1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt ở Nga - Số phận chợ Vòm

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Phong_, 01/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Người Việt Nam ở LB Nga
    Bài 1: Nóc nhà... xa hơn chợ!
    Hơn 90% người Việt Nam ở LB Nga làm kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp. Như một xã hội thu nhỏ, những chợ Việt Nam ở LB Nga, từ chợ Vòm bán sỉ đến các chợ bán lẻ như Vôicốp, Sông Hồng, Tôgi? phản ánh đầy đủ nhất đời sống của cộng đồng người Việt đang sống và làm ăn tại đây.
    Toàn bộ bài đăng báo Saigon Giải Phóng
    Bài 2: Những trí thức ?orẽ lối?
    Khi biết chúng tôi có ý định tìm hiểu một số trí thức hiện đang sống và làm việc tại LB Nga, TS Nguyễn Đình Lâm, nguyên là cán bộ một viện bảo tàng lớn ở Hà Nội, hiện là Tổng Giám đốc Trung tâm Thương mại Sông Hồng tại Mátxcơva cười ý nhị: ?oCũng khó khai thác lắm đấy! Đối với họ, đây là những ngày sống vui thì ít mà vất vả, suy tư thì nhiều?.
    Toàn bộ bài đăng báo Saigon Giải Phóng

    Bài 3: ?oSoái? Ngọ ở chợ Vôicôp
    Nói đến cộng đồng người Việt Nam ở LB Nga là nói đến các chợ, các ốp, các trung tâm thương mại và gắn với lịch sử mở ốp, mở chợ ấy là tên tuổi của những người đứng đầu mà bà con quen gọi là ?osoái?. Cùng với các ?osoái? Lê Ngọc Hường ở chợ Vòm, Nguyễn Văn Niên ở chợ Sông Hồng, Phạm Dũng Tiến ở Tôgi?, ?osoái? Trịnh Viết Ngọ ở chợ Vôicôp là người có rất nhiều công sức trong việc xây dựng và hình thành một trung tâm thương mại rộng lớn với cơ sở sản xuất và kinh doanh ổn định cho hàng ngàn bà con người Việt ở Mátxcơva.

    Toàn bộ bài đăng báo Saigon Giải Phóng
    Bài 4: Báo chí tiếng Việt của cộng đồng
    Với khoảng 100.000 người Việt tại LB Nga, trong đó rất nhiều người không biết tiếng Nga thì thông tin thường nhật đã trở thành một nhu cầu bức bách. Trước ?othị trường? đầy hứa hẹn ấy, một số trí thức người Việt tại LB Nga đã cho ra đời các tờ báo tiếng Việt. Không chỉ là món ăn tinh thần không thể thiếu của bà con nơi đất khách quê người, báo chí tiếng Việt còn là một hoạt động văn hóa khá độc đáo của cộng đồng người Việt tại LB Nga.

    Toàn bộ bài đăng báo Saigon Giải Phóng
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Người Việt Nam ở LB Nga
    Bài 1: Nóc nhà... xa hơn chợ!
    Hơn 90% người Việt Nam ở LB Nga làm kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp. Như một xã hội thu nhỏ, những chợ Việt Nam ở LB Nga, từ chợ Vòm bán sỉ đến các chợ bán lẻ như Vôicốp, Sông Hồng, Tôgi? phản ánh đầy đủ nhất đời sống của cộng đồng người Việt đang sống và làm ăn tại đây.
    Toàn bộ bài đăng báo Saigon Giải Phóng
    Bài 2: Những trí thức ?orẽ lối?
    Khi biết chúng tôi có ý định tìm hiểu một số trí thức hiện đang sống và làm việc tại LB Nga, TS Nguyễn Đình Lâm, nguyên là cán bộ một viện bảo tàng lớn ở Hà Nội, hiện là Tổng Giám đốc Trung tâm Thương mại Sông Hồng tại Mátxcơva cười ý nhị: ?oCũng khó khai thác lắm đấy! Đối với họ, đây là những ngày sống vui thì ít mà vất vả, suy tư thì nhiều?.
    Toàn bộ bài đăng báo Saigon Giải Phóng

    Bài 3: ?oSoái? Ngọ ở chợ Vôicôp
    Nói đến cộng đồng người Việt Nam ở LB Nga là nói đến các chợ, các ốp, các trung tâm thương mại và gắn với lịch sử mở ốp, mở chợ ấy là tên tuổi của những người đứng đầu mà bà con quen gọi là ?osoái?. Cùng với các ?osoái? Lê Ngọc Hường ở chợ Vòm, Nguyễn Văn Niên ở chợ Sông Hồng, Phạm Dũng Tiến ở Tôgi?, ?osoái? Trịnh Viết Ngọ ở chợ Vôicôp là người có rất nhiều công sức trong việc xây dựng và hình thành một trung tâm thương mại rộng lớn với cơ sở sản xuất và kinh doanh ổn định cho hàng ngàn bà con người Việt ở Mátxcơva.

