1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt ở Canada

Chủ đề trong 'Canada' bởi netwalker, 10/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0

    Theo quyết định của Hội đồng thành phố Québec, tượng đài Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam được đặt tại công viên trung tâm Québec, đối diện với Tòa Thị chính thành phố, nơi có khá nhiều tượng đài kỷ niệm các danh nhân văn hóa của toàn thế giới. Tượng bằng đồng, bán thân, khắc họa Nguyễn Trãi đội mũ cánh chuồn đại lễ, được đặt trên bệ bằng đá hoa cương, do một nhà điêu khắc Việt kiều ở Québec thực hiện. Mặt trước bệ có khắc dòng chữ lớn: Nguyễn Trãi (1380-1442), phía dưới là phù điêu bằng đồng đắp nổi hình chùa Một Cột, một biểu tượng tiêu biểu của Việt Nam. Dưới hình chùa Một Cột có dòng chữ: "Tổ chức Văn hóa - Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận nhà chính trị và nhà văn này là danh nhân tiêu biểu nhất của văn hóa Việt Nam". Cộng đồng người Việt ở Québec tặng nhân dân thành phố Québec bức tượng này để ca tụng tình thân hữu giữa hai cộng đồng
  2. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0

    À mà quên, đối diện toà thị chính thì chả có gì, ngoài mấy quán bia và quán ăn cho khách du lịch. Còn tượng cụ Trãi không phải là tượng bán thân, chỉ có tượng chân dung của cụ, đầu nghiên nghiên mặt cười cười, đội mũ cánh chuồn, trông khá là cổ quái và cũng không đặt ở công viên trung tâm, đây là 1 phố nhỏ thôi, dựa lưng vào thành cổ
    Em ơi Hà Nội phố
    Ta còn em tà áo nhung huyết dụ
    Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa
    Phường cũ bên danh người đẹp lụa
    Ngõ phố nào in dấu gót hài hoa.
    MTH@
    Được mth sửa chữa / chuyển vào 22:28 ngày 27/01/2004
  3. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Thôi đành phải vào giãi bầy với các chú vụ này vậy. Hôm trước anh có bốt ảnh cụ Nguyễn Trãi lên. Sau 10 tiếng quay lại thì có thằng khốn nạn nào dám sửa ảnh cụ Nguyễn thành 1 cái ảnh rất vô văn hoá.
    Tình hình là như vậy.
    [​IMG]
    Em ơi Hà Nội phố
    Ta còn em tà áo nhung huyết dụ
    Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa
    Phường cũ bên danh người đẹp lụa
    Ngõ phố nào in dấu gót hài hoa.
    MTH@
  4. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, xem bằng 2 tên miền khác nhau thì xuất hiện 2 ảnh khác nhau, xem bằng tên miền www.ttvnol.com thì xuất hiện ảnh Saddam và con lừa, xem bằng tên miền www3.ttvnol.com thì xuất hiện ảnh cụ Nguyễn Trãi. Tôi cũng nhận được than phiền @MTH post ảnh bậy bạ, hoá ra là không phải do @MTH. Nhưng có 1 thắc mắc, nếu ai sửa ảnh của @MTH thì phải có dấu hiệu người sửa chữa bài bên dưới, đằng này tôi không thấy dấu hiệu sửa chữa của Admin hoặc Mod, ---> có thể do TTVNOl bị hacker nghịch chút đỉnh, bởi tình hình dạo này bọn hacker hay nghịch ngợm lém, chắc thấy chủ đề này nhiều người để ý cho nên mấy tay hacker thử tay nghề. Thế nhé, chúc bác @MTH vui vẻ, và tiếp tục đóng góp thông tin bổ ích.
  5. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Người Việt Tại Montréal
    Hiện diện tại thành phố Montréal từ trước năm 1975, là những sinh viên Việt Nam, theo học tại các đại học ở Quebéc , cọng với những sinh viên đã tốt nghiệp tại các đại học Hoa Kỳ, không hồi hương, sang định cư, làm việc.
    Theo bài báo : ''''giới thiệu thành phố Montréal'''' năm 1992, con số người Việt ở Montréal vào thời trước 1975 có khoảng 200 người. Sau 1975 số lượng này tăng đến 3000 người. 4000 người Việt, trên đất Montréal, tính đến năm 1992. Hiện nay, năm 2000, số lượng người Việt tăng khoảng 5%.
    .....
