1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt Nam ở Đông Đức và Tây Đức

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi tunphuong, 05/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. soleboyxxx

    soleboyxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Tôi còn nhớ ngày còn nhỏ khi được chia quà bọn con nít chúng tôi vẫn thường tranh giành nhau chí choé vì một cái kẹo nhỏ xíu hơn thua... Rồi khi đi vô công viên chơi lại tranh giành đứa trước đứa sau... Phải nói là mọi thứ đều tị nạnh... Nghĩ lại mà sao thấy ngày đó thật buồn cười con nít... Nhưng bây giờ thấy mọi người cãi nhau dân tộc tao thượng đẳng hơn, cờ của tao cao quý hơn, chân lý của tao tốt hơn... thấy cuối cùng sao mà mãi không lớn....
    Chán!
  2. MotSachTre

    MotSachTre Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    tôi hôm nay mới theo dõi cho hết được chủ đề này, xin chốt hạ vài câu
    MS vì đẻ ở đây nên bạn lúc nào cũng lôi Demokratie, trong khi bạn ko biết fần hồn tồn tại của người Việt Nam chính là Văn hoá
    1. Bạn hiểu tiếng việt thì ko có lí do gì lấy tiếng Đức ra LÀM TRÒ ở đây.
    2. CPVN không ép buộc người ta vượt biên trên thuyền, những người tự ý bỏ đi thì họ coi như tried at their own risk !!!
    3.Sự fồn thịnh của VNCH trước đây ko tự nhiên mà có, toàn bộ là tiền Mỹ rót vào, ko dưng tự nhiên nó giàu chắc
    4. Đọc đoạn trước thấy có nói quyên góp ko đủ 70.000eur, tôi thấy kể cũng lạ, xin kể 1 vài số liệu : ngôi chùa ở Hannover có trị giá chừng mấy triệu euro, một vài nhà thờ VN cũng vậy .... sao họ ko bóc chừng vài lớp vỏ hành là đủ gấp mấy lần cho dự án ở U Minh
    4. Gốc của người Việt Nam nếu nói thật ra thì chẳng có đạo nào, nếu có thì là đạo thờ ông bà tổ tiên, kính trên nhường dưới, xét cho cùng thì những điều giảng đạo lý, đạo nào chả giống nhau, làm con người tốt hơn, tại sao bạn cứ fải tự vỗ ngực là mình tin Chúa ở đây nhỉ
    tôi là Buddhismus, nhưng tôi cũng đã từng vào nhà thờ Tin Lành của người Việt, và cũng đã chơi với những người bạn VN sinh ra ở đây (người việt "tây đức" ??) . Chính những người này họ cũng đã nói họ ko dính dáng đến chính trị, và cũng ko muốn thế. tại sao bạn khác họ đến thế nhỉ, có lẽ bạn ko đủ lòng tin hơn họ chăng ???
    như đã nói ở trên, dân tộc VN là dân tộc có Văn Hóa, thiết nghĩ chẳng cần Thánh kinh chỉ dậy, giáo điều dẫn đường thì trong kho tàng văn học dân gian đã có đủ để dạy người ta rồi, xin nhắc lại một câu mà bất cứ đứa trẻ VN cũng biết.
    công cha như núi thái sơn
    nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    một lòng thờ mẹ kính cha
    cho tròn chữ hiếu mới là đạo con​
    đó, đạo của người Việt Nam đó
  3. soleboyxxx

    soleboyxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Các bác xem cái link này xem có phải chủ nhân của nó là ********* không nhé!
    http://images2.shockwave.com/afassets/flash/this_land.swf
  4. hurtheart

    hurtheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    xin loi ...vi 2 chuyen : thu nhat viet khong co dau (muon ma khogn viet duoc) , thu hai : chuyen minh sap hoi hoi ngoai le va kha la te nhi....minh to mo mot chut ve van de hon nhan gia dinh o Duc .
    khi muon li di thi phai mat thoi gian bao lau , cham nhat va nhanh nhat . Khi hai nguoi co con chung thong thuong quyen nuoi con se thuoc ve ai ? cha hoac me? tai san chung se duoc xu li nhu the nao? ly than trong bao lau va se ra toa hoa giai may lan ?
    Muon ket hon lan nua thu tuc se nhu the nao ? co mat nhieu thoi gian ?
    Mot lan nua , xin loi vi da chen ngang ...rat mong hoi am .
    hh
  5. cow-n-chicken

    cow-n-chicken Moderator

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    3.615
    Đã được thích:
    1
    sao cứ fa?i lôi pha?n động pha?n động va?o la?m gi? nhi?, tôi cho ră?ng cái flash này hoàn toàn vui vẻ, chẳng có gì cả
    nhưng xét cho cùng tự do cũng fải trong giới hạn, thử tưởng tượng hình ảnh trong flash bêu riếu nào đó lại là chính mình, hay chính người thân của mình xem có chịu nổi được ko
  6. soleboyxxx

    soleboyxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
  7. VanSky

    VanSky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    trời em thấy tự nhiên càng ngày càng loạn hết cả lên... không cẩn thận chỉ vì 1 số bức ảnh mà ảnh hưởng không phải chỉ 1 box này đâu mà cả forum đấy....nói chung đông hay tây thì giờ này cũng là germany rồi... mà đã ở ger rồi thì đừng có là đông hay tây...người việt nam nếu mà ở tây hay đông gặp nhau thì cũng thế.. xét 1 cách toàn diện thi tất cả cũng là con cháu ở việt nam hết.. dù gì cũng là đất khách quê ngưòi cho dù bạn có đẻ ở đây hay sống ở đây hay quốc tịch ở đây hay du học hay tị nạn.. thì bạn vẫn mang trong ngưòi dòng máu việt nam.....
  8. tunphuong

    tunphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Cái gì thế này, trả lời hay lắm rồi bây giờ lại định spam ở đây à?
  9. chuyentien

    chuyentien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    THeo tôi, người Việt Nam thế hệ mới, tốt nhất đừng nhìn về quá khứ. Những quan điểm mà họ tường là của họ thực chất là quan điểm của cha mẹ và những người đi trước ) đúng cho cả Đông và Tây .
    :Rõ ràng là độc quzền chính trị phần nào kìm hãm dân chủ theo nghĩa phương Tây, nhưng chúng ta phải làm gì, lại kích ngòi cho bạo động, nội chiến à, dân tộc ta đã đổ máu hàng triệu người, đã quá đủ rồi.
    Những gì nhà nuớc VN đang tiến hành, rõ ràng là không tuzệt hảo, nhưng ít nhất họ đã giữ được sự ổn định về an ninh chính trị và kinh tế, đã tìm đưọc sự công nhận của cộng đồng quốc tế , z.B ASEM..
    Chỉ sau khi những thù hận quá khứ qua đi, và VN thật sự mạnh,chúng ta mới có thể nghĩ đến vấn đề đa đảng hay dân chủ. Nếu không, chỉ tổ dẫn đến bạo loạn không cần thiết, do các thế lực nuớc ngoài giật dây.
    Hãy hành động thiết thực bằng cách vào link dưới đây
    ´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´´
    Chuyển lửa về quê hương va đuợc gọi 8 phút miễn phí .
    Xem chi tiết tại http://western-union.t35.com/index.html
  10. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    Đang đi chơi trên WEB giảm xờ trét thì lại vớ được cái bài này đọc. Phù hợp 100% với cái Topic của em Tũn copy về và bốt lên cho bà con cùng tham khảo.
    Không biết đồng chí MS bây giờ đang ở phương nào
    Lá rụng về cội
    Hình như, để bù lại sự cực nhọc và thiệt thòi, bà con bên Ðông có một chốn đi về khá thuận tiện và rẻ tiền là Ðất Việt - nơi quê nhà cũ. Từ vài năm gần đây, khi chính sách đối với "kiều bào" của chính quyền trong nước thay đổi, người bên Ðông (tuyệt đại đa số vẫn dùng hộ chiếu Việt Nam) có thể qua lại Việt Nam bất cứ lúc nào mà không cần phải xin thị thực tại Tòa Ðại sứ.
    Hầu hết số bà con này còn cha mẹ, anh chị em trong nước nên sự đi lại thuận lợi này càng thiết chặt hơn mối quan hệ của họ đối với Việt Nam. Nhiều người trở thành chỗ dựa kinh tế quan trọng cho thân nhân trong nước, có người mang tiền về mua nhà cửa, khách sạn cho thuê, ngoài thu nhập tại Ðức còn có lợi tức hàng ngàn đô la mỗi tháng trong nước; người ít tiền hơn thì chí ít cũng còn một góc nhà, một miếng đất cha mẹ, ông bà chờ đợi. Rõ ràng, sự gắn bó này, ngoài mặt tình cảm còn có một mặt không kém phần sắc đậm là vật chất.
    Theo một thống kê không chính thức, gần 80% người Việt tại Ðông Berlin nói riêng và tại Ðông Ðức nói chung có một số vốn nào đó còn "cắm" ở Việt Nam.
    Xa lạ ở cõi tạm
