1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt ở Nga - Số phận chợ Vòm

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Phong_, 01/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Người Việt ở Nga: Từ 1/4 "đi chợ" bị cấm?
    Cuối tháng 11/2006, Chính phủ Nga đã ban hành Nghị định về người lao động và nhập cư, trong đó nội dung quan trọng nhất là kể từ ngày 01/04/2007 cấm người nước ngoài bán lẻ trên các chợ ở toàn nước Nga.
    Chỉ còn vài ngày nữa, nghị định này sẽ có hiệu lực, cuộc sống của hàng triệu người nước ngoài đang sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ trên lãnh thổ Liên bang Nga, trong đó có hàng chục ngàn người Việt cũng sẽ gặp khó khăn.
    Làm thế nào để bà con có thể "trụ lại" và tiếp tục làm ăn lâu dài tại Nga là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Chúng tôi đã thực hiện cuộc trao đổi ngắn với ông Phạm Dũng Tiến, Giám đốc Trung tâm Thương mại Togi, một trong hai "khu chợ" hiếm hoi của người Việt tại Moscow không bị ảnh hưởng bởi Nghị định này.
    Dưới cái nhìn của một doanh nghiệp nước ngoài đã kinh doanh tại Nga hàng chục năm, ông nghĩ sao về Nghị định của chính phủ Nga ngày 01/3/2007 cấm người nước ngoài bán lẻ tại các chợ trên toàn nước Nga?
    Theo góc nhìn của của cá nhân tôi, chính phủ Nga chắc chắn sẽ phải xem xét lại chính sách này, vì nó có ảnh hưởng rất xấu đến cộng đồng người nước ngoài ở Nga nói chung, trong đó có người Việt.
    Theo tôi hiểu, thực chất, chính phủ Nga chỉ muốn hợp thức hoá mọi hình thức lao động mà họ có thể quản lý và thu được thuế, chứ đây không phải là chính sách kỳ thị chủng tộc. Đây là việc đương nhiên mà bất cứ quốc gia nào cũng sẽ phải làm. Tuy bề ngoài, việc này có vẻ như sẽ mang lại cho chính phủ Nga khoảng 8 đến 10 tỉ USD/năm từ việc thu thuế, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có những ảnh hưởng xấu như: giá cả tăng cao, chợ búa vắng vẻ, lưu thông hàng hoá, nhất là thực phẩm, bị đình trệ.
    Cần phải nhấn mạnh rằng, người chịu thiệt đầu tiên của chính sách này lại chính là những người lao động nghèo của nước Nga, họ bắt buộc phải mua những hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như thực phẩm, quần áo, giày dép... với giá cao gấp nhiều lần so với trước đây.
    Nguyên do là vì những người bán lẻ nước ngoài tại Nga chính là đầu mối, là trung gian vận chuyển hàng hoá từ các nước xung quanh vào Nga, đặc biệt là vải vóc, thực phẩm với giá rẻ. Theo dư luận, Quốc hội Nga có vẻ như muốn xem xét lại chính sách này, vì tác dụng tốt chưa thấy xuất hiện mà tác động tiêu cực đã khá nhiều: người dân Nga không ủng hộ, vì nếu kênh bán lẻ của người nhập cư bị cấm thì họ chỉ còn có thể vào siêu thị, nơi mà hàng hoá khá đắt đỏ so với bên ngoài.
    Ông có dự báo gì không?
    Tôi nghĩ, có thể phía Nga sẽ nới lỏng hơn và tăng hạn ngạch sử dụng lao động từ nước ngoài vào của các công ty, được như thế là quá tốt. Trung tâm thương mại Togi vừa qua được phép sử dụng 500 lao động từ nước ngoài vào, nhưng thực tế hiện nay số lao động này vượt gấp 5 lần. Nếu có sự điều chỉnh về hạn ngạch sử dụng lao động nước ngoài, công ty tôi sẽ có thể giúp cho nhiều bà con của mình hợp thức hóa giấy tờ hơn.
    Một hình thức có thể sẽ áp dụng sau ngày 1/4, họ sẽ chỉ khống chế số lượng người nước ngoài bán lẻ ở các chợ theo một tỉ lệ nào đó, chứ không cấm tuyệt đối như tinh thần của Nghị định đã ban hành. Lý do vì hiện nay, nước Nga đang thiếu lao động trầm trọng, họ thiếu khoảng 5 triệu lao động, nên chắc chắn họ sẽ không hắt hủi bộ phận lao động nước ngoài. Chỉ có điều, người lao động nước ngoài phải chuẩn bị cho mình một tư thế hợp pháp nếu muốn tồn tại lâu dài tại Nga, tối thiểu là phải có Giấy đăng ký hộ khẩu và Giấy phép lao động.
