1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

người viễn xứ

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi napoleon_1, 07/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    người viễn xứ

    CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN MIỀN ĐẤT HỨA
    Bài 1: Thiên đường và cạm bẫy
    10:00'' 06/04/2006 (GMT+7)
    T.P



    LTS: Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật, do chính người trong cuộc, một sinh viên sinh năm 1981 kể lại, sau suốt 10 tháng phiêu lưu khủng khiếp từ TPHCM tới CHLB Đức trong một đường dây đưa người vượt biên trái phép.

    Chúng tôi đưa câu chuyện này lên mặt báo với mục đích, như chính lời nạn nhân mong mỏi, cảnh tỉnh cho những ai vẫn đang ôm mộng ra đi làm giàu nơi đất khách quê người.



    Để bảo đảm an toàn cho nhân vật, chúng tôi đã thay đổi họ tên thật. Tên nhân vật trong bài do Tòa soạn đặt.








    "Thiên đường" thì chưa thấy đâu xong trước mắt tôi là cả một cạm bẫy đang rình rập, con đường thì đầy chông gai và nguy hiểm




    Tôi nguyên là sinh viên năm thứ nhất tại một trường ĐH của TP.HCM; là con út trong một gia đình trung lưu, mẹ có sạp hàng ngoài chợ Bến Thành. Song trong tôi luôn có một mơ ước cháy bỏng được đi Tây, để đổi đời và thay đổi cuộc sống.

    Thế là người mẹ thân yêu của tôi đã sấp ngửa lo chạy giấy tờ qua một đường dây đưa người ra nước ngoài ở tận ngoài Hà Nội để cho tôi sang CHLB Đức. Chỉ trong một thời gian ngắn, mẹ bảo tôi chuẩn bị hành lý để đêm hôm sau sẽ bay sang Đức.

    Tôi rất háo hức và nôn nóng, tâm trạng ngổn ngang bao điều suy nghĩ, thậm chí không kịp nói lời chia tay với cả bạn bè và họ hàng ruột thịt. Nhìn mẹ lo lắng đóng gói sửa soạn cho tôi lên đường đến miền đất xa xôi ấy, tôi thấy thương mẹ vô cùng.

    Nếu mẹ biết rằng cuộc hành trình đến miền đất hứa ấy, con trai của mẹ đã mấy lần đứng trước cửa vào địa ngục chắc hẳn mẹ sẽ chẳng bao giờ cho tôi đi.

    Tới sáng hôm sau cô T. (người trong đường dây đưa người ra nước ngoài) đã đón tôi và mẹ tại sân bay Nội Bài đưa tới nhà của cô ấy trong một chung cư cao tầng.

    Tôi thấy mẹ đã thanh toán nốt số tiền còn lại cho cô T., cô ấy bảo đúng 23g30 máy bay cất cánh nên tôi phải ra sân bay trước 22g để làm thủ tục xuất cảnh. Nhưng tôi thấy lạ và mơ hồ hình dung ra có điều gì đó bất ổn vì cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa nhận được hộ chiếu hay vé máy bay mà phải đợi ra đến tận sân bay.



    Vũ Việt tại Đức

    Đúng hẹn tôi có mặt tại sân bay nhưng không chỉ có mình tôi mà còn có ba người thanh niên khác nữa, họ cũng có cùng tâm trạng như tôi.

    Khi nhìn thấy cô T, cả bốn anh em chúng tôi rất mừng và hớn hở nhận những tờ giấy để khai theo lời hướng dẫn của cô.

    Tôi bất ngờ và sửng sốt khi nhận hộ chiếu mới biết Visa của mình không phải sang Đức mà là Visa sang Nga. Khi chúng tôi chất vấn thì được cô T. giải thích: Cứ bay sang Nga khi xuống sân bay sẽ có người của đường dây tên là H. ra đón: "Cháu cứ theo họ về nhà nghỉ ngơi rồi họ sẽ làm thủ tục cho các cháu bay sang Đức trong thời gian ngắn nhất".

    "Đâm lao đành phải theo lao", tôi chỉ còn biết nghe lời cô T. dặn và bước chân lên máy bay vì thời gian không còn nữa. Ngồi trên máy bay, bốn anh em chúng tôi mỗi người một tâm trạng vì chưa quen thân nhau nên chẳng ai tâm sự với ai nhiều, riêng tôi cảm giác đây là lần mạo hiểm lớn nhất trong đời...

    Khi chúng tôi có mặt tại sân bay Matxcơva, lập tức có một thanh niên lại gần hỏi chúng tôi đi theo đường dây nào? Của ai? Khi biết anh ta đúng là H. như lời cô T. dặn, chúng tôi yên tâm và theo anh ta về nhà.

    Bước chân vào ?oốp?, trong ngôi nhà không mấy rộng rãi nhưng có đến vài chục người Việt Nam đã có mặt tại đây. Mấy ngày sau, khi đã quen với mọi người trong nhà tôi mới biết họ là ?ohàng tồn kho? và đến khi ấy tôi mới hiểu thế nào là kho này hay kho khác, biên giới này hay biên giới kia, họ đều nằm ở đây để đợi đi sang nước thứ ba như mơ ước.

    Thời gian cứ lặng lẽ trôi, chúng tôi cũng chẳng biết làm gì ngoài việc chờ đợi đến lượt "xuất kho", chúng tôi là đợt hàng xuất kho cuối cùng. Chúng tôi được chở đến một điểm hẹn vào lúc 8g sáng, giờ Matxcơva, tại đây có một nhóm người Trung Quốc, Banglades, Ấn Độ, và có thêm 8 người VN nữa. Tất cả nhập lại thành đoàn rồi được một xe tải chở đến biên giới lúc 3g sáng.



    Biên giới Nga (ảnh minh họa)

    Chúng tôi bị nhốt vào một nhà chứa củi đến 22g thì có một người Nga đến bảo bọn tôi nhanh chóng thu dọn hành lý để tiếp tục cuộc hành trình.

    Trong bóng đêm mịt mùng mọi người ra dấu, bám sát nhau lần mò theo sự hướng dẫn của hai người Nga và một con chó béc-giê rất to. Họ dắt chúng tôi đến một bụi cây, bắt tất cả ngồi xuống và im lặng.

    Suốt cả chặng đường vì bất đồng ngôn ngữ, nhưng chúng tôi vẫn hiểu họ muốn gì qua các dấu hiệu và cử chỉ của họ. Mọi đồ ăn thức uống sau khi dùng xong phải mang theo không được vứt lại dọc đường để tránh bị lộ hành trình.

    "Thiên đường" thì chưa thấy đâu xong trước mắt tôi là cả một cạm bẫy đang rình rập, con đường thì đầy chông gai và nguy hiểm. Tôi đang suy nghĩ miên man thì nhận được ám hiệu cả đoàn chuẩn bị vượt cửa khẩu giữa Nga và Ukraina. Đồng hồ trên tay tôi chỉ 22g30, tôi hòa vào dòng người lặng lẽ vượt qua cột mốc biên giới. Chúng tôi cứ đi, đi mãi mà vẫn chưa đến nơi?

    Đôi chân của tôi đau rát phồng rộp, mỗi bước chân cảm thấy đau buốt tê tái? Chúng tôi cứ đi như vậy vượt qua hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, cho đến khi mọi người trong đoàn không còn sức bước đi nữa ngồi bệt xuống để nghỉ cho lại sức.

    Nhưng chỉ được vài phút thì mấy người Nga dẫn đường đã giục mọi người đi tiếp nếu không trời sáng đoàn sẽ bị phát hiện và bị bắt. Mặc dù chẳng còn sức nữa nhưng tất cả vẫn phải lê những bước chân nặng trĩu vì đói khát, sau lưng họ vẫn liên tục thúc chúng tôi đi nhanh hơn.

    Đôi chân tôi đau ê ẩm, mỗi bước đi cảm giác nặng ngàn cân, ba lô trên vai đã mấy lần tôi muốn vứt bỏ, đôi môi khô rát còn miệng thì đắng ngắt. Đúng lúc cảm thấy mệt mỏi nhất thì cô bạn gái trong đoàn đã động viên: ?oCố lên anh, sắp tới nơi rồi?, tôi cảm thấy trong người như được tiếp thêm sức mạnh, bước chân cảm thấy nhanh hơn, nhẹ hơn...



    (Ghi theo lời kể của Vũ Việt từ Leipzig, Đức)



    Theo Tiền Phong



    Bài 2: Rơi vào tù tội




    Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi

    Ba?n quyê?n Báo điện tư? VietnamNet, được hôf trợ bơ?i phâ?n mê?m VASC Orient Soft.
    Công ty phâ?n mê?m va? truyê?n thông VASC.
    Tel : 848 9104882 Fax : 8489104890 E-mail : nguoivienxu@vasc.com.vn
  2. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0

    CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN MIỀN ĐẤT HỨA
    Bài 1: Thiên đường và cạm bẫy
    10:00'' 06/04/2006 (GMT+7)
    T.P

    LTS: Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật, do chính người trong cuộc, một sinh viên sinh năm 1981 kể lại, sau suốt 10 tháng phiêu lưu khủng khiếp từ TPHCM tới CHLB Đức trong một đường dây đưa người vượt biên trái phép.
    Chúng tôi đưa câu chuyện này lên mặt báo với mục đích, như chính lời nạn nhân mong mỏi, cảnh tỉnh cho những ai vẫn đang ôm mộng ra đi làm giàu nơi đất khách quê người.

    Để bảo đảm an toàn cho nhân vật, chúng tôi đã thay đổi họ tên thật. Tên nhân vật trong bài do Tòa soạn đặt.