    Cùng với "truyền thống lá rụng về cội", cái vốn rất vật chất này cũng là một trong những nguyên nhân sự hòa nhập rất yếu của người Việt bên Ðông vào xã hội Ðức.
    Cô Jane Chang- một nhà xã hội học người Hoa Kỳ gốc Trung Quốc, sau khi tìm hiểu người Việt tại Ðông Ðức đã than vãn: "Quả thật là tôi rất khó chịu khi thấy người Việt các anh ở đây luôn mong muốn bình đẳng và đòi hỏi mọi quyền lợi như người Ðức trong khi các anh chưa bao giờ coi đất này là quê hương của mình, các anh nguyền rủa nó và chưa bao giờ tự hỏi rằng mình có nghĩa vụ gì với nó hay không?"
    Khi ở Việt Nam có lũ lụt, trong vòng vài ngày, một hội đoàn Việt Nam ở Ðông Berlin quyên góp ngay được vài ngàn Euro gửi về trong nước.
    Nhưng lúc cơn lũ thế kỷ tràn qua nước Ðức, khi quân đội Ðức cùng hàng chục ngàn người tình nguyện dầm mình dưới nước đắp đê và chạy lụt cho cả những kho hàng và cửa hiệu Việt Nam thì cũng hội đoàn này, sau vài tuần suy tính đã phải khá chật vật mới quyên được một số tiền khiêm tốn, còn trong dòng người tình nguyện tham gia chống lũ, hình như chẳng thấy đâu một gương mặt Việt Nam.
    Tuy đã có hàng trăm người nộp đơn xin nhập quốc tịch Ðức sau khi Luật nhập tịch được nới lỏng cách đây gần bốn năm, nhưng trong tiềm thức, đa số người Việt bên Ðông vẫn coi nước Ðức là một chốn "ăn đậu, ở nhờ", hoặc là một "khu chợ" buôn bán nhất thời.
    Tình trạng làm việc hết sức, nhưng ăn ở lại tạm bợ, để "áo gấm về Việt Nam" tiêu tiền như rác ("ở Tây thì sống như Ta, về Ta thì sống như Tây"!) vẫn còn khá phổ biến. Hệ thống bảo hiểm - một trong những cột trụ của xã hội Ðức, vẫn là một điều đáng ghét đối với bà con Việt Nam luôn sợ thiệt. Do tâm thức "đóng vào thì phải lấy được ra" (và có lãi thì càng tốt), đã có người về nước ăn chơi 30 ngày vụ hè, khi sang Ðức khai bị tai nạn giao thông phải nằm viện 28 ngày, kèm theo "giấy chứng nhận" rởm của bác sỹ Việt Nam nhằm mục đích đòi tiền bảo hiểm.
    Có người muốn cho con trai nhập tịch Ðức để "mọi chuyện được thuận lợi như người Ðức", nhưng phải vắt óc tìm cách "tránh cho cháu phải đi lính nghĩa vụ". Nhìn chung, người Việt bên Ðông Ðức vẫn coi đây là "cõi tạm", là một quãng chặng làm ăn, trong đó người ta trông mong và phấn đấu cho mọi lợi ích có thể có, người ta gạt đẩy mọi trách nhiệm và hầu như không có sự gắn bó tình cảm. Sự này, đối với Việt Nam, chẳng biết có nên vui?
    Khác với phía Ðông, mối gắn bó với trong nước của người Việt ở Tây Berlin hầu như không liên quan đến vật chất, mà chỉ mang tính tinh thần, mang cái bóng dáng của một hoài niệm cố hương.
    Anh A., ngày xưa vượt biển sang đây, học phổ thông, học nghề ở Ðức, nay là một thợ điện lành nghề cho một công ty thành phố; anh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, có vợ Việt Nam, nhưng mẹ anh đang ở Ðức, mấy anh em thì người ở Ðức, người ở Hoa Kỳ. Ba bốn năm một lần anh cũng "đi phép thăm Việt Nam". Quê anh ở Sài Gòn, nhưng ở đó hầu như "chẳng còn ai thân thích" nên gia đình anh thường về Hà Nội. Sau mỗi lần, anh lại cho bạn bè ở Ðức xem những cuốn video anh "du lịch" Việt Nam - gần giống như những cuốn băng anh thu từ chuyến đi Las Vegas, Majorca hay Cyprus.
    Cũng có những người còn họ hàng trong nước, nhưng không còn hộ chiếu Việt Nam, "xin thị thực về thăm quê cũng phải mất vài tuần để Sứ quán họ xét, nên cũng ngại". Một số người vì lý do chính trị, "nếu có xin thị thực cũng không được cấp", nên chẳng biết đến bao giờ mới được thấy lại quê hương. Con cháu những người này, mặc cho cha mẹ ông bà cố gắng đến đâu, cũng vẫn coi Việt Nam là một vùng xa lạ. Nói chung, lòng yêu quê hương của người Việt phía Tây mang nặng tình thâm đối với một cái đã qua. Liệu rằng sẽ có lúc, hiện tại và tương lai sẽ đón họ về Việt Nam với những nhiệt tình thuở cũ?