    Trước tình hình trên, nhiều người chán nản muốn bán tống bán tháo hết cơ nghiệp để quay về Việt Nam, vậy theo ông, lựa chọn khôn ngoan nhất trong lúc này là gì?
    Dưới góc độ một nhà kinh doanh, tôi nhận thấy, Nga vẫn là một thị trường mênh mông chưa được khai thác hết và cơ hội làm ăn phát đạt là rất lớn cho tất cả mọi người. Vì vậy, có lẽ chưa nên về Việt Nam vội, mà ráng cố gắng hợp thức hoá giấy tờ để được phép lao động hợp pháp, vì phía Nga chắc chắn không đóng cửa hoàn toàn. Mỗi năm, họ đều có một số lượng "ân xá" nào đó, để những người bất hợp pháp trở thành hợp pháp.
    Công ty Togi cũng đang hợp thức hoá lao động cho bà con một cách tối đa, nhưng gặp rất nhiều khó khăn vì chính sách hạn ngạch. "Cửa thì hẹp", nhưng số lượng bà con đặng ký lại quá đông. Một số bà con cũng ráng đi tìm những cửa khác, nhưng luật Nga hiện giờ cũng khá chặt chẽ và có những mức phạt rất nặng, họ không chỉ phạt người lao động mà còn phạt cả người sử dụng lao động bất hợp pháp với mức phạt cao chưa từng có: 600 ngàn rúp/người/lần, tương đương 20.000 USD
    Xin được nói thêm, sở dĩ đến nay, Togi và Asian - 2 khu "chợ" hiếm hoi của người Việt tại Moscow - không chịu ảnh hưởng của lệnh cấm người nước ngoài buôn bán lẻ vì hai nơi này hoạt động theo mô hình Tổ hợp thương mại, thuế má được tính theo số liệu của các máy tính tiền từ những gian hàng bán lẻ chứ không phải là "thuế khoán" như các chợ bán lẻ.
    Cho đến thời điểm này, về cơ sở vật chất, Togi có thể đảm bảo được việc không bị đóng cửa, nhưng nếu người lao động bên trong không hợp pháp, phía chính quyền sẽ phạt chính công ty. Công ty thì rất khó mời những người không có giấy phép ra khỏi khu thương mại, cả về lý vẫn về tình, chỉ mong bà con thông cảm và hai bên giúp đỡ lẫn nhau để cùng tồn tại.
    Xin cảm ơn ông, chúc ông và bà con bên đó đùm bọc lẫn nhau vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và kinh doanh phát đạt.
    (VNN)
  2. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Hi all
    Có câu hỏi nhỏ mọi nguời :
    Có ai nghĩ đến khía cạnh khác của cái vấn đề " nguời VN làm việc ở Nga "hay chưa ?có lẽ tôi phải viết chính xác là " Nguời VN buôn bán ở Nga"
    _Tôi nói chuyện về bản thân mình
    Năm thứ nhất DH, đi thực tập , ông giám đốc hỏi tôi là người từ đâu đến , trả lời :từ VN , ông ta cười , nói , chúng mày học làm gì , sớm muộn gì cũng ra chợ đi buôn thôi !
    _chiều đi học về xuống Metro , chúi đầu mà chui vào , k để ý cũng có 2 chị đồng hương , tan giờ đi chợ ,có lẽ ngày hôm đó làm ăn khá nên cuời nói hết cỡ , tiếng việt víu von , tao tàu vốn trất khách nhưng cũng chỉ có những cái liếc , giá như có cái lỗ nào đê? chui
    thôi k viết nữa
  3. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Xin viết thêm
    Đối với những sinh viên đi học ,tôi k nghĩ mấy nguời khoái lắm khi báo đài mãi với cái chủ đề " Nguời việt ở Nga'' , mà chỉ xoay quanh truyện đi buôn , buôn bán hàng hoá kém chất lượng , chốn thuế , đút lót , tội phạm , những con ông tai to mặt to , trượt đại học ở VN sang đây lấy cái bằng du học
    Thử hỏi Người Nga nghĩ sao về người VN
    tôi đọc nhiều bài báo , kể cả của các bạn SV bên này ( Nhà nước ) kêu la về thái độ của Nguời Nga với chúng ta, nào là nhung+~ nguời Nga ngày xưa nhân hậu , ngày nay a b c v..v , trước khi trách người khác hãy nghĩ đến bản thân mình, làm sao mà người ta trước nhân hậu yêu mình, còn nay ngược lại ?
  4. taquockhanh2001

