1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt Nam - Người Hải Phòng

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi Xuka, 23/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Thế thì hoả hoạn mất
    Em mang tên cánh **** nhưng anh không muốn em bay đi.

  2. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    1. Đùa chứ, nhầm chuồng hết rồi, topic này có nói về 3 cái thứ đó đâu bác. Bác tạo topic khác thì anh em chiều ngay.
    ------------------------------
    Nếu các bác hiểu sâu biết rộng như thế thì em xin đố các bác một câu : 7 kỳ quan thế giới cổ đại gồm những gì và ở đâu? Ai trả lời đúng sẽ được thưởng 5*
    2. Lửa với khói nữa, trừu tượng khó hiểu quá, hihi...
    Xuka@
  3. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    Đây là bài thứ 2 mà tớ cảm thấy hay.
    Tác giả là giáo sư Hoàng Tuỵ, người đã có hơn 100 công trình nghiên cứu khoa học cấp thế giới, (108 thì phải), là người sáng lập, tiên phong trong toán học, chuyên ngành tối ưu toàn cục, đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh...
    Có 1 chuyện vui với GS, năm kia, GS nhờ mấy đồng chí bạn tớ, trẻ trẻ, lập chương trình gì đó về "tập lồi" để chứng minh cái tiên đề quái quỉ gì đó, sau đó bọn kia nộp thi TTVN2000, các bác giám khảo đọc chả hiểu gì, nhìn mấy cái ký hiệu toán học lạ đời thôi cũng hoa cả mắt, loại luôn từ vòng sơ khảo, hihi....
    Dài hơn bài trước, hy vong bạn nào "máu me" có thể đọc hết.
    ------------------------------
    Những nghịch lý giáo dục
    Vì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu?
    Giữa lúc dư luận xã hội còn nhiều băn khoăn, lo lắng về chất lượng giáo dục của nước nhà thì một tin đăng trên báo Tin tức của TTXVN ngày 9-8 không khỏi làm nhiều người ngạc nhiên: theo kết quả khảo sát công bố trên một tạp chí Đức ngày 8-8 thì trình độ học vấn của học sinh tiểu học ở Hà Nội cao hơn ở Munich - nơi chất lượng giáo dục được đánh giá vào loại cao nhất nước Đức. Đó là kết luận bất ngờ mà hai nhà nghiên cứu Đức đã rút ra từ cuộc điều tra và phân tích ở 54 lớp tiểu học ở Munich và 20 lớp tiểu học ở Hà Nội. Hóa ra Việt Nam có một nền giáo dục tiểu học tốt bậc nhất trên thế giới, vượt cả Đức vốn được coi là nước có nền giáo dục phổ thông vào loại tiên tiến. Theo nhận định của nhóm nghiên cứu nói trên, "học sinh Đức có phần thông minh hơn, nhưng khả năng tập trung chú ý thì học sinh Việt Nam vượt trội. Đặc biệt, học sinh Việt Nam vượt trội hơn hẳn về môn toán, kể cả khi làm các bài toán khó cần có tư duy... Học sinh Việt Nam có tinh thần kỷ luật cao, tuyệt đối kính trọng thầy cô, thân ái đoàn kết với nhau, coi học tập là niềm vui".