    Cũng như nhiều sắc tộc khác, người Việt tại Canada nói chung, tại Montréal nói riêng, một mặt lo ổn định đời sống, hội nhập với xã hội mới, một mặt lo bảo tồn, phát huy nguồn gốc và tinh thần dân tộc của mình. Hương tình đồng hương đã sớm giúp những người xa tổ quốc tìm lại với nhau. Mái chùa, nóc giáo đường, phòng họp mặt...là những tụ điểm thiết yếu, đã sớm được thành lập, phát triển, giúp cho sự đánh giá có cơ sở xác định tầm lớn mạnh của một cộng đồng trên xứ người.
    Ðời sống người Việt tại thành phố Montréal nhìn chung nằm trong mức ổn định, khả quan, đa số đã trở thành công dân Canada, với hai quốc tịch trên người. Họ sinh sống trong đủ ngành nghề, từ lao động chân tay đến lao động trí óc. Người làm công, kẻ làm chủ, mọi sinh hoạt ăn khớp, theo kịp với các sắc tộc di dân khác, lẫn người bản xứ. Người làm công hiện diện hầu hết ở các hảng, xưởng, xí nghiệp...đủ mọi ngành : từ may mặc, in nhuộm, bố thắng, điện tử ... đến bưu điện, cảnh sát, các cơ quan nhà nước. Trước năm 1992, Montréal đã có 200 y sĩ Việt nam có bằng hành nghề, 160 dược sĩ, và 50 nha sĩ. Các con số này, ngày nay chắc đã tăng gấp bội , vì sinh viên Việt Nam tốt nghiệp Y Nha Dược mỗi năm một nhiều. Ðiều quan trọng, cần ghi nhận là dù ở bất cứ công việc nào, công nhân gốc Việt cũng được đối đãi bình đẳng, không bị bóc lột sức lao động. Họ được hưởng đầy đủ mọi qui chế như người bản xứ.
    Về thành phần tự làm chủ công việc của mình, người Việt mở hảng xưởng điện nước, may mặc, kiến trúc xây dựng nhà cửa, garage xe, các loại máy móc điện tử...Rải rác trong trong thành phố, chen chúc, sánh vai với người bản xứ, người sắc tộc khác là những cửa hàng của người Việt, từ thẩm mỹ viện, hiệu uốn tóc đến tiệm hoa, tiệm vàng, hiệu ảnh, trung tâm thực hiện vidéo, trung tâm cho thuê vidéo...đến cả vũ trường cũng có mặt. Dĩ nhiên các dược phòng, các tiệm thuốc tây, các phòng mạch của bác sĩ, nha sĩ, các văn phòng luật sư, chưởng khế, địa ốc, du lịch đều hiện diện đông đảo. Nhưng nhộn nhịp, nhiều màu sắc nhất có lẽ là
    những cửa hàng ăn uống. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc, từ độc đáo, cầu kỳ đến đơn giản, bình đạm đều có mặt trên thành phố ấm tình người này. Phở, Chả Giò có lẽ là hai món làm quen với khẩu vị người da trắng nhanh nhất. Ngày nay thực khách gốc Việt không còn được cái ngạc nhiên thích thú trước những bàn tay to lớn đánh vật với đôi đũa bé nhỏ một cách vụng về, tích cực.
    Dù phải dành nhiều thời gian cho công việc mưu sinh, người Việt cũng không thiếu vắng trong nghĩa vụ của một công dân mới. Họ hiện diện đông đảo trong mọi phòng phiếu của chính quyền tổ chức. Họ tham gia, chia xẻ hết mình trong nhiều lễ lạc, cuộc vui công cộng. Với bản tính ngay thẳng, hòa nhã, người Việt Montréal đã thật dễ dàng hội nhập vào một xã hội đa văn hoá . Tình trạng kỳ thị màu da không bắt gặp ở thành phố này. Một kiểm nghiệm đơn giản : hãy vào bất cứ một phòng mạch của một bác sĩ hoặc nha sĩ Việt Nam, màu da của thân chủ ông ta có lẽ đã thay được cái kết quả. Ðiều này, hình như không phải là dễ có trong một thành phố nằm ngoài đất nước Canada.
    Được luongvec sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 13/02/2004
  6. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Chung Ngọc My ?" Vẻ đẹp Việt thuần khiết trên sàn diễn Canada
     Với chiều cao 1m68, Ngọc My chỉ được liệt vào top người mẫu loại 2 ?" những người mẫu nhỏ con có thân hình Châu Á. 5 năm sải chân trên sàn catwalk cũng giúp cô có được những đêm diễn đáng nhớ trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như việc hòa nhập vào cộng đồng người Canada và giúp cô đoạt thêm rất nhiều giải thưởng... Trong đó, đáng nh[​IMG]ớ nhất là giải Petite Model of the year 2002 dành cho các cô gái tuổi từ 16 đến 19. Năm ngoái, My cũng được đến tham dự tuần lễ thời trang Toronto Fashion Week, tuần lễ thời trang lớn nhất trong năm của Canada. Giải thích về cái tên tiếng Anh giống với cô ca sĩ nổi tiếng người La-tinh với