1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 07/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    Trước đây, đọc ở đâu đó có thông tin cái chân của cầu thủ nọ được đánh giá mấy triệu USD, cặp đùi của cô người mẫu kia được bảo hiểm mấy chục ngàn Euro, nhiều người trong chúng ta lặng đi, thương cho những tài năng ở phương trời kia bị đánh giá như con vật, bị buôn đi bán lại như hàng hóa. Trước đây, lai rai bia hơi dưới gốc cây xà cừ, người ta thì thầm kính trọng nhà khoa học nọ, nhà thơ kia không phải vì những công trình đã công bố, các bài thơ đã in. Những thứ đó đều ?ohợp lệ? và vì vậy đều... ?thường thôi?. Cái đáng nể lại là những công trình khoa học không được phép công bố, những bài thơ còn trong ngăn kéo. Vào cái thời ấy, không ít những người có học hàm, học vị, có chức quyền trong khoa học nhưng bất tài, lười biếng, vô tích sự đã nhờ vào cái mù mờ, cái nửa kín nửa hở ấy mà tồn tại

    Bây giờ ngược lại, những gì đã được công khai, đã được thực tế kiểm định, những gì bán được với giá cao sẽ được kính trọng. Người ta đã quen dần với việc tài năng và trí tuệ có thể định giá bằng tiền. Khi xuất khẩu lao động được khuyến khích tức là lao động đã được công nhận là hàng hóa. Cứ vậy mà suy ra tài năng và trí tuệ là công cụ lao động của người trí thức, cũng là hàng hóa mà thôi. Thời kinh tế thị trường, trí thức được chia ra thành hai loại, loại thành đạt tức là những người thành danh và có tiền, loại thứ hai là những người thiếu một trong hai thứ đó. Trong con mắt của xã hội hiện nay, không thể có tài mà vẫn nghèo khổ và ngược lại, không thể nghèo khổ nhưng có tài.

    Cánh cổng cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học không còn ngăn cản được các nhà khoa học thực tài làm việc và sống dư dả bằng lao động của mình. Trước đây, chỉ duy nhất cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có điều kiện tiếp nhận và ứng dụng đề tài và công trình khoa học, dù ở đâu cũng một cơ chế, nay kinh tế nhiều thành phần, công trình nào có giá trị đều được mua, không phân biệt tác giả bao nhiêu tuổi, có học hàm học vị không. Có thể thấy điều đó qua tuổi bình quân của những người giữ vị trí lãnh đạo nhiều ngành. Trong khi tuổi đời bình quân của lãnh đạo các ngành khoa học xã hội khá cao thì với các ngành trẻ như tin học, quản trị kinh doanh, điện tử... người ta có thể gặp rất nhiều tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng, kỹ sư trưởng chưa quá ba mươi tuổi, tất nhiên đời sống của những trí thức trẻ này khá cao. Nhưng cũng không hẳn tuổi cao thì thu nhập thấp. Nhiều nhà khoa học, kể cả nhà văn, ca sĩ, diễn viên điện ảnh nhiều tuổi vẫn có mức thu nhập đáng hài lòng. Có cầu sẽ có cung, nhiều cơ quan khoa học đã tạo điều kiện cho cán bộ ký các hợp đồng nghiên cứu, ứng dụng khoa học để nâng cao đời sống. Nhiều trí thức cũng không chờ được mời, họ tìm đến nhà máy, đồng ruộng, doanh nghiệp kể cả các hội chợ để giới thiệu, rao bán các sản phẩm trí tuệ của mình. Nền kinh tế và nền khoa học của nước ta có được như ngày nay là nhờ phần đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức được đào tạo và trưởng thành trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và họ chắc chắn sẽ là những người chủ đất nước trong tương lai