    taquockhanh2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0








    Thứ sáu, 30/3/2007, 08:45 GMT+7
    Nga có thể đóng cửa 25% số chợ
    Khoảng 25% số chợ trên toàn nước Nga có thể sẽ phải đóng cửa vào tháng 6 vì không đáp ứng các điều kiện do Cơ quan quản lý thị trường quy định.
    Theo luật mới, tất cả chợ trên nước Nga muốn hoạt động phải hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh và nộp thuế trước ngày 11/6.
    Hiện nhiều chợ vẫn chưa bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh cũng như rất khó xác định ai là chủ thực sự của các gian hàng trong chợ nên không xác định được người sẽ nộp thuế. Báo KP đăng tải thông tin từ Bộ Phát triển kinh tế Nga rằng sẽ có đến 1.450 trong tổng số 5.800 chợ trên toàn quốc không đủ thời gian và điều kiện để tái đăng ký kinh doanh đúng thời hạn.
    Trước đây, quyết định hạn chế người nước ngoài kinh doanh tại các chợ ngoài trời đã khiến nhiều người nước ngoài tại Nga, trong đó có người Việt, gặp khó khăn.



  5. taquockhanh2001

    taquockhanh2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0

    Maksim Lvov (Sự thật Komsomol)
    Dịch: Đan Thi Moscow


    Sasha-Shokhruhbek đang học đánh vần ngoài đường

    Hiệu trưởng nhà trường từ chối cả những gia đình nhập cư có đăng ký tạm trú Matxcova

    - ?oCó cậu bé người Uzbek linh lợi, thông minh nhưng thay vì đến trường thì đang chạy lang thang! Nó muốn được đi học mà người ta không nhận!? - Một cô giáo từ quận Yasenevo băn khoăn gọi điện phản ảnh với tòa báo.

    Sao lại thế nhỉ? Sở Giáo dục thủ đô đã bao lần thông cáo: bất kỳ đứa trẻ nào ở nơi đâu đến sống tại Matxcova đều cần phải được dạy dỗ trong nhà trường. Và trước đây chẳng hề có nghi ngờ gì về việc chỉ thị đó sẽ được thực hiện. Có chăng chỉ là những cú điện thoại từ các trường gọi đến phàn nàn với Tòa báo: dạy lũ trẻ khó quá, đến nửa lớp nói tiếng Nga bằng giọng địa phương?

    Vậy mà bây giờ...


    ?oThầy giáo bảo: không hợp?

    Những người Uzbek làm nghề quét dọn đã thuê một góc dưới tầng hầm bên lối vào tòa chung cư. Dưới gầm cầu thang là ?ocăn phòng? như cái hốc, ẩm thấp và tối tăm với toàn bộ ?otài sản? của gia đình. Mẹ, bố, chị họ cùng với chồng và đứa con gái nhỏ, tất cả đều qua đêm ở đây. Trong một góc là những cái xẻng và mấy cây chổi ?" dụng cụ lao động của bố mẹ.

    Ở khu nhà này, cậu bé Shokhruhbek 8 tuổi được gọi một cách đơn giản là Sashka. Đã gần năm nay, trong khi mẹ và bố làm lao công quanh khu này, cậu bé chỉ chơi rông chẳng biết làm gì.

