1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

người viễn xứ

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi napoleon_1, 07/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    "Lắc chảo", tiếng lóng chỉ nghề làm đầu bếp, được coi là cứu tinh cho nhiều người Việt khi sang Đức định cư. Chưa ai thống kê ở Đức có bao nhiêu nhà hàng Việt Nam, đầu bếp người Việt nhưng chắc chắn là rất nhiều.
    Tại Berlin không khó để tìm thấy một nhà hàng Việt Nam. Những khu trung tâm gần các ga tàu điện ngầm như ở Postdamer Platz, Zoologigaten, Bigmark đều có thể tìm thấy nhà hàng Việt Nam mang danh China restaurant hay để mập mờ Asia restaurant. Có nhiều nhà hàng để hẳn bảng hiệu rất Việt Nam như Xich lo, Pho Loan, nhà hàng Bác Hồ, Bình Minh, Mekong, Hà Nội, Phu. Dĩ nhiên mỗi nhà hàng đều có đầu bếp người Việt.
    Anh Nam, một đầu bếp có thâm niên trên 10 năm ở Berlin, tâm sự: "Tôi cũng như nhiều anh em sang đây lao động từ thập niên 80 rồi ở lại, biết làm gì ngoài cái nghề này. Cái gì mà mình quyết tâm thì làm được tất".
    "Hồi mới qua đây có biết nấu nướng gì đâu. Làm công nhân nên phải tự nấu ăn cho mình để vừa tiết kiệm, vừa ăn theo ý thích của mình, riết rồi quen", Dũng, một người Việt gốc Hoa, trước ở quận 5, TPHCM kể.
    Bắt đầu như vậy nhưng bây giờ Dũng đã có một nhà hàng trên đường Hallerstr, quận Chalottenberg.
    Trong một tiệc sinh nhật ở Magdenberg, cách Berlin 4 giờ tàu, tình cờ tôi làm quen với 6 thanh niên Việt Nam và thật bất ngờ, cả 6 người đều làm nghề "lắc chảo". Ngạc nhiên hơn, tất cả đều "thú nhận" chưa từng động xoong, động chảo khi ở Việt Nam! Câu chuyện của họ đều na ná nhau: bắt đầu từ việc chạy bàn, rửa chén, chạy chợ lâu dần thành đầu bếp. Có người mất 2, 3 năm nhưng cũng có người phải 5, 7 năm tùy năng khiếu.
    Tuấn, người Thái Bình, từng đi bộ đội rồi sang Đức lao động, được xem là thành công nhất vì đã có thể thuê được một căn hộ kha khá. Anh kể: "Nói nghe thì đơn giản nhưng không hề dễ dàng đối với một người tha phương cầu thực, không nghề ngỗng gì trong tay như tôi".
    "Lúc làm phụ bếp, chủ yếu là chạy việc vặt, tôi phải để ý từng tí một và đáp ứng hầu như tất cả yêu cầu của người đầu bếp, kể cả những yêu cầu vô lý nhất", anh nói. "Tôi vừa học tiếng Đức, vừa đọc sách nấu ăn. Cứ thế, dần dần rút kinh nghiệm qua việc tự nấu ăn cho bản thân, rồi mạnh dạn nấu ăn mời bạn bè đến nhậu vào những dịp cuối tuần và lễ lạt".
    Đầu bếp Hải lại có nhiều kinh nghiệm buồn. Anh làm việc trong một nhà hàng được rất nhiều người Đức ưa thích, trong đó có một bà hàng xóm. Bà này lại rất yêu chó nên mỗi lần đến nhà hàng đều dẫn chó cưng theo và mua một món ăn cho chó. Hải rất tâm lý, thường múc thêm một cái gì đó cho vào bát của con chó. Người Đức cũng có người thích chó, người không, nhất là lại phải ăn chung với chó trong nhà hàng. Một số người đã phàn nàn với ông chủ nhà hàng. Hải được lệnh không được chiều bà già kia nữa. Vị khách hàng quen thuộc kia tỏ ra khó chịu. Rồi một ngày "chuyện lớn" đã nổ ra khi Hải không cho bà già kia cho chú chó cưng ăn trên bàn. Hải bị xỉ vả, chửi bới thậm tệ.
    Giải thích cho việc tại sao nhiều nhà hàng Việt lại mang danh Trung Quốc, anh Hiệp, từng là một chủ nhà hàng ở Berlin, cho biết: "Khi bức tường Berlin sụp đổ, nhiều người Việt sang Tây Đức mở nhà hàng. Thời kỳ đầu cũng lấy bảng hiệu Việt Nam nhưng không mấy khách đến. Nhiều người thất bại. Số khác thử tìm hiểu và biết rằng người Đức không hề có khái niệm Việt Nam mà chỉ biết đến Trung Quốc, Thái Lan vì thời điểm đó bên Tây Đức quan hệ với Việt Nam chưa nhiều. Thế là một số người thay bảng hiệu thành nhà hàng Trung Quốc và khách hàng Đức đã đến".
    Tuy nhiên, giờ đây rất nhiều người Đức đã xem nhà hàng Việt Nam như một điểm ăn ngon. Peter Prufert, Giám đốc Viện Báo chí quốc tế (IIJ) hễ nhắc đến món ăn Việt Nam đều khen nức nở, nhất là chả giò. "Mỗi khi có dịp ra ngoài ăn với bạn bè, tôi đều giới thiệu nhà hàng Việt Nam", ông nói.
    Elka, một nữ nhân viên của IIJ nhận xét: "Món ăn của người Trung Quốc thì ngọt quá, món của người Thái thì lại cay. Tôi thích món ăn Việt Nam vì đã giải quyết được hai cái dở này".
    Hệ thống nhà hàng Việt Nam ở Đức ngày càng phát triển, cũng có nghĩa nghề "lắc chảo" của người Việt tại đây cũng đang ăn nên làm ra.
  2. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Người ta thường nói chỉ cần trông có đống giày dép để ngoài cửa cũng đủ biết nhà này là người Việt. Nhưng còn một loại tín hiệu dễ nhận khác nữa, đó là khóm trúc trước nhà, một cây đào, cây mai, hay ít ngọn cây mía vượt cao phía sau rào.
