1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người tình - Marguerite Duras

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Trang_vitngoc, 08/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Trang_vitngoc

    Trang_vitngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Người tình - Marguerite Duras

    Marguerite Duras (4.4.1914 ?" 3.3.1996) là nữ văn sĩ và đạo diễn nổi tiếng của Pháp. Bà sinh tại Gia Định, Sài Gòn, thuộc Đông Pháp cũ, nay là Việt Nam. Bố của Marguerite sau khi bị ốm đã quay về Pháp và chết, để lại vợ và ba đứa con sống trong cảnh nghèo túng ở thuộc địa. Cuộc sống khó khăn này đã ảnh hưởng nhiều đến các tác phẩm của Marguerite Duras về sau này, như: Đập ngăn Thái Bình Dương, Người tình, Người tình Hoa bắc?
    Marguerite Duras là tác giả của nhiều tiểu thuyết, kịch, phim? trong đó nổi bật là tiểu thuyết mang dáng dấp tự truyện Người tình (1984). Tác phẩm đã đoạt giải thưởng văn học Concourt năm 1984 và là tiểu thuyết bán chạy nhất của tác giả. Bộ phim dựa trên tác phẩm Người tình do Claude Berri sản xuất cũng gặt hái được thành công vang dội năm 1992.

    ***

    Một hôm, khi tôi đã luống tuổi, tại đại sảnh của một nơi công cộng, một người đàn ông bước đến gần tôi. Ông ta tự giới thiệu rồi nói với tôi: ?oTôi biết bà đã từ lâu rồi. Ai cũng bảo hồi trẻ bà đẹp lắm, tôi đến để nói với bà rằng riêng tôi thì thấy bây giờ bà đẹp hơn lúc trẻ, tôi không thích gương mặt bà hồi trẻ bằng gương mặt bà bây giờ, tàn tạ.?

    Tôi thường nghĩ đến cái hình ảnh mà chỉ mình tôi còn thấy và tôi không bao giờ nhắc đến ấy. Nó vẫn luôn hiện diện, vẫn lặng lẽ như thế, vẫn khiến phải sững sờ. Trong tất cả các hình ảnh về bản thân, đó là hình ảnh làm tôi hài lòng nhất, ở đó tôi nhận ra mình, ở đó tôi hoan hỉ.

    Rất nhanh chóng, trong đời tôi, mọi thứ đã trở nên quá muộn màng. Mười tám tuổi mà mọi thứ đã là quá muộn. Từ mười tám đến hai mươi tuổi, nét mặt tôi thay đổi theo một hướng bất ngờ. Mười tám tuổi tôi đã già đi. Tôi chẳng rõ có phải ai cũng như vậy không, tôi chưa bao giờ hỏi cả. Hình như tôi đã từng nghe nói đến một sự già nua đôi khi ập đến với ta vào những tháng năm trẻ trung nhất, huy hoàng nhất của cuộc đời. Sự lão hóa này thật đột ngột. Tôi thấy nó lấn dần từng đường nét của tôi, nó thay đổi tương quan giữa những đường nét đó, nó làm cho cặp mắt to hơn, ánh mắt buồn bã hơn, khuôn miệng dứt khoát hơn, và nó để lại trên vầng trán những vết hằn sâu. Chẳng những không hoảng sợ vì điều này, tôi lại dõi theo việc gương mặt mình già đi với một sự hào hứng như thái độ mà tôi có thể có khi đọc sách chẳng hạn. Tôi cũng biết rằng tôi không lầm, rằng đến một ngày quá trình già hóa ấy sẽ chậm đi và trở lại với nhịp độ bình thường của nó. Những người từng biết trôi năm mười bảy tuổi, trong chuyến đi về Pháp của tôi, đều sửng sốt khi gặp lại tôi hai năm sau, ở tuổi mười chín. Gương mặt mới ấy, tôi đã giữ lại. Đó là gương mặt của tôi. Đương nhiên nó còn già thêm, nhưng tương đối ít so với mức đáng ra phải có. Tôi có một gương mặt tả tơi bởi những nếp nhăn khắc khổ và hằn sâu, với làn da nhàu nát. Nó không bị tàn tạ hẳn như một vài gương mặt vốn dĩ thanh tú, nó vẫn giữ nguyên những đường nét trước đây nhưng chất liệu của nó đã bị hủy hoại. Tôi có gương mặt đã bị hủy hoại.

    Để tôi nói thêm với bạn, lúc này tôi mười lăm tuổi rưỡi.
    Đó là một chuyến phà qua sông Mê Kông.
    Hình ảnh ấy được duy trì trong suốt chuyến qua sông.
    Tôi mười lăm tuổi rưỡi, xứ sở này không có bốn màu, chúng tôi sống trong một mùa duy nhất, nóng nực, đơn điệu, chúng tôi sống trên một miền đất nóng nực trải dài, không có mùa xuân, không có sự hồi sinh.

    Tôi ở trong một trường nội trú của nhà nước tại Sài Gòn. Tôi ngủ và ăn tại đó, trong trường nội trú này, nhưng tôi đi học bên ngoài, ở trường trung học Pháp. Mẹ tôi, một bà giáo, muốn cô con gái nhỏ của bà theo học bậc trung học. Con phải học trung học. Điều đó với bà từng là đủ thì không còn đủ nữa với con gái bà. Trung học, rồi thêm tấm bằng thạc sĩ toán hạng khá nữa. Tôi đã nghe mãi điệp khúc này từ những năm đầu đi học. Tôi chưa bao giờ hình dung mình có thể thoát được tấm bằng thạc sĩ toán, tôi sung sướng được làm cho mẹ hy vọng. Ngày nào tôi cũng thấy mẹ tôi dự tính tương lai của lũ con và của chính bà. Đến một hôm, khi không còn có thể vẽ ra được những tương lai hoành tráng cho lũ con trai của mình nữa, bà bèn thảo ra những thứ khác, những tương lai vá víu, nhưng dù vậy, chúng cũng phải thực hiện được chức năng của mình, lấp đầy được khoảng thời gian phía trước. Tôi nhớ đến những bài học môn kế toán của anh út tôi. Những bài học của trường Universelle, tất cả các năm, tất cả các trình độ. Phải học đuổi, mẹ tôi nói. Chỉ học được có ba ngày, chẳng bao giờ được đến bốn. Chẳng bao giờ cả. Chúng tôi bỏ trường Universelle khi chuyển đi chỗ khác. Chúng tôi học lại ở chỗ mới. Mẹ tôi trụ được mười năm. Chẳng ăn thua gì. Anh út trở tôi trở thành một kế toán viên xoàng xĩnh ở Sài Gòn. Vì không có trường Violet ở thuộc địa, nên chúng tôi thoát được anh cả khi anh về Pháp. Anh ở lại Pháp vài năm để theo học trường Violet. Anh đã không học. Hẳn là mẹ tôi chẳng dễ bị lừa. Nhưng bà không còn cách nào khác, phải tách thằng con trai này ra khỏi hai đứa con còn lại. Trong vài năm, anh tôi không phải là một thành viên của gia đình nữa. Chính trong thời gian anh vắng mặt, mẹ tôi đã mua quyền sử dụng khu đất hoang. Một việc làm phiêu lưu khủng khiếp, nhưng đối với chúng tôi, lũ trẻ ở lại, thì điều đó có lẽ không khủng khiếp bằng sự hiện diện của kẻ sát hại trẻ thơ trong đêm, đêm của kẻ săn lùng.

