1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi kieu11, 15/01/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieu11

    kieu11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2015
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Ung thư vòm họng là một trong 7 loại ung thư thường gặp ở nước ta và là bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý khối u ác tính của vùng đầu, cổ. Trường hợp của bạn đã được chẩn đoán sơ bộ mắc ung thư giai đoạn đầu thì cần được điều trị ngay và tích cực, cơ hội sống thêm trên 5 năm hoặc 10 năm có thể đạt tới 95%.

    Các giai đoạn của ung thư vòm họng

    Ung thư vòm họng giai đoạn 0: Đặc điểm bệnh lý giai đoạn này là các khối u vẫn khu trú tại vòm họng, chưa có dấu hiệu của sự di căn. Ở giai đoạn này bệnh nhân chưa có các triệu chứng rõ ràng nên việc phát hiện là rất khó khăn.

    Ung thư vòm họng giai đoạn I: Khối u ở giai đoạn này có đường kính nhỏ hơn 7cm và vẫn nằm trong vòm họng. Những bệnh nhân được phát hiện và điều trị giai đoạn này tỉ lệ sống trên 5 năm đạt khoảng 72%.

    Ung thư vòm họng giai đoạn II: Đặc điểm bệnh lý giai đoạn này là các khối u phát triển cả về số lượng, kích thước và xâm lấn sang các mô, các cơ quan lân cận. Theo ước tính có khoảng 64% bệnh nhân sống trên 5 năm khi được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn này.

    Ung thư vòm họng giai đoạn III: Những bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này tỉ lệ sống trên 5 năm thấp hơn các giai đoạn trước (khoảng 62%).

    Ung thư vòm họng giai đoạn IV: Đặc điểm nổi bật của những bệnh nhân mắc ung thư vòm họng giai đoạn cuối là các khối u phát triển nhanh cả về kích thước cũng như số lượng, chúng tấn công vào tất cả những cơ quan trong cơ thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Những bệnh nhân ở giai đoạn cuối có tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ còn khoảng 38%.


    Tuy nhiên, chúng tôi chưa nắm được thông tin về tình trạng bệnh hiện tại, sức khỏe của bạn ra sao, và các bệnh lý liên quan khác,…vv nên chưa thể tư vấn phương pháp điều trị cụ thể cho bạn.[​IMG]

    Nhìn chung, các phương pháp điều trị là xạ trị, hóa trị, phẫu thuật. Trong đó, xạ trị đóng vai trò quan trọng trong điều trị loại bệnh lý này.

    Hiện tại các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển vắc xin phòng virus Epstein-barr, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vòm. Trong khi chờ đợi các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như trên chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khác để nâng cao sức khỏe nói chung, hạn chế các yếu tố nguy cơ khác của ung thư vòm như:
    Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.
    Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu chất kích thích, hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối…

Chia sẻ trang này