    Đảo qua một số thành phố lớn như Berlin, Leipzig, Magdeburg, Chemnitz, trong các cửa hàng bán đồ châu Á, chúng ta sẽ nhìn thấy trên các giá bán rau có những mớ rau muống, mùng tơi, cải cúc, cải thìa. Rau thơm thì đủ loại rau mùi, húng láng, húng chó, tía tô, kinh giới; mùa hè còn có thêm cả rau bí, mướp, bầu, mướp đắng và giá cả nói chung khá hợp lý so với mức thu nhập tại châu Âu.
    Vào những năm tháng mới thống nhất nước Đức thì những mớ rau đó có giá khoảng 10 DM, tương đương với 5 euro bây giờ, bữa cơm gia đình mà có rau muống Việt Nam thì chắc chắn hôm đó phải có khách quý hay một gia đình có thu nhập cao mới dùng thứ hàng xa xỉ này.
    Trong một lần đi dạo ngoại ô thành phố, chợt bắt gặp một vườn rau rộng chừng 2.000 m2 được trồng khá quy củ. Người chủ vườn là một phụ nữ đã ngoài 50 nhưng vẫn còn rất khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. Theo chị, trồng rau cũng rất vất vả, vào cuối xuân chị đã gieo hạt giống khắp nhà, nguyên một phòng đóng giá để có thể gieo được nhiều. Khi cây nảy mầm, chị đánh cây non đó ra trồng ngoài vườn có mái che bằng ni lông để tránh sương muối, nhưng có năm trời trở lạnh bất ngờ thành ra mất trắng bao nhiêu công sức. Đến vụ thu hoạch thì sáng sớm đã đi hái rau, bó lại rồi chở đi các nơi bán đồ châu Á giao cho họ, nếu không hết thì đứng tại các cửa kho bán cho người đi mua hàng.
    Người ta thường quan tâm tới sự lớn mạnh nhanh chóng của cộng đồng Việt Nam tại châu Âu, sự phát triển những sinh hoạt đa dạng, thành tích của giới trẻ Việt Nam tại nước ngoài trên đường học vấn, cơ sở thương mại, món ăn và cửa hàng ăn Việt Nam. Nhưng ít ai chú ý đến sự du nhập âm thầm và nhanh chóng của các loại thảo mộc Việt Nam trong vòng 20 năm, với một số chủng loại cây hoa quả nhiều hơn mọi sắc dân khác đã di cư đến châu Âu này.
    Vào nhà hay vườn của mỗi căn nhà người Việt, ít lắm cũng tìm thấy vài bụi rau thơm. Đất vườn càng rộng thì các loại cây càng nhiều, từ rau thơm, rau húng, rau dăm, dấp cá, tía tô, ớt, mồng tơi, rau muống cho đến cây nhãn, cây xoài, cây hoa ngọc lan, hoa nhài, hoa giấy. Đôi khi thấy bụi rau thơm mọc ngay trên bệ cửa sổ. Nhưng nói chung, tất cả các loại cây trái hoa cỏ đều mới chỉ được trồng ở phạm vi nhỏ, trong gia đình.
    Cho đến giờ cũng đã có một vài trang trại trồng rau có mái che để mùa đông vẫn có thể duy trì sản xuất. Trước khi họ ra nước ngoài, có những người từng là nhà nông thực sự, nhưng có người chưa một lần cầm cuốc, cày bừa tuy nhiên khi ra nước ngoài họ đã biết gieo hạt trồng cây. Khu vườn nhỏ trong nhà hết sức quan trọng đối với những người lớn tuổi về mặt tâm lý và là một đóng góp của họ vào bữa cơm gia đình.
    Họ muốn đem theo những cây hoa, cây rau, quả quen thuộc, không chỉ vì nhu cầu ăn uống mà còn là tình hoài hương, mang theo tâm trạng ?oChúng ta đi mang theo quê hương?.
    (Theo Tin tức
  3. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Giải thưởng Đào Tấn dành cho tác giả có nhiều đóng góp khôi phục bộ môn nghệ thuật truyền thống vừa được trao cho bà Thái Kim Lan, một tiến sĩ triết học, hiện đang giảng dạy tại Đại học Munich - Đức.
    - Thưa bà, là một tiến sĩ triết học yêu tuồng cổ, khi nhận giải thưởng này cảm xúc bà thế nào?
    Báo chí Đức giới thiệu về bà Thái Kim Lan
    và vở tuồng Đông Lộ Địch Tôi bất ngờ khi nhận được giải thưởng này. Tôi mê tuồng hát bội từ khi còn thơ ấu, được nghe bà nội kể chuyện tuồng và theo bà đi xem hát bất cứ ở đâu có diễn tuồng.
    Tôi đã đến với môn nghệ thuật này bằng linh cảm về "thiện mỹ" mà bà nội tôi và các nghệ nhân, không gian văn hóa cũng như nếp sống con người Huế thời ấy truyền đạt cho tôi.
    Có thể nói sự đam mê đến từ ngõ ngách ấy và chính nó thúc đẩy tôi sau bao năm xa quê hương thực hiện những bảo trợ cho nghệ thuật tuồng.
    - Những bảo trợ cho nghệ thuật tuồng mà bà tâm đắc vì đã thực hiện được?
    Qua chị Tôn Nữ Hỷ Khương (nhà thơ, ái nữ của cụ Ưng Bình), chúng tôi đã làm sống lại vở tuồng Đông Lộ Địch của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ và giới thiệu tuồng này đến với sân khấu châu Âu (tại Munich, Đức) năm 2002.
    Tác phẩm này không những là một áng văn chương đẹp mà còn là một hiện tượng giao lưu Việt-Âu độc đáo.
    - Bà còn những mơ ước hoạch định gì cho tuồng cổ sắp tới?
    Ước mơ của tôi từ lâu là xây dựng lại nhà hát "Bà Tuần" tại Huế để thành phố Huế có được một nhà hát ?oopera" tầm cỡ.
    - Xin cảm ơn bà!
  4. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Nữ họa sĩ Phạm Thị Đoàn Thanh và tranh Việt ở Đức
    Từ 3-3 đến 12-3, tại Cung Văn hóa HBARSCHAFTSHAUS GOSTENHOF, thành phố Nurnberg (Tây Đức) diễn ra một cuộc triển lãm tranh của nữ họa sĩ người Việt Nam Phạm Thị Đoàn Thanh.