    Tôi thường nghe nói rằng điều đó xảy ra do ánh nắng quá găy gắt trong suốt thời thơ ấu của tôi. Nhưng tôi đã không tin. Tôi cũng nghe nói rằng đó là do những ưu tư mà cảnh bần hàng thường đẩy lũ trẻ vào. Nhưng không, không phỉa vậy. Những đứa trẻ già nua vì nạn đói trong vùng thì đúng như thế thật, nhưng còn chúng tôi, chúng tôi không bị đói, chúng tôi là những đứa trẻ da trắng, chúng tôi hổ thẹn, chúng tôi phải bán đồ đạc, nhưng chúng tôi không đói, chúng tôi có một gia nhân bản xứ và chúng tôi có cái ăn, quả thực, đôi khi chúng tôi ăn những thứ nhảm nhí, chim cò, cá sấu con, nhưng những thứ nhảm nhí này do một gia nhân nấu và dọn lên, và đôi khi chúng tôi cũng không chịu ăn những thứ ấy nữa, chúng tôi tự cho phép mình làm cái trò xa xỉ là không muốn ăn. Không, có một điều gì đó đã xảy ra khi tôi mười tám tuổi và đã tạo nên gương mặt này. Điều đó hẳn là đã diễn ra vào ban đêm. Tôi sợ chính mình, tôi sợ Thượng Đế. Ban ngày, tôi bớt sợ và cái chết có vẻ bớt nghiệm trọng hơn. Nhưng nó không rời bỏ tôi. Tôi muốn giết, anh cả tôi, tôi muốn giết anh ta, tôi muốn thắng được anh ta một lần, một lần duy nhất thôi và nhìn thấy anh ta chết. Đó là để tướt đi khỏi tầm mắt mẹ tôi đối tượng yêu thương của bà, cái đứa con trai ấy, để trừng phạt bà vì đã yêu thương đứa con đó quá nhiều, quá tệ, và nhất là để cứu anh út của tôi, tôi cũng cho là như vậy nữa, anh trai bé bỏng của tôi, bé con của tôi, để cứu anh thoát khỏi cuộc sống náo loạn của gã anh cả đang đè lên trên cuộc đời anh, thoát khỏi màn đen bao phủ ánh ngày, thoát khỏi thứ luật lệ được đại diện bởi anh cả, được ban ra bởi anh cả, một con người, nhưng lại là một thứ luật súc sinh, một thứ luật đã gây ra nỗi khiếp sợ ở từng khoảng khắc của mỗi ngày trong cuộc đời người anh út này, nỗi khiếp sợ mà rồi một lần đã xuyên thấu tới tim anh và giết chết anh.

    Tôi đã viết nhiều về những người trong gia đình tôi, nhưng khi tôi viết thì họ vẫn còn sống, mẹ tôi và các anh trai tôi, và tôi đã viết loanh quanh về họ, loanh quanh về những chuyện ấy mà không đi đến tận cùng.
    Không có câu chuyện về đời tôi. Không có. Không bao giờ có tâm điểm. Không có đường, không có tuyến. Có những vùng rộng lớn khiến ta tin rằng ở đó có người, điều đó không đúng, chẳng có ai hết. Câu chuyện về một phần rất nhỏ trong tuổi trẻ của tôi thì tôi đã từng viết ít nhiều, tức là viết ở mức có thể thấy được đôi điều gì đó, đấy chính là câu chuyện mà tôi đang kể, câu chuyện xảy ra lúc qua sông. Điều mà tôi kể ở đây khác mà cũng giống trước. Lúc trước, tôi kể về những thời kỳ minh bạch, những thời kỳ được rọi sáng tỏ tường. Giờ đây tôi nói về những thời kỳ thầm kín của chính cái tuổi trẻ ấy, về chuyện tôi đã chôn vùi một số sự kiện, một số tình cảm, một số biến cố. Tôi bắt đầu viết trong một môi trường đã làm cho tôi hết sức dè dặt. Đối với những người ở đó, viết lách hãy còn là một việc thuộc về lĩnh vực đạo đức. Bây giờ, xem ra viết lách phần nhiều chẳng còn nghĩa lý gì hết. Đôi khi tôi biết rằng: nếu như, khi hòa trộn mọi thứ lại với nhau, viết không phải là việc đuổi theo những điều phù phiếm và hão huyền, thì nó cũng chẳng là gì hết. Riêng, mỗi khi không phải là sự hòa trộn mọi thứ làm một bởi cái bản chất không thể phân định của nó, viết chẳng phải là gì khác ngoài quảng cáo. Nhưng phần lớn thời gian tôi không có ý kiến, tôi nhận thấy rằng mọi khu vực đều mở toang, rằng không còn những bức tường che chắn, rằng việc viết lách dường như chẳng còn biết định vị vào đâu để ẩn giấu, để thực hiện, để được đọc, rằng sự trái khoáy chủ yếu của nó dường như không còn được tôn trọng nữa, nhưng tôi không nghĩ thêm nhiều hơn trước khi nhập cuộc.
  2. Trang_vitngoc