    - Tôi cần trả bao nhiêu vì anh đã đến giúp cháu? ?" Ông chủ gia đình tên là Rashid ngượng ngập hỏi. Vóc người cao gầy, ông lúng túng hết nhìn lên lại nhìn xuống, rồi hướng về phía anh nhà báo đôi mắt nâu mệt mỏi và đầy ngại ngùng.

    - Tiền nong gì?

    - Thì vẫn thế, cảnh sát đến, trả tiền đi, bảo nhận lương rồi thì nộp cho thủ trưởng đi?, - Rashid giải thích.

    Thì ra có một thông lệ khá rành mạch thế này đối với gia đình người nhập cư: trong số 4.000 rúp nhận được nhờ việc quét dọn toàn bộ khu nhà hàng tháng, ông cảnh sát khu vực nghiễm nhiên thu lấy 1.200 rúp tiền ?obảo kê?. Số còn lại cần chi cho ăn uống của cả nhà, lại còn phải dè xẻn để gửi chút ít về quê nữa.
    Sasha đã học hết lớp 1 ở quê nhà Uzbekistan. Bố mẹ em tưởng rằng khi họ buộc phải tha hương kiếm sống thì Sasha sẽ được học ở trường phổ thông Nga.

    Chẳng có một thứ giấy tờ chứng nhận nào mang theo từ quê hương: hoặc những con người chất phác này quên, hoặc cũng có thể đã đánh mất trên đường trường. Có tấm thông hành mà người ta cấp cho Sasha khi em cùng bố mẹ rời nước Cộng hòa.

    - Cháu xin mãi, xin mãi vào trường mà họ không nhận cháu, - Sasha so đôi vai gầy.

    - Thầy giáo bảo: không được, - ông bố Rashid giang hai tay thất vọng.

    - Cháu thích ở trường lắm. ?" Khi Sasha mỉm cười, trên má em xuất hiện hai lúm đồng tiền. ?" Bố, nếu người ta nhận con, bố mua ba-lô với thằng hình nhân cho con nhá?


    ?oDân tạm bợ?

    Ngay hồi đầu năm học mới, bố con Rakhmanov đã dắt nhau lần đến 4 trường quanh khu vực. 3 trường không cho họ bước qua ngưỡng cửa. Một trường thì bảo vệ đuổi bố con nhà Yzbek bằng câu nói như sau: ?Chỗ chúng tôi đang có hoạt động chống khủng bố, cấm người lạ vào trường?.

    Anh nhà báo cầm giấy tờ của Sasha đi đến ngôi trường gần nhất. Cánh cửa mở ra trước mặt. Bà Vera Vasilevna Rabotkina, Hiệu trưởng trường phổ thống số 864 lập tức liền cam đoan rằng Rakhmanov không hề đến chỗ bà. Và rồi tuy chẳng hề có chút nhiệt tình nào nhưng bà cũng đã hứa sẽ giúp. ?" ?oCứ bảo họ đến?.

    Nhà báo tới trường bên cạnh, nơi bố con Rakhmanov từng bị ông gác cổng xua ra. Ở đây, khi chìa thẻ phóng viên, thì mọi chuyện được giải quyết trong vòng vài phút.

    - Nói riêng thôi nhé, - Hiệu trưởng tin cậy tâm sự sau khi nhà báo đã cam kết không nêu tên bà và số hiệu trường. - Đúng là chúng tôi cố tránh nhận càng ít dân tứ chiếng càng tốt. Hãy hiểu cho chúng tôi với. Họ chỉ là dân tạm bợ thôi. Đến đây từng năm một, có khi mỗi tháng lại đổi chỗ ở. Dạy dỗ con cái họ có ý nghĩa gì đâu ?" bọn trẻ chẳng học xong một lớp ở chỗ nào. Mà tôi cũng sợ nhận chúng vào trường lắm. Nhỡ đâu chúng lại mang các thứ bệnh tật từ hầm nhà đến trường? Sau đó ai chịu trách nhiệm khi cả trường bị lây nhiễm?Mà những trẻ ấy cũng nhông nhao lắm ?" chúng chẳng có khuôn phép kỷ luật gì, đặc điểm dân tộc cũng khác?