    Khi người tài chứng minh được tài năng của mình thì cũng là lúc sự bất tài bị phơi bày. Trong một nền khoa học, văn học-nghệ thuật bao cấp, ranh giới có ích hoặc vô ích của một đề tài, một công trình, một tác phẩm rất khó đánh giá. Không biết bao nhiêu công trình, đề tài có chất lượng bị lãng quên vì không được đưa vào đời sống. Nhưng ngược lại, cũng không biết bao nhiêu công trình, đề tài, tác phẩm chẳng có chút giá trị gì vẫn được thực hiện, xong rồi bỏ đó, lãng phí rất nhiều tiền của. Cũng từ nền khoa học, văn học-nghệ thuật được quản lý như vậy nên đã sản sinh ra không ít nhà khoa học, nghệ sĩ, trí thức ?orởm?, làm nên cái tên của mình một cách không đàng hoàng. Những người như thế vẫn còn nhưng đang ít dần và chắc đến một lúc nào đó sẽ không thể tồn tại
    Một xã hội biết tôn trọng và đánh giá đúng tài năng và sức lao động của trí thức đã manh nha hình thành, đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng đang sản sinh ra không ít tiêu cực trong khoa học. Chạy theo đồng tiền, không ít người đã bán rẻ lương tâm khoa học, đưa ra thị trường những sản phẩm trí tuệ chất lượng kém. Những hiện tượng hàng nghìn héc ta ngô không hạt, hàng trăm héc ta lúa lép, tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt... không ít thì nhiều đều có trách nhiệm của nhà khoa học. Tình trạng lộn xộn, xuống cấp đô thị không thể không có trách nhiệm của các nhà qui hoạch xây dựng, các kiến trúc sư. Không những thế, trên thị trường hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng nhiều, chắc chắn không ít trong số đó là ?otác phẩm? của các nhà khoa học đã bán mình cho những cọc tiền thù lao hậu hĩnh

    Trí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc. Không thể trách họ nhưng đây chính là nguyên nhân gây ra nạn chảy máu chất xám,nạn mất cân đối trong phân bố lao động chất lượng cao giữa miền núi và miền xuôi, thành thị và nông thôn và trong các ngành kinh tế. Cũng sẽ đến lúc nạn chảy máu chất xám sẽ trở thành vấn đề nan giải khi người tài tìm cách ra nước ngoài làm việc và những người được ra nước ngoài đào tạo không muốn trở về nước.Cũng sẽ xuất hiện tình trạng tương tự như vậy giữa cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nếu không có chế độ sử dụng và đãi ngộ lao động thỏa đáng

    Cuộc sống và lao động của người trí thức đã được cải thiện rõ rệt sau hai mươi năm đổi mới nhưng dù sao, cũng chỉ là bước đầu. Còn rất nhiều điều phải sửa chữa, phải đổi mới nhằm tạo điều kiện cho giới trí thức làm việc và cống hiến nếu muốn có một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì nói cho cùng, trí thức sẽ quyết định sự thành công của sự nghiệp đó .

    Theo Web Đảng Cộng sản
    nguồn: http://vinatech.org/html/modules/newbb/viewtopic.php?topic_id=220&forum=16
  2. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này làm bài viết chứng tỏ đầu óc tác giả kém cỏi , tư duy ngấm sự tuyên truyền thiếu phản biện kiểu một chiều từ lâu , nó khiến bài viết vô giá trị .
    Hễ cái gì xấu đổ thừa cho cơ chế thị trường ! Trời ạ , không biết rằng đó chính là sản phẩm của một bộ khung luật pháp XHCN rệu rã thiếu minh bạch mà ra . Ở các nước có nền kinh tế thị trường thằng nào làm bậy đi tù ngay , chú Bửu Huy đó : giám đốc doanh nghiệp XHCN Việt Nam chơi trò gian lận thương mại khi xuất hàng vào Mỹ bị quả tó ( đổi tên cá ba sa thành cá lóc ) , vậy nền kinh tế nào minh bạch hơn và nền kinh tế nào nhiều mặt trái hơn ? Việt Nam hay Mỹ ?
    Bên Nhật , các chú có thể uống nước robinet ngoài đường phố vì chúng được tiệt trùng nghiêm chỉnh , bên Việt Nam nước máy phải đun sôi , ấy vậy mà nước máy đục cặn dân than trời thì giám đốc cty cấp nước nhà nước phán : không tìm ra nguyên nhân tỉnh bơ !
    Đấy cũng 2 con người và 2 cơ chế khác nhau : các chú tự nhận xét lỗi ở đấu ?
    Tham nhũng , hối lộ , chạy theo đồng tiền thì thời bao cấp XHCN đầy rẫy , người ta ít thấy ít nghe vì thời đó còn bưng bít nên dân đen không có cơ hội nghe thấy mà thôi .
    Các chú tập nhìn nhận vấn đề từ 2 phía , phản biện cho tốt , tránh đi vào các bài mà mới đọc câu đầu đã có thể xếp vào loại propaganda , tô son trét phấn một chiều ....loại bài như vậy chỉ tồn tại ở những chú thiếu tư duy , bên này người ta quăng vào sọt rác .
  3. samyqn