    Trang_vitngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Giờ đây tôi nhận thấy rằng từ khi còn rất trẻ, mười tám tuổi, mười lăm tuổi, tôi đã có gương mặt báo hiệu trước gương mặt mà vì nghiện rượu tôi sẽ chuốc vào mình sau này ở tuổi trung niên. Rượu đã thực hiện công việc mà Thượng Đế không làm, nó còn có nhiệm vụ hủy hoại tôi nữa, nhiệm vụ hủy hoại. Gương mặt rượu chè ấy đến với tôi trước khi tôi nghiện rượu. Rượu đến để củng cố thêm gương mặt ấy. Trong tôi có một vị trí dành cho nó, tôi biết điều này cũng như mọi người, chỉ lạ lùng là tôi lại biết quá sớm. Cũng giống như việc tôi có một vị trí dành cho ham muốn xác thịt. Mười lăm tuổi tôi đã có gương mặt của lạc thú mà tôi thì vẫn chưa biết mùi lạc thú. Gương mặt này bộc lộ rất rõ. Đến cả mẹ tôi hẳn là cũng phải nhận thấy. Các anh trai tôi đã nhận thấy. Tất cả đã bắt đầu như vậy đối với tôi, bằng gương mặt lồ lộ, phờ phạc này, bằng cặp mắt thâm quầng trước tuổi, trước khi trải nghiệm.
    Mười lăm tuổi rưỡi. Đang là lúc qua sông. Mỗi lần trở lại Sài Gòn đối với tôi là một cuộc hành trình, nhất là khi tôi đi xe khách. Và buổi sáng hôm ấy, tôi lên xe khách ở Sa Đéc, nơi mẹ tôi là hiệu trưởng một trường học dành cho nữ sinh. Lúc đó kỳ nghỉ của các trường học vừa chấm dứt, tôi không nhớ là kỳ nghỉ nào nữa. Tôi đã về nghỉ trong ngôi nhà nhỏ mà mẹ tôi được cấp do công việc. Và ngày hôm ấy tôi trở lại Sài Gòn, về trường nội trú. Chiếc xe khách của dân bản địa khởi hành từ khu chợ ở Sa Đéc. Như thường lệ, mẹ tôi đi tiễn tôi và gửi gắm tôi cho tài xế, bao giờ bà cũng gửi gắm tôi cho các tài xế xe khách đi Sài Gòn, phòng trường hợp xảy ra tai nạn, bị hỏa hoạn, bị hãm hiêos, bị cướp tấn công, bị đắm phà. Như thường lệ, người tài xế xếp cho tôi ngồi ở phía trên, cạnh ông ta, ở chỗ dành cho các hành khách da trắng.
    Chính trong chuyến đi này mà hình ảnh đó dường như đã tách ra, đã bị bứt ra khỏi tổng thể. Lẽ ra nó đã có thể tồn tại, lẽ ra đã có thể có một bức ảnh chụp lại, như một hình ảnh nào khác, ở một nơi khác, trong những tình huống khác. Nhưng nó đã không tồn tại. Chủ thể quá mờ nhạt để có thể khiến người ta chụp ảnh. Ai có thể nghĩ đến điều này được? Bức ảnh có thể đã được chụp nếu ai đó đã có thể đoán trước tầm quan trọng của sự kiện này trong đời tôi, cái chuyến qua sông ấy. Thế nhưng, lúc mà sự kiện này diễn ra, ngay cả sự tồn tại của nó cũng chẳng được biết đến. Chỉ có mình Thượng Đế là biết. Chính vì vậy, và không thể nào khác được, hình ảnh ấy không tồn tại. Nó không bị tách ra, bứt ra khỏi tổng thể. Chính vì không được ghi lại mà nó có một tính năng, tính năng đại diện cho cái tuyệt đối, làm chính tác giả của cái tuyệt đối.
    Như vậy, đó là lúc đi qua một nhánh sông Mê Kông trên chuyến phà nối Vĩnh Long và Sa Đéc trong một vùng đồng bằng trồng lúa bao la và lầy lội ở phía nam Nam Kỳ, Tràm Chim.
    Tôi xuống khỏi xe khách. Tôi bước đến mạn phà. Tôi nhìn dòng sông. Đôi khi mẹ tôi nói rằng, suốt đời, sẽ chẳng bao giờ tôi được thấy lại những dòng sông đẹp như vậy, lớn như vậy, hoang dã như vậy đâu, như sông Mê Kông và những nhánh của nó xuôi ra biển, những vùng nước sắp sửa biến mất trong các vực thẳm của đại dương ấy. Trong mênh mang hút mắt, những dòng sông ấy chảy xiết, nước đổ như thể mặt đất nghiêng.
    Bao giờ tôi cũng xuống khỏi xe khách khi lên phà, ban đêm cũng vậy, bởi vì lúc nào tôi cũng sợ, tôi sợ dây chẳng bị đứt, chúng tôi sẽ bị cuốn trôi ra biển. Trong dòng nước khủng khiếp tôi nhìn khoảnh khắc cuối cùng của đời mình. Dòng nước thật hung hãn, nó có thể cuốn đi mọi thứ, cả những tảng đá, cả một nhà thờ, một thành phố. Bão táp nổi lên trong lòng sông. Gió ***g lộn.
  3. Trang_vitngoc

    Trang_vitngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tôi mặc một chiếc váy lụa tơ tằm, váy đã cũ sờn, gần như trong suốt. Trước đây, đó là váy của mẹ tôi, đến một hôm mẹ tôi không mặc nữa vì cho là nó quá nhạt màu, bà bèn cho tôi. Chiếc váy này không tay, cổ hở rộng. Nó có màu nâu xám của lụa tơ tằm đã dùng nhiều. Đó là một chiếc váy mà tôi nhớ. Tôi thấy nó rất hợp với tôi. Tôi đeo ngang lưng một chiếc thắt lưng da, một chiếc thắt lưng của các anh trai tôi thì phải. Tôi không nhớ những năm đó tôi đi giày nào mà chỉ nhớ được vài chiếc váy. Phần lớn thời gian tôi để chân trần đi dép xăng đan làm bằng vải bạt. Ý tôi nói đến cái thời trước khi tôi vào trường trung học Sài Gòn. Từ thời đó trở đi thì tất nhiên tôi luôn luôn đi giày. Ngày hôm ấy hẳn là tôi đã đi đôi giày cao gót dát kim tuyến vàng đáng nhớ ấy. Tôi không thấy một đôi giày nào khác mà tôi có thể đi ngày hôm đó được, vậy là tôi đi đôi giày này. Thứ đồ hạ giá bán tháo mà mẹ tôi đã mua cho tôi. Tôi đi đôi giày dát kim tuyến vàng này để đến trường trung học. Tôi đi học với đôi giày để đi chơi buổi tối, được trang trí bằng những họa tiết lóng lánh. Đó là ý muốn của tôi. Tôi chỉ có thể bằng lòng với mình khi đi đôi giày này, và ngay cả bây giờ tôi vẫn muốn mình như vậy, đôi giày cao gót này là đôi giày đầu tiên của đời tôi, nó thật đẹp, nó làm lu mờ tất cả những đôi giày trước đó, những đôi giày dùng để chạy nhảy đùa nghịch, đế phẳng, làm bằng vải bạt trắng.
    Không phải giày dép là cái làm nên vẻ khác thường, lạ lùng trong trang phục của cô bé ngày hôm ấy. Điều đáng nói trong ngày hôm ấy là việc cô bé đã đội trên đầu một chiếc mũ đàn ông vành phẳng, một chiếc mũ phớt mềm màu gỗ cẩm lai thắt một dải ruy băng đen rộng.
    Sự mơ hồ có tính quyết định của hình ảnh nằm ở chiếc mũ này.
    Làm sao mà chiếc mũ lại rơi vào tay tôi, tôi đã quên mất rồi. Tôi không nhớ ai đã cho tôi chiếc mũ ấy. Tôi nghĩ là mẹ tôi đã mua nó cho tôi và là do tôi xin mẹ. Điều chắc chắn duy nhất, đó là một món đồ hạ giá bán tháo. Giải thích việc mua chiếc mũ này như thế nào đây? Không có một người bàn bà nào, không có một cô gái nào lại đội mũ phớt đàn ông ở cái xứ sở thuộc địa này vào thời ấy. Cũng không có một người đàn bà bản xứ nào như thế. Điều đã xảy ra hẳn là phải như thế này, là tôi đội thử chiếc mũ phớt cho vui thôi, tôi soi vào tấm gương của người bán hàng và tôi thấy: dưới chiếc mũ đàn ông, cái dáng vẻ mảnh khảnh, cái nhược điểm trẻ con ấy, đã trở nên khác hẳn. Nó không còn là một cứ liệu tàn nhẫn, tiền định của tạo hóa. Trái lại, nó đã trở thành một sự lựa chọn ngược ý tạo hóa, một sự lựa chọn của tinh thần. Bỗng dưng, cái vẻ mảnh khảnh ấy trở thành điều được mong muốn. Bỗng dưng tôi thấy mình như một người con gái khác, một người con gái có thể sẽ được ngắm nhìn, từ phía bên ngoài, được trưng ra cho tất cả mọi người, cho mọi ánh mắt, giữa dòng xuôi ngược của các thành phố, các con đường, của dục vọng. Tôi cầm lấy chiếc mũ, tôi không dứt ra khỏi nó nữa, tôi có nó rồi, tôi không rời xa nó nữa. Chuyện xảy ra với đôi giày có lẽ cũng gần như vậy, nhưng sau chuyện chiếc mũ. Đôi giày đối lập với chiếc mũ, giống như chiếc mũ đối lập với tấm thân gầy còm, vậy là nó hợp với tôi. Tôi cũng không rời xa nó nữa, tôi đi khắp nơi với đôi giày này, với chiếc mũ này, đi ra ngoài, trong mọi thời tiết, trong mọi dịp, đi vào thành phố.
  4. stormyflower