    Nhà báo quay lại góc phố thủ đô, nơi cha mẹ của Sasha đang quét dọn sạch sẽ. Tìm thấy cậu bé đang chơi một mình.

    - Sáng mai cháu có thể dậy sớm đi học được đấy!

    Sasha nhẩy cẫng lên vui mừng. Hớn hở chạy như bay về chỗ căn hầm nhà ?" chắc để chọn bộ áo quần nào tươm tươm mai còn đến lớp?

  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Thư từ nước Nga
    Những mùa hè bán phông, xaraphan, bán dép ?ovietnamka? chạy ?otít mít?, đã qua. Những thứ hàng rẻ tiền vừa sức mua của dân vắng bóng dần.
    Kể từ tháng 9 - 2006, khi những tin tức xấu cho việc buôn bán của người nước ngoài trên mảnh đất Nga bắt đầu loan ra, gần một năm đầy phấp phỏng lo âu, chờ đợi đã qua.

    Cái mốc mùng một tháng tư 2007, khi người nước ngoài ở Nga, trong đó có người Việt Nam, nín thở chờ đợi việc lệnh cấm người nước ngoài buôn bán lẻ ở Nga bắt đầu có hiệu lực, cũng đã được hơn một tháng tuổi. Thế mới biết mọi điều tồn tại hữu thực hay vô thực trong cuộc sống dù được người ta đợi chờ khắc khoải đến đâu chăng nữa thì đến rồi cũng phải qua đi, có khi đi mất rồi mà không kịp được ghi nhận.