biệt hiệu J.Lom mẹ của người mẫu Việt kiều Chung Ngọc My cho biết khi mang thai My được 3 tháng, bà xem trên kênh truyền hình của Canada có một bộ phim rất hay, nhân vật chính tên là Jennifer. Vì vậy, khi sinh Ngọc My, bà quyết định đặt tên tiếng Anh cho con là Jennifer. Cái tên cũng như là số mệnh phải gắn với nghệ thuật và... sự nổi tiếng. Sinh tại Canada, năm nay 19 tuổi nhưng việc gì cũng phải hỏi mẹ. Bố mẹ Chung Ngọc My sang đó từ năm 80, mẹ là người Hà Nội, giờ Ngọc My còn một ông cậu sống ở Thủ đô. Bố My là người gốc Hoa, hiện đang công tác tại trường đại học thành phố Guelph, bang Ontario, nơi gia đình My sinh sống. Vì gia đình không theo nghệ thuật nên bố và anh trai không thích sự nghiệp My đang theo đuổi nhưng chiều con, bố My vẫn động viên cô trong những lần cô xuất hiện trên sàn sân khấu dù lớn hay nhỏ. Ngọc My phát hiện ra mình đẹp khi bước vào năm 13 tuổi. Năm đó, một trường đào tạo người mẫu của thành phố Guelph mở cuộc thi tuyển. My liền xin phép mẹ cho đăng ký tham gia và giành luôn giải nhất vượt qua rất nhiều thí sinh người nước ngoài. Ở thành phố My sống và ngay cả trên đất nước Canada, hoạt động của người mẫu không thực sự nhộn nhịp và ổn định, nên đa phần người mẫu có cuộc sống khá bấp bênh. Nhưng với My cô chỉ đi theo nghề này như một bước khẳng định mình và cũng thỏa mãn ý thích khi còn bé. Ước mơ của My vẫn là trở thành một nhà tạo mẫu tài ba. Từ bé đã biết làm điệu nhưng lại có năng khiếu chơi tất cả các môn thể thao, Ngọc My thường xuyên là thành viên của câu lạc bộ ?ođấm tự do?, bộ môn này khá giống với môn đấm bốc nhưng kiêm cả đá. Thậm chí có những cuộc thi cô còn đóng vai trò là người quản lý của các vận động viên. Theo học bộ môn này vì My thấy tạng người yếu từ bé, muốn nâng cao thể lực. Sau rất nhiều năm luyện tập, không những My có được sức khỏe như ý mà còn có một vóc dáng yêu kiều. Chuyến đi về Việt Nam 6 tuần vừa qua đã giúp My hiểu thêm rất nhiều về quê hương của mẹ. Cô cũng được nghe nhiều nhạc Việt và dần thích Mỹ Tâm, Phương Thanh, Hồng Nhung... Ngọc My cũng liên lạc được với một số công ty đào tạo người mẫu ở Hà Nội nên được xem những buổi biểu diễn mang tính chất giao lưu. Không giấu được sự xúc động, My muốn sau khi hoàn thành chương trình đại học ở Canada, My sẽ quay về Việt Nam để tham gia hoạt động biểu diễn.
    Được luongvec sửa chữa / chuyển vào 14:47 ngày 29/03/2005
  7. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Giáo sư, Tiến sĩ Lương Văn Hy
    ? Quá trình công tác, thành tích, công trình nghiên cứu:
    - Ông Lương Văn Hy nhận bằng cử nhân tại đại học Berkeley, California năm 1974,
    - Nhận Bằng Tiến sĩ tại đại học Harvard, Hoa Kỳ, năm 1981.
    - Giảng dạy tại Đại học Hamilton (5 năm) và Đại học Johns Hopkins (4 năm) ở Hoa Kỳ trong thập kỷ 1980; và ở Đại học Toronto ở Canada từ 1990 (Giải thưởng giảng dạy xuất sắc năm 1994).
    - Hiện ông là giáo sư Nhân học, chủ nhiệm khoa, Trường Đại học Toronto - Canada.
    - Ông quan tâm nghiên cứu các lĩnh vực như: tác động tương tác của ngôn từ, cấu trúc xã hội, kinh tế trong vùng Đông và Đông Nam Á.
    - Ông từng là chủ tịch nhóm Việt Nam học trong Hội Á Châu học tại Bắc Mỹ (nhiệm kỳ 1998-2001); được bầu là thành viên của Hội đồng Đông Nam Á học của Hội Á Châu học tại Bắc Mỹ (nhiệm kỳ 1994-97); được bầu vào Ủy ban đạo đức nghề nghiệp của Hội Nhân học Mỹ; cũng như đã từng là thành viên của ban Đông Nam Á của Hội đồng khoa học xã hội Mỹ và Hội đồng các hội thông thái Mỹ (American Council of Learned Societies).
    - Ông được đưa vào Canadian Who?Ts Who (Những người cần biết đến ở Canada, năm 1996 và tiếp theo) và Who?Ts Who in the Twenty-First Century (Những người cần biết đến trong thế kỷ 21; do International Biographical Centre ở Cambridge, Anh, xuất bản, từ năm 2002)