    stormyflower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    cuốn tiểu thuyết hay chính cuộc đời tác giả?
    chỉ thấy ngôn từ như mạch nước ngầm bền bỉ chạy qua từng tế bào não người đọc để ào ạt tung tràn cảm xúc
  5. Trang_vitngoc

    Trang_vitngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tôi tìm lại được một bức ảnh chụp con trai tôi băm nó hai mươi tuổi. Nó ở California với hai cô bạn gái Erika và Elisabeth Lennard. Nó gầy gò, gầy đến nỗi có thể nói có cũng là một người Uganda da trắng. Tôi thấy nó có nụ cười ngạo mạn, vẻ như hơi giễu cợt. Nó muốn tự tạo ra cho mình một hình ảnh lệch lạc của gã trai trẻ lang bạt. Nó thích như vậy, thật tội nghiệp, thích cái vẻ mặt tội nghiệp ấy, cái vẻ nhố nhăng của gã trai trẻ gầy gộc ấy. Chính bức ảnh này là cái gần giống nhất với bức ảnh đã không được chụp của thiếu nữ trên chuyến phà.
    Người đã mua chiếc mũ hồng vành phẳng có thắt dải ruy băng màu đen ấy là bà, người đàn bà trong một vài bức ảnh, mẹ tôi. Tôi nhận ra bà ở đây rõ hơn là ở những bức ảnh chụp sau này. Đó là trong sân của một ngôi nhà trông ra Hồ Nhỏ (Hồ Hoàn Kiếm) ở Hà Nội. Chúng tôi chụp cùng nhau, bà và chúng tôi, lũ con của bà. Tôi bốn tuổi. Mẹ tôi đứng giữa ảnh. Tôi nhận thấy rõ mẹ tôi không thoải mái, bà không cười, bà đang chờ bức ảnh chụp cho xong. Qua nét mặt căng thẳng của bà, qua trang phục hơi xộc xệch của bà, qua ánh mắt đờ đẫn của bà, tôi biết là trời nóng, và bà mệt mỏi, buồn chán. Nhưng chính là qua cách ăn mặc của chúng tôi, lũ con bà, ăn mặc như những kẻ khốn khổ, tôi mới thấy lại được một trạng thái nhất định mà đôi khi mẹ tôi rơi vào, cái trạng thái mà ở lứa tuổi của chúng tôi khi chụp bức ảnh này, chúng tôi đã nhận biết những dấu hiệu báo trước, cái cách thức ấy, đúng vậy, cái cách thức mà đột nhiên bà có, như việc không thể tắm rửa cho chúng tôi được nữa, không thể mặc quần áo cho chúng tôi được nữa, và đôi khi thậm chí còn không thể cho chúng tôi ăn uống được nữa. Cái sự chán sống ghê gớm ấy, ngày nào mẹ tôi cũng nếm trải. Đôi khi nó kép dài, đôi khi nó biến mất lúc đêm đến. Số tôi có được một bà mẹ tuyệt vọng bởi một nỗi tuyệt vọng thuần túy đến mức ngày cả niềm hạnh phúc của cuộc đời, dù sâu sắc đến đâu đi nữa, đôi khi cũng không thể làm cho bà nguôi quên hẳn được. Điều mà tôi không bao giờ biết rõ là những sự kiện cụ thể nào đã làm cho bà rời xa chúng tôi hàng ngày như vậy. Lần ấy, có thể đó là cái trò dại dột mà bà vừa làm, ngôi nhà mà bà vừa mới mua- ngôi nhà trong bức ảnh- ngôi nhà mà chúng tôi chẳng hề cần đến và chuyện đó xảy ra khi cha tôi đã ốm rất nặng, đã sắp chết, chỉ còn vài tháng nữa thôi. Hay có thể là bà vừa mới được biết rằng đến lượt bà cũng đã mắc phải căn bệnh mà vì nó cha tôi sắp chết? Những thời điểm đó trùng hợp nhau. Điều mà tôi không biết, giống như bà hẳn là cũng không biết, đó là bản chất của những điều hiển nhiên vụt lóe lên trong đầu bà và làm xuất hiện ở bà cái sự chán nản ấy. Phải chăng đó là cái chết đã luẩn quẩn cạnh cha tôi, hay là việc ánh ngày đang tắt lịm? Là mối hoài nghi về cuộc hôn nhân này? Về người chống này? Về những đứa con này? Hay một mối hoài nghi rộng hơn về tất cả những thứ mà bà có?
    Điều đó diễn ra hàng này. Tôi chắc chắn là như vậy. Điều đó hẳn là ập đến bất thình lình. Vào một khoảnh khắc nhất định của mỗi ngày, nỗi tuyệt vọng ấy xuất đầu lộ diện. Tồi theo đó là việc không sao bước tiếp được nữa, hoặc là một cơn buồn ngủ, hay đôi khi chẳng có chuyện gì hết, hay đôi khi, ngược lại, là việc mua nhà, chuyển nhà, hoặc đôi khi lại có cái tâm trạng ấy, chỉ cái tâm trạng ấy thôi, cái sự rã rời ấy, hoặc đôi khi lại cư xử như một bà hoàng, với tất cả những thứ người ta hỏi xin bà, tất cả những thứ người ta mời chào bà, như ngôi nhà trông ra Hồ Nhỏ ấy, mua chẳng có lý do gì hết, trong khi cha tôi đang hấp hối, hay như chiếc mũ vành phẳng ấy, mua vì con bé con quá muốn, hay như đôi giày dát kim tuyến kia hoặc tương tự vậy. Hoặc là chẳng có gì cả, hoặc là ngủ, chết.
  6. Trang_vitngoc