    Cứ theo cách đánh giá này, nếu là người Đức tôi chẳng có gì phải lo lắng, còn là người Việt thì tôi không cảm thấy hãnh diện, trái lại càng thấy lo lắng nhiều hơn cho tương lai đất nước. Công bằng mà nói, cấp giáo dục tiểu học của ta, ít ra ở các thành phố lớn, vẫn còn nề nếp, kỷ cương và ít lạc hậu so với thế giới hơn các cấp học cao hơn như trung học phổ thông và đại học, đặc biệt là cấp đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. ít ra chất lượng giáo dục tiểu học cũng còn nhiều điểm có thể tự hào. Vậy điều gì khiến ta lo lắng?
    Vấn đề là ở chỗ những đức tính mà trẻ em ta vượt trội thì ở các nước người ta không đặt yêu cầu quá cao ở lứa tuổi tiểu học, vì điều quan trọng là giáo dục phải phù hợp và giữ gìn cho trẻ em tính hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cho nên họ khuyến khích trẻ em chăm học bằng cách tạo hứng thú học tập chứ không phải ép buộc học thêm lu bù. Giáo dục của họ có nề nếp nhưng không gò bó, không theo khuôn phép cứng nhắc mà để cho trẻ em được phát triển tự nhiên, phát huy tính năng động của chúng, do đó, làm cho trẻ em biết tự tin, chủ động, biết xoay sở, và càng lên lớp cao càng thông minh hơn, càng sung sức hơn, chứ không phải mòn mỏi dần do từ tuổi nhỏ đã tiêu hao hết sức lực vào những mục tiêu nông cạn và thiển cận.
    Đó chính là nguyên nhân vì sao trẻ em Đức có phần thông minh hơn trẻ em ta. Nói chung, tôi vẫn tin rằng trẻ em sinh ra dù thuộc dân tộc nào và tầng lớp nào cũng thông minh ngang nhau, trừ những ngoại lệ mà ở đâu và lĩnh vực nào cũng có. Một số nghiên cứu ở Mỹ đã từng xác nhận điều đó khi họ so sánh trẻ em da đen và da trắng. Sự khác biệt trong phát triển trí tuệ phụ thuộc chủ yếu vào môi trường giáo dục, chứ không phải nguồn gốc dân tộc hay giai tầng xã hội. Vậy khi trẻ em Đức được đánh giá có phần thông minh hơn trẻ em Việt Nam, thì điều đó cũng có nghĩa giáo dục của ta chưa chú ý đầy đủ việc phát triển trí tuệ, mà còn nặng nhồi nhét kiến thức, gò bó cá tính, và ít khuyến khích phát triển tính năng động, sáng tạo.
    Có thể trẻ em ta biết nhiều thứ, nhưng chỉ khi được hỏi về những kiến thức có sẵn mới ứng đáp trôi chảy, còn khi đặt trước những tình huống mới, chưa được học tới ở lớp, mà phải vận dụng thông minh để xử trí, thì thường lúng túng, xoay sở kém; ngay các điểm cao về toán cũng chưa phản ánh khả năng thật, mà chủ yếu vì học nhiều, làm nhiều bài mẫu, luyện tập nhiều về các thứ mẹo vặt để giải các kiểu bài toán có tính đánh đố, mà nhiều khi cũng chỉ được hiểu một cách hình thức, giống như các máy tính biết đánh cờ giỏi vì đã được cài đặt những chương trình phức tạp.