    Giáo sư, Tiến sĩ Lương Văn Hy
    Sinh năm: 1953
    Hiện đang định cư: Canada


    ? Các tác phẩm chính:
    - Hành sử ngôn từ và ngữ nghĩa: Hệ từ Việt về người (John Benjamins, 1990).
    - Cách mạng làng xã: truyền thống và chuyển đổi ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1925 đến 1988 (University of Hawaiii Press 1992).
    - Văn hóa và Kinh tế: tiến trình tạo hình của chủ nghĩa tư bản ở Đông Á. (University of Michigan Press, 1997, đồng chủ biên với Timothy Brook).
    - Giới, ngôn từ và nhóm xã hội từ hiện thực tiếng Việt (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 2000).
    - Việt Nam sau chiến tranh: Động thái của một xã hội (Rowman & Littlefield, 2003, Lương văn Hy chủ biên)
    Ông viết rất nhiều các chương sách và các bài cho một số tạp chí chuyên ngành về ngôn từ, tổ chức xã hội, và kinh tế ở Việt Nam.
    Chương trình nghiên cứu hiện nay của ông tập trung vào ngôn từ, giới, kinh tế chính trị và sự biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa trong cộng đồng nông thôn và mối quan hệ với quá trình di dân từ nông thôn lên thành thị.