    Nữ họa sĩ Đoàn Thanh
    bên tác phẩm của chị ?oBản làng trong thung lũng - 30 năm sau chiến tranh? với những bức tranh lụa, sơn dầu, tranh khắc gỗ, thuốc nước mang lại cho người thưởng lãm một cái nhìn mới về đất nước và con người Việt Nam hiền hòa, cởi mở và yêu chuộng hòa bình.
    Nữ họa sĩ Đoàn Thanh chân tình: ?oXa quê hương nên nỗi nhớ cứ đầy lên và phả hồn vào từng nét vẽ??. Gần 20 năm sống ở xứ người, nỗi nhớ quê hương cứ từ từ, cú nhè nhẹ len vào tâm thức của chị, trở thành một phần trong cuộc sống nhiều bận rộn, lo toan của chị; để rồi khi nỗi nhớ ấy đong đầy chị lại tìm đến với khung vải, đến với những gam màu yêu thích của mình.
    Là con gái Hà Nội, mê thích hội họa nên cô bé Đoàn Thanh đã tìm đến với nó một cách tự nhiên từ khi còn bé xíu. Bạn bè cùng lứa thích ru búp bê ngủ, thích chơi trò nấu nướng, còn Đoàn Thanh lại ?ohì hụi? với màu, với cọ, với những khung tranh trong suốt 7 năm trời ở lớp năng khiếu hội họa hè của trường Mỹ thuật Việt Nam. Rồi ?onghiệp vẽ? đã theo chị về làm họa sĩ mỹ thuật cho báo Thiếu Niên Tiền Phong rồi báo Đại Đoàn Kết cho đến giữa năm 1989.