    Điều này không đúng hơn cả với phần lớn những người buôn bán ở chợ Vòm, ở các chợ người Việt của Moscow. Mùng Một tháng Tư đã để lại dấu ấn đậm nét trong công việc, cuộc sống của đa phần trong số họ.
    Những mùa hè bán phông, xaraphan, bán dép ?ovietnamka? chạy ?otít mít?, đã qua. Những thứ hàng rẻ tiền vừa sức mua của dân vắng bóng dần. Hàng đánh từ Trung Quốc về thưa thớt, hàng Việt Nam không dám sang, hàng Thổ Nhĩ Kỳ không có, hàng may tại chỗ không dám làm. Hàng đã đánh về không bán được vì dân tỉnh xa không lên lấy. Chỉ cần lướt qua trên các lối đi nhỏ giữa các dãy hàng ở chợ một lát bạn sẽ thấy ngay lưu lượng hàng giảm đến thế nào. Trước đây, bạn đi mà không kịp nhìn quanh vì lượng người chen chúc, đông quá, đẩy bạn trôi tự nhiên.
    Trước đây, bạn không nhanh tai, nhanh mắt, nhanh chân, bạn sẽ bị những xe hàng cao ngất do cửu vạn kéo, đẩy hất ngã, đè bẹp. Chủ hàng bây giờ phải ra đứng bán ở ?ocông? để giảm chi phí. Chủ công vứt ?ocông? vì buôn bán không đủ nộp tiền thuê chỗ, không đủ trang trải các loại chi phí hàng tháng. Người ta đã phải mua quyền được trả thuế hàng tháng đúng với giá quản trị qui định cho một cái ?ocông? bằng hàng trăm nghìn đô la, bây giờ bỏ ra vài nghìn để mua một cái nào đấy, họ sẽ suy nghĩ xem xét cho thật kỹ. Ấy vậy mà đối với những ?ocông? ở vị trí thuận lợi, chủ công vẫn phải thuê người bán hàng là người bản xứ với giá vừa nghe đã phát hoảng,để đề phòng tình huống bị kiểm tra bất ngờ.
    Những người làm dịch vụ cũng ở vào tình huống khó khăn hơn vì khách làm hộ khẩu để đi lại hợp pháp lâu dài ít đi, số người làm thủ tục về nước tăng lên. Không buôn bán ra tiền nuôi thân, nuôi thân nhân, về chứ ở làm gì. Có chăng là các dịch vụ chuyển tiền ăn nên làm ra vì người ta chuyển công sức lao động bao năm về Việt Nam để đầu tư trong nước.
    Bây giờ, người ta lại đợi cái mốc tháng 7. Tuy nhiên, dân bán hàng đã vững tâm hơn vì tin tưởng chủ một chợ lớn như thế này sẽ tìm ra lối thoát cho bản thân họ và cho những người đang làm ăn buôn bán trên địa phận tạm gọi là nơi họ thầu được.
    Nhưng, ngày mùng một tháng tư 2007 trôi qua như mọi ngày nói dối hàng năm, không để lại dấu ấn nặng nề đối với một số giới khác ở đây.
    Chớm bước vào hè, sinh viên Việt Nam vẫn vừa chuẩn bị thi cử, vừa nô nức bước vào giành các giải bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn?Các em vẫn nhận được tài trợ từ các doanh nghiệp. Có doanh nghiệp tài trợ còn hậu hĩnh hơn các năm trước.
    Đại diện thương vụ Việt Nam tại Moscow vẫn chủ trì khai mạc giải thi đấu tennis cho một số câu lạc bộ doanh nhân Việt Nam. Thời tiết vẫn còn xấu, vẫn lạnh 4 độ dương, nhưng không lấn át được nỗi mong đợi mùa hè đến của mọi người. Bếp lưu động để nướng thịt tỏa khói. Trẻ nhỏ chạy nhảy, nô đùa trong khi người lớn quây quần quanh chiếc bàn dài đàm luận hoặc đấu vòng loại ở các sân.
    Mỗi người giải thích sự có mặt lâu dài và sự thành công của mình ở đất nước này theo một cách. Người do đem lòng yêu mến văn hóa, con người Nga, rồi hiểu biết gắn bó với họ. Anh N. chìa ảnh người yêu người Nga cho tôi xem và thủ thỉ về tình yêu bền vững của anh dành cho cô ấy. Một cô gái có nét mặt mỏng manh và cứng cỏi. Anh Q. nói về sự tự chủ, yêu thích công việc, về những con đường mòn anh đã đi qua để hòa nhập với cuộc sống ở đây. Họ có một điểm chung nhất: sự hiểu biết, tự tin, vững vàng. Sự tự tin, vững vàng đáng khám phá.
    Không ít người trong nhóm doanh nhân này đã và đang đầu tư về Việt Nam. Nhưng nhìn con cái họ đang được ấp ủ, đang trưởng thành, tôi chắc họ sẽ còn gắn bó với mảnh đất này lâu dài.
    Trả lờicâu hỏi ?oAnh đã đến nước Nga nhiều lần. Lần này anh có nhận xét gì không??, một trí thức từ Việt Nam sang thăm nước Nga trong một chuyến du lịch tự tổ chức rất lặng lẽ, rất riêng tư, đã trả lời: ?oTôi có cảm giác quang cảnh có gì đó trật tự hơn, trong lành hơn?.