    samyqn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Hồi nhỏ tôi được nghe rằng: "Biết thì thưa thốt; không biết thì dựa cột mà nghe". Vâng dạ là thế nhưng khi lớn lên, nhiều lúc cũng mở miệng chê bai ông này đưa ra ý kiến dở ẹt, bà kia nói nghe hay nhưng chẳng khả thi tí nào; có khi đọc biết đó là những lời sáo rỗng, hoa mỹ hay gì gì đó, nhưng có lần bị người khác vặn lại: "Vậy anh có ý gì khác thì trình bày cho rõ ràng ra đi, nghe xem có khả thi có sáng sủa hơn không? ...." thì cái thằng tôi không thể trình bày cái gì sáng sủa, cụ thể hơn. Thế mới biết mình mắc phải cái thói của ..... không ít người! Thế là tôi phải dần tập nghĩ cho tận tường, chịu trách nhiệm lời nói của mình, không chỉ nói suông suông .....
    Khongcoviecgikho viết "tập nhìn nhận vấn đề từ 2 phía , phản biện cho tốt , .....". Vậy xin đề nghị khongcoviecgikho có thêm ý gì rõ ràng hơn nữa (cho dù chỉ là ý kiến để mọi người cùng đọc chớ chẳng thấu trời xanh )- ngoài những ý phản bác - cho những kẻ "còn nói suông suông, còn thích nói cho thỏa miệng" như tôi đây thấy được một con đường sáng với chứ ! Vậy tôi mới thấy là "không có việc gì khó" !
    Có lần bác codep có đề nghị khongcoviecgikho như thế rồi, mà sao tôi không đọc thấy câu trả lời ?
    Được samyqn sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 08/09/2006
  4. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1

    Hello anh Lyenson,
    Bài đăng này của anh bị mấy cái program kiểm duyệt của website ttvnol lọc ra và đòi khóa thread lại ! Tuy nhiên, Thuyền đọc thì hông thấy nội dung có chi nghiêm trọng về chính trị hoac đả kích chính phủ cả nên không khoá thread . Thanx anh Lyenson đã bỏ công post bài ...
    Đọc bài viết, thấy nguoi nào đó bình luận về nguoi trí thức trong kinh tế thị truong , sao mà rắc rốt phức tạp quá !
    Theo như Thuyền thấy, đơn giản lắm . Trong kinh tế thị truong, nguoi trí thức phải giỏi và có thực tài, noi chung là stay competitive đó ! Luật đào thải của sự tự do cạnh tranh mà ... Nếu không có thực tài thì chết hoặc thất nghiệp mà thôi .
    Vì vậy, bên Mỹ này dân chúng đang complaint chính phủ phải có biện pháp để ngăn chặn jobs đang chạy ra các nuoc nghèo như .. Việt Nam chẳng hạn . Tức cuoi cái là bài viết này mà anh Lyeson đăng giúp vô đây, tác giả lại lo lắng ... chất xám chạy ra nuoc ngoài !
    Kinh tế thi truong khiến mình càng lúc càng phải giỏi, phải sharp, phải thật là chiến thì mới survive đuoc !
    Ấy là bản thân Thuyền thấy vậy đó nha !
  5. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1

    À, nếu các bạn có thảo luận, xin cẩn thận giữ gìn giùm cho forum . Nếu đi vào chuyện chính trị hoac có khuynh huong đả kích đat nuoc, Thuyền và các mods sẽ bắt buoc phải khóa thread hoặc có thể delete luôn cả thread luôn đó nha ....
    (Ngọc ơi, giúp anh monitor cái thread này giùm và kip thời khoá lại nha ... Absolutely i don''t want any trouble )
  6. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0

