1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt Nam hãnh tiến.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Tran_Thang, 22/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Hài, hài quá. Trước nay khi viết bài, tôi luôn cân nhắc rất cẩn thận, và chưa thay đổi lập trường bao giờ. Nếu có, bạn chỉ ra đi, mời bạn. Tôi thấy bạn TT là trùm lì trong box này, ặc ặc, ý kiến cá nhân nha. Qua bao nhiêu đề tài, từ con gà, trái trứng , Chúa Phật đến hãnh tiến, khec khec. Đã tranh cãi thì nên đọc và hiểu một chút, tôi nhắc đi nhắc lại điều này, dù chẳng muốn làm thế, ặc ặc.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ông Ca rõ là ngớ ngẩn. Thế sao ông không trả lời câu hỏi của tôi ?
    Đây có lẽ là một ĐIỂN HÌNH CẢN TRỞ NỀN DÂN CHỦ.
  3. cacaca

    cacaca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Xã hội nào? Ở ta thì người lớn vẫn dạy như thế
    Suy nghĩ điều gì?
    Bạn nên hỏi người tàu. Cũng có khi họ đã cười hô hố vào mặt hai bà Trưng.
    Bạn nên hỏi vài câu mà thôi. Không nên khoe kiến thức bừa bãi.
    Có. CHo dù câu trả lời là không, thì cũng không có nghĩa ta nên giữ lại cái mặt khốn nạn đó của đạo Khổng.
    Vậy có nghĩa gì?
    Được cacaca sửa chữa / chuyển vào 08:23 ngày 29/04/2005
  4. haimuoingan

    haimuoingan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    1.252
    Đã được thích:
    0
    Chẹp, đọc xong cái topic này của bạn Tran_Thang, em bỗng trào dâng một nỗi xúc động ghê gớm. Bạn lấy một từ Hán - Việt ra để gán ghép cho người Việt nhưng hình như bạn lại chưa hiểu cặn kẽ cái từ đó được người ta tạo ra bằng những chữ Hán nào, nghĩa của mỗi chữ Hán ra sao. Sau đó bạn bảo người khác là không nên dựa vào từ điển, mà bạn lại đưa ra định nghĩa từ đó cho riêng mình với cùng cái lớp vỏ từ như thế. Thế thì em hỏi thế này, giờ em bảo: "Bạn Tran_Thang là một cục c." rồi em bảo, bạn đừng có dựa theo từ điển, cái từ cục c. theo em định nghĩa nó khác cơ, nó là abc là xyz cơ thì bạn có đồng ý không ạ. Nếu thế thì từ nay bạn xin một tình yêu admin nào đấy set cho cái title "cục ị" cho nó hoành tráng.
    Vầng, sau khi đã kìm nén rồi mà em vẫn không thoát ra khỏi niềm xúc động lớn lao này. Kết cục, em thấy bạn là một người ngộ chữ. Khoan, bạn đừng vội cãi, để em nói tiếp. Có những người uống vài chục chén rượu mới say, nhưng cũng có những người uống dăm ba chén đã say. Ngộ chữ cũng vậy, có những người đọc sách 4, 5 chục năm mà chưa chắc đã ngộ chữ, nhưng em thì thấy bạn đọc chưa nhiều mà đã rơi vào tình trạng ngộ chữ rồi đấy. Ngoài ra còn thêm cái thói vĩ cuồng nữa. Mà em đố bạn biết em định nghĩa "vĩ cuồng" là gì đấy
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi đã nói rồi mà. Cái nghĩa xấu của từ "Hãnh tiến" là do quan điểm của kẻ thống trị thôi. Ngay cả ở VN, cùng 1 câu nói nhưng miền bắc nghĩ khác, miền nam nghĩ khác.
    Chính các bác mới ngộ chữ ấy. Tôi đâu phải kẻ bon chen chụp giật, và tôi cũng không cho mình là hoàn toàn đúng. Tôi chỉ đơn giản "hiệu chỉnh" chút ít thôi ấy mà.
    Đấy là quan điểm của tôi, và nếu nó có thể tạo 1 ý tưởng nào đó cho các bạn thì tôi cũng vui vậy.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    TỰ DO NHẬN THỨC.
    Cái chữ "tự do" tiếng Việt nghe hay hơn tiếng Anh (freedom) vì có chữ "tự", đó là "tự thân", "tự tại", còn chữ "free" lại là "rỗi rãi, nhàn hạ".
    Và như tôi đã bàn về nhận thức, đó là việc nhận biết để ý thức hay thức tỉnh.
    Con người nguyên thủy đã biết đến những nỗi sợ (tất cả các loài thú cũng vậy), vậy họ có tự do không ?
    Nhà Phật cũng đã nói đến khái niệm "tự giải thoát". Vậy tự giải thoát nghĩa là gì ? Tôi chưa dám bàn đến, chỉ hiểu sao nói vậy vậy.