    Thế mạnh của Phạm Thị Đoàn Thanh là tranh lụa và khắc gỗ. Ngay từ thời niên thiếu và sau này, tranh chị đã được trưng bày tại nhiều cuộc triển lãm trong nước và quốc tế do Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội và Hội Nghệ sĩ tạo hình tổ chức. Chị được nhiều người biết đến như một nữ họa sĩ có cá tính với những bức tranh rất riêng, độc đáo.

    Đam mê và miệt mài lao động nghệ thuật

    Là hội viên Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, là học trò cưng của họa sĩ bậc thầy về tranh lụa Nguyễn Phan Chánh, Đoàn Thanh nhanh chóng nắm bắt được những ?obí quyết? độc đáo để thể hiện hoàn hảo một bức tranh lụa từ khâu nhận biết một tấm lụa tốt đến khâu bồi tranh?

    Thiếu nữ bên suối - tranh lụaNhững phác thảo của chị đều được người thầy tận tình chỉ bảo, góp ý. Có những khi thầy trò mải mê bàn luận cả buổi, có hôm thầy lặn lội ngồi xích lô tìm đến tận nhà trò để xem tranh và hướng dẫn thêm về kỹ thuật tranh lụa.
    Niềm đam mê nghệ thuật đã khiến cho hai họa sĩ cách biệt nhau về tuổi tác trở nên thân thiết và thông hiểu nhau. Nếu tranh lụa của Đoàn Thanh luôn tươi tắn, trẻ trung và mạnh mẽ với những gam màu sáng thì tranh của Nguyễn Phan Chánh lại trầm tĩnh với những gam màu nâu ấm áp hòa quyện nhuần nhuyễn với gam màu đen, màu hồng, xanh lá cây?

    Tranh của ông mang đậm sắc màu của miền quê dân dã với dòng sông, ngọn cỏ, với màu đất nâu thơm mùi bùn. Trong khi đó, tranh của Đoàn Thanh lại bừng sáng với hoa và nắng, với nụ cười và tiếng hót lảnh lót của chim muông.

    Có lẽ chính sự ?obù trừ? ấy trong tranh của hai thầy trò đã tạo nên tình cảm thân thiết giữa họ. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh xem Đoàn Thanh như một người bạn nhỏ tuổi thân thiết của ông. Nguyễn Phan Chánh rất tự hào về cô học trò nhỏ.

    Đoàn Thanh đã tạo được chỗ đứng của mình trong làng tranh lụa và tranh khắc gỗ Việt Nam với những bức tranh được yêu thích như ?oHọa sĩ miền núi?, ?~Thiếu nữ Thái bên suối?, ?oTết Trung thu?, ?oBản làng trong thung lũng??

    Là họa sĩ mỹ thuật của một tờ báo, Đoàn Thanh còn nhận thêm hợp đồng minh họa trình bày sách báo cho các nhà xuất bản để kiếm thêm thu nhập. Những lúc chồng đi công tác xa, một mình chị bươn chải với công việc xã hội, với giảng đường đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp và vai trò của một bà mẹ có hai con nhỏ.

    Vất vả, cực nhọc là thế nhưng chị vẫn chẳng thể lãng quên ?omối tình? với khung lụa, với cọ và màu. Đoàn Thanh bảo: ?oLàm nghệ sĩ chẳng đơn giản chút nào, nhất là khi người nghệ sĩ ấy lại là nữ; cần phải có lòng say mê yêu nghề thì mới làm nên sự nghiệp.

    Sự dịu dàng nữ tính sẽ giúp mang lại trong tranh của nữ họa sĩ nét mềm mại, tươi tắn với những đề tài nhẹ nhàng, thơ mộng và đậm chất nhân văn; nhưng họ lại phải đối mặt với bao khó khăn khi vừa phải làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, vừa phải cáng đáng bao công việc không tên trong nhà; nếu không có được sự cảm thông, chia sẻ của người chồng thì cuộc sống của họ lại càng nhọc nhằn hơn?.

    Chồng là một nhà báo, nhà văn ?ocùng là nghệ sĩ nên ai cũng có niềm đam mê, hoài bão riêng ngoài hạnh phúc gia đình?, thế là chị một mình nuôi con khi bé thứ hai mới vài tháng tuổi; khó khăn chồng chất nhưng biết làm sao được; với Đoàn Thanh, cái ?onghiệp vẽ? đã là máu thịt của chị rồi!

