1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt Nam tốt đẹp

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi mumiy, 15/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Chả phải, dùng chữ ngu ko đúng, bởi chữ này dùng để chỉ những người sinh ra đã bị thiểu năng trí tuệ. mà ngu kiểu này thì nhìn ai cũng nhận ra ngay
    còn dùng để chỉ cái "tính chât" như bác muốn nói thì pải sáng tạo ra một loại từ khác, dùng để loại cũng bị thiểu năng, cố nhồi vào sọ nhưng ko nhồi được, đã thế hay lên mặt, cố tỏ ra sảng sủa, thông manh, bệnh kinh niên này mới sợ
  2. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam đất chật người đông, lại hay bị thiên tai bão lụt nên cuộc sống nói chung rất khó khăn và vất vả. Tuy nhiên, từ hàng ngàn năm nay, người dân VN vẫn luôn có một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Họ luôn tin rằng, bằng một ý chí mạnh mẽ và một tinh thần lạc quan yêu đời thì có thể biến cái không thể thành cái có thể. Một ví dụ tiêu biểu về tính lạc quan của người VN là một số cầu thủ trụ cột U23 VN trước khi thi đấu với U23 Thái Lan đã tin tưởng rằng dù với thực lực yếu hơn nhưng U23 VN hoàn toàn có thể thắng U23 Thái Lan nên họ đã...:
    http://www.tuoitre.com.vn/Seagames23/Index.aspx?ArticleID=112134&ChannelID=279
    Đặc biệt, sau trận bán kết thắng Malaysia, vừa từ xe buýt xuống khách sạn Circle Inn, một nhóm cầu thủ với vẻ mặt căng thẳng đã đi thẳng tới phòng HLV Riedl để yêu cầu ông đích thân nói với các quan chức VFF làm rõ chuyện tiền thưởng trước trận chung kết!
    Sáng hôm sau tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn và HLV phó Hoàng Gia phải đến khách sạn và tổ chức họp cùng đội trưởng Tài Em và hai đội phó Văn Trương, Quốc Vượng để đả thông tư tưởng.
    ..............
  3. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Vậy chứng tỏ lạc quan tếu là tính cách ưu điểm nhất của người VN ta. Ngoài ra còn có bài "mẹ hát con khen hay" về độ AQ thì còn hơn cả AQ thật!
  4. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
  5. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Hình như bọn sinh viên Việt Nam sáng tạo ra từ "đú" em thấy hợp lắm. cái loại thấy người ta cưỡi trâu cũng mua con trâu vễ cưỡi ấy, nói thật với bác hạng dân quê như em khinh lắm
  6. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    em đồng ý về cái khoản tốt đẹp này, nhưng em thấy hình như cái này ko phải độc quyền của dân Việt. Ví dụ như ngày trước bác Navarre, bác McNamara,... là người nước ngoài mà cũng lạc quan tếu như rứa (thậm chí còn hơn nữa chứ ), vậy thì có thể loại cái tính tốt đẹp này 2 chữ "Việt Nam", nó tốt đẹp đấy nhưng ko phải chỉ dân Việt mới có
  7. tieu_ho_tien

    tieu_ho_tien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Không biết đức tính tốt đẹp ấy thì ai ăn cắp của ai nhỉ.Tớ thấy dạo này Vn tích cực đòi lại bản quyền các phát minh của mình quá.Ví như Kinh Dịch là của Vn rõ ràng mà còn bị ông anh xấu chơi ăn cắp rồi nhận vơ của mình.Do đó đề nghị các bác không được bị bọn nước ngoài mê hoặc phải đòi lại các đức tính tốt đẹp cho người Việt không được cho bọn chúng nhận vơ
  8. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Người Việt Nam ta có một đức tính tốt đẹp nữa là rất trọng danh dự, thể diện. Đại đa số dân Việt từ xưa rất nghèo nhưng lại rất coi trọng cái thể diện, coi trọng cái sự đánh giá của người ta về anh. Ở nhà anh có thể mặc áo rách nhưng ra đường luôn phải có một cái áo lành để mặc. Bên trong thì có thể kém nhưng cái lộ ra bên ngoài thì phải thật là tốt hoặc phải cố tỏ ra là tốt để người ta không chê mình được, để không hổ danh tổ tiên, họ hàng. Vì thế chúng ta cũng nên thông cảm khi thấy nhiều người, nhiều tổ chức hơi ?onổ? (!) về thành tích, công lao. Có cái sự hơi ?onổ? đó là vì người ta trọng danh dự, thể diện, một trong những đức tính tốt đẹp của người VN. Dưới đây là vài ví dụ trích từ bài của tác giả Vũ Ngọc Tiến đăng trên talawas:
    Thứ nhất, ở lĩnh vực giáo dục, căn bệnh thành tích là vô cùng trầm trọng, có nguy cơ làm hỏng cả một nền học vấn, làm băng hoại đạo đức của nhiều thế hệ bởi tệ gian dối, sa đọa về nhân cách của thầy và trò. Ở đây có sự đan xen giữa vấn nạn về cải cách giáo dục, chương trình sách giáo khoa, hệ thống giáo dục quốc dân? với vấn nạn về bệnh thành tích làm thành mớ bòng bong chưa biết khi nào gỡ được.
