1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt Nam - Người Hải Phòng

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi Xuka, 23/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    To Linh.
    1. Mình còn nhiều việc quan trọng hơn là làm con đường lên miền núi.
    2. Thày dạy địa của em không phải là thánh mà phán cái gì em cũng tin và phân tích cặn kẽ như vậy.
    3. Đến một đồng chí chuối bằng tuổi em mà cô giáo còn giới thiệu là chuyên gia thì một là nên xem xét lại cô giáo, hai là cô giáo hiểu từ "chuyên gia" theo nghĩa khác với mọi người.
    4. Dính đến chính trị, cẩn thận chủ đề bị locked nhé.
    Gửi bác Giang Ho...: Tôi đưa quan điểm ra rồi ko bảo vệ được, lực bất tòng tâm, tôi không thích cãi cùn nên đầu hàng là đúng còn gì. Còn cái giọng bôi bác của tôi thì.... vâng, thật là không nên, tôi xin sửa chữa... Chân thành cám ơn bác đã góp ý thẳng thắn với một giọng văn khách quan.
    Lật lại vấn đề vua Tự Đức, ý bác là vua Tự Đức không sáng suốt đúng không? Vậy nếu bác là vua Tự Đức hồi đó thì bác sẽ làm gì?
    Mong bác bảo vệ được quan điểm!
    Xuka@
  2. gianghobenbinh

    gianghobenbinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0

    Đúng như vậy tôi cho rằng không chỉ vua Tự Đức không sáng
    suốt mà cả triều đình nhà Nguyễn hồi bấy giờ đã ngu muội
    không thức thời mở cửa canh tân đất nước. Tiếc thay. Nếu
    không lịch sử nước Việt đã khác đi rồi. Chúng ta không phải
    ngồii dây mà băn khoăn tại sao VN ta cứ mãi là nước nhược
    tiểu trên bản đồ..Sau đây mời Xuka và các bạn đọc một bài
    viết về một vĩ nhân của Việt Nam tên là Nguyễn Trường Tộ,
    ông đã tâu biểu khuyên nhủ triều đình nhiều lần nhưng không
    lần nào được chấp thuận. Có lẽ tư tưởng của ông đã vượt quá
    tầm hiểu biết của cả triếu đình hồi bấy giờ và cho đến nay nó
    nó vẫn không lạc hậu trong thời Đổi Mới ....