    "Thiên đường" thì chưa thấy đâu xong trước mắt tôi là cả một cạm bẫy đang rình rập, con đường thì đầy chông gai và nguy hiểm


    Tôi nguyên là sinh viên năm thứ nhất tại một trường ĐH của TP.HCM; là con út trong một gia đình trung lưu, mẹ có sạp hàng ngoài chợ Bến Thành. Song trong tôi luôn có một mơ ước cháy bỏng được đi Tây, để đổi đời và thay đổi cuộc sống.
    Thế là người mẹ thân yêu của tôi đã sấp ngửa lo chạy giấy tờ qua một đường dây đưa người ra nước ngoài ở tận ngoài Hà Nội để cho tôi sang CHLB Đức. Chỉ trong một thời gian ngắn, mẹ bảo tôi chuẩn bị hành lý để đêm hôm sau sẽ bay sang Đức.
    Tôi rất háo hức và nôn nóng, tâm trạng ngổn ngang bao điều suy nghĩ, thậm chí không kịp nói lời chia tay với cả bạn bè và họ hàng ruột thịt. Nhìn mẹ lo lắng đóng gói sửa soạn cho tôi lên đường đến miền đất xa xôi ấy, tôi thấy thương mẹ vô cùng.
    Nếu mẹ biết rằng cuộc hành trình đến miền đất hứa ấy, con trai của mẹ đã mấy lần đứng trước cửa vào địa ngục chắc hẳn mẹ sẽ chẳng bao giờ cho tôi đi.
    Tới sáng hôm sau cô T. (người trong đường dây đưa người ra nước ngoài) đã đón tôi và mẹ tại sân bay Nội Bài đưa tới nhà của cô ấy trong một chung cư cao tầng.
    Tôi thấy mẹ đã thanh toán nốt số tiền còn lại cho cô T., cô ấy bảo đúng 23g30 máy bay cất cánh nên tôi phải ra sân bay trước 22g để làm thủ tục xuất cảnh. Nhưng tôi thấy lạ và mơ hồ hình dung ra có điều gì đó bất ổn vì cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa nhận được hộ chiếu hay vé máy bay mà phải đợi ra đến tận sân bay.

    Vũ Việt tại Đức

    Đúng hẹn tôi có mặt tại sân bay nhưng không chỉ có mình tôi mà còn có ba người thanh niên khác nữa, họ cũng có cùng tâm trạng như tôi.
    Khi nhìn thấy cô T, cả bốn anh em chúng tôi rất mừng và hớn hở nhận những tờ giấy để khai theo lời hướng dẫn của cô.
    Tôi bất ngờ và sửng sốt khi nhận hộ chiếu mới biết Visa của mình không phải sang Đức mà là Visa sang Nga. Khi chúng tôi chất vấn thì được cô T. giải thích: Cứ bay sang Nga khi xuống sân bay sẽ có người của đường dây tên là H. ra đón: "Cháu cứ theo họ về nhà nghỉ ngơi rồi họ sẽ làm thủ tục cho các cháu bay sang Đức trong thời gian ngắn nhất".
    "Đâm lao đành phải theo lao", tôi chỉ còn biết nghe lời cô T. dặn và bước chân lên máy bay vì thời gian không còn nữa. Ngồi trên máy bay, bốn anh em chúng tôi mỗi người một tâm trạng vì chưa quen thân nhau nên chẳng ai tâm sự với ai nhiều, riêng tôi cảm giác đây là lần mạo hiểm lớn nhất trong đời...
    Khi chúng tôi có mặt tại sân bay Matxcơva, lập tức có một thanh niên lại gần hỏi chúng tôi đi theo đường dây nào? Của ai? Khi biết anh ta đúng là H. như lời cô T. dặn, chúng tôi yên tâm và theo anh ta về nhà.
    Bước chân vào ?oốp?, trong ngôi nhà không mấy rộng rãi nhưng có đến vài chục người Việt Nam đã có mặt tại đây. Mấy ngày sau, khi đã quen với mọi người trong nhà tôi mới biết họ là ?ohàng tồn kho? và đến khi ấy tôi mới hiểu thế nào là kho này hay kho khác, biên giới này hay biên giới kia, họ đều nằm ở đây để đợi đi sang nước thứ ba như mơ ước.
    Thời gian cứ lặng lẽ trôi, chúng tôi cũng chẳng biết làm gì ngoài việc chờ đợi đến lượt "xuất kho", chúng tôi là đợt hàng xuất kho cuối cùng. Chúng tôi được chở đến một điểm hẹn vào lúc 8g sáng, giờ Matxcơva, tại đây có một nhóm người Trung Quốc, Banglades, Ấn Độ, và có thêm 8 người VN nữa. Tất cả nhập lại thành đoàn rồi được một xe tải chở đến biên giới lúc 3g sáng.

    Biên giới Nga (ảnh minh họa)

    Chúng tôi bị nhốt vào một nhà chứa củi đến 22g thì có một người Nga đến bảo bọn tôi nhanh chóng thu dọn hành lý để tiếp tục cuộc hành trình.
    Trong bóng đêm mịt mùng mọi người ra dấu, bám sát nhau lần mò theo sự hướng dẫn của hai người Nga và một con chó béc-giê rất to. Họ dắt chúng tôi đến một bụi cây, bắt tất cả ngồi xuống và im lặng.
    Suốt cả chặng đường vì bất đồng ngôn ngữ, nhưng chúng tôi vẫn hiểu họ muốn gì qua các dấu hiệu và cử chỉ của họ. Mọi đồ ăn thức uống sau khi dùng xong phải mang theo không được vứt lại dọc đường để tránh bị lộ hành trình.
    "Thiên đường" thì chưa thấy đâu xong trước mắt tôi là cả một cạm bẫy đang rình rập, con đường thì đầy chông gai và nguy hiểm. Tôi đang suy nghĩ miên man thì nhận được ám hiệu cả đoàn chuẩn bị vượt cửa khẩu giữa Nga và Ukraina. Đồng hồ trên tay tôi chỉ 22g30, tôi hòa vào dòng người lặng lẽ vượt qua cột mốc biên giới. Chúng tôi cứ đi, đi mãi mà vẫn chưa đến nơi?
    Đôi chân của tôi đau rát phồng rộp, mỗi bước chân cảm thấy đau buốt tê tái? Chúng tôi cứ đi như vậy vượt qua hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, cho đến khi mọi người trong đoàn không còn sức bước đi nữa ngồi bệt xuống để nghỉ cho lại sức.
    Nhưng chỉ được vài phút thì mấy người Nga dẫn đường đã giục mọi người đi tiếp nếu không trời sáng đoàn sẽ bị phát hiện và bị bắt. Mặc dù chẳng còn sức nữa nhưng tất cả vẫn phải lê những bước chân nặng trĩu vì đói khát, sau lưng họ vẫn liên tục thúc chúng tôi đi nhanh hơn.
    Đôi chân tôi đau ê ẩm, mỗi bước đi cảm giác nặng ngàn cân, ba lô trên vai đã mấy lần tôi muốn vứt bỏ, đôi môi khô rát còn miệng thì đắng ngắt. Đúng lúc cảm thấy mệt mỏi nhất thì cô bạn gái trong đoàn đã động viên: ?oCố lên anh, sắp tới nơi rồi?, tôi cảm thấy trong người như được tiếp thêm sức mạnh, bước chân cảm thấy nhanh hơn, nhẹ hơn...

    (Ghi theo lời kể của Vũ Việt từ Leipzig, Đức)

    Theo Tiền Phong

    Bài 2: Rơi vào tù tội






    Ba?n quyê?n Báo điện tư? VietnamNet, được hôf trợ bơ?i phâ?n mê?m VASC Orient Soft.
    Công ty phâ?n mê?m va? truyê?n thông VASC.
    Tel : 848 9104882 Fax : 8489104890 E-mail : nguoivienxu@vasc.com.vn


  3. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0


    HÀNH TRÌNH TỦI NHỤC ĐẾN "MIỀN ĐẤT HỨA"
    Không có thiên đường (Bài 3)
    07:20'' 07/04/2006 (GMT+7)
    T.P


    ...Thế rồi chúng tôi cũng chui qua được hàng rào vào đất Ba Lan. Khi chúng tôi đi sâu vào địa phận nước này được một lúc thì bị lính biên phòng phát hiện và bắt giữ.

    Ở Ukraina, tại đây chúng tôi bị đánh đập và ngược đãi, phụ nữ thì bị bọn chúng mang ra hãm hiếp, chúng khám xét và tịch thu tất cả


    Họ giải chúng tôi trở về Ukraina. Chúng tôi bị giam giữ tại trại giam của lính biên phòng Ukraina. Chúng tôi bị đưa đi lăn tay, chụp ảnh rồi bị hỏi cung: Lý do nhập cư? Đi bằng đường nào? Nhập cư như thế nào? Sau khi từng người bị hỏi cung xong, chúng tôi bị giải xuống trại giam.
    Nằm trong nhà tù Ukraina, tôi thấy trên tường có rất nhiều tên người Việt Nam. Họ để lại dấu tích khi bị bắt vào trại tù này. Tới bữa ăn, tôi nhận được một mẩu bánh mì đen rất khó nuốt trôi.
    Ở Ukraina, tại đây chúng tôi bị đánh đập và ngược đãi, phụ nữ thì bị bọn chúng mang ra hãm hiếp, chúng khám xét và tịch thu tất cả, ngay đôi giầy hàng hiệu Adidas tôi đang đi cũng bị bọn chúng bắt cởi ra để đưa cho chúng, sau đó chúng quẳng cho tôi đôi giầy cũ nát.
    Tai nghe không bằng mắt thấy, mặc dù đã được các anh các chị báo trước nên tôi đã dấu 300 USD vào tuýp thuốc đánh răng mà vẫn bị phát hiện, thế là chúng lôi tôi ra đánh, tôi không biết tiếng nên chỉ còn cách lắc đầu ra hiệu. Thế rồi chúng lần lượt bắt từng người lên một, cởi hết quần áo bất kể nam hay nữ để bọn chúng khám xét rất kỹ càng. Mấy chị phụ nữ cho tiền vào kẹp tóc rồi kẹp lên đầu mà cũng bị phát hiện, bọn chúng rất tài và phát hiện ra tất cả những chỗ mà chúng tôi giấu tiền.
    Tôi nằm trong tù khoảng 3 tuần thì có đoàn của ĐSQ Việt Nam đến thăm. Các chú hỏi chúng tôi ở trong này như thế nào? Cuộc sống ra sao? Các chú có hứa sẽ can thiệp để chúng tôi sớm được tự do.