    Tôi đã chán tay viết về nó, bởi từ 1996-2004 tôi đã viết hơn 100 bài kêu cứu và chất vấn (chỉ riêng 2 năm 2002-2003, trên báo Văn Nghệ Trẻ, tôi đã công bố gần 20 bài), nhưng vẫn như đấm vào bị bông, ném vào không khí, nên từ cuối năm 2004 dù có được đặt bài, tôi chỉ còn biết giơ tay chào thua mà thôi! (Anh bạn thân, GS Nguyễn Xuân Hãn, một người rất tâm huyết với giáo dục - đào tạo nhiều lần hờn trách tôi về điều này, tôi cũng đành chịu vậy). Trong một số bài trên Văn Nghệ Trẻ (?oGiáo dục cải và? cách?, ?oCần một Diên Hồng cho giáo dục - đào tạo?, ?oĐi tìm lời giải cho giáo dục từ góc nhìn công dân?, ?oChân lý và ngụy biện??) trên cơ sở số liệu, tôi gọi tên đích danh 5 ông bà Thứ trưởng, hay chất vấn đích danh ông Bộ trưởng, nhưng các vị vẫn phớt lờ không trả lời, thậm chí cho người ra vơ sạch các quầy báo thì tôi viết mãi làm gì thêm não lòng. Song, nay nhận diện vấn nạn bệnh thành tích thì tôi không thể không đưa ngành giáo dục lên hàng ?otop ten?.
    Mùa thi năm 2003, tôi là người đầu tiên công bố đầy đủ các phổ điểm tổng 3 môn thi CĐ-ĐH của thí sinh cả nước chỉ đạt cực đại ở 8 điểm, có sự suy giảm theo chiều từ Bắc vào Nam, đặc biệt các tỉnh Nam Bộ chỉ đạt cực đại ở 2-4 điểm. Phổ điểm của từng khối thi, từng tỉnh, từng trường trung học phổ thông còn cho thấy nhiều nơi học sinh trường chuyên thi kém trường ngoài vì chạy theo thành tích luyện ?ogà nòi? nên học lệch. Vậy mà 64 tỉnh thành đều đạt thành tích học sinh tốt nghiệp phổ thông từ 90% trở lên (?!) Vậy mà người ta vẫn cứ thi nhau hạ điểm chuẩn ở các trường CĐ-ĐH để hoàn thành chỉ tiểu tuyển sinh (?!) Vẫn căn bệnh thành tích, trong buổi trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội năm đó, ông Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã dõng dạc khẳng định chất lượng học sinh phổ thông cơ bản là tốt và ông dẫn ra hàng loạt số liệu thành tích học sinh đoạt giải quốc tế, số sinh viên đạt điểm xuất sắc tại 2 trường ĐH lớn của Úc. Thế nên tôi đã có ngay bài ?oChân lý và ngụy biện? với hàng loạt con số, sự kiện để chất vấn và phản bác lại những lời ngụy biện ấy trên Văn Nghệ Trẻ (4/2004). Tôi còn dẫn lời GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để minh xác điều tôi phản bác. Ông Chu Hảo dám đem cả học vấn và sinh mạng chính trị ra thế chấp mà khẳng định rằng nếu làm cuộc kiểm tra đột xuất, công khai, minh bạch thì chỉ có 28% học sinh nông thôn, 35% học sinh đô thị trên cả nước đạt tiêu chuẩn do chính Bộ GD-ĐT đề ra. Lại nữa, Bộ GD-ĐT lâu nay tuyên truyền về thành tích 64 tỉnh thành đạt phổ cập Tiểu học và hiện đang có rất nhiều tỉnh thành đạt phổ cập Trung học cơ sở, thậm chí Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang phấn đấu phổ cập Trung học phổ thông. Thế nhưng trong một bài báo khác, tôi chất vấn ông Bộ trưởng rằng tại sao năm 2004 ta phải vay Ngân hàng Thế giới 245 triệu USD để triển khai chương trình xóa mù chữ trở lại và phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi cho các tỉnh, huyện vùng sâu vùng xa? Đành rằng tiêu chuẩn phổ cập Tiểu học của thế giới vẫn cho phép một tỷ lệ học sinh không đúng độ tuổi, song không thể lớn, vậy phải chăng thành tích lâu nay là ảo? Đương nhiên lời chất vấn này cũng rơi vào im lặng.