    Đã từ lâu lắm, có lẽ từ khi cụ Phan Bội Châu và các hội viên của Duy Tân Hội đang còn tìm cách gởi thanh niên Việt Nam sang Nhật du học qua phong trào Đông Du, cái tên Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) thỉnh thoảng lại gợi đến cho người Việt một niềm tự hào, tin tưởng vào giấc mộng canh tân đất nước. Ta tự nghĩ, nếu từ thập niên 1860, khi Việt Nam vừa mới phải trạm chán với những thách đố đầu tiên của Tây phương mà trong nước chúng ta đã có người nhìn xa thấy rộng như Nguyễn Trường Tộ, thì quả thật nước ta đâu có thiếu nhân tài. Thoạt nhìn sang các nước láng giềng vào lúc đó thì số phận của họ đâu có gì sáng sủa hơn Việt Nam cho lắm. ! Ở Trung Hoa, sau thất bại nhục nhã trong chiến tranh nha phiến (1839-1842), quan viên triều đình nhà Thanh vừa phải đương đầu với loạn Thái bình Thiên quốc, vừa phải tìm cách chấn hưng đất nước qua chính sách ?otự cường?. Ngay số phận của Nhật Bản trước Minh Trị Duy Tân(1868) cũng như ngàn cân treo sợi tóc: việc chính quyền Tokugawa ký kết một loạt hiệp ước bất bình đẳng với các nuớc Tây phương vào năm 1858 không có sự thoả thuận của Thiên hoàng đã trở thành lý do để các nhóm chống đối (mà tụ điểm là các vũ sĩ cấp dưới ở Satsuma và Chôshu) buộc tội; bên ngoài thì Pháp Anh nhòm ngó; Pháp ủng hộ chính quyền Tokugawa và Anh ủng hộ nhóm Satsuma ?" Chôshu. Nếu những tranh chấp và mâu thuẫn nội bộ của Nhật Bản không được khôn khéo giải quyết nhanh chóng và kịp thời để đối phó hữu hiệu với tình hình quốc tế lúc bấy giờ thì Nhật Bản cũng đã trở thành một miếng mồi ngon cho các nước Tây phương, chẳng khác gì số phận các nước Á châu khác.
    Nhìn gương canh tân của Nhật Bản kể từ Minh Trị Duy Tân, ta thường ấm ức, than trách vua quan nước ta hồi đó đã không biết thức thời để lắng nghe những lời trần tình của Nguyễn Trường Tộ, đến nỗi bỏ lỡ vận hội canh tân nước nhà. Mặc dầu chúng ta thường nói và nhắc nhở nhiều đến Nguyễn Trường Tộ, nhưng kỳ thật thì sự hiểu biết của chúng ta về nhân vật lịch sử này rất có giới hạn. Từ trước tới nay, nói chung chúng ta chỉ thường lặp đi lặp lại những kiến thức sơ sài, tản mạn về Nguyễn Trường Tộ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứ không mấy ai có thể trình bày một cách có mạch lạc, hệ thống nội dung tư tưởng của nhân vật lỗi lạc này, hoặc giả phân tích và đánh giá vì sao tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ đi vượt tầm suy nghĩ của những trí thức Việt Nam lúc bấy giờ. Vì ta không biết học hỏi lỗi lầm của những người đi trước, thêm vào đó lại có khuynh hướng ưa trách người nhưng không chịu trách mình, cho nên ta thường chỉ biết oán trách vua quan triều Nguyễn đã thủ cựu, không tạo đất dụng võ để cho những nhân tài như Nguyễn Truờng Tộ phải bị mai một. Mặc dầu những lời phê phán này thường xác đáng, nhưng vô tình trong lúc đó trong thực tế, nhiều khi không ai khác hơn là chính ta, lại đang giẫm chân trên những lỗi lầm của những thế hệ trước. Bởi vậy, cái tên Nguyễn Trường Tộ không chỉ gợi cho ta niềm tự hào nhưng còn mang cái gì ấm ức, uất nghẹn của một giấc mộng mà cả dân tộc đã ấp ủ từ lâu nhưng vẫn chưa thành.
    (trích của Vĩnh Sính - Tiến sĩ Sử học, Đại học Alberta, Canada )
    Được gianghobenbinh sửa chữa / chuyển vào 06:11 ngày 04/01/2003
  3. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    Tớ thì nghĩ ông Nguyễn Trường Tộ phọt phẹt nhất, vì không biết cách thuyết phục mọi người. Không thể trách mấy ông vua nhà mình được, vì mấy ông ấy không biết là "mở cửa thì làm được cái gì" cho nên không làm làm đúng rồi còn gì.
    Bây giờ có 1 thằng bảo là "GiangHồ ơi, ông buôn chứng khoán đi, lãi lắm...", bác có dám chơi không? Bác ko chơi nó ngồi chửi bác ngu ngay, y hệt như bây giờ bảo vua Tự Đức ngu ấy... còn bác thì cũng nghĩ nó ngu, và bác sẽ không chơi... y hệt như vua ko chịu mở cửa ấy.
    Xuka@
  4. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    À, bác vẫn chưa trả lời câu hỏi của em là "nếu bác là vua Tự Đức hồi đó thì bác sẽ làm gì?". Bác đừng có trả lời chung chung là "mở cửa" nhé, vì mỗi người sẽ hiểu từ đó theo 1 nghĩa khác đấy bác ạ.
    Em thì cho là vua Tự Đức rất sáng suốt, vì quyết định của ông ấy hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh khách quan. Ông ấy ko biết, ko được học, cả triều đình cũng thế.
    Còn Nguyễn Trường Tộ, thấy cái bóng đèn điện lại về tả là bóng lộn ngược nó cháy, đã tá hoả cả lên rồi, hihi... thế thì bít qué gì mà giải thích cho người khác cơ chứ.... quá chuối.
    Xuka@
  5. gianghobenbinh

    gianghobenbinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    O^` hêhê chính xác hơn là Nguyễn Trường Tộ đã mô tả bóng
    điện như cái đèn dầu treo ngượcmới đúng chứ. Vì hẳn là ông
    ấy biết vua chưa nhìn thấy bóng điện bao giờ nên biết chắc
    không tả như thế thì vua và triều đình chẳng hình dung ra nổi.
    Tôi có đăng vài bài viết sưu tầm về NTT bên HPConline.net
    đó. Xuka muốn đọc tìm hiểu thêm thì cứ tự nhiên nhé. Còn
    dựa theo những tài liệu cũ mà đánh giá thì tôi thấy NTT là
    có thực tài chứ không phải không. Nếu mà ông ấy đi thi thời
    ấy thì hoàn toàn có thể đỗ Trạng. Nhưng cái xui xẻo ban đầu
    là việc ông ta bị cấm thi đó( lý do vì theo đạo Cơ Đốc) cuối cùng
    hoá ra lại là cơ hội tốt cho ông ta đi nhiều biết nhiều hơn hẳn
    đám sĩ phu đương thời. Tất nhiên ta bây giờ ta nói thì dễ nhưng
    đặt mình vào hoàn cảnh của NTT lúc ấy mới hiểu. Tâu bẩm lên
    triều đình cái gì là phải lấy đầu mình ra đảm bảo. Trái ý vua có
    thể mang tội khi quân mà mất mạng. Nhưng dù như thế tổng
    cộng NTT cũng đã 50 lần dâng biểu tâu vua dùng hết mọi lý lẽ...
    ấy thế mà cuối cùng vẫn công cốc vì không ai nghe ông cả
    mà cho rằng ông theo đạo Tây và phản bội Tổ quốc...
    Một giai đọan lịch sử dừng lại ở đó. Nhưng mà như thế mới có
    chúng ta ngày hôm nay thế này! NTT mà sống thời bây giờ thì
    chắc ông cũng có đất dụng võ rồi. Ngày hôm nay chúng ta mở
    cửa đón nhận trào lưu toàn cầu hoá và hội nhập. Hssv được ra
    nước ngoài lĩnh hội đủ thứ mới mẻ để mà rồi ngồi nói phét thế
    này ...hì hì...Chúng ta đi con đường của NTT và của Uncle
    Hồ đoá!
    Mà đến đây nói mãi về người vn nói chung roài. Xin bà con đọc
    1 đoạn về người hp ta nhe. Thế mới đúng cái chủ đề người vn-
    người hp:
    ..............
    Hà Nội được mệnh danh là kinh kỳ, đất Thăng Long, ngàn năm văn vật. Còn dân Hải Phòng tự nhận là người đồng chua nước mặn, chém to kho nhừ. Ðiều đó đúng. Hải Phòng chỉ có đất phèn, đồng chiêm, ruộng bị nhiễm mặn muối biển. Cũng như trước đây có thể so sánh giữa Huế và Ðà Nẵng, Huế kiểu cách hơn, trong khi Ðà Nẵng thực tế hơn. Chỉ cách nhau đúng 101 cây số là đường số 5 lịch sử, song song với đường xe lửa, Hải Phòng nằm dưới tỉnh lỵ Hải Dương. Người đất Cảng sống thực tế, cởi mở, rộng rãi, nhưng cũng ồn ào, xô bồ hơn, khác hẳn với người Hà Nội thư nhàn, thanh lịch nhưng cầu kỳ, bày vẽ. Thành phố cảng có ít công sở, nên cũng ít viên chức, người dân lao vào cuộc sống hối hả để kiếm sống, để làm giàu.