    Những dòng chữ của Vũ Việt viết về chuyến đi khổ ải của mình

    Vài ngày sau thì chúng tôi được đón về ĐSQ, các chú đón tiếp chúng tôi rất đàng hoàng. Chúng tôi được ăn no và được tắm rửa sạch sẽ thật thoải mái như ở nhà. Chúng tôi ở ĐSQ được hai ngày thì có một chủ chứa đường dây đến đón chúng tôi về.
    Nhưng không phải "ốp" cũ nữa mà của "ốp" khác. Họ đã chuộc chúng tôi ra với giá bao nhiêu tôi không biết.
    Bà chủ đường dây mới có tên là T.B bắt mỗi người chúng tôi phải gọi điện về nhà ở Việt Nam bảo nộp thêm 1.000 USD nữa. Mọi người đều không muốn đóng nữa vì theo hợp đồng ở nhà là đã đóng trọn gói trước khi đi.
    Chúng hoạnh họe từng người một bắt ra gọi điện về gia đình để đóng tiền. Tôi còn nhớ có một anh không đóng tiền và nói với gia đình là mình vẫn mạnh khỏe, thế là bị chúng đập đầu vào tường, đánh cho túi bụi, mặt mũi sưng húp thật đáng sợ.
    Thời gian chậm chạp trôi qua, tôi lại phải vượt biên một lần nữa. Chủ đường dây cho biết kỳ này chúng tôi phải đi đường khác, phải vượt qua biên giới Slovakia vì đường Ba Lan đã bị kẹt.
    Đêm hôm đó, chúng tôi đang lầm lũi vượt qua biên giới thì bất chợt đèn pha bật sáng rõ cả một khu rừng. Lính hô chúng tôi nằm úp mặt xuống đất. Tất cả đều làm theo riêng cô H. 56 tuổi, do quá sợ hãi đã vùng dậy chạy nên bị lính biên phòng bắn vào chân. Sau này tôi nghe nói cô đã về Việt Nam vì không đủ can đảm đi tiếp nữa.
    Tôi còn nhớ hôm bị bắt đúng vào 27 Tết, tất cả chúng tôi trông ai cũng đều suy sụp và nhớ nhà khủng khiếp. Riêng tôi chỉ mong được quay về nhà, về với vòng tay của mẹ và mái ấm gia đình. Trong tôi không còn một chút hy vọng nào vào tương lai nữa.
    Hai tháng tù mà tôi cứ ngỡ 20 năm không được ăn no mặc ấm. Trời lạnh, hai bàn tay buốt cóng, vậy mà mỗi sáng sớm tất cả nhóm nam giới phải lên rừng cưa cây thông gánh về trại tù. Tới bữa chỉ được ăn một mẩu bánh mì đen và miếng bơ nhỏ, mỗi lần ăn là nước mắt lại chảy nhưng vẫn cố nuốt để tồn tại cho qua ngày.
    Tôi còn nhớ mỗi khi bị bắt, chúng tôi đều khai tên họ, ngày tháng năm sinh giả để họ không thể điều tra ra. Vì chúng tôi đã bị bắt nhiều lần, nên khi điểm danh có người không biết họ đọc tên mình nữa vì không nhớ nổi tên giả mình tự khai trong hồ sơ.
    Hơn hai tháng sau, chúng tôi lại được một đường dây chuộc ra. Lần này chúng tôi về thủ đô Kiev, nằm đó cho qua mùa tuyết rơi. Đến một ngày nắng ấm 8 người chúng tôi được ?oxuất kho? đợt đầu tiên. Chúng tôi được chuyển lên biên giới, nằm tại đó 5 ngày rồi vượt rừng để đến Slovakia.
    Lần vượt rừng này anh em chúng tôi đều đuối sức không thể đi nhanh như những lần trước. Không biết bằng sức mạnh nào đã giúp tôi vượt qua nổi những ngọn núi cao, lội qua được những dòng suối sâu và trơn. Thế rồi chúng tôi cũng đến được hàng rào dây kẽm gai giữa Ukraina và Slovakia.

    Biên giới Ba Lan, nơi đoàn vượt biên không thể đi qua

    Khi sang đến Slovakia chúng tôi ở lại 3 ngày, sau đó vượt biên giới sang Séc. Đến thủ đô Praha, chúng tôi được đưa về một căn hộ. Nhóm tôi là nhóm đầu tiên đến đây.
    Họ thông báo rằng, chúng tôi may mắn đến được đây, chứ tất cả số người còn lại bị kẹt ở Ukraina không thể qua biên giới được nữa vì tình hình rất căng thẳng. Những lời an ủi đó làm chúng tôi rất mừng vì đã đi thoát nhưng cũng rất lo cho những người còn kẹt lại.
    Bọn tôi ở lại đây một tuần chuẩn bị lên đường vượt sang ?omiền đất hứa? mà chúng tôi muốn đến. Ở đây, chúng tôi được điện thoại về nhà, ba mẹ rất vui mừng vì tôi đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
    Chủ đường dây hỏi chúng tôi muốn qua biên giới bằng cách đi bộ hay đi ô tô. Nếu đi ô tô thì phải nộp thêm 300 USD nữa. Tôi và các anh chị trong đoàn đồng ý nộp thêm tiền vì đã quá mệt và sợ không an toàn tính mạng.
    Thế nhưng, rút cục chúng tôi vẫn bị lừa vì đến biên giới làm gì có ô tô. Chúng tôi phải chui lủi vượt rừng để sang Đức. Cuối cùng chúng tôi cũng được đưa tới Berlin.
    Mấy anh em bị nhốt vào một ngôi nhà cũ nát bỏ không. Bọn dẫn đường bắt tôi gọi điện cho người nhà tôi ở Berlin đến nhận ?oquà? từ Việt Nam. Khi người nhà tôi đến chúng bắt nộp 100 euro tiền nhà trọ và tiền điện thoại.
    Thế là sau gần 10 tháng, cuối cùng tôi cũng đã đến nơi mà mình mong đợi. Từ một sinh viên trẻ khỏe, nặng gần 55kg khi đến nơi tôi chỉ còn chưa được 45kg, mặt hốc hác, quần áo rách rưới.
    Và khi được ăn bữa cơm tử tế đầu tiên sau 10 tháng đói khát, tôi đã ăn nghiến ngấu và đầy bản năng giống như những người sắp chết đói của năm 45 thế kỷ trước.
    Nhưng có lẽ, điều thất vọng nhất khi ngồi viết lên những dòng tâm sự này là, đến nay tôi vẫn không có việc làm, cuộc sống hoàn toàn nhờ vào sự cưu mang của người nhà.
    (Ghi theo lời kể của Vũ Việt từ Leipzig, CHLB Đức)

    (Theo Tiền Phong)

    Vũ Việt tâm sự: Em muốn đem câu chuyện về cuộc đời mình kể lại cho tất cả những người có ý định ra đi biết và hiểu, trên đời này làm gì có miền đất nào bằng quê hương, có mái ấm nào bằng gia đình và chả có nơi nào không phải bỏ sức lao động ra mà tiền lại chạy vào túi mình cả.
    Qua câu chuyện này em muốn nhắn gửi tới những người đang có ý định ra đi tìm "miền đất hứa" như em hãy suy nghĩ thật kỹ và lựa chọn cho mình một con đường đến tương lai. Thực tế phũ phàng và hoàn toàn không giống như những gì em nghĩ khi còn ở quê nhà.
    Trả lời câu hỏi: ?oEm không ngại khi câu chuyện này được đăng tải lên báo chí??, Việt đáp: Mọi sự sợ hãi em đều trải qua, nhiều người cũng đã trải qua như em, nhưng họ không dám kể vì những lý do khác nhau, có lẽ họ không muốn gia đình ở nhà lo lắng hay sợ bị phiền hà hoặc bị trả thù nên tất cả đều im lặng. Sự im lặng này dẫn tới hậu quả những người đi sau bị lừa gạt.




    Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi

    Ba?n quyê?n Báo điện tư? VietnamNet, được hôf trợ bơ?i phâ?n mê?m VASC Orient Soft.
    Công ty phâ?n mê?m va? truyê?n thông VASC.
    Tel : 848 9104882 Fax : 8489104890 E-mail : nguoivienxu@vasc.com.vn


  4. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    TRƯỚC VIỄN CẢNH NỀN KINH TẾ ĐỨC ĐANG XUỐNG DỐC
    Người Việt ở Đức: Nhọc nhằn mưu sinh
    17:08'' 07/03/2006 (GMT+7)
    T.P

    2 năm qua, nền kinh tế nước Đức tăng trưởng không đáng kế? Kinh tế xuống dốc kéo theo những khủng hoảng về tiền tệ, việc làm và nhất là vấn đề tiêu dùng? Tình hình trên không chỉ ảnh hưởng đến những người dân bản xứ mà cả bà con Việt kiều.

    Thu nhập thấp, nạn thất nghiệp làm cho nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm hẳn, nhất là đối với người dân Đức vốn dĩ rất nổi tiếng trong vấn đề tiết kiệm.