    Một số quan chức giáo dục viện cớ trẻ em các nước học nhiều giờ hơn trẻ em ta để nói rằng học sinh ta học thế này hãy còn ít chứ chưa phải đã quá tải. Đúng là giờ học ở lớp của họ nhiều hơn, song cần nhớ rằng trẻ em của họ phần lớn chỉ học ở trường, về nhà ít phải học thêm, làm bài thêm, trừ một số bài học thuộc lòng. Nhiều giờ ở lớp chỉ để học sinh tự làm bài tập, thầy có mặt chỉ để quan sát và giúp đỡ các em nào cần đến. Vì vậy trẻ em học nhẹ nhàng mà có hiệu quả hơn, đồng thời cũng tránh được sự bất công do môi trường gia đình.
    Dù sao nhận xét của nhóm nghiên cứu Đức cũng đáng cho ta suy nghĩ vì nó gióng thêm một hồi chuông cảnh báo mà nhiều người trong nước đã từng nhiều lần lưu ý các nhà lãnh đạo: với nền giáo dục kiểu này học sinh Việt Nam học giỏi, ngoan ngoãn, có kỷ luật ở các lớp nhỏ, nhưng càng học lên cao càng đuối sức dần vì đã không biết dành sức chạy đường dài. Khi nhà trường chỉ tập trung nhồi nặn trẻ em theo một mẫu cứng nhắc thì nhiều đức tính có được chỉ là cái bề ngoài không sâu, không thực chất, khi lớn lên có thể dễ dàng mất đi hoặc biến dạng thành điều trái ngược. Mặt khác, sự gò bó quá mức ngăn cản sự phát triển tính năng động, tư duy độc lập, đầu óc tưởng tượng, cho nên sau này ra đời dễ bị hẫng hụt, và một khi không đủ tài trí thông minh để cạnh tranh lành mạnh thì có thể dễ dàng nảy ra xu hướng vươn lên bằng mánh khóe, lừa dối, gian xảo.
    Cuối cùng cũng nên tự hỏi: vì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán - cứ xem chuyện mía, đường, xi-măng, xe máy, v.v. thì rõ - một trình độ dân trí (đúng hơn là quan trí) quá thấp so với cả những nước như Thái-lan, Malaysia, chứ nói gì Đức hay các nước phương Tây khác? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối. Nói như các nhà khoa học hệ thống: muốn hiểu đầy đủ các vấn đề của một hệ phức tạp như giáo dục, dù chỉ là giáo dục tiểu học, phải nhìn rộng ra hệ trên của nó, ở đấy mới có thể tìm thấy lời giải đáp trọn vẹn. Xã hội mà còn xô bồ, thật giả lẫn lộn, kỷ cương phép nước không được tôn trọng, thì làm sao giáo dục tốt được. Tuy nhiên, lại cũng theo khoa học hệ thống, bất cứ hệ phức tạp nào cũng có tính độc lập tương đối của nó, thì giáo dục cũng vậy, cho nên dù khó khăn chung còn nhiều thì cái ngành hoạt động quốc sách hàng đầu này vẫn cần được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn của Nhà nước và xã hội để phát triển tốt. Thua kém về gì chứ về trí thông minh sẽ khó được bù lại bởi những ưu thế khác, nhất là ở thế kỷ tri thức này. Đó là quy luật khắc nghiệt sẽ trừng phạt chúng ta nếu cứ để cho giáo dục sa lầy trong những cuộc thi tốn kém vô lối và tàn nhẫn, những cuộc thí nghiệm chương trình và sách giáo khoa vội vã, hết cải tiến đến cải lùi, và những chuyện dạy thêm, học thêm, luyện thi tràn lan triền miên như không bao giờ chấm dứt được.
    (Hoàng Tụy)
    Xuka@
  4. vuathuoclao