    Trang_vitngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa bao giờ xem các bộ phim có phụ nữ da đỏ đội kiểu mũ vành phẳng giống vậy với những bím tóc buông trước ngực. Ngày hôm ấy tôi cũng tết tóc, tôi không quấn những bím tóc lên như thường lệ, nhưng đó cũng không phải là những bím tóc giống như trong phim. Tôi có hai bím tóc dài buông trước ngực như những người phụ nữ trong phim mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy ấy, nhưng đó là những bím tóc trẻ con. Từ khi có chiếc mũ, để có thể đội mũ tôi không quấn tóc lên nữa. Từ ít lâu sau đó, tôi thường vuốt mạnh tóc tôi xuống, tôi chải lật tóc ra phía sau, tôi muốn ép tóc lại, để mọi người ít nhìn thấy hơn. Tối tối tôi chải đầu và tết tóc lại trước khi đi ngủ như mẹ tôi đã dạy tôi. Mái tóc tôi trĩu nặng, mềm mại, nhức nhối, một khối màu đồng chảy trên người tôi đến ngang thắt lưng. Mọi người thường nói rằng đó là nét đẹp nhất của tôi và với tôi, điều ấy có nghĩa là tôi không đẹp. Mái tóc đặc biệt ấy tôi sẽ cho cắt đi vào năm hai mươi ba tuổi, ở Paris, năm năm sau khi rời xa mẹ tôi. Tôi nói: anh cắt đi. Anh ta cắt. Tất cả chỉ trong một nhát, để cắt sơ qua, mũi kéo lạnh lướt trên da cổ. Tóc rơi xuống đất. Người ta hỏi tôi có muốn giữ chỗ tóc ấy không, để họ gói lại cho. Tôi bảo không. Về sau mọi người không còn nói là tôi có mái tóc đẹp nữa, ý tôi muốn nói rằng người ta không bao giờ còn nói điều đó nhiều lần đến mức như trước kia họ thường nói với tôi, trước lúc cắt tóc. Về sau, người ta thường hay nói thế này hơn: cô có đôi mắt đẹp. Và nụ cười cũng vậy, trông được lắm.
    Trên chuyến phà, hãy nhìn xem, tôi vẫn còn mái tóc dài. Mười lăm tuổi rưỡi. Tôi đã dùng son phấn. Tôi bôi kem Tokalon, tôi cố che lấp đi những vết đỏ trên gì má, phía dưới mắt. Trên lớp kem Tokalon, tôi thoa loại phấn mà da, mác Houbigan. Phấn này của mẹ tôi, bà dùng nó khi đi dự những buổi dạ tiệc của Tòa hành chính. Ngày hôm ấy tôi cũng dùng loại son môi đỏ sậm như màu gì nhỉ, à, như mà quả anh đào. Tôi không biết làm sao mà tôi lại có được thỏi son này, có lẽ đó là do Helene Langonelle đã lấy trộm của mẹ cô ấy cho tôi, tôi cũng không biết nữa. Tôi không có nước hoa, mẹ tôi thì thường dùng nước Cologne và xà phòng Palmolive.
    Trên chuyến phà, bên cạnh xe khách, có một chiếc xe limousine to màu đen với một người lái xe mặc chế phục bằng vải coton trắng. Đúng, đó là chiếc oto to kiểu xe tang trong những quyển sách của tôi. Đó là xe Morris Léon-Bollée. Chiếc xe Lancia màu đen của đại sứ quán Pháp tại Calcutta hãy còn chưa bước vào văn học.
  7. Trang_vitngoc