    Từ khi hình thành xã hội trao đổi, luận lý, pháp lý, tức là 1 xã hội mà mọi người ai cũng có quyền đóng góp công sức trí tuệ để sống và mưu cầu hạnh phúc thì cũng hình thành những hình thức quyền lực mới,những khái niệm như công danh, vinh hoa phú quí, thiện, ác, tốt, xấu có lẽ cũng từ những thế lực "phán" xuống, hoặc từ đa số mọi người gán cho. Vậy họ có tự do không ?
    Nhưng từ khi khoa học phát triển, con người đã dám và biết nhìn thẳng vào sự thật, tìm hiểu bản chất của chúng và dần dần khống chế được chúng.
    Ở đây tôi nói về "tự do nhận thức", vì thế nếu có bạn nào cảm thấy không có tự do thì có lẽ bạn đó còn có nỗi lo sợ (lo cho cuộc sống, sợ những thế lực ) thì có lẽ bạn chưa dám nhìn thẳng vào hiện thực để nhận thức về chúng. Ở góc độ cá nhân, việc nhận thức được vấn đề sẽ giúp bạn định hướng đúng hơn. Bản chất của những nỗi lo sợ cũng chính là vì chúng mang tính nhân-quả. Và 1 cách để khống chế nỗi lo sợ, nguyên nhân khiến bạn mất tự do, là hãy "ước lượng, đánh giá" về chúng. Tri thức phát triển vào bên trong, vậy từ "nhân" dẫn đến "kết quả" hay "hậu quả" cần vô số tri thức về chúng, còn nếu bạn không đủ tự tin, hãy "làm chậm" quá trình ấy lại, hãy "bình tĩnh nhìn nhận lại".
    Xét về góc độ môi trường thì việc nhận thức và đánh giá đúng sẽ giúp con người TÁI TẠO LẠI THIÊN NHIÊN, một mối trường tự do đúng nghĩa nhất, nơi con người tự do chạy nhảy la hét, nơi bạn có thể ngắm nhìn phong cảnh tiên nhiên hùng vĩ (tự nhiên hay nhân tạo).
    Về góc độ xã hội, 1 góc độ đa chiều hơn, nhưng chủ yếu vẫn là 1 môi trường cơ giới và pháp lý, vô số những luật lệ, kèm theo vo số những cám dỗ, thì việc nhận thức đúng và LÀM CHẬM TIẾN TRÌNH NHÂN-QUẢ sẽ rất quan trọng. Ở đây bạn chớ hiểu nhầm LÀM CHẬM QUÁ TRÌNH thành thói quan liêu trì trệ, trái lại phải cần vô số tri thức và sự năng động để đạt những kết quả chắc chắn và giảm thiểu những hậu quả. Và nó cũng chẳng cần quá nhiều chất xám đâu, tôi nói rằng nhận thức chứ không phải tư duy, vì tư duy cũng dựa trên cơ sở nhận thức. Cái tư duy thiếu nhận thức chỉ khiến chúng ta đau đầu thôi, và đó cũng là nguyên nhân gây suy nhuợc, tạo những nỗi lo sợ và do đó mất tự do, có thể dẫn đến tình trạng hoang tưởng và bạo lực.
  7. hilittlesunshine

    hilittlesunshine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    0
    Bác Tran_Thang,
    Phải nói thật là Hili rất coi trọng những kiến thức của bác về lịch sử và triết học. Tuy nhiên, Hili cũng phải nói thật là những hiểu biết của bác một chiều quá, và thậm chí có đôi chỗ hơi lệch lạc. Điều ấy cũng có nguyên nhân của nó, lịch sử hay triết học suy cho cùng cũng chỉ là được viết ra bởi con người, mà con người thì không ai nhìn thấy tất cả mọi mặt của vấn đề cả. Như bác Trần Thắng nhìn thấy một mặt của đồng tiền, nhưng người khác lại nhìn thấy mặt khác. Mà hai mặt đồng tiền thì hoàn toàn khác nhau. Hili đã đọc những cuốn sách cùng viết về một con người, vậy mà với cuốn này, người đó là người anh hùng, nhưng ở cuốn kia, người đó là kẻ độc tài. Lớn thêm được một chút, đọc lại cả hai cuốn sách thì thấy cả hai đều thật nực cười, suy nghĩ của những người viết sách thật ngô nghê, áp đặt.
    Nói vậy nhưng Hili tin là bác vấn chưa thể hình dung ra sự cách biệt và khác nhau đó trong nhận thức và suy nghĩ của con người. Mong rằng bác sẽ sớm tiếp nhận được những suy nghĩ khác về cùng một vấn đề, bác sẽ hiểu rõ hơn.