    vuathuoclao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    1.479
    Đã được thích:
    0

    "Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay."
    Mỗi con người chúng ta, ai cũng mang 1 ngọn lửa trong mình, vậy hãy làm gì để tập hợp được các ngọn lửa đó thành 1 đống lửa lớn, các bạn có thể làm điều đó rất tốt phải không????
    Đừng ngồi phân tích những vấn đề như thế này nữa, hãy làm cái gì đó thì tốt hơn. Nếu tranh luận về những vấn đề như thế này thì phải tìm ra cách giải quyết, nếu k có cách giải quyết nào thì hãy im lặng là tốt nhất, Xuka à.

    YRML - hehe
  5. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    Bác thông cảm cho em, em chả biết làm gì, cả tuần rỗi rãi, vô tích sự nên vào đây linh tinh một tí thôi... nếu không hợp ý mọi người thì em xin thôi ạ.
    Xuka@
  6. tupt

    tupt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2001
    Bài viết:
    520
    Đã được thích:
    0
    Sao lại không biết thì ngồi im là thế nào??????. Như vậy thì làm sao mà phát triển được????, ngay cả xã hội và bản thân mình càng tụt hậu thôi. Mình không biết thì phải hỏi, biết thì nói cho mọi người chưa biết hiểu, không có trình độ và quyền hạn sử lý thì nói cho mọi người có trách nhiệm giải quyết.
    Còn tại sao nền giáo dục VN không phát triển, hay tại sao....??. Nói về vấn đề này thì cũng khó nói thật đó, nhưng đó là thực trạng của nền giáo dục VN. Cái đó đã được công nhận, học sinh tiểu học của chúng ta học quá nhiều, mang quá nhiều sách vở (cặp sách của các em to quá người) dãn tới các bện về phát triển cơ thể, cái này báo trí đã nói nhiều. Mặt khác làm giảm khả năng sáng tạo của các em sau này. Tuổi thơ thích vui chơi, dùa nghịch mà lại suốt ngày sợ không học hết bài, sợ cha mẹ mắng vì lười học, nói chung là suốt ngày vùi đầu vào sách vở thì đó thật là những ngày buồn chán. Huống hồ sách vở đâu có dạy con người cách sống, hoạ chi chỉ có lý thuyết mà thôi, chính vì vậy học sinh VN không có tính sáng tạo, sau này ra xã hội thì khó thích nghi, hoạch là thích nghi quá nhanh (do bị choáng ngợp bởi xã hội quá nhộn nhịp và phong phú so với trí tưởng tượng của chúng bấy lâu), điều này dẫn tới tầng học sinh VN không có kinh nghiệm thực tế và một số hư hỏng ngay khi bắt đầu biết nhận thức về thế giới quan.
  7. linhlovelt

    linhlovelt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    "-điều này dẫn tới tầng học sinh VN không có kinh nghiệm thực tế và một số hư hỏng ngay khi bắt đầu biết nhận thức về thế giới quan"
    To Tupt:
    Cô em rất kính nể sự tham gia nhiẹt tình của ông anh nhưng nhiều nhận định của ông anh hơi bị ...phiên diện nếu không muốn nói là quá thổ dân. Vậy ông anh đã ra trường, khẳng định mình nhiều tuổi, liệu ông anh có hư hỏng khi bắt đàu nhận thức thế giới quan???nếu không??? Cái nhận định trên của ông anh hướng vào chủ thể nào/???
    Bàn về giáo dục VN người bất mãn nhất phải là những người vẫn đang phải chịu nó như Linhlovelt . Đã có lúc ông anh Xuka đã khuyên em gái là không thích học buổi nào thì nghỉ- đó là giải pháp???
    Ngành giáo dục đang chịu quá nhiều sức ép.; nào là đảm bảo học sinh tránh xa tệ nạn xã hội, nào là tạo cho học sinh một môi trường như xà hội thật ngoài kia?? Liệu một mình ngành giáo dục đủ sức giải quyết trong 1 năm , 2 năm ???
    Sẽ có lục bạn tiếp tục nghe về một trung tâm giáo dục bị đóng cửa, hay một trường đại học dân lập bị tước giấy phép hành nghề hoặc một năm nữa thử nghiệm SGK .....nhưng những gì ngành giáo dục đang cố gắng hoàn thiện đáng được ghi nhận- chúng ta ko có quyền chỉ phê phán.
    to vuathuoclao:
    Thà u tham gia bàn luận còn hơn chỉ đứng ngoài chỉ tay.Lí thuyết của u quá sáo rỗng.
  8. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    Ôiiiiiiii...... thật là dã man... thật là ghê sợ..... hihi... Lúc đầu nghe cứ tưởng Tupt đúng, giờ hoá ra Linhlovelt lại đúng à? Hihihi... mà anh khuyên em nào nghỉ học thế? Học hành phải chăm chỉ chứ thích nghỉ là nghỉ được à? Vớ vẩn.
    Lại còn có từ "thổ dân" nữa, người VN cơ mà....
    Còn VuaThuocLao lại sáng tác ra lý thuyết nào à? Hay đấy chứ, sáo chỗ nào, đâu, đâu???
    Xuka@
  9. gianghobenbinh

    gianghobenbinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Ô Xuka..đăng thảo luận lên thì phải bảo vệ quan điểm đến cùng
    chứ mà sao bác lại bắt bẻ cô bé linhlove từng từ ngữ vậy. Em
    nó có ý tưởng của nó mà!!! hì hì.......................