    Hải Phòng là nơi tụ họp dân từ nhiều nơi kéo đến, đa số là người Kiến An, Thủy Nguyên, An Dương. Rồi những nông dân ít việc làm, những tay thợ không chuyên từ Quảng Ninh, Hải Dương đổ xuống, từ Hà Nam Ninh, Thái Bình dồn lên, kiếm công việc làm ăn. Phải kể đến ảnh hưởng mạnh của người Tàu ở Hải Phòng. Họ từ những huyện thuộc Quảng Ðông, Quảng Tây đi tìm đất sống, đi thuyền tấp vào cửa biển Hải Phòng gần hơn lên Hà Nội, càng gần hơn nữa so với Sài Gòn. Riêng đối với Vinh tuổi nhỏ, chưa ra đến Hà Nội nên Hải Phòng đã là một thành phố to lớn vô cùng. Vinh bị choáng ngợp trước những đoàn ghe thuyền đông như lá tre ở Bến Bính. Nhất là những chiếc tàu buôn ngoại quốc bề thế, kềnh càng, với những ống khói lớn nhả khói đen nghịt, kéo còi rộn rã. Những người lính thủy Pháp cởi trần, da đỏ ké như con tôm luộc, những người phu bến tàu lực lưỡng vác hàng nặng nề đi lại rất tài trên những bậc thang cheo leo trên tàu buôn. Vinh biết thành phố nhờ bố Vinh cứ hai ba tháng lại ra Hải Phòng xem chiếu bóng và mua đồ cần dùng, những thứ không có bán ở Ðông Triều, Mạo Khê. Sách báo, cà phê, xô cô la, sữa hộp, bánh kẹo Pháp, v.v.
    Ở Mạo Khê không có rạp hát, đừng nói đến rạp chiếu phim. Chỉ ở trên Mỏ lâu lâu mới có chiếu phim đen trắng ngoài trời, hình ảnh lượn lờ hai bên màn ảnh bằng vải lất phất theo chiều gió. Hải Phòng, một thành phố văn minh rất quyến rũ Vinh những năm 1940, nhưng cũng đầy nghi ngại, nhiều bất trắc. Ðến những năm đầu 1950 là một chốn tạm dung cho bố mẹ Vinh, tuy có an toàn, nhưng có nhiều khó khăn vất vả. Mẹ Vinh mất ngôi nhà và khoảng mười mẫu ruộng cho cấy rẽ. Gia đình phải đến trú tạm trong một biệt thự bỏ hoang phố Hàng Kênh cùng với ba gia đình khác, đúng cảnh dân mới hồi cư, về ?otề? không có thân nhân giúp đỡ. Sau bao phen lẩn tránh, ra được đến Hải Phòng, bố Vinh được cử đến làm việc tại Sở An ninh Thành phố, vẫn đặt dưới quyền chỉ huy của người Pháp. Vì bên bưu điện chưa có chỗ cho những người ngạch trưởng ty, ông chỉ nhận một chân chạy ngoài là chuyên cân đo, lấy dấu tay làm căn cước cho người mới hồi cư. Ông nói với mẹ Vinh: Họ bảo tôi nhận chân trưởng ban tin tức, hồ sơ gì đó, nhưng tôi từ chối. Ngành an ninh không phải ngành của tôi, trái với tâm tính, con người tôi.
    Ông đã nói thật. Ông có óc nghệ sĩ, ưa nghiên cứu Truyện Kiều, thỉnh thoảng làm thơ và ông có cho Vinh xem mấy cái thẻ phóng viên nhà báo. Sau ông được cử tạm làm trưởng ty ở Núi Ðèo, một thị trấn phía trên Hải Phòng, chờ một tỉnh lớn hơn. Ông hiền lành, đôi khi dễ nổi nóng, làm việc cần cù, tận tâm, không thích bon chen, không khéo léo với cấp trên. Ở ngạch trưởng ty ngót 30 năm vẫn không leo lên được ngạch thanh tra. Ngoài giờ đi học, Vinh có dịp đi lang thang vào các dãy phố bỏ trống, chủ nhân tản cư chưa trở về. Phải nói là bỏ hoang chỉ còn xác nhà, vì sau vài tháng chiến cuộc bùng nổ, từ năm 1947 trở đi, những người còn kẹt lại thành phố, những người trở về sớm nhất một số đã dọn sạch đồ đạc giùm người vắng mặt. Vinh còn lang thang ra các mảnh vườn sau, hồ ao, nơi còn sót lại những trái cây còm cõi, những bông hoa tàn úa vắng tay người chăm sóc.
    ......................
    Được gianghobenbinh sửa chữa / chuyển vào 04:01 ngày 12/01/2003
  6. Xuka