    Bươn chải và khẳng định nơi xứ người

    Sang Đức từ giữa năm 1989, Đoàn Thanh mang theo nguyện vọng được giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước và dân tộc mình qua những bức tranh.

    May mắn cho chị khi nhiều người đã biết đến chị qua những cuộc triển lãm tranh quốc tế trước đây. Đoàn Thanh nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các họa sĩ Đông Đức thời kỳ ấy.

    Họ giúp chị tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh cá nhân hoặc chung với các họa sĩ Đức khác. Những bức tranh lụa, tranh khắc gỗ của chị đã được các họa sĩ ở các thành phố Zittau, Görlit va Löbau thán phục, say mê: phong cảnh vùng cao với những cô gái dân tộc ít người, núi rừng Tây Bắc lãng đãng trong sương?đã mang đến cho họ một cái nhìn mới về Việt Nam.

    Đoàn Thanh được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ; triển lãm tranh cá nhân ?oNghệ thuật của châu Á tại trung tâm nghệ thuật Zittau?, ?oTranh lụa Việt Nam tại Lobau?, hoặc ?oNghệ thuật VN đến TP HERRNHUT? của chị liên tiếp được tổ chức ở những thành phố hay bảo tàng lớn như Nhà hát thành phố Zittau, Bảo tàng Thị xã Lobau, bảo tàng Thị xã Neugersdorf, Hernhut, Trung tâm nghệ thuật của TP Zittau.

    Rồi nước Đức thống nhất. Cuộc sống của Đoàn Thanh cũng như bao người Việt Nam khác định cư ở đây bị cuốn theo dòng chảy của lịch sử và đổi thay của xã hội.

    Để tồn tại, nuôi con và được theo đuổi công việc mình yêu thích, Đoàn Thanh đành gác lại lòng tự trọng của một người nghệ sĩ trí thức; chị xin vào làm thời vụ (6tháng/năm) cho hãng Qulle để có tiền nuôi con và thuê nhà.

    Những tháng thất nghiệp, chị dành thời gian ấy để miệt mài vẽ, chuẩn bị cho những cuộc triển lãm cá nhân mới. Chuyển đến định cư tại Furth, một thành phố ở Tây Đức, không còn sự giúp đỡ nào để hoạt động nghệ thuật, Đoàn Thanh vẫn không nản lòng, chị một mình tìm cách tự khẳng định lần nữa: tìm đến các tổ chức nghệ thuật, giới thiệu tranh, album và những bài báo đã giới thiệu về các cuộc triển lãm trước đây của mình.

    Giới nghệ thuật bắt đầu quan tâm đến một nét mới của một nền văn hóa xa xôi nhưng đầy bí ẩn, kỳ diệu. Họ tạo điều kiện cho Đoàn Thanh. Một cánh cửa lại hé mở!

    Năm 1995, triển lãm ?oNhững họa sĩ sống tại TP Furth vẽ cho hòa bình?, bên cạnh các họa sĩ tên tuổi của Đức và Nhật, có 4 tác phẩm tranh lụa và khắc gỗ của một nữ họa sĩ Việt Nam.

    Ấn tượng từ các bức tranh của chị đã mang lại một tình cảm mới, một sự tò mò đầy thích thú đối với người Đức và Áo, họ càng muốn biết, muốn đến Việt Nam hơn khi tiếp đó được biết đến đất nước xa lạ kia qua những cuộc triển lãm cá nhân của chị: ?oVN con người và tác phẩm? tại Saalfeldent thuộc Cộng hòa Áo; ?oBức tranh Quê hương Việt Nam? tại Phòng tranh vùng Burgfarmbach - Trung tâm an dưỡng cho người già, ?oLời chào từ đất nước xa xôi? tại Nhà nghệ thuật nam của TP vào năm 2000; rồi triển lãm trong Gallerie ánh sáng với ?oNỗi nhớ về Mặt trời?; Trưng bày tranh về Sinh hoạt & phong cảnh VN nhân dịp Tết Nguyên đán của Đại sứ quán VN tại tòa nhà thị chính Tây Berlin Schoneberg năm 2002?

    Thành công liên tiếp đã mang đến cho người phụ nữ tài hoa ấy một niềm tin mạnh mẽ vào bản thân mình. Năm 2003, 2004, chị khánh thành Gallerie & Caffe tại trung tâm thành phố Nurnberg.

    Ngày khai mạc, Thị trưởng thành phố cùng các cơ quan báo chí đã đến dự và hưởng ứng. Những bức tranh lụa mang đậm phong cách Á Đông với những đề tài về quê hương của chị đã gây ngạc nhiên cho mọi người.