    xoa vi noi dung dả kich chinh phủ ! Sorry bạn !
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 08/09/2006
  7. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    - Tế nhị lắm Thuyền ơi!
    - Thiếu tướng, GS, TSKH Nguyễn Đình Ngọc: Vinh quang là lặng lẽ!
    ------------------------------------------------------------------
    http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhyencuocsong/ghichep/2006/5/75267.cand
    Mến!
    (Lan0303: Tui tự kiểm duyệt cho vui vẻ)
    Được lan0303 sửa chữa / chuyển vào 03:58 ngày 09/09/2006
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!
    Chào mod Thuyền! bài viết tôi post lên đã có đưa đến nguồn. Tuy nhiên, cũng như Thu... trao đổi với nhau, tôi xin được hầu chuyện.
  9. sgblue

    sgblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh lyenson đem bài này qua đây, thấy anh em bên này tranh luận sôi nổi về chủ đề này thấy ham quá. Mấy bài thế này bên vinatech nhiều lắm, khá nhiều người xem thấy im re...
    Vấn đề trong bài viết này rất nhạy cảm. Trước đây, Vn thường có xu hướng ko xem trọng trí thức và các tài sản tri thức, cũng như giới trí thức và khcn. Bài viết này, đăng trên web site CPV, cho thấy một sự thay đổi căn bản trong nhận thức của VN trong việc đánh giá vai trò của trí thức VN trong việc phát triển đất nước. Sắp tới xu hướng này sẽ rõ ràng hơn khi có các luật về KHCN và chuyển giao CN , luật sở hữu trí tuệ. Tất nhiên mọi thứ sẽ ko thể có ngay, nhưng anh em trí thức Vn có thể hoàn toàn tin tưởng vào một vai trò và thu nhập hoàn toàn xứng đáng với tài năng và lao động của mình!
    Đó chính là quan điểm của anh lyenson khi anh post bài này lên đây, đúng ko anh?
    SG.
  10. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Qua bài post của Lyenson cho ta thấy có những thay đổi căn bản trong nhận thức chính thống về vai trò cùa người trí thức trong nền kinh tế hiện nay của VN. Điều đó là chiếc phao để người trí thức có thể an tâm bám vào để tin tưởng vào tương lai của mình.
    Tuy nhiên vẫn còn khái niệm cũ liên quan tới nhận thức cũ đang tồn tại đó là khái niệm chảy máu chất xám.
    Trước đây trong các nước XHCN tồn tại nhận thức cho rằng chảy máu chất xám là một trong nguyên nhân làm cho các quốc gia nghèo ngày càng nghèo thêm. Quan điểm này là một phần lý do tạo ra các căng thẳng trên các diễn đàn quốc tế giữa các nước giàu và nghèo rằng nước giàu đã bất công, dùng thủ đoạn, tiền bạc thu hút chất xám từ các nước nghèo...
    Thực tiễn đã chứng tỏ điều ngược lại.
    Các nước như Nhật Bản, Hàn quốc, Singapore...khi còn là những nước nghèo đều có xảy ra hiện tượng này nhưng khoảng hơn chục năm sau chính những chất xám đã bị chảy đi này lại quay về, mang theo tiền bạc nữa, phục vụ tổ quốc.
    Trung Quốc vào những năm 90 đã chi những khoản tiền lớn cho SV cũng như công chức đi học ở nước ngoài và họ đã đoán trước được đa số những người đã học xong đều ở lại các nước mà họ học để kiếm tiềm. Họ nhận thấy điều đó nhưng họ vẫn chi tiền và họ vẫn mạnh mẽ hy vọng một ngày nào đó lực lượng LĐ kỹ thuật cao kia sẽ lại quay lại phục vụ tổ quốc.
    Y như rằng, vào những năm đầu thế kỷ 20 có rất nhiều người TQ hải ngoại quay trở về làm ăn ở TQ. Lực lượng này đóng góp một tỷ lệ GDP không nhỏ.
    Theo lẽ tự nhiên, cây cối phát triển được phải hợp thổ nhưỡng và khí hậu. Chất xám cũng vậy thôi. Không nên ngại chuyện người tài giỏi chạy hết sang các công ty đa quốc gia hoặc ra nước ngoài làm việc...Nước bao giờ cũng chảy chỗ trũng mà.
    Vậy đừng quá thụ động trong việc thu hút chất xám. Việc của các nước nghèo là không nên ngồi kêu mà phải cải tạo thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, làm cho "đất trũng" đi, chất xám lại ở nơi khác sẽ chảy về thôi.

Chia sẻ trang này