    Trang_vitngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Giữa người lái xe và người chủ vẫn còn lớp kính ngăn có rãnh trượt. Vẫn còn những chiếc ghế phụ. Và xe vẫn còn như một căn phòng.
    Trong xe limousine có một người đàn ông rất trang nhã đang nhìn tôi. Đó không phải là một người da trắng. Anh ta vận đồ kiểu châu Âu, anh ta mặc bộ quần áo bằng lụa tussor màu sáng như các chủ nhà băng ở Sài Gòn. Anh ta nhìn tôi. Tôi đã quen với việc mọi người nhìn mình. Người ta nhìn những phụ nữ da trắng ở thuộc địa, nhìn cả những cô bé da trắng mười hai tuổi nữa. Từ ba năm nay những người da trắng cũng nhìn tôi trên đường phố và các ông bạn của mẹ tôi thường nhã nhặn mời tôi đến nhà họ dùng bữa lót dạ vào giờ mà vợ họ đi chơi tennis ở câu lạc bộ thể thao.
    Tôi có thể lầm, cứ tưởng là mình đẹp như những người phụ nữ đẹp, những người phụ nữ hay được nhìn, bởi vì quả thực là người ta hay nhìn tôi. Nhưng tôi biết đó không phải là chuyện sắc đẹp mà là một thứ khác, chẳng hạn như, vâng, một thứ khác, chẳng hạn như một thứ thuộc về lĩnh vực tinh thần. Tôi muốn trông như thế nào thì tôi tỏ ra thế ấy, kể cả tỏ ra đẹp cũng được, nếu như mọi người muốn tôi đẹp, hay là tỏ ra xinh xắn, xinh xắn chẳng hạn, đối với gia đình, đối với gia đình thôi, không hơn, tất cả những gì mọi người mong muốn ở tôi, tôi đều có thể trở thành. và tin vào điều đó. Tin là tôi cũng rất dễ thương. Chỉ cần tôi tin là điều đó liền biến thành sự thực đối với người nào nhìn thấy tôi và muốn tôi giống như thị hiếu của họ, điều này tôi cũng biết. Như thế, một cách hoàn toàn có ý thức, tôi vẫn có thể dễ thương ngay cả khi bị ám ảnh bởi việc anh út tôi đã bị để cho chết. Đối với cái chết, chỉ có một kẻ đồng lõa thôi, đó là mẹ tôi. Tôi dùng từ "dễ thương" như mọi người thường nói xung quang tôi, xung quanh bọn trẻ.
    Tôi đã được cảnh báo. Tôi biết một điều gì đó. Tôi biết rằng không phải quần áo là thứ làm cho phụ nữ trở nên đẹp nhiều hay ít, cũng không phải là các đồ mỹ phẩm, cũng không phải là những của hiếm lạ, là giá cũng những đồ trang sức. Tôi biết rằng vấn đề nằm ở chỗ khác. Tôi không biết nó ở đâu. Tôi chỉ biết rằng nó không ở chỗ mà phụ nữ vẫn tưởng. Tôi ngắm nhìn những phụ nữ trên các đường phố Sài Gòn, trong các vùng quê hẻo lánh. Có những phụ nữ rất đẹp, rất trắng trẻo, họ chăm sóc sắc đẹp của mình cực kỳ kĩ lưỡng khi ở đây, nhất là ở các vùng hẻo lánh. Họ chẳng làm gì hết, họ chỉ giữ mình thôi, họ giữ mình cho châu Âu, cho người tình, cho những kỳ nghỉ ở Italia, những kỳ nghỉ phép dài sáu tháng cứ ba năm một lần, khi mà rốt cuộc họ có thể nói về những chuyện xảy ra ở đây, về cuộc sống thật đặc biệt ở thuộc địa này, về cung cách phục vụ của những người dân ấy, những gia nhân bản xứ ấy, cái cung cách thật hoàn hảo, về rau quả, về các vũ hội, về những biệt thự màu trắng ấy, rộng mênh mông đến mức có thể lạc lối ở bên trong, nơi ở của các viên chức tại những vùng hẻo lánh. Họ chờ đợi. Họ vận đồ vào người chẳng để làm gì. Họ tự ngắm mình. Trong bóng mát của những biệt thự đó, họ tự ngắm mình cho sau này, họ tưởng đang trải qua một cuộc tình lãng mạn, họ đã có những tủ quần áo to chứa nhiều váy áo đến mức chẳng biết dùng để làm gì, những bộ váy áo tích góp lại như thời gian, như một chuỗi dài những ngày chờ đợi. Một vài phụ nữ đã phát điên. Một vài phụ nữ bị bỏ rơi vì một cô gia nhân trẻ trung kín tiếng. Bị bỏ rơi. Có thể nghe được từ này tác động đến họ như thế nào, nghe được âm vang mà từ đó phát ra, âm vang của cái tát mà người đàn ông giáng vào họ. Một vài phụ nữ đã tự sát.
    Việc chính phụ nữ tự bỏ quên mình như vậy đối với tôi chẳng bao giờ giống như một sai lầm.
    Chẳng việc gì phải cuốn hút dục vọng. Dục vọng có ở trong người đàn bà khêu gợi nó hoặc là nó không tồn tại. Nó đã có ngay từ cái nhìn đầu tiên hoặc nó chẳng tồn tại bao giờ. Nó là sự thông tỏ tức khắc của mối quan hệ ******** hoặc nó chẳng là gì hết. Điều đó cũng vậy, tôi đã biết từ trước khi trải nghiệm.
    Chỉ có Helène Lagonelle là tránh được quy luật của sai lầm. Cô ấy mãi không trở thành người lớn.
    Suốt một thời gian dài tôi không có những bộ váy của riêng mình. Váy của tôi trông như cái bao, được may lại từ những chiếc váy cũ của mẹ tôi, cũng là một kiểu váy trông như bao ấy. Trừ những chiếc váy mà mẹ tôi bảo chị Đô may cho tôi ra. Đô là một nữ quản gia không bao giờ rời bỏ mẹ tôi ngay cả khi mẹ tôi trở về Pháp, ngay cả khi anh cả tôi định cưỡng hiếp chị trong ngôi nhà công vụ ở Sa Đéc, ngay cả khi chị không được trả lương. Đô vốn được các bà xơ nuôi dạy, chị biết thêu và khâu xếp nếp, chị khâu tay như cách người ta đã không còn khâu từ hàng thế kỷ rồi, với những chiếc kim mảnh như sợi tóc. Vì chị biết thêu, mẹ tôi bảo chị thêu khăn trải giường. Vì chị biết khâu xếp nếp, mẹ tôi bỏa chị may cho tôi những chiếc váy xếp nếp, những chiếc váy có diềm, tôi mặc vào người như khoác bao, những chiếc váy lỗi mốt, lúc nào trông cũng trẻ con, hai hàng li phía trước và cổ lá sen tròn, hay là những băng vải ghép trên váy, hoặc những diềm vải viền chéo để làm ra vẻ đồ đặt may. Tôi mặc những chiếc váy này như khoác bao, với những chiếc thắt lưng làm biến đổi hình dạng váy, thế là những chiếc váy ấy trở thành vĩnh viễn.
  8. Trang_vitngoc