    Chẳng có gì mãi không đổi thay. Sau mỗi cuộc đổi thay, có những người khỏe lên, có người yếu đi. Cái chính là, những người biết gạn lọc cái hay cái tốt sẽ dễ hòa nhập, tồn tại hơn. Mà người Việt Nam chúng ta lại chính là những con người như thế. Mong sao cộng đồng người Việt ở Nga qua cơn biến động, sẽ nối vòng tay lớn, sẽ vững vàng hơn xưa.
    (VNN)
  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Người Việt bị hành hung ở Mátxcơva
    Trong 3 ngày từ 6 đến 9/5, tại Mátxcơva (Nga) đã có 3 người Việt bị hành hung. Vụ mới nhất xảy ra lúc 7 giờ sáng ngày 9/5 ở quận Đông. Anh H., nhân viên của một DN kinh doanh mặt bằng ở quần thể chợ Vòm vừa bước xuống tăcxi thì bị một nhóm thanh niên Nga vây lấy và đâm 6 nhát dao vào mông và đùi. Anh H. hiện đang được cấp cứu tại BV và đã qua cơn nguy hiểm.
    Trước đó, ngày 6/5, 2 sinh viên là anh P. trường ĐH dầu khí Gupkin và chị L. Viện tiếng Nga Pushkin cũng bị hành hung trong khi đang đi dạo chơi. Một nhóm thanh niên địa phương đã vô cớ hành hung anh P., giật túi xách của chị L., lấy hết tiền rồi vứt túi xuống hồ. Chị L. đã nhờ người vớt được chiếc túi trong đó có cuốn hộ chiếu.
    Vùng ngoại vi Mátxcơva với những rừng cây xanh mát rất thích hợp để đi dạo vào mùa hè. Nhưng đây cũng là thời điểm và địa điểm mà các nhóm thanh niên có tư tưởng bài ngoại và càn quấy hoạt động mạnh.
    Theo số liệu của phong trào ?oChiến thắng? (lực lượng thanh niên của đảng ?oNước Nga công bằng?), năm 2006 có 54 người nước ngoài bị giết và hơn 600 người nước ngoài bị hành hung thành thương do động cơ hận thù dân tộc.
    Phong trào ?oChiến thắng? ngày 7/5 đã tiến hành một cuộc ?obiểu tình im lặng? ở trung tâm Mátxcơva để gây sự chú ý của dư luận về việc các tổ chức cực đoan lấy người ngoài làm mục tiêu tấn công chỉ với lý do duy nhất là họ ?okhông phải người Nga?.
    (Tiền Phong)
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Một người Việt ở Nga bị cướp 72.000 USD
    Hôm 26/6, nhiều tờ báo ở Nga đưa tin về một vụ cướp có súng ở trung tâm thủ đô Matxcơva, nạn nhân là anh H., người Hà Nội, làm nghề kinh doanh ở Matxcơva.
    Theo Sở Nội vụ Mátxcơva, vụ việc xảy ra vào đầu giờ chiều 25/6 ở ngõ Sredniy Kondratievski - nơi có khu nhà ở của Cơ quan Đại diện Thương mại Việt Nam. Hai tên cướp đã nấp sẵn và bắn 5 phát vào hai vệ sĩ đi cùng anh H khi họ xách túi tiền từ văn phòng (thuê trong toà nhà ở của Cơ quan Đại diện Thương mại Việt Nam) ra xe.
    Hai vệ sĩ này là nhân viên của công ty vệ sỹ tư nhân GBB và một trong hai người chết ngay tại chỗ, còn người kia bị thương. Bọn cướp đã chiếm đoạt túi tiền và tẩu thoát bằng ôtô. Nguồn tin chính thức nói rằng số tiền bị cướp là gần 72.000 USD.
    Sở Nội vụ Mátxcơva cho biết trong quý 1, tại thành phố này đã xảy ra 30 vụ cướp có vũ trang, còn cả năm 2006 có tới 91 vụ.
    (VNA)
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga: Lùi thời gian giải tỏa chợ Vòm
    Trang điện tử MosNews sáng 6-7-07 đưa tin, Giám đốc Sở Quản lý chợ tiêu dùng và dịch vụ Moscow, Vladimir Malyshkov, cho biết: Chợ Vòm ở Moscow sẽ được giải tỏa từng bước, bắt đầu từ tháng 8-2007 đến cuối năm 2009, theo phương thức giải tỏa đến đâu bàn giao mặt bằng đến đó để xây dựng các công trình lâu bền, như nhà ở và các cơ sở hạ tầng xã hội cần thiết.
    Như vậy, so với quyết định do Thị trưởng Moscow, Yuri Luzhkov, ký trước đây, kế hoạch giải tỏa chợ Vòm đã được điều chỉnh. Chính quyền Moscow từng khẳng định ?ochiến dịch giải tỏa? bắt đầu từ ngày 1-7 và hoàn thành trước ngày 31-12-2007.
    Chợ Vòm chưa bị giải tỏa ngay là một thuận lợi cho đông đảo người nước ngoài buôn bán ở Nga, trong đó có người Việt, dù các quy định về nhập cư, di trú và quản lý chợ bán lẻ đã triển khai thực hiện ở nước này đang hạn chế rõ rệt hoạt động buôn bán của người Việt và các cộng đồng người nước ngoài khác so với trước.
    (SGGP)

Chia sẻ trang này