    Nhớ lại kỷ niệm ấy, họa sĩ Đoàn Thanh bùi ngùi và tự hào: ?oBáo chí Đức viết về tôi và nghệ thuật hội họa của Việt Nam. Tôi hiểu rõ hơn mình là người Việt và mình phải biết nâng cao nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình để tranh không bị lai căng. Xem tranh của tôi, người Đức và người Áo rất thích, họ nói sẽ dành thời gian để đi du lịch đến Việt Nam.
    Cuối tháng 04-2006, vợ chồng chị sẽ về Việt Nam dự lễ kỷ niệm 30-4. Họ dự định sẽ tìm một địa điểm ở vùng núi Tây Bắc để sau này mở trại sáng tác cho các họa sĩ Việt kiều và cho bản thân mình.

    Chị rất muốn được kết nối với các họa sĩ người Việt ở Mỹ để cùng nhau tổ chức triển lãm giới thiệu tranh lụa và tranh khắc gỗ Việt Nam, giới thiệu con người và đất nước Việt Nam đến với người dân Mỹ
  5. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỨC
    ?oThăng Long? giữa lòng Berlin
    Học thất bại của người khác, hơn là thành công? một phương châm nói thì dễ nhưng ít ai thực hiện được. Thế mà bao năm nay có một ông chủ người Việt lặn lội khắp nước Đức để tìm cơ hội cho mình qua những bài học thất bại của mọi người.

    Đại lộ Treskow, ngay tại ngã tư cắt đường Godesberg, thủ đô Berlin, tháng 6 năm 2005 nơi đây đang là công trường xây dang dở. Nhiều người tò mò ghé xem. Nghe đâu sắp có một khách sạn khai trương. Chắc của người Trung Quốc, một bà lão đi ngang chép miệng: tôi thấy trong đó đều là dân châu Á.

    Tháng 11 cùng năm, nhiều tờ báo tại Berlin chạy dòng tít lớn: ?oKhách sạn chuẩn 3 sao ?oThăng Long? vừa khai trương, một ngôi nhà nhỏ của Việt Nam trên đất Đức. Đến đây các bạn sẽ được thưởng thức hương vị VN qua món ăn, âm nhạc, ngay cả phong cách phục vụ và nội thất toàn bằng mây tre lá: từ giường ngủ, phòng ăn, đến tận quầy bar,...?.

    Hỏi thăm mới biết ông chủ của công trình độc đáo này là một doanh nhân từ lâu đã có tiếng trong cộng đồng VN tại Đức: anh Võ Văn Long.

    Tiếp chúng tôi tại văn phòng làm việc, anh Long bắt đầu câu chuyện của mình bằng những hồi tưởng về quê nhà. Sinh ra và lớn lên tại Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong gia đình có ba và anh Cả đều đi bộ đội. Lẽ ra anh cũng nên chọn con đường binh nghiệp để lập thân.

    ?oTất cả đều có số?, anh cười hiền từ, ?ohồi nhỏ mình mê học chữ, nhưng điều kiện gia đình còn khó khăn, phải đi học nửa buổi đi làm nửa buổi, nhiều khi việc chưa xong mà ngồi học còn bị la. Vì vậy khi có điều kiện đi học mình rất ham?.

    Đặt chân đến nước Đức (lúc ấy đang còn là CHDC Đức) đầu những năm 81, tham gia khóa học thợ sửa máy, anh Long quyết tâm vừa học vừa làm để nuôi sống bản thân. Thấy trên xứ này ngôn ngữ là quan trọng, anh dành thời gian rảnh tập trung học tiếng sau đó đi thi? làm phiên dịch.

    ?oLúc đó mình cũng sợ- anh nói - tự nhiên từ anh thợ máy nhảy ngang?. Nhưng nhờ có mọi người động viên, anh trở thành phiên dịch cho tổ công nhân mười mấy người sang hợp tác lao động.

    ?oCuộc đời? phiên dịch tuy ngắn, nhưng bù lại kiến thức và mối quan hệ mà nghề này mang lại là những viên gạch đầu tiên giúp anh khởi nghiệp.

    Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Đông và Tây sát nhập, thấy người Đức có vẻ chuộng món ăn châu Á, nhưng đi đâu cũng chỉ thấy nhà hàng của Tàu, Ấn Độ hay Thái Lan, anh nung nấu trong đầu một ý tưởng táo bạo? Thế rồi, một quán ăn mới ra đời với cái tên VN100%: ?oThăng Long?, chuyên giới thiệu các món ăn thuần VN.


    Nội thất trong khách sạn được trang trí bằng các vật liệu làm từ mây

    Có lẽ liều lĩnh đem đến thành công. Ngờ đâu cái quán nhỏ ban đầu với lèo tèo mấy nhân viên chủ yếu là người trong gia đình trong mấy năm lại phát triển nhanh chóng. Hiện nay trên nước Đức có khoảng 28 nhà hàng thuộc hệ thống Thăng Long, riêng tại thủ đô Berlin là 4. Nhiều người gọi đây là một tập đoàn kinh doanh ẩm thực, nhưng anh chỉ cười: chủ yếu là do người thân và bạn bè cùng đứng ra góp sức.