    Xuka và các bác ở đây thảo luận dzui dzẻ nhể, tôi thấy chủ đề
    thú vị đấy!
    Trước hết tôi muốn bày tỏ quan điểm của riêng tôi rằng các
    tranh luận và biện luận khoa học cần hoàn toàn xa
    lạ với sự "bôi bác,mỉa mai". Như thế mới là khoa hoc đích thực.
    Bác Xuka bác là người mở ra mục thảo luận này vô tư suy xét
    thì bác là sử dụng ngôn từ "hoa lá" số 1 đoá. Nhưng cũng chả
    sao, chúng ta tham gia thảo luận trước hết vì vui thích mà! Phải
    không nào. Bông đùa tí xíu sẽ thêm gia vị cho câu chuyện
    thêm đậm đà mà thoai. Nhưng khi bác đã dẫn chứng Nguyen
    Gia Kieng ra đây rồi và cũng như bác nói "vi tôi đang sống ở
    Nhật tôi thấy những điều trong bài viết về nước Nhật là đúng"
    Dzậy đừng nói ôi thôi tôi sai cả làm gì mà bác đã post bài lên
    thì bác nên bảo vệ quan điểm của mình.
    Biết là bác ra nước ngoài công tác và học tập lĩnh hội được
    nhiều kiến thức mới mẻ nên cũng muốn truyền đạt lại cho anh
    em ở nhà được biết thôi. Ấy là điểm đáng tuyên dương. Quả
    thực tôi cũng rất phục người Nhật. Những khái niệm tỉ dụ như
    Samurai, Shogun, Edo..hay là Meiji, Pearl Harbour .và vô vàn
    điều khác chứng tỏ sức mạnh của Nhật bản. Nhưng có điều
    chúng ta cần nhắc là Việt Nam, Nhật Bản sức mạnh cũng chả
    kém gì nhau, bởi vì VN, NB (và Triều Tiên nữa là những quốc
    gia đã cầm cự hàng nghìn năm với đế quốc Trung Hoa mà đã
    thoát khỏi hoạ bi thôn tính). tóm lại mình thì kinh tế và con người
    con lạc hậu, chiến tranh triền miên suốt từ 1945 đến 75( mà
    Nhật thì hoà bình từ 1945 roài) mà trước 45 mình là thuộc địa
    Pháp trong khi Nhật là đế quốc đi cướp bóc khắp vùng Đông Á.
    Chỉ tiếc 1 điều là vua Tự Đức VN đã không phải là một Minh Trị
    sáng suốt của Nhật mà thôi...Thôi đến đây nhường lời cho mấy
    bác như là bác Tupt nói nhể. Bác này lập luận hay phết đấy.


    Được gianghobenbinh sửa chữa / chuyển vào 00:31 ngày 20/12/2002
  10. linhlovelt

    linhlovelt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Nhật kí một học sinh:
    Hôm nay em đến lớp học thêm văn, cô giáo giảng về " Tiếng hát con tàu"
    - Những năm tác giả viết bài này chưa có đường tàu lên Tây Bắc, đến bây giờ cũng chưa có.-----------> Em lại biết thêm là dưới dự lãnh dạo tài tình của ĐCSVN chúng ta vẫn chưa thông được con đường giữa miền xuôi và miền núi[/red
    Sáng nay thầy địa của em lại viết lên bảng công thức người VN
    - người VN = rau muống+ gạo + thịt lợn. [purple]Em phân vân ko biết đó là thành phần thức ăn của ai nữa[/purple
    Đến tiết Anh , cô giáo em mời được một chuyên gia người Anh - em chẳng biết đó có là chuyên gia ko khi người ta bằng tuổi em. Chuyên gia đó nói rằng:
    - Tôi chắc các bạn ko thể biết được hoàng tử nước chúng tôi tên là gì----------> [red]Chắc vị chuyên gia đó nghĩ là học sinh chúng em ko biết update thông tin là cái gì ấy
    Ban đêm, mẹ bắt em học để ôn thi đại học.Hình như ngoài đại học ra tụi em ko có sự lựa chọn nào khác.

Chia sẻ trang này