    ? Đóng góp cho quê hương Việt Nam:
    - Từ năm 1987, ông đã liên tục hợp tác với các Viện nghiên cứu tại Việt Nam, giúp đào tạo nhiều nghiên cứu viên trẻ, và thực hiện các cuộc nghiên cứu và thực địa tại Việt Nam.
    - Ông cũng đã tạo điều kiện cho một số nhà khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu và theo học tại Đại học Toronto, Canada; và cũng đã hổ trợ cho nhiều đoàn chính thức của Việt Nam làm việc tại Canada trong khuôn khổ hợp tác song phương Việt Nam - Canada, cũng như trong khuôn khổ hợp tác đa phương.
    - Ông cũng đã giảng trong một số chương trình đào tạo sau đại học của Viện Khoa học xã hội Viêt Nam, của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, và của một vài cơ quan nghiên cứu và đào tạo khác trong nước.
    Được luongvec sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 18/02/2005
  8. luongvec

    luongvec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    1.062
    Đã được thích:
    0
    Nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn
    ? Đôi nét tiểu sử và thành tích:
    Đặng Thái Sơn là con của nhà thơ Đặng Đình Hưng và nữ nghệ sĩ dương cầm Thái Thị Liên - một trong những nữ nghệ sĩ dương cầm đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp khoa Dương cầm tại Nhạc viện Prague - Tiệp Khắc.
    Sơn bắt đầu học piano với mẹ từ năm 4 tuổi. Năm Sơn 12 tuổi (1970), mẹ của Sơn trở về từ cuộc thi Chopin (Warszawa ?" Ba Lan) đã mang theo những đĩa nhạc Chopin. Những bản polonaise bất hủ, những bản prelude, những điệu vũ nhạc marzuka... của Chopin đã làm tâm hồn nhạy cảm của Đặng Thái Sơn trở nên ngây ngất .
    Năm 1974, giáo sư âm nhạc người Nga Isaac Katz trong 6 tháng phụ trách bộ môn âm nhạc cổ điển Tây phương tại nhạc viện Hà Nội đã phát hiện ra Đặng Thái Sơn và góp tiếng nói, đề nghị Nhà nước cho anh được sang Nga đào tạo tại nhạc viện Tchaikovsky (Nga).
    - 1980, Đặng Thái Sơn vinh dự nhận giải nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ 10, tại Warszawa (Ba Lan). Ông là người châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng này.
    - Năm 1999, Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ piano duy nhất không phải là người Ba Lan được mời đến dự buổi hòa nhạc nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của Chopin.
    + Đặng Thái Sơn từng được mời lưu diễn tại hơn 40 nước trên thế giới.
    + Là Giáo sư danh dự của Trường Đại học Âm nhạc Kunitachi tại Tokyo (từ năm 1987)
    + Đang giảng dạy cho sinh viên Khoa Âm nhạc Trường Đại học Montreal - Canada.
    + Là người Á Đông đầu tiên được chọn vào Ban giám khảo Concours Chopin năm 2005.

    Sinh năm 1958 tại Hà Nội
    Định cư ở Canada


    ? Đóng góp cho Việt Nam:
    - Cùng một nhóm bạn người Nhật, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn đã thành lập một quỹ từ thiện chủ yếu giúp đỡ Nhạc viện Hà Nội. Cũng từ quỹ từ thiện này, Đặng Thái Sơn kêu gọi chính phủ Nhật hỗ trợ sách nhạc, đàn? cho một số trường tại VN. Anh vẫn thường về Việt Nam mỗi năm để tham dự những buổi hòa nhạc lớn tại Hà Nội cũng như TP.HCM.
    - Hiện nhạc sĩ Đặng Thái Sơn đang giảng dạy cho sinh viên Khoa Âm nhạc Trường Đại học Montreal ?" Canada. Anh dự định sẽ làm "chiếc cầu" đưa các sinh viên nhạc viện VN sang Canada du học. Mỗi lần về thăm VN, anh rất vui khi thấy đất nước ngày càng phát triển và hoạt động âm nhạc ở VN cũng đã có những dấu hiệu thăng hoa.

Chia sẻ trang này