    Không dừng lại ở đó, anh Long tiếp tục phát triển hệ thống của mình sang các ngành khác như kinh doanh siêu thị, cửa hàng châu Á và bây giờ là quản lý khách sạn. ?oMình như đứa bé mới vào nghề, vì bước qua ngành mới nào cũng phải làm quen lại từ đầu, phải học thêm nhiều cái mới?, anh tâm sự.

    Kinh doanh dịch vụ với anh như một trò chơi trốn tìm. Mình phải tìm được cái mà người khác cần. ?oTôi thấy người ta đi học gương thành công nhiều, nhưng bài học thất bại cũng cần thiết lắm. Biết lỗi người khác để mình không vấp phải?. Chân lý này anh học được từ nhiều năm sống và làm việc tại Đức.

    Nếu xem kinh doanh nhà hàng, siêu thị là sự nghiệp thì khách sạn ?oThăng Long? thật sự là một tâm huyết. Mấy năm trước anh đi như con thoi giữa Đức và VN để đặt nội thất cho công trình. ?oCái này mình làm ở Bình Định, cái kia ở Đà Nẵng,...?, anh thuyết minh cho chúng tôi rành rọt từng đồ dùng một, từ miếng chụp đèn, cái móc áo, đến mỗi chỗ đường cong,...

    Ý tưởng một ?ongôi nhà VN? tại Berlin đã có từ lâu lắm, nhưng đến lúc này anh mới có cơ hội thực hiện. Một mặt vừa có thể quảng bá thêm hình ảnh về đất nước, mặt khác mở ra cơ hội kinh doanh mới khi năm nay World Cup tổ chức ở đây.

    Khi được hỏi dự tính tiếp theo của anh trong tương lai là gì, nhà doanh nghiệp này trầm ngâm khá lâu: ?oCó lẽ là một công trình ở quê nhà. Mình đang liên hệ với số công ty bạn về một nhà máy sản xuất xúc xích và thịt theo kiểu Đức tại miền Trung. Nhưng thời gian tới phải nghỉ ngơi cái đã, kế hoạch gần nhất là về VN cùng với gia đình. Mấy đứa nhỏ mình đều sinh ở Đức, nay cũng lớn rồi. Mỗi dịp về nhà để các cháu có cơ hội thăm bà con, biết thêm về văn hóa và đặc biệt là rèn... tiếng Việt?.

    Tôi được biết trong nhà anh chị có treo một giải thưởng cho 4 đứa con vào dịp Tết, khuyến khích các cháu thường xuyên viết bằng tiếng VN.

    Chúng tôi chia tay ra về với nhiều câu chuyện thú vị. Sâu sắc hơn vẫn là bài học về xây dựng thương hiệu VN. Thành công của ?oThăng Long? có thể tóm gọn bằng công thức: kiến thức, táo bạo, uy tín cùng một con tim tâm huyết với quê hương.

    Và phải chăng đó cũng là đáp số chung cho bài toán xây dựng thương hiệu Việt thành công trên xứ người?

    Theo Tin tức Việt Đức
  6. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Làm phàt Đức cò thĂ? tfng cao?