    Trang_vitngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Mười lăm tuổi, cơ thể mảnh mai, gần như gầy còm, bộ ngực vẫn còn trẻ thơ, thoa phấn hồng nhạt và bôi son đỏ. Và lại thêm cái kiểu trang phục có thể khiến mọi người phải bật cười, nhưng không ai cười hết ấy. Tôi thấy rõ là mọi thứ đều đã có. Mọi thứ đều đã có nhưng vẫn còn chưa có gì quyết định, tôi thấy điều đó trong mắt, tất cả đã có trong mắt. Tôi muốn viết. Tôi đã nói với mẹ tôi: điều mà con muốn là viết. Lần đầu không có câu trả lời. Thế rồi mẹ tôi hỏi: viết cái gì? Tôi nói viết sách, viết tiểu thuyết. Bà xẵng giọng nói: cứ làm xong cái bằng thạc sĩ toán đi rồi muốn viết gì thì viết, mẹ sẽ chẳng còn dây vào chuyện đó nữa. Bà phản đối, chuyện đó không đáng, đó không phải là công việc, đó chỉ là trò đùa- sau này bà sẽ nói với tôi: đó là một suy nghĩ trẻ con.
    Cô bé đội mũ phớt, đứng trong ánh sáng phù sa của dòng sông, một mình trên boong phà, tay chống vào lan can. Chiếc mũ đàn ông nhuộm hồng toàn cảnh. Đó là màu duy nhất. Dưới ánh mặt trời mù sương của dòng sông, mặt trời oi ả, đôi bờ nhạt nhòa đi, dòng sông dường như chảy đến chân trời. Sông âm thầm trôi, không một tiếng động, như máu chảy trong cơ thể. Không có gió trên mặt nước. Tiếng máy nổ của phà, tiếng ồn duy nhất trong khung cảnh, tiếng ồn của một động cơ cũ kỹ long sòng sọc với những thanh truyền mòn vẹt. Chốc chốc, thoảng qua những cơn lốc nhẹ, vọng đến những giọng nói. Rồi tiếng chó sủa, vang lên từ bốn phía, từ sau làn sương mù, từ khắp các làng quê. Cô bé quen ông lái phà từ thuở nhỏ. Ông lái phà mỉm cười với cô và hỏi thăm cô về bà hiệu trưởng. Ông nói rằng thường thấy bà đi ngang qua vào ban đêm, rằng bà thường đi sang khu đất bên Cao Miên. Mẹ tôi vẫn khỏe, cô bé nói. Bao quanh phà là dòng sông, nước đầy ăm ắp, nước sông chảy xuyên qua những ruộng nước tù đọng của các cánh đồng lúa, hai loại nước chẳng hòa lẫn vào nhau. Sông cuốn theo nó tất cả những thứ mà nó găp từ Tônglêsáp, từ miền rừng Cao Miên. Nó mang theo tất cả những gì giạt tới, những mái nhà tranh, những cánh rừng, những đám cháy đã bị dập tắt, những con chim chết, những con ********, những con hổ, những con trâu, những con vật chết đuối, những người chết đuối, những con mồi giả, những mảng bèo tây kết lại, tất cả chảy ra Thái Bình Dương, không một thứ nào có thời gian để chìm, tất cả đều bị cuốn theo cơn cuồng phong thẳm sâu và quay cuồng của dòng sông chảy phía dưới, tất cả đều lềnh bềnh ở bên trên sức mạnh của dòng sông.
  9. Trang_vitngoc

    Trang_vitngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã trả lời mẹ rằng điều mà tôi muốn hơn hết là viết, không phải là điều gì khác ngoài việc đó, không phải là điều gì khác cả. Bà ghen tỵ. Không có câu trả lời, một cái nhìn thoáng qua rồi chuyển hướng ngay, cái nhún vai nhẹ, khó quên. Tôi sẽ là đứa con đầu tiên ra đi. Phải đợi thêm vài năm nữa thì bà mới mất tôi, mới mất con bé ấy, đứa con gái ấy. Về lũ con trai thì chẳng có gì đáng lo. Nhưng con bé này, bà biết, sẽ có ngày nó ra đi, nó sẽ có cách để ra đi được. Nó xếp thứ nhất về môn tiếng Pháp. Ông hiệu trưởng trường trung học nói với bà: thưa bà, con gái bà xếp thứ nhất về môn tiếng Pháp. Mẹ tôi chẳng nói gì, chẳng nói gì hết, bà không hài lòng vì không phải là mấy đứa con trai bà mới là những người xếp thứ nhất về môn tiếng Pháp, thật tệ bạc, mẹ tôi đấy, người mà tôi yêu thương đấy, bà hỏi: thế còn môn toán thì sao? Trả lời: chưa được bằng như vậy, nhưng rồi sẽ được thôi. Mẹ tôi hỏi: bao giờ thì được? Trả lời: bao giờ mà cô ấy muốn, thưa bà.
    Mẹ tôi, người mà tôi yêu thương cái điệu bộ lố lăng, không thể tưởng tượng nổi của bà với những đôi tất dài bằng coton đã được chị Đô mạng lại, ở xứ sở nhiệt đới mà bà vẫn tưởng là phải đi tất dài mới ra dáng là bà hiệu trưởng, những bộ váy áo thảm hại, quái dị của bà được chị Đô mạng lại, bà vẫn như vừa mới bước ra từ cái trang trại vùng Picardie đầy những chị em họ của bà, bà dùng mọi thứ cho đến hỏng thì thôi, bà tin rằng cần phải như vậy, cần phải dùng cho đích đáng, những đôi giày của bà, những đôi giày của bà mòn vẹt gót, bà bước đi xiêu vẹo, đau đớn, tóc bà bị kéo căng và cuộn chặt lại thành một búi như phụ nữ Tàu, bà làm chúng tôi phát ngượng, bà làm tôi phát ngượng trên con phố trước trường trung học, khi bà đi đến trong chiếc xe B.12 của mình trước trường trung học ai cũng phải nhìn, bà thì chẳng nhận thấy gì cả, chẳng bao giờ, bà là cứ phải đem giam lại, đem đánh, đem giết đi thì mới được. Bà nhìn tôi, bà nói: có thể mày sẽ thoát ra được đấy. Ngày ngày và đêm đêm, ý nghĩ đó được củng cố. Không phải là cần đạt đến một cái gì đó, mà là cần phải thoát ra khỏi chỗ của ta hiện tại.
    Khi mẹ tôi vui vẻ trở lại, kho bà ra khỏi cơn tuyệt vọng, bà phát hiện ra chiếc mũ đàn ông và đôi giày dát kim tuyến vàng. Bà hỏi tôi đó là cái gì vậy. Tôi nói có gì đâu. Bà nhìn tôi, bà thích cái đó, bà mỉm cười. Được đấy chứ, bà nói, cái này hợp với con ra phết đấy, trông khác đi. Bà không hỏi có phải bà là người đã mua những thứ này không, bà biết rằng đó chính là bà. Bà biết rằng bà đủ sức làm như vậy, rằng có những lần, những lần mà tôi đã kể, muốn lấy của bà cái gì cũng được, rằng bà không thể phản đối chúng tôi bất cứ điều gì. Tôi bảo bà: không đắt tí nào đâu, mẹ đừng lo. Bà hỏi mua ở chỗ nào. Tôi nói là ở phố Catinat, hàng hạ giá bán tháo. Bà nhìn tôi thân thiện. Hẳn là bà cho rằng việc con bé có trí tưởng tượng như vậy, biết sáng tạo ra cách ăn mặc như vậy, là một dấu hiện đáng an tâm. Không những bà chấp nhận cái trò hề này, cái sự trái khoáy này, bà, một phụ nữ đoan trang như quả phụ, bận đồ xám xịt như một nữ tu sĩ hoàn tục, mà cái sự trái khoáy này lại khiến bà thích thú.
    Mối liên hệ với cảnh bần hàn cũng nằm ở chiếc mũ đàn ông, bởi vì sẽ cần phải có tiền chảy vào nhà, bằng cách này hay cách khác thì cũng cần có tiền. Xung quanh bà là những vùng đất trơ trọi, lũ con trai là những vùng đất trơ trọi, chúng sẽ không làm gì hết, những vùng đất mặn cũng trơ trọi, tiền bạc sẽ mất đi, vậy là xong hẳn. Chỉ còn con bé đang lớn lên ấy, có thể sẽ có lúc nó biết cách làm cho tiền chảy vào ngôi nhà này. Chính vì lý do đó, cô bé thì không biết điều này, mà bà mẹ cho phép con mình được đi ra ngoài trong bộ trang phục của một cô điếm nhóc con. Và cũng chính vì vậy mà đứa con đã thành thạo lắm với việc đó, để hướng sự quan tâm mà người ta dành cho cô sang sự quan tâm mà cô dành cho tiền bạc. Điều ấy khiến bà mẹ mỉm cười.
    Bà mẹ sẽ không ngăn cản cô bé khi cô thử kiếm tiền. Đứa con sẽ nói: con đã xin anh ta năm trăm đồng để trở về Pháp. Bà mẹ sẽ nói rằng thế là tốt, rằng đó là cái cần thiết để về sống ở Paris, bà sẽ nói: có năm trăm đồng thì ổn đấy. Đứa con biết rằng việc mà cô làm cũng chính là việc mà bà mẹ có lẽ sẽ chọn cho con mình làm, nếu như bà dám, nếu như bà đủ sức, nếu như nỗi đau do suy nghĩ gây nên không hiện diện hàng ngày, làm bà kiệt sức.
  10. Trang_vitngoc