    Về chuyện Đạo Khổng. Đúng là Đạo Khổng khép con người vào kỉ cương phép nước, những quy tắc nghiêm ngặt về đạo đức, phép tắc, danh chính. Những cái đó rất quan trọng đối với xã hội phong kiến. Vua bảo anh chết thì anh phải chết mới là người trung quân ái quốc. Phải có những người chết vì vua như thế thì những vị vua và đất nước mới có những thắng lợi vinh quang, lừng lẫy tiếng tăm. Nhưng nhìn theo một khía cạnh khác, thì rất nhiều người cho rằng Đạo Khổng quá hà khắc, nó đòi hỏi trách nhiệm, sự phục tùng của cá nhân này đối với cá nhân khác (vợ phục tùng chồng, con phục tùng cha mẹ, tớ phục tùng chủ), mà như thế đâu được coi là tự do, dân chủ trong xã hội hiện đại. Xã hội hiện đại coi trọng quyền cá nhân, quyền con người. Đạo Khổng cũng quá coi trọng cái DANH của người quân tử. Cái DANH ấy liệu có thích hợp trong thời hiện đại?
    Cũng phải nói thêm là để so sánh bất cứ cái gì một cách tích cực, ta nên không chỉ so sánh nó với quá khứ, mà phải so sánh với hiện tại, phải nhìn cả vào tương lai. Bác nói ta có Tự Do Nhận Thức hơn bao giờ hết. Ta là ai? Là người Việt Nam? Bác so sánh với quá khứ, với thời phong kiến, vậy có khi nào bác nghĩ ta nên đặt cái TỰ DO NHẬN THỨC của người Việt Nam song song với TỰ DO NHẬN THỨC của các nước phát triển khác như Nhật, các nước Châu Âu và Mỹ không ạ? Có phải nhận thức của chúng ta vẫn đi sau họ cả một vài thế hệ, chúng ta nhận thức có còn quá một chiều so với họ không?
    Ra đường bác thử hỏi có mấy người thực sự thấu hiểu Đạo Khổng, hay chỉ là mấy bài triết học trên giảng đường. Bác đã đạo sách Khổng Tử viết bằng tiếng Hán, hay bất kì ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Việt chưa? Bác thử đọc một lần xem, bác sẽ thấy nó có nhiều điểm khác.
    Đạo Khổng thực ra cũng không quá ăn sâu vào văn hoá Việt Nam mình, đặc biệt lớp trẻ bây giờ thì có mấy người thực sự hiểu biết về Văn Hoá Khổng.
    Hili nghĩ người Việt Nam chúng ta bây giờ chỉ cần có cái nhìn rộng mở hơn, ham hiểu biết hơn, có thái độ chấp nhận hơn về thế giới và các nền văn hoá đa dạng trên thế giới, đó đã là một tiến bộ lắm rồi, đã làm cho chúng ta có thể ngẩng cao đầu mà bước cùng bạn bè thế giới rồi. Không cần phải quá áp mình vào một đạo lý, thần thánh hoá nó lên để rồi không nhìn ra những mặt trái của nó, tôn sùng nó mà coi thường những cái khác nó. Làm như thế chỉ khiến chúng ta tụt hậu, rồi trở thành bảo thủ, nghĩ ngắn và chỉ khiến bạn bè thế giới chê cười chúng ta thôi!

    Được hilittlesunshine sửa chữa / chuyển vào 20:26 ngày 15/05/2005
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Cảm ơn bạn Hi-sun.
    "Cái nhìn rộng mở", vâng, tôi rất thích như vậy. Nhưng cái nhìn rộng mở là "nhìn vào bên trong hay nhìn ra bên ngoài". Bao nhiêu kẻ du học, bao nhiêu kẻ có bằng cấp, vậy mà họ vẫn "chạy theo tri thức", việc ấy tôi ví như việc đeo thêm những bao cátvào chiếc khinh khi cầu tự do, dĩ nhiên bạn cũng cần 1 lượng tri thức "đủ trọnglượng". Tự do nhận thức theo tôi là bạn nên trút bớt những giáo điều đi thôi, bạn ạ. Tôi đề cao tự do cá nhân, nhưngkhông phảichủ nghĩa cá nhân vì chúng cần phải tự khép mình vào khuôn phép (bắt buộc của 1 tổ chức bất ký), vào 1 đạo lý nào đó mà không cần ai phải dạy bảo hay nhắc nhở, cái đó chính là lòng tự trọng. Điều này cũng cần thiết cho quan điểm "tri thức phát triển vào bên trọng" như tôi đã nói.
    Xưa nay chúng ta đều gieo trông-thu hoạch, xây cất-hoàn tất, nấu ăn-bữa ăn. Từ cái động từ chuyển qua danh từ đẹp đẽ là cả 1 quá trình, và con người chúng ta sẽ không thể nào có thể thoát khỏi nhữngquá trình ấy. Bạn thấy đấy, người Nhật, người Mỹ họ cũng như chúng ta vậy, có điều giữa những quá trình là tri thức và sự năng động.
    Con người sáng tạo ra xã hội riêng. Nó có "trọng lượng" không ? Nếu không tại sao lại có khái niệm VIP ? Như 1 chiếc nia, nó sẽ qua tít nếu những kẻ gánh vác nó cứ đùn đẩy qua lại, và lực ly tâm sẽ tạo sự phân ly mạnh trong xã hội, bạn có thích điều này không ? Tùy bạn.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này