    Điều vô cùng nguy hiểm là căn bệnh thành tích bấy lâu nay đã lan truyền trong ngành giáo dục-đào tạo, thành thứ dịch còn khó dập hơn cả cúm H5N1 như: cấp Trường báo cáo láo cấp Sở, cấp Sở gian dối với cấp Bộ, thầy nâng điểm - trò mua bằng, thầy thả lỏng cho trò quay cóp - trò hoặc phụ huynh của trò mặc cả với thầy trước mỗi kỳ thi? Hình ảnh thầy trong mắt trò ngày càng xấu đi đến mức thảm hại, còn trò thì nuôi dưỡng thói gian dối từ khi ngồi ghế nhà trường, tất sau này không ít em sẽ thành công dân phế phẩm của xã hội văn minh, tàn hại đất nước, làm tan vỡ cả hạnh phúc gia đình. Điều này tôi đã cảnh báo từ năm 2000, trong tác phẩm văn học ?oBằng giả? Người giả? (Báo Văn Nghệ 21/4/2000).
    Thứ hai, ở lĩnh vực kinh tế, bệnh thành tích tiềm ẩn nỗi lo phát triển không bền vững. Ta có thể gặp ở bất cứ đâu trên đất nước còn nghèo túng những công trình kém chất lượng vì tham nhũng và cả vì những đợt thi đua hoàn thành gấp rút công trình lập thành tích nhân dịp ngày lễ, nhân dịp đại hội Đảng?
    Trước cửa nhà tôi là con đường Lê Văn Lương. Năm 2003, nhân dịp chào mừng SEA Games 22, người ta gấp rút san ủi, rải nhựa đoạn từ cầu Hòa Mục đến ngã tư giao cắt đường 361, tập trung vật tư nhân lực làm thông 3 ca để kịp thông cầu, thông đường. Oái oăm thay, SEA Games 22 vừa kết thúc chưa đầy 1 tuần thì họ ủi sạch bong, đào bới một con mương ngầm, rồi nắn đường, làm lại toàn bộ đoạn này. Cách đó không xa, lập thành tích chào mừng ngày 10/10/2001 và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp ở Hà Nội, đọan đường cao cấp trên đại lộ Nguyễn Chí Thanh từ ngã tư Vĩnh Hồ đến ngã tư đường Láng chỉ loáng trong ít ngày vừa giải tỏa vừa san ủi, trải nhựa, lắp đặt đèn cao áp, xây bồn hoa làm chỉ giới thật đẹp? đều hoàn thành mỹ mãn. Hai ngã tư lớn, mật độ xe cộ dày thiếu hẳn hệ thống đèn chỉ báo giao thông nên tắc xe thường xuyên, rồi hệ thống cáp quang và nhiều công trình ngầm khác chưa có, nhưng không sao, lập thành tích cái đã, qua ngày lễ trọng, chờ 1-2 năm sau sẽ lại đào lên mà lắp đặt càng hay, lại thêm một dịp nữa lập thành tích nhân dịp gì gì đó, tiền là tiền dân, sức cũng là sức dân, vô tư đi. Gần đây, tốn nhiều bút mực, xôn xao dư luận về bệnh ?othành tich nhân dịp? là các công trình: Tượng đài kỷ niện 50 chiến thắng Điện Biên tốn 57 tỷ vừa làm đã sụt. Tượng đài và công viên Hoàng Quốc Việt ở thị xã Bắc Ninh, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông xảy ra sự cố đổ 30 mét tường 1 ngày trước lễ khánh thành nên không có người chết, nhưng cũng tốn tiền tỷ. Đặc biệt, tượng đồng vua Lý Thái Tổ nhân dịp 995 năm Thăng Long - Hà Nội cũng vì chạy theo thành tích, đốt cháy thời gian nên không kịp thẩm định kỹ càng, chỉ khi dựng lên rồi ai qua cũng ngỡ ngàng vì thấy vua nước mình đội mũ thiên tử triều Tống. Những tượng đài khác có hư hỏng thì mang tiền dân ra sửa được, còn tượng vua Lý kia nên phá đi đúc lại hay cứ đành để đó giữa công viên bên hồ Hoàn Kiếm, với nỗi nhục muôn đời cho con cháu ta hứng chịu?