    Từ khi chuyển đổi đồng D-makt sang đồng euro, mọi cái đã gần như đắt hơn lên nhiều, nếu không nói là có những cái đắt gấp đôi. Theo thống kê và so sánh về mặt giá cả thì không có chênh lệch nhiều, hoặc thậm chí có nhiều mặt hàng còn rẻ hơn trước đây. Tuy nhiên, cảm nhận chung trong người dân Đức vẫn là sự quá đắt đỏ. Phải chăng vì số lượng người thất nghiệp tăng cộng với việc thu nhập kém tạo nên sự mất ổn định trong mức tiêu thụ của người dân?
    Nền kinh tế chung của một đất nước quyết định tất yếu đến vấn đề nhu cầu tiêu dùng của toàn dân. Thu nhập thấp, nạn thất nghiệp làm cho nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm hẳn, nhất là đối với người dân Đức vốn dĩ rất nổi tiếng trong vấn đề tiết kiệm. Sự ảnh hưởng chung đó sẽ là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến sự ảnh hưởng cơ bản đối với cộng đồng buôn bánh nhỏ người Việt. Đó là vì người Việt chúng ta nếu không tự hành nghề kinh doanh thì không còn con đường nào khác để tự ổn định thu nhập cho bản thân và gia đình.
    Người Việt chúng ta về mặt tay nghề và tuổi đời hầu như phần lớn là không phù hợp với những tiêu chuẩn để được xét vào làm công nhân cho những công sở hay những hãng sản xuất tư nhân hay nhà nước trên nước Đức?(Ở Đức số tuổi đề được nhận vào các Cty hay hãng sản xuất là từ 18 - 35 tuổi). Đấy là một yếu điểm của người Việt trên nước Đức. Chính vì thế mà hầu như 90% người Việt Nam có giấy tờ cư trú hợp pháp tại Đức đều hành nghề kinh doanh. Người Việt kinh doanh đa phần những mặt hàng như: Hoa quả, bán hoa tươi, đồ ăn uống, quần áo may sẵn...
    Năm ngoái và đặc biệt trong năm nay những hộ kinh doanh quần áo may sẵn gặp rất nhiều những khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Lượng tiêu thụ giảm hẳn trong năm nay vì những lý do rất đơn giản như: Thu nhập thấp, thất nghiệp, những hãng bán quần áo của các doanh nghiệp tư nhân lớn cạnh tranh một cách khốc liệt, hàng hóa sản phẩm của họ bán hạ giá, rẻ, lại đẹp.
    Người dân Đức cũng không còn mặn mà với việc mua những áo quần hay tặng phẩm rẻ tiền tại các quầy bán hàng tặng phẩm và quần áo may sẵn của người Việt nữa, bởi họ tiết kiệm số tiền đó để lo cho bữa ăn hằng ngày, hoặc những công việc khác quan trọng hơn.
    Hằng năm khi mùa Giáng Sinh đến là dịp mà các cửa hàng có cơ hội bán được rất nhiều hàng hóa. Người dân mua hàng hóa và đồ tặng phẩm để làm quà tặng cho nhau? Và vào dịp đó thường được nghỉ dài ngày nên mọi người thường mua nhiều hoa quả để dành trong dịp này đề ăn dần, vì trong những ngày lễ đó các siêu thị cũng như những cửa hàng kinh doanh lẻ đều đóng cửa? Thế nhưng năm nay dân Đức cũng chỉ mua cầm chừng. Họ không còn có nhiều tiền hoặc không còn mặn mà với việc mua thức ăn dự trữ trong những ngày nghỉ lễ. Những hộ kinh doanh hoa quả, hay hoa tươi năm nay đa số đều thất thu so với năm ngoái và đặc biệt là những năm trước đây? Khó khăn chồng chất khó khăn, mưu sinh quả là gánh nặng của con người, nhất là người Việt xa xứ.

    Một góc Berlin

    Người Việt xa xứ ngoài vấn đề kiếm tiền sinh sống cho bản thân và gia đình họ còn có một hậu phương cần giúp đỡ là bố mẹ, hay họ hàng tại Việt Nam? Họ vẫn còn đau đáu ngày trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, cuối đời mình phải có một cái gì đó để còn trở về. Đứng trước thực trạng khó khăn đó lại nảy sinh một vấn đề mới. Đó là áp lực cho tầng lớp cha mẹ và tầng lớp con cái, thế hệ thứ hai của người Việt trên nước Đức.
    Áp lực đối với cha mẹ là làm sao nuôi dạy con cái mình nên người, học giỏi, sau này phải có nghề nghiệp vững chắc trên nước Đức, không phải lao đao như thế hệ cha anh. Thế hệ cha anh đã phải cực nhọc vì miếng cơm manh áo, nhất thiết thế hệ con em phải hơn hẳn thế hệ đi trước. Các cháu bây giờ tự nhiên phải chịu một áp lực to lớn từ phía cha mẹ trong việc học tập, phải cố gắng vượt bậc hơn để không phụ lòng cha mẹ mong muốn.
    Trước diễn tiến xấu về việc làm ăn kinh tế nói chung, trong tương lai, trong vòng từ 3 - 5 năm vẫn cứ diễn tiến xấu như trên, tôi không biết rồi cộng đồng buôn bán nhỏ của người Việt Nam tại Đức sẽ đi về đâu?
    Theo báo Tiền Phong


  5. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về đời sống của người Việt tại Đông Đức
    09:40'' 20/02/2006 (GMT+7)
    PHƯƠNG NAM (Đức)




    Ngày 24 tháng giêng 2006, tờ báo điện tử "Spiegel online" của Cộng Hòa Liên Bang Đức có đăng một bài phóng sự của nữ tác giả Christine Xuân Müller với tựa đề "Herr Phuong und die Krise des Kapitalismus" (Ông Phương và cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản), nói về cuộc sống của cộng đồng người Việt tại các tân tiểu bang của Cộng hòa Liên bang Đức (Đông Đức cũ). Bài phóng sự này đã được một số báo điện tử trong cũng như ngoài nước dịch và trích đăng như tờ Vietnam-Express (13.2.06), Talawas (8.2.06), Calitoday (15.2.06) với tựa đề "Những khó khăn kinh tế của cộng đồng người Việt tại Đông Đức cũ".
    Trong quá trình toàn cầu hóa và sự bành trướng của khối Liên Hiệp Âu Châu về phía Đông đã dẫn đến một số hậu quả, mà một hệ quả nổi bật và nhức nhối nhất cho chính phủ Đức cũng như cho các Đảng cầm quyền hay đối lập, là con số người thất nghiệp của Đức quốc lên đến trên 5 triệu, một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử Cộng Hoà Liên Bang Đức. Nguyên nhân làm cho nạn thất nghiệp ngày một tăng, viễn ảnh giảm vẫn còn mờ mịt, là vốn "tư bản đầu tư" rủ nhau bỏ xứ mà đi. Các tập đoàn kinh tế tầm cỡ lớn, xuyên quốc gia, giảm thợ, đóng cửa nhiều chi nhánh, không phải vì thua lỗ mà do không thu được lợi nhuận cực đại. Tư bản và phương tiện sản xuất chạy sang các quốc gia có tay nghề cao, nhân công rẻ mạt. Phương thức kiếm lợi nhuận tối đa cũng đã thay đổi. Điển hình là ngành ngân hàng. Cá lớn nuốt cá bé. Xà vào một tập đoàn nào đó có thể chia năm xẻ bảy rồi vực dậy, "tẩm bổ" một thời gian ngắn và bán đi lấy lời. Vốn không tồn đọng lâu. Hiện tượng này được mô tả là "Hiện tượng châu chấu phá hoại mùa màng" rồi bay đi, để lại hiện trường một cảnh tượng hãi hùng, ảm đạm. Cho nên không lấy làm ngạc nhiên khi các ngân hàng lớn hàng đầu của Đức như "Deutsche Bank", Commerzbank" v.v? công bố lợi nhuận hàng năm gia tăng, nhưng vẫn giảm hàng ngàn nhân viên. Trong khung cảnh kinh tế ở những quốc gia tiên tiến như Đức, Anh, Pháp hiện nay, người ta đề cập đến những hậu quả tiêu cực của toàn cầu hóa và tác dụng tiêu cực của mở rộng khối Liên hiệp Âu Châu. "Một cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản" chỉ là tựa đề có tính chất chuyên nghiệp báo chí của tác giả Christine Xuân Müller.
    Đôi nét về sinh hoạt kinh tế của cộng đồng người Việt tại Đông Đức cũ


    Cộng đồng người Việt tại miền Đông Đức cũ trước 1990 bao gồm những công nhân hợp tác lao động và một số nhỏ sinh viên du học bậc đại học, nghiên cứu và thực tập sinh. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, một số đông đã ở lại, một số hồi hương vì lý do tài chính. Quy chế cư trú không rõ rệt. Những năm đầu của nước Đức thống nhất, từ 1990 trở về sau, cộng đồng người Việt phía Đông phải tự bươn chải để kiếm sống và bám trụ. Quy chế khắt khe và công việc làm không dễ tìm kiếm. Hoạt động kinh tế chủ yếu là buôn bán, hành nghề tự do, bất chấp luật lệ, miễn sao có lợi tức. Những năm đầu của thập niên 90 (Thế kỷ XX), cộng đồng còn được tăng thêm nhân số qua những đợt xin tỵ nạn của đồng bào trong nước sang xứ Đức. Khoảng cuối thập niên 90, nhân lực có thừa, những tích lũy ban đầu qua nhiều phương thức đã có trong tay, quy chế cư trú đã đi vào nề nếp hơn, người Việt miền Đông đã nương theo quy luật của kinh tế thị trường mà đứng ra kinh doanh đủ mọi thứ ngành nghề.
    Cách thức kinh doanh của cộng đồng người Việt tại miền Đông phần lớn theo "tư duy đường mòn" thời chiến tranh. Thiếu kiến thức kinh doanh tối thiểu, họ hiểu luật kinh doanh, tài chánh, v.v? một cách sơ sài, nhưng cứ bám lấy phương châm "dám nghĩ, dám làm", và tự mãn cho rằng mình đã đủ trưởng thành để đối phó với những sóng gió của nền kinh tế thị trường ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản này. Vào thời điểm "tranh tối, tranh sáng", khả dĩ còn tìm được những "khe hở" của luật chơi. Một khi đã nghiễm nhiên trở thành "thành viên chính thức" của cuộc chơi "cạnh tranh công bằng", lúc đó mới thấy khả năng của mình chưa đủ "Vành ngoài tám chữ, vành trong bảy nghề". Con đường phá sản là tất yếu.
    Các trung tâm thương mại được khai trương, người trước kẻ sau, hầu như cùng một lúc, như ở Leipzig có "Chợ Đồng Xuân", cách một vài trăm thước sánh vai với "Chợ Bến Thành" v.v? Bán sỉ, bán lẻ, cung cấp theo đơn đặt hàng, kiểu nào cũng có. Quy mô thì có đấy nhưng có được tổ chức một cách khoa học hay không, lại còn là một dấu hỏi lớn. Đấy là chưa xét đến các kiến thức quản trị kinh doanh như "phép tính phí tổn", kho hàng, lợi nhuận, doanh thu trước, sau đến thuế vụ v.v? Bài báo của C. Xuân Müller cũng đã nêu một thí dụ, một vài doanh nhân thay vì đem bán đại hạ giá mặt hàng cũ, lại đem cho vào kho, tích trữ đầu cơ kiểu ?oHoa kiều Chợ Lớn?o. Mãi lực của khối khách hàng có bị giảm sút là điều hữu lý ở thời điểm bối cảnh kinh tế hiện nay. Nhưng nếu đợt phá sản thật sự đến với cộng đồng người Việt tại miền Đông Đức cũ thì tác dụng tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và mở rộng khối Liên Hiệp Âu Châu chỉ đóng một vai trò phụ.
    Khách quan mà nhận xét là do các doanh nhân còn mang nặng tính chất "tiểu thương" trong tư duy kinh doanh hiện đại. Ngoài ra, phải tự đặt câu hỏi xem, có phải đã đến "thời điểm" mà một số doanh nhân nào đó tự cho là đã đạt được mục tiêu kinh doanh và phải chuyển hướng. Xa hơn nữa, phải kể đến nguồn hàng cung cấp phần lớn đến từ bên nhà. Liệu trong tương lai, khi Việt Nam vào WTO thì giá cả tại nguồn có còn ưu thế khả dĩ cạnh tranh được với các nguồn hàng khác sẽ tràn ngập thị trường Đức hay không?
    Một số các "cửa hàng xén", "hàng ăn rong" có khả năng tồn tại nhưng đã đâu đó phải khai vỡ nợ, cũng còn phải xét lại cho chín chắn. Mỗi một chủ cửa hàng đều có những lý do riêng để nghỉ kinh doanh. Sau một số năm tích luỹ, ở tuổi "tri thiên mệnh", một số chủ sang lại hay dẹp cơ sở kinh doanh để tự cho mình về hưu đơn phương. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay và những rộng mở chính sách kinh tế, nhất là giới doanh nhân được quan tâm ở bên nhà, thì đây cũng là cơ hội thử xem, luồn lách trong hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa có mang lại hiệu quả nào không.
    Xung khắc giữa quá trình giáo dục gia đình và ngoài học đường, xã hội