    Trang_vitngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Trong những câu chuyện ở những cuốn sách mà tôi viết có liên quan đến thời thơ ấu của tôi, bỗng dưng tôi không còn biết là tôi đã tránh nói điều gì, đã nói điều gì, tôi nghĩ là đã nói về tình yêu thương của chúng tôi đối với mẹ, nhưng tôi không biết tôi đã nói về sự thù hận mà chúng tôi cũng có đối với bà chưa, và cả về tình yêu thương mà chúng tôi dành cho nhau, và về sự thù hận nữa, sự thù hận khủng khiếp, trong câu chuyện chung hoang tàn và chết chóc của cái gia đình này ở mọi lúc, khi yêu thương cũng như khi thù hận, và là câu chuyện vẫn vượt ra khỏi lý trí của tôi, vẫn không thể thấu hiểu được đối với tôi, nó ẩn giấu sâu trong da thịt tôi, mù quáng như đứa trẻ mới ngày đầu sinh ra. Nó nằm ở chỗ mà ngưỡng cửa là nơi sự im lặng bắt đầu. Điều diễn ra ở đó chỉ là sự im lặng, cái công việc chậm chạp cho cả cuộc đời tôi ấy. Tôi vẫn ở đó, trước mặt những đứa trẻ bị ma ám ấy, vẫn ở xa điều bí ẩn với một khoảng cách như xưa. Tôi chẳng bao giờ viết, mà cứ tưởng rằng mình viết, tôi chẳng bao giờ yêu, mà cứ tưởng mình yêu, tôi chẳng bao giờ làm gì cả ngoài việc đợi chờ trước cánh cửa đóng kín.
    Khi tôi ở trên chuyến phà sông Mê Kông, cái ngày có chiếc xe limousine đen ấy, mẹ tôi vẫn còn chưa bỏ mảnh đất cạnh đập nước. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn lên đường, như trước kia, vào ban đêm, chúng tôi vẫn đi đến đó cả ba người, chúng tôi ở lại đó vài hôm. Chúng tôi ngồi dưới mái hiên của ngôi nhà gỗ, trước mặt là núi Xiêm. Rồi chúng tôi lại trở về. Mẹ tôi chẳng có việc gì để làm ở đó nhưng bà vẫn đến. Anh út tôi và tôi, chúng tôi ngồi cạnh bà dưới mái hiên đối diện khu rừng. Chúng tôi đã lớn lắm rồi, chúng tôi không còn tắm sông, chúng tôi không còn đi săn báo đen ở những vùng đầm lầy gần cửa sông, chúng tôi không còn vào rừng mà cũng chẳng vào những làng trồng hạt tiêu nữa. Tất cả đã lớn lên xung quanh chúng tôi. Không còn thấy trẻ con trên lưng trâu cũng như ở những nơi khác. Chúng tôi cũng đã mắc phải cả trạng thái lạ lùng, và sự chậm chạp từng xâm chiếm mẹ tôi cũng đã xâm chiếm chúng tôi. Chúng tôi không học gì cả, chúng tôi học cách nhìn rừng, chờ đợi, khóc. Phần đất phía dưới đã mất hẳn rồi, các gia nhân trồng trọt ở những lô đất phía trên, chúng tôi để thóc cho họ, họ ở lại đó mà không được trả lương, họ tận dụng những ngôi nhà tranh vững chắc mà mẹ tôi đã cho dựng lên. Họ yêu mến chúng tôi như thể chúng tôi là người nhà của họ, họ làm như là họ canh giữ ngôi nhà gỗ và họ canh giữ thật. Tủ bát đĩa nghèo nàn chẳng bị thiếu mất thứ gì. Mái nhà mục vì mưa tiếp tục vẹt đi. Nhưng đồ đạt được lau chùi. Và dáng hình của ngôi nhà gỗ ở nơi đó trông tinh khiết như một bức tranh, hiện rõ trên đường đi. Các cánh cửa ngày nào cũng mở để gió lùa vào làm khô gỗ. Và đêm đến thì khép lại để tránh lũ chó hoang, tránh những kẻ buôn lậu trên núi.
    Như vậy, không phải tại quán ăn Réam, bạn thấy đó, như tôi đã viết rồi, mà tôi đã gặp người đàn ông giàu có đi xe limousine đen, đó là sau khi chúng tôi bỏ mảnh đất, hai hay ba năm sau, trên chuyến phà, cái ngày mà tôi đang kể, trong thứ ánh sáng mờ sương và oi ả ấy.
    Một năm rưỡi sau cuộc gặp gỡ này mẹ tôi trở về Pháp cùng với chúng tôi. Bà sẽ bán tất cả đồ đạc. Và bà sẽ đi đến đập nước một lần cuối cùng. Bà sẽ ngồi dưới mái hiên đối diện với phía mặt trời lặn, chúng tôi sẽ nhìn thêm lần nữa về hướng núi Xiêm, một lần cuối cùng, rồi không bao giờ nữa, ngày cả khi bà lại rời nước Pháp. khi bà lại thay đổi ý kiến và trở lại Đông Dương lần nữa để nghỉ hưu tại Sài Gòn, bà cũng không bao giờ đến trước ngọn núi này, trước bầu trời màu vàng và xanh lục phía trên cánh rừng này.
    Vâng, tôi cần phải nói rằng, vào lúc đời đã xế chiều, bà lại hành nghề. Bà mở một trường dạy tiếng Pháp, trường Nouvelle École Francais, việc này giúp bà trang trải một phần tiền học của tôi và chu cấp cho người con trai cả của bà trong suốt quãng thời gian bà sống.

Chia sẻ trang này