    Khi tham gia đề tài điều tra đời sống nông thôn Bắc Việt Nam giai đoạn 1954- 1975, tôi còn giữ lại được nhiều số liệu và sự kiện về nỗi thống khổ của nông dân Thái Bình, do bệnh thành tích thời đó. Đơn cử như phong trào 5 tấn thóc/ 1 Ha xuất phát từ hợp tác xã Vũ Thắng, huyện Vũ Thư vốn đã là thành tích ảo, nhưng hàng loạt hợp tác xã khác trong tỉnh cứ hùa theo năng suất đó báo cáo lên để lấy thành tích. Thời đó, Nhà nước định mức thu mua lương thực theo sản lượng và năng suất của hợp tác xã báo cáo lên. Một khi đã báo cáo gian dối thì đương nhiên định mức thu mua lương thực sẽ tăng và Ban quản trị không còn cách nào khác là cấu thêm vào cót thóc vơi toen hoẻn của dân để nộp cho đủ. Kết quả dân đói càng thêm đói triền miên năm này qua năm khác, còn cán bộ được thành tích, thăng quan tiến chức. Tréo ngoe ở chỗ khi đã biết rõ sự thật, nhưng bộ máy tuyên truyền đã trót thổi lên thành phong trào rầm rộ thì thay vì trừng trị kẻ gian dối, người ta lại tập trung giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu, máy kéo, máy cày, kỹ sư nông nghiệp ưu tiên đầu tư về cho riêng hợp tác xã Vũ Thắng làm tủ kính để khách nước ngoài và các địa phương ở chiến trường miền Nam tham quan mô hình ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Một con đường nhựa thẳng tắp, chuyên dùng đón khách (thời đó ở nông thôn là cực hiếm) được mở từ quốc lộ vào đến tận cửa văn phòng Ban chủ nhiệm, nơi quanh năm dựng rạp tiệc tùng thết khách tham quan, giữa lúc nhiều nơi trong tỉnh nông dân đói dài. Thế nên khi đọc báo Thanh Niên số ra ngày 6/12/2005, ngoài mấy bài phê phán bệnh thành tích làm hỏng nền bóng đá, kéo lùi cả nền thể thao nước nhà so với nhiều nước Đông Nam Á, tôi rất tâm đắc với bài ?oBệnh thành tích đã lan rộng? của tác giả Ngọc Minh trên mục ?oChào buổi sáng?. Tác giả đã báo động cho tôi và cộng đồng: Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra ở các đại hội đảng bộ của hầu hết các địa phương (11-12%) đều cao hơn chỉ tiêu của quốc gia đang phải vật lộn trầy da tróc vẩy mới mong duy trì được (8%).