    Tác động của hai mô hình giáo dục nêu trên vào cộng đồng người Việt, đặc biệt các trẻ em và các em học sinh ở lứa tuổi dậy thì, rất mạnh. Nó phân hóa con người làm hai theo nghĩa xã hội học: "Nửa theo bố mẹ, nửa theo học đường". Một mô hình giáo dục mang đậm nét uy nghiêm, khắc nghiệt, chỉ biết tuân lệnh, cá thể chỉ được phép tồn tại trong tập thể. Một mẫu mực giáo dục thứ hai là truyền đạt, giảng giải, lấy sự thuyết phục làm phương châm, chú ý phát triển những ưu thế cá biệt, đề cao cá thể, phát huy sáng kiến cá thể. Các trẻ em, các học sinh và ngay cả những người đứng tuổi đều bị phân hóa một cách ý thức hoặc vô ý thức. Hậu quả của sự xung khắc này có thể dẫn đến bệnh tật như khủng hoảng thần kinh, đau dạ dày, đau đầu v.v?. Nguy hiểm hơn nữa, có thể sẽ dẫn đến những quyết định lầm lẫn, những hành động phạm pháp. Các bậc cha mẹ dù có thời gian chăm sóc con cái đi chăng nữa, nhưng nếu không biết chọn lọc, lưu giữ những giá trị truyền thống ưu việt, gạt bỏ những hủ tục, v.v... để kết hợp Đông-Tây, thì đừng đổ lỗi cho cơ chế kinh tế thị trường, đã cướp đi quá nhiều thời gian.
    Một vài suy tư...
    Không phải cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản tại Cộng Hoà Liên Bang Đức đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm chao đảo những hoạt động kinh tế của cộng đồng người Việt tại Đông Đức cũ và có thể gây nên sự vỡ nợ hàng loạt các cơ sở kinh doanh của họ. Trong một nền kinh thế thị trường, những thăng trầm là điều bình thường. Chu kỳ thăng hoa và vòng xoay tuột dốc, hoặc những thời kỳ ngưng đọng, chỉ là những quy luật hoạt động và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã chứng minh rất hùng hồn rằng, nó năng động một cách kỳ lạ, khắc phục được mọi trở ngại để không phải "giẫy chết" như người ta đã tiên đoán mà hơn nữa, nó còn không phải "đào huyệt tự chôn mình" mà là đào huyệt hộ cho các hệ thống kinh tế khác.
    P.N



  6. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Người Việt tại Đức đang gặp những khó khăn trong đời sống
    08:22'' 15/02/2006 (GMT+7)
    CALITODAY

    Một bài viết trên một tạp chí tại Đức nói về những người Việt tại Đức đang gặp những khó khăn trong việc làm ăn buôn bán.

    Cộng đồng người Việt ở Đông Đức này đã tìm cách ổn định đời sống của mình qua những nghề buôn bán hoa, trái cây, bán hàng rong, đồ ăn và bây giờ thì vô số người Việt đang bị đe dọa vỡ nợ...

    Bài báo viết rằng ngoài một số nhỏ là người tỵ nạn, còn rất đông những công nhân từng được đưa sang Đông Đức theo diện xuất cảng lao động trước đây. Sau khi bức tường Bá Linh bị phá vỡ, họ tràn sang Tây Đức và nay thì tìm mọi cách để ở lại đây làm việc qua đủ mọi ngành nghề đa số là những ngành tiểu thương, nhưng giờ phải đối mặt với nguy cơ làm ăn thất bát suy sụp.
    Một chủ tiệm ăn Việt Nam ở Marzahn nằm ở phía đông thành phố Berlin cho biết ông đã phải đóng cửa tiệm vì khách quá ít, và nói rằng đây là tình trạng chung trước nền kinh tế xuống dốc của nước Đức. Sau biến đổi chính trị, cộng đồng người Việt ở Đông Đức này đã tìm cách ổn định đời sống của mình qua những nghề buôn bán hoa, trái cây, bán hàng rong, đồ ăn và bây giờ thì vô số người Việt đang bị đe dọa vỡ nợ.

    Một lớp học tiếng Việt ở Leipzig

    Những người am tường tình hình nhận định rằng các tiểu thương người Việt đang sập tiệm hàng loạt. Một nữ cố vấn doanh nghiệp không muốn nêu tên cho biết nội trong vòng vài tháng tới, hàng ngàn cửa hàng bán bách hóa của người Việt ở các tiểu bang đang bị đe dọa phá sản. Hình như các vùng Dresden, Leipzig, Berlin và Rostock nay đã bị ảnh hưởng. Họ bị lâm khó khăn mặc dù phần lớn những thương nhân người Việt đã chịu khó làm việc hết mình.
    Để có thể cạnh tranh, họ chỉ lãnh lương giờ từ 4 đến 5 euro. Ngày phải làm từ 12 đến 14 tiếng, tuần 6 ngày, không có ngày phép thường niên. Một người tên Phương cho biết người Việt đã tận dụng từng phút từng giây để kiếm tiền. Bởi thế có cửa hàng thường mở đến 10 giờ khuya, mở luôn cả vào cuối tuần và ngày lễ khi các siêu thị Đức đã đóng cửa nghỉ thì các tiệm của Việt Nam vẫn mở cửa. Việc cạnh tranh lẫn nhau thường không liên quan đến người Đức mà chính với các đồng hương Việt Nam.
    Ông Phương cho biết chính người Việt bán rẻ hơn người khác hay tìm cách triệt hạ việc kinh doanh của đối phương. Mới đây, một người mà ông quen biết đã đổ acid vào cửa tiệm của một đồng hương khiến cả tiệm hôi thối nồng nặc không ai vào nổi. Nhiều nhà buôn người Việt cho rằng việc phát hành đồng euro qua đó sức mua bị kềm hãm, chính là sự tồi tệ cơ bản đưa đến khủng hoảng hiện tại. Vào thập niên 90 thì tình hình khác hẳn và mức tiêu xài của người Đức ở mức cao. Người Việt buôn bán đủ thứ mặt hàng rẻ tiền nhập từ châu Á, từ áo nịt ngực của phụ nữ, hoa nhựa cho đến các món hàng trang trí.
    Bà Tamara Hentschel, người điều hành Hiệp hội Bảo vệ Quyền lợi Người Việt cho biết thay vì kịp thời đáp ứng nhu cầu thay đổi, thì đa số người Việt lại thuê thêm kho để tích trữ các mặt hàng tồn đọng như cách làm ăn thông thường ở Việt Nam. Cái giá phải trả cho sự cạnh tranh ác liệt đó chính là sức khoẻ của con người. Bà cũng nhấn mạnh rằng càng ngày càng có nhiều người suy sụp sức khoẻ, bị bệnh tim và bệnh tâm thần tăng cao.

    Những thanh thiếu niên gốc Việt này đã hội nhập toàn diện vào cuộc sống Đức

    Tình trạng gia đình thì có nhiều xáo trộn, vì những xung khắc ngày càng mạnh giữa các thế hệ. Sau khi Đông Đức sụp đổ, nhiều cựu công nhân hợp tác lao động đã có con vì lúc đó họ không còn bị cấm sinh đẻ. Có những trẻ em nay đã khoảng 15 tuổi. Thế hệ sinh ra tại đây, nói trôi chảy tiếng Đức và xem như đã hoàn toàn hội nhập. Trẻ Việt thì học giỏi và đạt những thành tích cao, nhưng các phụ huynh vẫn thường áp lực để con em phải học hành, kể cả việc dùng bạo lực như đánh đòn hoặc những áp lực về tâm lý khác. Vì phụ huynh thường bận làm việc cả ngày ở cửa hàng nên họ hầu như chẳng còn thì giờ cho con cái, theo bà Hentschel nhận định. Cha mẹ thì trông mong những đứa con lớn tuổi hơn phụ giúp ở cửa hàng hay thông dịch cho mình tại các cơ quan công quyền.
    Mặt khác, những thanh thiếu niên gốc Việt này đã hội nhập toàn diện vào cuộc sống Đức và ý thức rõ rằng nhân phẩm con người là bất khả xâm phạm. Càng ngày các cháu càng đối kháng mạnh hơn với các bậc phụ huynh là những người gắn bó rất chặt với nếp văn hoá cổ truyền. Bà Henttsschel cho biết chúng đã bỏ nhà ra đi, trở nên hư hỏng hay thậm chí lao vào con đường ma tuý. Bố mẹ thường chẳng hiểu con cái nói gì, lại dành quá ít thời gian để trao đổi với chúng về các suy tư nội tâm.
    Tất cả những việc này đều đang là những khó khăn mà người Việt Nam tại Đức đang gặp phải. Bài viết nói rằng tuy sự xuống dốc về kinh tế của các thương nhân người Việt có thể chưa chấm dứt, nhưng với triết lý cơ bản của người Việt là cần cù, kinh doanh và kiếm tiền, thì người Việt thể nào cũng sẽ nảy ra được những phương cách kinh doanh mới nào đó. Và họ cũng sẽ vượt qua vì họ đã từng vượt qua bao nhiêu khó khăn từ trước đến nay.