    NĂ?n kinh tẮ Đức mới cò dẮu hiẶu hĂ?i phùc
    Già cà? sà?n xuẮt tài Đức tiẮp tùc gia tfng với tẮc 'Ặ nhanh nhẮt trong hai thẶp kỳ? nay, tào ra nhưfng quan ngài vĂ? tì?nh tràng làm phàt tài nĂ?n kinh tẮ lớn nhẮt chĂu Ă,u.
    Già cù?a nhà? sà?n xuẮt - là? mức già mà? càc cĂng ty Đức trà? cho càc sà?n phĂ?m cĂng nghiẶp - và?o thàng Ba vư?a rĂ?i tfng 5.9% so với nfm ngoài.
    Già cà? tfng ơ? mức 5.9% trong mẶt nfm cùfng là? do già dĂ?u thẮ giới tiẮp tùc gia tfng chòng mf̣t.
    Già cù?a nhà? sà?n xuẮt 'ược coi là? mẶt thước 'o chù? chẮt vĂ? xu hướng làm phàt; nò cho thẮy càc hướng 'i cù?a già cà? trong giai 'oàn 'Ă?u cù?a chu kỳ? kinh tẮ.
    NĂ?n kinh tẮ Đức gĂ?n 'Ăy 'àf cho thẮy cò nhưfng biĂ?u hiẶn 'i lĂn chẶm chàp, với viẶc cà?i thiẶn hà?ng xuẮt khĂ?u và? nhu cĂ?u trong nước cùfng 'ang dĂ?n gia tfng.
    Chì? sẮ già cà? tiĂu dù?ng cù?a Đức là? 2.1%, như thẮ là? trĂn mức giới hàn 2% mà? NgĂn hà?ng trung ương chĂu Ă,u 'f̣t ra. Tuy nhiĂn, chì? sẮ nà?y tài Đức vĂfn khĂng hĂ? thay 'Ă?i trong nhưfng thàng gĂ?n 'Ăy.
    Tuy nhiĂn, mức già cù?a nhà? sà?n xuẮt hiẶn tfng với tẮc 'Ặ nhanh nhẮt kĂ? tư? nfm 1982, do càc cĂng ty phà?i 'ương 'Ă?u với già nhiĂn liẶu quà cao.
    Già 'iẶn tài Đức cùfng tfng 24% so với cù?ng thàng nà?y nfm ngoài, trong khi già khì 'Ắt tfng 29%.
    Làm phàt tài Đức khiẮn ngĂn hà?ng trung ương chĂu Ă,u quan ngài.
    NgĂn hà?ng trung ương chĂu Ă,u là? tĂ? chức 'f̣t ra tì? lẶ làfi suẮt tài 12 quẮc gia trong khu vực 'Ă?ng tiĂ?n chung euro, và? kĂ? tư? thàng 12/2005, hò 'àf hai lĂ?n phà?i tfng làfi suẮt, tư? 2% lĂn 2.5%.

  7. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Triển lãm ảnh Việt Nam tại Berlin

    Khách đến xem ảnh tại Triển lãm. Ảnh: Tiền Phong
    "Sắc màu cuộc sống" đó là chủ đề của triển lãm ảnh của CLB nhiếp ảnh Berlin trong cộng đồng người Việt Nam ở Đức tại Trung tâm thương mại Đồng Xuân.
    Tham dự lễ khai mạc có Đại biện lâm thời Đại sứ quán nước ta tại CHLB Đức Thân Danh Nỵ, Tham tán, Trưởng Ban Công tác cộng đồng Đặng Trần Cự cùng đông đảo khách mời và những người yêu nhiếp ảnh trong cộng đồng người Việt Nam ở Đức.
    Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Thế Sáng - Chủ tịch CLB - bày tỏ mong muốn của các thành viên CLB thông qua triển lãm này làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đức và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của những người con xa xứ.
    Tham tán, Trưởng Ban Công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Đức Đặng Trần Cự nêu bật ý nghĩa của triển lãm diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nô nức chuẩn bị đón chào nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
    Ông hoan nghênh sáng kiến tổ chức triển lãm của CLB, coi đây là một "món ăn tinh thần" bổ ích cho bà con cộng đồng người Việt Nam ở Đức và cũng là dịp để cộng đồng người Việt Nam ở Đức nói chung và ở Berlin nói riêng gắn bó với nhau hơn, giúp đỡ nhau nhiều hơn trong làm ăn cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
    Nhân dịp này, ông Đặng Trần Cự cũng đã trao giấy khen của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài cho 2 thành viên CLB là ông Thế Sáng và Ngọc Roãn vì những hoạt động tích cực của hai ông trong phong trào cộng đồng năm 2005.
    Triển lãm "Sắc màu cuộc sống" trưng bày trên 50 bức ảnh giới thiệu phong cảnh và cuộc sống thường ngày ở Việt Nam và Đức, trong đó có nhiều bức đẹp, nói lên tình yêu, mối quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước của các tác giả.
    CLB nhiếp ảnh Berlin được thành lập tháng 10-2005, gồm 5 thành viên sáng lập CLB là Thế Sáng, Ngọc Roãn, Phi Vân, Quang Trí và Thế Dũng. Đây là lần đầu tiên CLB Nhiếp ảnh Berlin tổ chức một cuộc triển lãm ảnh của mình.
    Ban tổ chức cho biết từ nay tới cuối năm sẽ tiếp tục tổ chức nhiều triển lãm với quy mô lớn hơn tại nhiều thành phố khác ở Đức và hy vọng thông qua các cuộc triển lãm này, CLB sẽ ngày càng trưởng thành và phát triển.
    Triển lãm sẽ được trưng bày từ nay tới ngày 29-4 tại nhà hàng Hằng Cường, Trung tâm thương mại Đồng Xuân, Berlin.
  8. danhcon

    danhcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Những mảng sáng tối của cộng đồng Việt nam tại Đức
    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=4554
  9. danhcon

    danhcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=4553

Chia sẻ trang này