    Thứ ba, trong lĩnh vực thể thao, chỉ cần nhìn vào SEA Games 22 và 23 đã thấy vấn nạn nhãn tiền. Nhìn rộng ra toàn nền thể thao nước nhà, ta lại thấy Ủy ban Olympic Quốc gia chỉ nhăm nhắm đầu tư nhiều vào các môn võ thuật có hy vọng tăng số huy chương ở các kỳ SEA Games, quên đi cái gốc cơ bản là điền kinh. Nhìn lại thành tích đứng đầu khu vực ở SEA Games 22 do ta là nước chủ nhà, thử hỏi có bao nhiêu huy chương ở các môn điền kinh? Ít lắm! Cũng theo một bài báo trên tờ Thanh Niên số ra ngày 6/12/2005, tại SEA Games 22 ta tốn cỡ 200 triệu USD cho thành tích 100 huy chương vàng, tính ra cỡ 2 triệu USD cho 1 huy chương, một con số thèm khát cho biết bao vận động viên điền kinh nước nhà từ số lẻ của cục tiền mua danh hão đó. Mục tiêu cao cả của phong trào Olympic thế giới là một dân tộc khỏe mạnh, đất nước sẽ phú cường, gia đình sẽ hạnh phúc, tâm hồn mỗi cá nhân con người sẽ lành mạnh và nhờ thế hành tinh này mới ấm nồng tình hữu nghị giữa các dân tộc. Bởi vậy điền kinh mới đích thực là hồn cốt của mỗi kỳ Olympic, vì nó mô phỏng mọi họat động sinh lý của cơ thể con người từ thời tiền sử đến thời hiện đại.
    Cám ơn SEA Games 23! Cám ơn nỗi buồn bóng đá SEA Games! Cám ơn cô gái dũng cảm Vũ Thị Hương đã một mình chống lại cả tập thể quan chức Olympic quốc gia, khi họ vì bệnh thành tích ép cô phải vào nhóm chạy ở cự ly không hợp sở trường. Dù bị loại khỏi đội tuyển, nhưng cô vẫn âm thầm bền bỉ tập luyện trên đường chạy đầy xỉ than ở Thái Nguyên để rồi quay lại tham gia đoàn thể thao Việt Nam, trở thành nữ hoàng điền kinh SEA Games 23, trên đường đua tốc độ sở trường 100 mét nữ. Chính Hương, cô gái vàng thể thao việt Nam dũng cảm đã gợi ý tôi, từ sự kiện SEA Games 23, suy gẫm và nhận diện một vấn nạn mới mà không mới của sự phát triển - Bệnh thành tích trên bình diện xã hội.
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Tôi nghĩ rằng người Việt nam chúng ta không có được đức tính này! Cứ hỏi những người VN ở nước ngoài xem, những người nước ngoài nhìn người VN thế nào, có trọng danh dự, thể diện không khi chúng ta đi đến đâu là trộm cắp đến đó. Thử hỏi có ổ đĩ điếm nào trên thế giới thiếu mấy nàng không!
    Nếu chúng ta trọng danh dự, nhân phẩm thì đã không có cảnh các em gái xếp hàng chờ lấy chồng Đài loan. Nếu chúng ta trọng danh dự thì đã không có những kẻ đi buôn lậu ma túy, bị bắt rồi, mà gia đình và cộng đồng đứng ra xin xỏ. Biết trọng danh dự thì phải dám làm, dám chịu chứ "có gan ăn cắp, phải có gan chịu đòn".....
  10. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    hề hề, bác gì trên tawalas nói láo một cách trắng trợn đoạn bôi vàng về con đường.
    Tôi thi công đoạn đường đó, khẳng định là lời nói láo vô liêm sỉ của người viết bài vì:
    Trước khi mở đường, đoạn từ cầu Hòa Mục đến đường 361 hoàn toàn là vườn chuối, các vũng lầy. Thực chất nó là mương tiêu nước nối từ đường bêtông đến sông Tô Lịch. Đoạn từ 361 về sông Tô là đoạn cạn, chỉ có nước chảy về mùa mưa.
    Khi thi công, để thay mương, người ta làm 1 cống hộp lớn dưới 1 làn đường phía trái. Vì vậy việc bóc đường làm lại là vô nghĩa và ngu xuẩn, vì phải bóc cả cái cống hộp bê tông cốt thép cực lớn dài hơn 300m.
    Điểm tồn tại sau Seagames là điểm nối từ cống hộp vào sông Tô Lịch, có cửa chắn và sân tiêu năng, nằm lệch khỏi con đường.
    1 đoạn khoảng 20m này chưa bao giờ được trải phẳng phiu như tác giả nói ở thời điểm trước và trong Seagames 22.
    Chuyện "ở cửa nhà" mà còn bịa đặt như vậy, hẳn là dụng ý không tốt lành gì.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này