  7. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Những gia đình sinh viên Việt ở Đức

    Quế Anh (trái) và Thu Hiền đưa các con đi chơi. (Tiền phong)
    Họ là sinh viên cao học, hoặc nghiên cứu sinh tại các trường đại học của Đức, thành hôn trong nước sau đó bảo lãnh cho vợ hoặc chồng sang Đức sinh sống.
    Là những gia đình trí thức, lại được chính phủ nước sở tại trợ cấp nên cuộc sống của họ khá phong lưu và có nhiều điều khác biệt so với ở trong nước.
    Cặp vợ chồng trẻ Thu Hà - Thanh Ngọc là một ví dụ. Thu Hà là sinh viên cao học ngành Dược-Sinh tại ĐH Aachen. Ngọc, giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội, hiện là nghiên cứu sinh ở cùng trường Aachen.
    Tốt nghiệp cao học tại Bỉ, Ngọc giành luôn học bổng của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) rồi sang làm nghiên cứu sinh cách đây hơn 1 năm. Chỉ vài tháng sau, anh đã hoàn thành thủ tục bảo lãnh đưa cả vợ con sang Đức.
    ?oCuộc sống khá dễ chịu và hạnh phúc, nhất là thời gian mình chưa đi học. Cứ như là bọn mình đang đi tuần trăng mật ấy? - Hà kể. Quả thật, với phong cảnh thơ mộng của châu Âu, chắc hẳn cặp vợ chồng nào mới sang cũng như được sống lại những ngày trăng mật lãng mạn.
    Cách đây mấy tháng, vợ chồng Hà lại đón mẹ sang chăm con giúp nên họ lại càng có nhiều thời gian cho công việc học tập và chăm sóc gia đình hơn trước. Trước khi đón mẹ sang, họ cũng không mất nhiều thời gian cho con gái bởi hằng ngày cháu được chăm sóc tại lớp mẫu giáo của trường nơi hai người theo học.
    Dù giá cả đắt đỏ và phải chi phí rất nhiều khoản, cặp vợ chồng trẻ này cũng không phải lo đến vấn đề tài chính bởi cả hai đều được nhận học bổng của DAAD. ?oVới mức học bổng hiện tại, cuộc sống của cả gia đình nói chung là ổn? - Hà cho biết.
    Chi phí lớn nhất là tiền thuê nhà, mất đứt khoảng 1/3 thu nhập. Do có con nhỏ, cần căn hộ rộng, có phòng riêng cho con nên vợ chồng Hà thuê căn hộ rộng hơn 70 m2.
    Khi Ngọc xin bảo lãnh cho vợ con sang đây, phía Đức yêu cầu phải đảm bảo tối thiểu 12 m2 cho mỗi thành viên trong gia đình. Chi phí ăn uống không quá tốn kém nếu chịu khó mua thức ăn trong những siêu thị rẻ của các hãng Aldi, Lidl, Pennymarkt.
    Thậm chí, giá đường, sữa, bánh kẹo còn rẻ hơn nhiều so với giá những thứ này được bán ở Việt Nam. Mới đến Đức được 1 năm, nhưng cả nhà đã có dịp đi du lịch vài nước châu Âu láng giềng do cân đối được các khoản thu chi. Đi du lịch trong nước Đức lại càng dễ. Chỉ cần chịu khó lên mạng là có thể tìm thấy những chương trình khuyến mãi đi khắp nước Đức vào cuối tuần bằng tàu cho 5 người chỉ mất 30 euro.
    Cuộc sống của gia đình Hà - Ngọc cũng diễn ra bình lặng như những gia đình bản xứ. 2 ngày nghỉ cuối tuần là thời gian riêng tư để sum họp, vui chơi của mỗi gia đình. Những ngày này, dù bận rộn đến mấy, họ dứt hẳn khỏi công việc và hầu như không bị vướng bận bởi tiệc tùng, cưới hỏi, ma chay.
    Những sự kiện này thường được người Đức tổ chức đơn giản, nhanh gọn trong diện quan hệ hẹp. Muốn tặng quà cho bạn bè, Hà - Ngọc cũng phải bàn tính rất kỹ bởi người Đức không có thói quen nhận quà không có lý do và sẽ tìm mọi cách đáp lại.
    Sinh con mà cứ nhàn tênh
    Trong những cái sướng của các bà mẹ sinh viên Việt ở Đức phải kể đến chuyện sinh nở. ?oSinh con mà cứ nhàn tênh? - Quế Anh, nghiên cứu sinh ngành Luật so sánh ĐH Lueneburg với kinh nghiệm 1 lần ?ovượt cạn? ở Đức, cho biết.
    Chồng cô, Tuấn Hải, nghiên cứu sau Tiến sĩ ngành Hóa ĐH Hamburg cũng chẳng phải chạy ngược, chạy xuôi lo tìm bệnh viện, bác sĩ và bà đỡ như ở nhà. Họ cũng chẳng mất bất kỳ khoản bồi dưỡng hay lót tay nào cho bác sĩ để con mình được chú ý và chăm sóc tốt hơn.
    ?oMình chẳng phải lo lắng gì vì đã đóng bảo hiểm đầy đủ?. Bảo hiểm y tế thông thường dao động từ 50 đến 150 euro/tháng, tùy độ tuổi và loại hình bảo hiểm.
    Từ khi bắt đầu mang thai đến sau khi sinh nở, mẹ con Quế Anh được chăm sóc miễn phí, mọi chi phí phía bảo hiểm y tế thanh toán cho bệnh viện. Trong thời gian mang thai, cô được khám thai 6 lần.
    Bà mẹ này được tham dự lớp tập huấn chuẩn bị sinh, sinh xong lại tiếp tục được học lớp phục hồi sức khỏe cho bà mẹ. 10 ngày sau khi sinh, bác sĩ đến tận nhà theo dõi sức khỏe 2 mẹ con và tư vấn chăm sóc sắc đẹp cho mẹ. Ngoài ra, bà mẹ còn được trợ cấp mang thai cho khoảng thời gian 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh (Mutterschutzgeld), trợ cấp từ hội chữ thập đỏ và từ bộ phận quản lý sinh viên của trường.
    Dù sinh ở Việt Nam, nhưng con gái của Thu Hiền - nghiên cứu sinh ngành Tiền tệ Ngân hàng ĐH Martin-Luther Universitaet Halle Witternberg - vẫn được nhận khoản trợ cấp 150 euro/tháng dành cho trẻ em sinh ra tại Đức hoặc đến cư trú hợp pháp.
    Khoản trợ cấp này được duy trì đến khi cô con gái Thu Hiền 18 tuổi. ?oCho nên nhiều người khuyên mình sinh thêm một em bé nữa rồi tính tiếp đường học. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì bọn mình cũng không quên nhiệm vụ chính là học? - Hiền tâm sự
  8. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Một Robinson Việt Nam trên nước Đức