    Có vẻ như, niềm hy vọng vẫn còn khá lớn, nên mặc dù vì những lý do khác nhau, nhưng chính ở Tây Berlin mới là nơi hay diễn ra những buổi gặp gỡ xoay quanh những vấn đề của Việt Nam, chứ không phải bên Ðông - trừ những buổi họp của Tòa Ðại sứ được "đóng đô" cũng ở phía Ðông.
    Có điều, thời gian bao giờ cũng là vô địch. Với người Việt tại Tây Berlin, thời gian không ngừng xói mòn sự gắn bó và hy vọng đối với quê hương. Anh S., một chuyên viên tạo mẫu xe hơi, tâm sự: "Do tham gia một hội đoàn hải ngọai nên đã rất lâu tôi không được về nhà, nhớ lắm! Giờ đã 55 tuổi rồi, nếu có điều kiện thì còn có thể đóng góp cho đất nước 5-7 năm nữa. Sau thời gian này, nếu có được phép, thì cũng chỉ về Việt Nam để tĩnh già, hay để thăm thú "cưỡi ngựa xe hoa" thôi. Nỗi "chia lìa" chầm chậm này, ở bên Ðông cũng diễn ra, nhưng với bên Tây, nó đau đớn hơn, vì ít nhiều là một sự bắt buộc khách quan.
    Bức tường Đông Tây
    Trên toàn nước Ðức, tất cả những khác biệt đặc thù trên đây chỉ là bề nổi, chỉ là hiện tượng. Ðiều đáng nói hơn là những dị biệt ngầm sâu, dị biệt tư duy. Bê tông cốt thép của bức tường ngăn cách Ðông-Tây Berlin vỡ vụn từ 13 năm hầu như vẫn để lại nguyên vẹn sự cách chia trong suy nghĩ, trong tư tưởng giữa người Việt Ðông-Tây; và, buồn hơn cả thân phận người Ðức, dân Việt mình còn bị níu kéo thêm bởi sự phân tuyến tinh thần được "di tản" từ Việt Nam qua.
    Vào những ngày bức tường Berlin mới sụp, nhiều bà con bên Tây hân hoan, tận tình chào đón những người đồng hương "mới thoát cũi, sổ ***g". Thế rồi, tiếp theo vài tháng mặn nồng tình nghĩa đồng bào, là một cảm nhận thất vọng bẽ bàng. Anh B., một kỹ sư tin học ở Tây Berlin từ 1972, đã đứng liền hàng tuần lễ bên những chỗ tường đổ tìm gặp và mời về nhà mình những người bà con từ bên Ðông, để sau khi tay bắt mặt mừng mới nhận thấy rằng "họ không thể nói chuyện được với nhau, nhất là những vấn đề về đất nước".
    Anh C., cựu đội trưởng một đội "hợp tác lao động", không nhận vé máy bay về Việt Nam cùng 3000 DM tiền nước Ðức bồi thường do hủy bỏ hợp đồng, kiên quyết ở lại Berlin, sau thời gian choáng ngợp với sự huy hoàng của Tây Berlin, lại quay về ngụ tại bên Ðông với một niềm tâm sự: "Dân bên đó - tức người Việt Nam ở Tây Berlin, chẳng hiểu biết gì về chúng tôi. Chuyện chính trị của họ sặc mùi *********". Những định kiến về nhau như vậy, cho đến nay, hầu như vẫn không hề phai nhạt. Vậy cho nên mỗi khi đến Tết Nguyên đán, Rằm Trung thu... bà con hai bên đều phải tổ chức riêng. Ai đó "dũng cảm" đi thăm dò "phía bên kia", thường phải trải qua những kinh nghiệm không dễ chịu, để "một lần đi rồi không bao giờ quay trở lại".
    Thực ra, vài năm sau khi nước Ðức thống nhất, đã bắt đầu có sự "giao thoa" nhân khẩu: một số người bên Ðông thuê nhà ở bên Tây, và ngược lại; nhưng để vui vẻ, hòa đồng với bạn bè, họ bao giờ cũng tìm về chốn cũ.
    Nhưng nói gì thì cũng sẽ chẳng có gì là phóng đại khi thấy rằng: Người Việt tại đây chưa được chữa lành vết thương chia cắt Ðông-Tây, và cũng chẳng có ai giúp họ lấp rãnh đào ngăn cách Bắc- Nam ngày trước.
    Vĩ tuyến 17 đã được người mình mang ra nước ngoài và vẫn lù lù một cách vô hình tại đất Berlin.
    Berlin 10.2003
    Phạm Việt Vinh
    Theo Talawas

Chia sẻ trang này