    Xuka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2001
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    1
    Em xin hỏi bác vài điều:
    "Còn dựa theo những tài liệu cũ mà đánh giá thì tôi thấy NTT là có thực tài chứ không phải không. Nếu mà ông ấy đi thi thời
    ấy thì hoàn toàn có thể đỗ Trạng." --> bác dựa theo tài liệu nào? Em mong bác post lên đây cho mọi người cùng xem. Thêm nữa, đây là đánh giá chủ quan của bác, em chưa thấy lý do gì cả.
    Xin vote bác 5* vì bài viết sau của bác.
    Xuka@
  7. MaxFire

    MaxFire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    0
    hehe, giờ tui mới hiểu sao cái trang này lại dài tới 7 trang, keke
    trước tiên tớ có mấy nhời đã, là sao trong này có rất nhiều nick lạ mà tớ chưa thấy bao giờ, hé hé, tớ làm Mod ở đây nhưng bi h tớ mới mò vào cái topic này, so zi, so zi, mới tí tuổi thôi, nhưng cũng phải vào góp vui cùng anh em chứ nhể, hè hè, ừ mà vẫn ko hiểu mấy bác mà tớ chưa gặp bao giờ kia là khách qua đường hay đã là members của HPC nhỉ, cũng khá lâu rồi tớ ko vô cái topic "đăng kí thành viên", thông củm nha, thời gian online là vàng bạc mà :
    to Linhlovelt: đề nghị ko quá khích nha, có í kín gì thì cứ từ tốn thôi cô em, văng vãi lung tung làm anh đọc mà hồi hộp quá, sợ chiến tranh đến nơi, keke
    to Xuka: bài post đầu tiên của bác em cũng ko đồng ý với 1 vài quan điểm, nhưng do khả năng em có hạn và đó cũng chỉ là những cảm nhận chủ quan nên tốt nhất là em nên "shut up", hé hé, còn cái bài thứ 2 của bác, chuối quá, ko phải chuối ở nội dung mà là chuối ở cách post bài, ai đời trước khi vào bài chính bác còn trích dẫn chức vị và một đống những thành tích của một vị giao sư tên tuổi thì khác nào bác bắt mọi người tranh luận với ông ý, em choáng quá, lần sau bác post thì bác chỉ cần post nội dung chính và tên tác giả là được, có hiểu ý em ko nhể
    to Lucky girl: em nên tôn trọng chủ đề một chút, ko xen chuyện ở đâu đó vào đây, chọc ngoáy cũng phải có cơ sở, thế nhé
    to Tupt: Calm down plssssss, em khoái cách post bài của anh lém, ko post bài thì thôi, cứ post là sôi nổi liền,hehe, cái Linhlove còn trẻ con, anh cứ từ từ mà khuyển bảo nó,
    to gianghobenbinh: Bác toàn đi sai đường thôi, em thấy bài cảu bác chẳng ăn nhặp với chủ đề gì cả, xem cách post bài cảu bác em cảm tưởng như bác Ctrl+C ở đâu đó thì phải,hì
    em còn muốn nói nhiều nữa, nhưng sẽ tiếp chiêu các bác bằng 1 nick khác, dùng nick này để nhắc nhở mọi người post bài thôi,
    to all: các đồng chí đừng quá lo chuyện bị lock topic hay khoá user, cứ thoải mái đi, keke, giờ em sẽ theo dõi bài này, từ ngữ nào ko hợp thì E*** đi thôi, no problem,
    I'm hoping that We'll stay together forever !!!​
    Được maxfire sửa chữa / chuyển vào 03:06 ngày 14/01/2003
  8. gianghobenbinh

    gianghobenbinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0

    Xuka muốn tìm hiểu thêm về NTT thì mời ghé sang
    hpconline.net nhé. Tớ không post liên kết đầy đủ ra được vì
    điều đó không được phép.
    to Mod: những bài post lên quá nhạy cảm để có thể e*** thì ở
    box hp này không nhiều đâu. Đáng lẽ những bài như thế nên
    đăng ở box Lịch Sử Văn Hoá thì đúng hơn post ở đây. Đã lỡ
    đăng rồi thì anh em tham gia hưởng ứng đi nhé. thanks

Chia sẻ trang này