    Gia đình ông Thái tại ngôi nhà cổ đã được khôi phục.
    "Trong con mắt của những người dân Hotensleben, gia đình bạn là một tấm gương sáng đã vượt qua những thử thách ở quê hương mới", Hans Jurgen, một người hàng xóm viết thư gửi Nguyễn Minh Thái nhân dịp 10 năm gia đình ông đoàn tụ tại Đức.
    Những lời nhận xét trên đây không phải là sáo rỗng, bởi hơn ai hết là người sống đối diện với gia đình ông Nguyễn Minh Thái, gia đình Hans-Jurgen hiểu rất rõ những nỗ lực mà ông đã trải qua nhằm tạo dựng tổ ấm cho gia đình mình.
    Điều đáng quý hơn cả là chính trong quá trình này ông Thái đã góp công khôi phục lại một ngôi nhà cổ mấy trăm tuổi, một di sản của thị trấn Hotensleben, nếu không nó đã bị rơi vào quên lãng.
    Có lẽ điều đáng nói ở đây là không giống những người lao động nhập cư khác, Thái là một người lao động không biết mệt mỏi và điều đó đã khiến cho những người bạn Đức ở thành phố Magdeburg thực sự khâm phục.
    Hầu như mọi người ở thị trấn Hotensleben đều ngợi ca và tỏ lòng kính mến ông vì ông đã phục hồi lại một di sản văn hóa của thị trấn, một việc mà mọi người đều cho rằng chẳng ai có thể làm được.
    Ngôi nhà mà ông Thái sửa chữa và khôi phục lại được xây từ năm 1646. Theo người dân ở đây cho biết, nó thuộc về một dòng họ đã trải qua nhiều đời làm và dạy nghề cơ khí thủ công, rèn đúc, đóng móng ngựa.
    Nhưng đến đầu những năm 1960, một phần do già yếu, con cháu không còn theo nghề nữa và một phần cũng do nghề thủ công không còn thịnh hành như trước mà phải nhường chỗ cho máy móc hiện đại, nên người chủ đã cải tạo một phần ngôi nhà và cho thuê. Ngôi nhà đã bị bỏ hoang vì người ta không thể chăm sóc và tu bổ nó.
    Với chiều dài 50m và rộng khoảng 40m, ngôi nhà nằm ở một vị trí khá thuận lợi vì tọa lạc ngay trung tâm của làng trên con đường chính nối làng với các thị trấn xung quanh.
    Tuy nhiên cũng chính bởi nằm ở vị thế ấy nên ngôi nhà giống như một cái gai trong mắt mọi người. Và thực tế họ không được phép phá bỏ nó cũng như chẳng ai muốn bỏ ra một khoản tiền để mua và sửa chữa ngôi nhà. Đối với họ đấy là điều không tưởng.
    "Thật đau buồn cho những người hàng xóm như chúng tôi và những người dân Hotensleben khi ngày ngày phải nhìn thấy sự tàn phá của ngôi nhà", Hans viết trong thư gửi ông Thái.
    Thế rồi sự xuất hiện của ông Thái cùng những nỗ lực không mệt mỏi của bản thân để khôi phục nó đã mang lại bộ mặt mới cho ngôi nhà cũng như cho thị trấn Hotensleben.
    Năm 1988 ông đến Đức theo diện hợp tác lao động nhưng phải đến 7 năm sau đó ước mơ lớn nhất của đời ông mới được thực hiện, đó là mua một ngôi nhà để đoàn tụ với gia đình.
    Mọi sự đến hết sức tình cờ. Bản thân ông cũng không hiểu tại sao ngay lần đầu tiếp xúc với ngôi nhà cổ tan hoang này ông đã như bị thôi miên.
    Và dường như cũng có những sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa cái nghiệp của ông với những người chủ cũ của ngôi nhà. Từ khi sang Đức, ông học và làm nghề cơ khí sản xuất động cơ tàu biển.
    Robinson Crusoe thời hiện đại
    Thái từng nghĩ mình đã trở thành một "Robinson thế kỷ 20" bởi giống như nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Daniel Defoe, ông đã trải qua nhiều năm trời vật lộn với những "thứ hoang vu" như thế để tạo dựng mảnh đất và tổ ấm cho chính mình.
    Ngày đầu tiên chuyển về đây ở, nhìn cảnh vật xung quanh ông không tin rằng mình đang ở giữa một thị trấn của nước Đức hiện đại.
    Ông kể: "Cảnh vật hoang tàn và lạnh lẽo vô cùng, đây đó chỉ toàn những mảnh kính vỡ còn mái ngói thì xô nghiêng. Trước nhà cỏ mọc rậm rạp, trong sân ngoài vườn cây mọc lút đầu. Đồ đạc rác rưởi của lò rèn và 3 gia đình ở cũ từ trên xuống dưới ngập ngụa".
    Để khôi phục "đống đổ nát" ấy là một công việc hết sức khó nhọc, không chỉ cần đến tiền của, sức lao động mà cả thời gian và sự kiên nhẫn. Ngày nào cũng vậy, trừ ngày cuối tuần, Thái lại bắt tay vào việc dọn dẹp và tu bổ ngôi nhà từ lúc 18h chiều đến tận đêm khuya.
    Ông kể về sự công phu tìm kiếm xin lại những trụ sắt cổ bằng hợp kim pha gang nặng cả nửa tấn của những ngôi nhà cổ khác, thuê chở từ xa đưa về để lắp ráp vào ngôi nhà.
    Những nỗ lực không ngừng của ông đã được đền đáp phần nào khi mà vào cuối năm 1995 ông có thể đón vợ và con từ Việt Nam sang. Sau đó họ cùng nhau tiếp tục công việc khôi phục ngôi nhà. Mặc dù lúc ấy hai đứa con đầu của ông mới lên 11 và 7 tuổi nhưng chúng vẫn rất chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ sau giờ học ở trường.
    Ý thức rõ việc gìn giữ những nét đặc trưng của ngôi nhà, Thái đã rất cẩn thận trong từng khâu sửa chữa, vì vậy ngôi nhà vẫn giữ nguyên được hiện trạng mặt tiền của một xưởng cơ khí thủ công, với những bức tường đầy bồ hóng của than củi như nó vốn có thuở nào.
    Giờ đây, sau 10 năm kể từ ngày ông bắt tay vào công việc tưởng chừng như không thể ấy, Thái đã hoàn thành tâm nguyện. Hơn thế ông còn mở cửa hàng ngay trước nhà để bán quần áo, giày dép và đồ lưu niệm cùng một tiệm ăn nhỏ.
    Nhìn lại công trình mình đã hoàn thành, Thái không thể không nhớ đến những giây phút mà bản thân ông đối mặt với cái chết trong gang tấc. Có lần một viên gạch nguyên vẹn vuông thành sắc cạnh rơi từ độ cao 5 mét sát sạt đầu ông, lần khác ông bị cả cột thép nặng nửa tấn đổ ập bên cạnh.
    Trong quá trình khôi phục, ông còn vô tình thấy được những tấm ảnh cũ của ngôi nhà, cả ảnh thầy trò của lớp học đầu tiên tại đây. Đặc biệt hơn nữa là việc tìm thấy chứng chỉ của nhà vua thế kỷ 17 trao cho người chủ cũ đời thứ 3 của ngôi nhà (lịch sử ngôi nhà đã 3 lần nhận được chứng chỉ của nhà vua).
    Với công sức lao động của mình, ông đã giúp dựng lên hình ảnh những người Việt Nam chăm chỉ, cần cù trong mắt các bạn Đức.
    "Người dân ở đây dành cho mình và gia đình những tình cảm nồng hậu, tốt đẹp vì họ chứng kiến thành quả đó bằng lao động thực thụ hằng ngày, hằng giờ qua những hoạt động sản xuất, sửa chữa nhà cửa, nuôi dạy con cái và các mối quan hệ khác với khách hàng", ông thổ lộ.
    Ông còn cho biết, người Đức rất có ý thức văn hóa nên bất kể người nước ngoài nào khôi phục lại những di tích của họ thì sẽ được đánh giá và tôn trọng rất cao.
    Năm 2003, trong dịp sửa lại con đường trước nhà, ông Dieter Buchwald, Chủ tịch thị trấn đã cho làm trước nhà một vườn hồng để tặng gia đình. Chính ông Buchwald đã từng thốt lên: ?oĐây là di tích đầu tiên của địa phương mà người Đức chúng tôi không ai nhảy vào khôi phục lại".
    "Người Việt Nam này không phải người nước ngoài mặc dù cả gia đình vẫn mang hộ chiếu Việt Nam". Đúng vậy, mặc dù đã sống và làm việc trên nước Đức được 18 năm rồi nhưng ông cùng vợ và 3 con của mình vẫn mang quốc tịch Việt Nam.
    Tháng 8/2005, ngôi nhà đã được xác nhận và gắn biển là một trong những di tích lịch sử văn hóa của địa phương và của nước Đức.
    (Theo Thanh Niên)
  9. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Một Robinson Việt Nam trên nước Đức

