm ung dung móc trong lưng quần ra cái chìa khóa vạn năng, giống hệt cái trước, đa cho tôi mở cửa. Tù nhân không kịp ngạc nhiên hay hỏi han, họ túa ra như ong vỡ tổ. Chúng tôi tước khí giới bọn cai ngục, mở các phòng giam khác giải thoát hàng trăm con người. Chỉ trong thời gian ngắn, chúng tôi làm chủ tình hình, không cần phải nổ một phát súng. Lúc đó bị việc chúng lôi cuốn mọi người chẳng kịp hỏi về chìa khóa giả và lai lịch của Sấm cũng như ông già gặm nhấm...
    Cách mạng thành công. Đã nhiều lần tôi hỏi thăm Sấm, nhưng không ai biết lai lịch gốc gác nó ở đâu cả. Có những buổi chiều rảnh rỗi, tôi đi dọc theo mấy con đường có thợ sửa khóa, lân la tìm cách làm quen và hỏi xem thử có ai biết Sấm hay không? Tôi mô tả hình dáng, tuổi tác và những chi tiết của Sấm, nhưng không ai biết cả. Có người hỏi xem tôi tìm kiếm Sấm làm gì? Có phải Sấm phạm tội gì nặng lắm phải không? Tôi kể lại công trạng của Sấm ở trong tù. Nghe thế, cả những người thợ khóa chuyên nghiệp, không ai tin có chuyện làm chìa khóa giả trong tù. Theo họ nói thì trên đời này chẳng có ai làm được chuyện đó.
    Những người tù cách mạng năm xa, giờ đây hầu hết giữ những cương vị quan trọng. Chúng tôi vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau ở những cuộc họp, bên bàn tiệc. Bên cốc rượu chúng tôi cùng nhau ôn chuyện cũ, có nhắc đến Sấm. Rượu làm cho mọi người cao hứng. Ai cũng muốn xung phong đi tìm tông tích Sấm. Nhưng rồi công việc tiếp nối công việc, lại quên bẵng đi. Nhiều lần tôi kể chuyện Sấm làm chìa khóa giả trong tù cho vợ con tôi nghe. Họ cũng bảo tôi phải làm sao tìm cho ra Sấm. Tôi hứa, song rồi ngày tháng cứ qua. Tôi nghĩ, tìm đâu bây giờ? Có thể Sấm về quê, hay ở một vùng kinh tế mới nào đó. Sau thì tôi quên hẳn. Cho tới một hôm...
  4. manhan

    manhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Lần ấy tôi chở chiếc xe đời mới bị mất chìa đi làm chìa khóa mới. Tôi nhìn anh thợ khóa loay hoay cả buổi với nhiều dụng cụ vẫn cha mở được. Tôi nghĩ, dở quá, phải tay Sấm, đồ này hắn thổi một cái là bay. Thực hết sức bất ngờ, đúng lúc đó một người vác chiếc xe đạp mất khóa đi vào tiệm. Nhìn kỹ lại đúng là Sấm. Nó đen, ốm, chẳng khác gì thời gian trong tù, chỉ có điều bây giờ Sấm già đi. Thoáng chút ngập ngừng, Sấm cũng nhận ra tôi. Tôi phục cặp mắt tinh tường của Sấm. Xa nhau đã mời năm, nay tôi đổi khác hoàn toàn, không còn là bộ xương biết đi trên cặp giò khẳng kheo, mặt mày hốc hác, râu ria tua tủa trong nhà giam. Thế mà Sấm vẫn nhận ra. Sấm kêu lớn: "Anh Hai!". Tôi thực tình mừng rỡ ôm chầm lấy Sấm, Sấm tỏ vẻ ngượng nghịu. Bởi Sấm trông vất vả quá. Tôi hỏi:
    - Nhà em đây à?
    - Không phải đâu anh Hai.
    - Thế mà cứ thấy nơi nào làm khóa là tôi nghĩ nhà cậu. Bây giờ làm gì, ở đâu?
    - Em đi bán vé số, còn nhà thì cha có.
    Tôi ái ngại, hỏi:
    - Tại sao có nghề sửa khóa mà không làm, lại đi bán vé số?
    Sấm bẽn lẽn trả lời:
    - Em đâu biết làm khóa... Hôm nay chiếc xe mất khóa phải đem tới thợ mới gặp anh Hai đó.
    Tôi vô cùng kinh ngạc:
    - Trời ơi! Thế mà mọi người đều tưởng... Tại sao lúc đó cậu lại nhận tội làm chìa khóa để cho tụi nó đánh gần chết?
    - Em không nhận ra thì ai nhận. Anh Hai không thấy hồi đó cả bọn gần chết hết sao? Trong đó có một người em thơng nhất. Vào những ngày đói khát, em còn phải nhường phần cháo ít ỏi của mình cho ông. Ông cũng chẳng nghĩ đến mình, ông nhận phần cháo của em để sống mà hoàn thành công việc. Nếu ông chết thì cái niềm hy vọng thoát khỏi địa ngục trần gian đó tiêu tan...
    Tôi nôn nóng hỏi:
    - Ai?
    - Ông Thạch! Cái người mà mấy anh gọi là loài gặm nhấm đó.
    Tôi than thầm: "Trời ơi!". Tận đáy lòng tôi dấy lên nỗi ân hận sâu xa. Tôi hỏi:
    - Ông Thạch lấy gì để làm vật liệu?
    - Cái muỗng nhôm, tụi cai ngục phát cho ăn cơm.
    - Dụng cụ ở đây?
    - Chẳng có ca, giũa, kềm, búa chi cả. Ông lão dùng răng của mình cắn dần từng chút. Vì thế mà trong phòng cứ nghe tiếng nhóp nhép, và các anh đặt cho ông lão cái tên "loài gặm nhấm". Còn bọn giám thị thì bắt mọi người há miệng, chổng mông cho chúng lục tìm đồ nghề làm khóa.
    Tôi vẫn còn một thắc mắc nữa:
    - Làm chìa khóa thì phải có mẫu. Ông ta lấy mẫu nơi đâu?
    - Chỗ này mới thực tài tình. Mỗi lần bọn cai ngục cầm chìa khóa đóng mở cửa ông lão đều lần ra đứng cạnh quan sát, ghi nhớ hình thù, góc cạnh, li tấc. Vài ba lần như thế thì cái chìa khóa nhà giam đã nằm trong bộ óc của ông lão rồi, không sai một phần trăm ly. Đến nỗi hôm đó bọn cai ngục cầm chìa khóa giả tra vào mở thử, chúng đều thán phục. Bọn chúng cũng thắc mắc về khuôn mẫu như anh Hai, chúng đánh em gần chết để hỏi cho ra bí mật này. Thật là một con người đầy tài năng, kiên nhẫn hiếm thấy...
    Tôi hỏi:
    - Ông lão làm trong bao lâu thì xong?
    - Cái đầu tiên làm trong một năm hai tháng nhưng trong lúc mệt nhọc quá lão ngủ quên, khóa rơi ra, bị tịch thu. Lần thứ hai nhờ có kinh nghiệm ông chỉ làm trong bảy tháng.
    Tôi hỏi câu cuối cùng:
    - Bây giờ ông Thạch ở đâu, nói để mấy anh đón ông về an dưỡng?
    - Ông bị bệnh, mất rồi!
    - ...
    Sấm nói như khóc. Còn tôi không sao cầm lòng được, nước mắt cứ ứa ra, nóng hổi!
    (Quý Thể)

Chia sẻ trang này