    Gia đình ông Thái tại ngôi nhà cổ đã được khôi phục.
    "Trong con mắt của những người dân Hotensleben, gia đình bạn là một tấm gương sáng đã vượt qua những thử thách ở quê hương mới", Hans Jurgen, một người hàng xóm viết thư gửi Nguyễn Minh Thái nhân dịp 10 năm gia đình ông đoàn tụ tại Đức.
    Những lời nhận xét trên đây không phải là sáo rỗng, bởi hơn ai hết là người sống đối diện với gia đình ông Nguyễn Minh Thái, gia đình Hans-Jurgen hiểu rất rõ những nỗ lực mà ông đã trải qua nhằm tạo dựng tổ ấm cho gia đình mình.
    Điều đáng quý hơn cả là chính trong quá trình này ông Thái đã góp công khôi phục lại một ngôi nhà cổ mấy trăm tuổi, một di sản của thị trấn Hotensleben, nếu không nó đã bị rơi vào quên lãng.
    Có lẽ điều đáng nói ở đây là không giống những người lao động nhập cư khác, Thái là một người lao động không biết mệt mỏi và điều đó đã khiến cho những người bạn Đức ở thành phố Magdeburg thực sự khâm phục.
    Hầu như mọi người ở thị trấn Hotensleben đều ngợi ca và tỏ lòng kính mến ông vì ông đã phục hồi lại một di sản văn hóa của thị trấn, một việc mà mọi người đều cho rằng chẳng ai có thể làm được.
    Ngôi nhà mà ông Thái sửa chữa và khôi phục lại được xây từ năm 1646. Theo người dân ở đây cho biết, nó thuộc về một dòng họ đã trải qua nhiều đời làm và dạy nghề cơ khí thủ công, rèn đúc, đóng móng ngựa.
    Nhưng đến đầu những năm 1960, một phần do già yếu, con cháu không còn theo nghề nữa và một phần cũng do nghề thủ công không còn thịnh hành như trước mà phải nhường chỗ cho máy móc hiện đại, nên người chủ đã cải tạo một phần ngôi nhà và cho thuê. Ngôi nhà đã bị bỏ hoang vì người ta không thể chăm sóc và tu bổ nó.
    Với chiều dài 50m và rộng khoảng 40m, ngôi nhà nằm ở một vị trí khá thuận lợi vì tọa lạc ngay trung tâm của làng trên con đường chính nối làng với các thị trấn xung quanh.
    Tuy nhiên cũng chính bởi nằm ở vị thế ấy nên ngôi nhà giống như một cái gai trong mắt mọi người. Và thực tế họ không được phép phá bỏ nó cũng như chẳng ai muốn bỏ ra một khoản tiền để mua và sửa chữa ngôi nhà. Đối với họ đấy là điều không tưởng.
    "Thật đau buồn cho những người hàng xóm như chúng tôi và những người dân Hotensleben khi ngày ngày phải nhìn thấy sự tàn phá của ngôi nhà", Hans viết trong thư gửi ông Thái.
    Thế rồi sự xuất hiện của ông Thái cùng những nỗ lực không mệt mỏi của bản thân để khôi phục nó đã mang lại bộ mặt mới cho ngôi nhà cũng như cho thị trấn Hotensleben.
    Năm 1988 ông đến Đức theo diện hợp tác lao động nhưng phải đến 7 năm sau đó ước mơ lớn nhất của đời ông mới được thực hiện, đó là mua một ngôi nhà để đoàn tụ với gia đình.
    Mọi sự đến hết sức tình cờ. Bản thân ông cũng không hiểu tại sao ngay lần đầu tiếp xúc với ngôi nhà cổ tan hoang này ông đã như bị thôi miên.
    Và dường như cũng có những sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa cái nghiệp của ông với những người chủ cũ của ngôi nhà. Từ khi sang Đức, ông học và làm nghề cơ khí sản xuất động cơ tàu biển.
    Robinson Crusoe thời hiện đại
    Thái từng nghĩ mình đã trở thành một "Robinson thế kỷ 20" bởi giống như nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Daniel Defoe, ông đã trải qua nhiều năm trời vật lộn với những "thứ hoang vu" như thế để tạo dựng mảnh đất và tổ ấm cho chính mình.
    Ngày đầu tiên chuyển về đây ở, nhìn cảnh vật xung quanh ông không tin rằng mình đang ở giữa một thị trấn của nước Đức hiện đại.
    Ông kể: "Cảnh vật hoang tàn và lạnh lẽo vô cùng, đây đó chỉ toàn những mảnh kính vỡ còn mái ngói thì xô nghiêng. Trước nhà cỏ mọc rậm rạp, trong sân ngoài vườn cây mọc lút đầu. Đồ đạc rác rưởi của lò rèn và 3 gia đình ở cũ từ trên xuống dưới ngập ngụa".
    Để khôi phục "đống đổ nát" ấy là một công việc hết sức khó nhọc, không chỉ cần đến tiền của, sức lao động mà cả thời gian và sự kiên nhẫn. Ngày nào cũng vậy, trừ ngày cuối tuần, Thái lại bắt tay vào việc dọn dẹp và tu bổ ngôi nhà từ lúc 18h chiều đến tận đêm khuya.
    Ông kể về sự công phu tìm kiếm xin lại những trụ sắt cổ bằng hợp kim pha gang nặng cả nửa tấn của những ngôi nhà cổ khác, thuê chở từ xa đưa về để lắp ráp vào ngôi nhà.
    Những nỗ lực không ngừng của ông đã được đền đáp phần nào khi mà vào cuối năm 1995 ông có thể đón vợ và con từ Việt Nam sang. Sau đó họ cùng nhau tiếp tục công việc khôi phục ngôi nhà. Mặc dù lúc ấy hai đứa con đầu của ông mới lên 11 và 7 tuổi nhưng chúng vẫn rất chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ sau giờ học ở trường.
    Ý thức rõ việc gìn giữ những nét đặc trưng của ngôi nhà, Thái đã rất cẩn thận trong từng khâu sửa chữa, vì vậy ngôi nhà vẫn giữ nguyên được hiện trạng mặt tiền của một xưởng cơ khí thủ công, với những bức tường đầy bồ hóng của than củi như nó vốn có thuở nào.
    Giờ đây, sau 10 năm kể từ ngày ông bắt tay vào công việc tưởng chừng như không thể ấy, Thái đã hoàn thành tâm nguyện. Hơn thế ông còn mở cửa hàng ngay trước nhà để bán quần áo, giày dép và đồ lưu niệm cùng một tiệm ăn nhỏ.
    Nhìn lại công trình mình đã hoàn thành, Thái không thể không nhớ đến những giây phút mà bản thân ông đối mặt với cái chết trong gang tấc. Có lần một viên gạch nguyên vẹn vuông thành sắc cạnh rơi từ độ cao 5 mét sát sạt đầu ông, lần khác ông bị cả cột thép nặng nửa tấn đổ ập bên cạnh.
    Trong quá trình khôi phục, ông còn vô tình thấy được những tấm ảnh cũ của ngôi nhà, cả ảnh thầy trò của lớp học đầu tiên tại đây. Đặc biệt hơn nữa là việc tìm thấy chứng chỉ của nhà vua thế kỷ 17 trao cho người chủ cũ đời thứ 3 của ngôi nhà (lịch sử ngôi nhà đã 3 lần nhận được chứng chỉ của nhà vua).
    Với công sức lao động của mình, ông đã giúp dựng lên hình ảnh những người Việt Nam chăm chỉ, cần cù trong mắt các bạn Đức.
    "Người dân ở đây dành cho mình và gia đình những tình cảm nồng hậu, tốt đẹp vì họ chứng kiến thành quả đó bằng lao động thực thụ hằng ngày, hằng giờ qua những hoạt động sản xuất, sửa chữa nhà cửa, nuôi dạy con cái và các mối quan hệ khác với khách hàng", ông thổ lộ.
    Ông còn cho biết, người Đức rất có ý thức văn hóa nên bất kể người nước ngoài nào khôi phục lại những di tích của họ thì sẽ được đánh giá và tôn trọng rất cao.
    Năm 2003, trong dịp sửa lại con đường trước nhà, ông Dieter Buchwald, Chủ tịch thị trấn đã cho làm trước nhà một vườn hồng để tặng gia đình. Chính ông Buchwald đã từng thốt lên: ?oĐây là di tích đầu tiên của địa phương mà người Đức chúng tôi không ai nhảy vào khôi phục lại".
    "Người Việt Nam này không phải người nước ngoài mặc dù cả gia đình vẫn mang hộ chiếu Việt Nam". Đúng vậy, mặc dù đã sống và làm việc trên nước Đức được 18 năm rồi nhưng ông cùng vợ và 3 con của mình vẫn mang quốc tịch Việt Nam.
    Tháng 8/2005, ngôi nhà đã được xác nhận và gắn biển là một trong những di tích lịch sử văn hóa của địa phương và của nước Đức.
    (Theo Thanh Niên)
  10. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Dù đã được giới thiệu trước nhưng tôi vẫn vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc bàn xếp chật cúp và huy chương sáng loáng. Anh Lê, chủ nhà, chỉ vào chiếc tủ ở góc phòng: ?oVẫn còn gần ba chục chiếc nữa kia kìa?.
    Đó là thành tích mà 4 cô con gái của anh đã mang về sau những giải đấu bóng bàn bang Sachsen Anhalt và toàn Liên bang Đức mấy năm qua. 4 cô bé không chỉ là niềm tự hào của vợ chồng anh Lê, chị Thoa mà còn của cả cộng đồng người Việt ở thành phố Magdeburg xinh đẹp này.
    Trước khi đến thăm gia đình anh Lê, tôi đã được các anh chị ở Hội người Việt thành phố cho xem rất nhiều bài báo cắt từ các báo, tạp chí bang viết về các em. Cô chị cả Nguyễn Thị My Ly vừa tròn 20 tuổi, Nguyễn Thanh Ngọc 18 tuổi, Nguyễn Thị Ngọc Trang 14 tuổi và Nguyễn Lan Anh năm nay mới lên 9 tuổi. Dù được sinh ra trong gia đình không có truyền thống thể thao, nhưng các em đều tỏ ra có năng khiếu đặc biệt với môn bóng bàn từ khi còn rất nhỏ.
    Cùng làm y tá trong quân đội, năm 1989, vợ chồng anh Lê được sang Đức theo diện xuất khẩu lao động, mang theo cả 2 con nhỏ. Nước Đức thống nhất, gia đình anh chuyển về thành phố Magdeburg thuộc bang Sachsen Anhalt sinh sống.
    Làm đủ thứ nghề, bây giờ anh chị đã ổn định với nghề làm quán ăn. Những ngày nghỉ, mấy bố con thường kéo nhau ra công viên chơi thể thao. Vốn ham chơi bóng bàn từ khi còn là quân nhân, anh Lê đã hướng các con mình luyện tập môn thể thao này. ?oChơi môn này giúp chúng nó nhanh tay, nhanh mắt, vừa khoẻ lại vừa giúp ích cho công việc làm quán hàng ngày. Ham thể thao cũng giúp bọn trẻ vơi đi nỗi nhớ quê?.
    Ban đầu anh chỉ nghĩ như thế. Nhưng càng luyện tập, anh càng ngạc nhiên vì lối chơi rất tốt của các con mình. Thế rồi, tình cờ lọt vào ?otầm ngắm? của ông Koeldel, chủ một câu lạc bộ bóng bàn ở thành phố Halle, năng khiếu của các con anh đã được phát huy trong những giải đấu cấp bang và liên bang.
    Trong một lần tận mắt thấy các em chơi bóng bàn, ông Koeldel mời cả 4 em khoác áo câu lạc bộ đi ?ođánh thuê?. Thật không ngờ, 4 cô bé ?ođánh trận nào thắng trận ấy, đánh nơi nào thắng nơi ấy?, như lời của ông Koeldel kể lại.
    Nhờ thế mà hai cháu Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Lan Anh đã nhiều lần được mời khoác áo cho đội tuyển bóng bàn của bang Sachsen Anhalt.
    Từ năm 2001 đến nay, My Ly không thể nhớ hết được số giải đã tham gia cấp bang và số cúp, huy chương đã đạt được. Tôi đếm trên bàn cả thảy gần 20 chiếc cúp, huy chương vàng, bạc, đồng của em, chưa kể đến tập giấy chứng nhận đoạt giải khuyến khích.
    Trong sự nghiệp thi đấu của mình, 2003 là năm My Ly đoạt được nhiều giải thưởng nhất, trong đó phải kể đến giải Nhất giải ?oNhững cây vợt U18? và giải Nhì giải ?oTay vợt xuất sắc nhất bang Sachsen Anhalt? trong năm.
    Thanh Ngọc, đang học lớp 10, cũng đã đoạt đến 5 giải cấp trường và thành phố. Đang học lớp 7, giống như chị, Ngọc Trang cũng không nhớ hết được số giải đã tham gia. Sau khi đoạt giải Nhất bang ở độ tuổi U12, cô bé đã được chọn tham dự giải đấu bóng bàn không chuyên toàn Liên bang Đức tại Frankfurt vào năm 2004 và giành vị trí thứ 6.
    Bắt đầu tham gia giải cấp bang từ khi lên 7 tuổi, cô con gái út Lan Anh đoạt nhiều thành tích rất ấn tượng. Ngay trong lần thi đấu đầu tiên, em đã giành giải Nhất lứa tuổi U7 bang Sachsen Anhalt. ở giải U8 toàn liên bang tổ chức năm 2004, Lan Anh đoạt giải khuyến khích.
    Đặc biệt, Lan Anh có lần được đặc cách thi đấu ở giải U10 cấp bang. Ngọc Trang được đặc cách thi đấu ở giải U18. Cuối tháng 1/2006, Lan Anh sẽ đi tham gia giải U10 toàn nước Đức.
    Nhìn những chiếc cúp, huy chương xếp chật trên bàn, trong tủ, tôi chợt nghĩ giá như các em được cộng đồng người Việt và Đại sứ quán VN ở Đức chú ý chăm sóc hơn bởi rất có thể họ sẽ trở thành những tài năng thể thao làm rạng danh đất nước ở xứ người.

Chia sẻ trang này