    Toàn bộ bài đăng báo Saigon Giải Phóng
    Bài 4: Báo chí tiếng Việt của cộng đồng
    Với khoảng 100.000 người Việt tại LB Nga, trong đó rất nhiều người không biết tiếng Nga thì thông tin thường nhật đã trở thành một nhu cầu bức bách. Trước ?othị trường? đầy hứa hẹn ấy, một số trí thức người Việt tại LB Nga đã cho ra đời các tờ báo tiếng Việt. Không chỉ là món ăn tinh thần không thể thiếu của bà con nơi đất khách quê người, báo chí tiếng Việt còn là một hoạt động văn hóa khá độc đáo của cộng đồng người Việt tại LB Nga.

    Toàn bộ bài đăng báo Saigon Giải Phóng
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Cộng đồng người Việt tại Nga kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân VN
    Lễ quyên góp ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam
    Tối 19-12, tại Mát-xcơ-va, Hội người Việt Nam tại LB Nga đã phối hợp với Ban công tác cộng đồng trực thuộc Đại sứ quán nước ta tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 15 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân.
    Cũng trong đêm 19-12, các cán bộ nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam, các trung tâm thương mại và công ty Việt Nam ở Mát-xcơ-va đã đóng góp gần 16 nghìn USD để chuyển về nước giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam.
    (HNM)
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Cộng đồng người Việt tại Nga kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân VN
    Lễ quyên góp ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam
    Tối 19-12, tại Mát-xcơ-va, Hội người Việt Nam tại LB Nga đã phối hợp với Ban công tác cộng đồng trực thuộc Đại sứ quán nước ta tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 15 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân.
    Cũng trong đêm 19-12, các cán bộ nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam, các trung tâm thương mại và công ty Việt Nam ở Mát-xcơ-va đã đóng góp gần 16 nghìn USD để chuyển về nước giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam.
    (HNM)
  5. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay người Việt sinh sống tại hầu hết các quốc gia trên mặt địa cầu. Người đến, người đi có nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng có lẽ có cùng một tâm trạng là vẫn vọng cố hương. Bên cạnh nỗi buồn long đong xa xứ, gần 100 ngàn người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nga, không chỉ phải chống chọi với cái giá lạnh, của những muà Đông kéo dài trong bão tuyết, họ còn phải đối phó với vô vàn khó khăn cực nhọc. Vì phải tranh đấu để sống còn, họ đành chấp nhận khổ cực, nhẫn nại chịu đựng nơi xứ người. Họ phải làm việc cực nhọc để kiếm tiền và phải đối phó với những bất công của những thành phần kỳ thị.
    Đa số Việt Kiều tại Nga đến từ Miền Bắc trong thập niên 70-80 với dạng du sinh, hợp tác lao động và đã ở lại đây sau khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ. Tâm hồn họ, lý tưởng của họ cũng sụp đổ theo. Họ lao đao từng giờ, từng ngày để kiếm sống. Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của người Việt ở Nga hiện nay là giấy tờ. Đây chính là lý do để một số cảnh sát người Nga làm tiền. Một số giấy tờ gì cần phải có? Ngoài tờ khai gia đình với con dấu thị thực cho phép nhập cảnh, người Việt còn phải có giấy phép được làm lao động. Tờ giấy phép này như tấm "buà hộ mệnh", không thể thiếu.
    Tờ giấy chánh quyền Nga cho phép tạm trú tại Nga được Việt Kiều gọi là "hộ khẩu", có giá trị trong 1 năm, sau khi đáo hạn phải được gia hạn. Như vậy, tờ giấy phép này cũng qui định quyền được tự do đi lại trên đất Nga. Nhưng thực tế ra sao? Đây là câu hỏi lớn! Nhiều sinh viên tại đây đã bị đòi hối lộ, hay bị làm khó dễ từ phiá cảnh sát Nga với lý do đơn giản họ cho là giấy tờ giả. Cảnh sát vòi tiền một cách trắng trợn.
    Cô Nguyễn thị Thanh, sinh viên năm thứ 4 trường Đại Học Mỹ Thuật Mạc Tư Khoa sinh sống trong ký túc xá sinh viên. Cô bị cảnh sát Nga chận lại xét giấy tờ. Cô trình thẻ sinh viên, cảnh sát nói rằng đó là giấy tờ giả. Viên cảnh sát nói trắng trợn: "Có tiền không ?" Cô Thanh trả lời là sinh viên nên không có tiền! Cảnh sát không tin và nói rằng "Tôi đã thấy cô vào quầy đổi tiền, nên làm sao không có tiền được? Cô Thanh trả lời "Tôi vào xem hối xuất đồng rúp.."
    Cảnh sát lại kỳ kèo ra giá một cách trắng trợn: "Đưa đây 20 mỹ kim, nếu không sẽ bị bắt về đồn cảnh sát 3 ngày". Cô Thanh cãi lại "Các ông muốn bắt thì cứ bắt đi, tôi có làm gì đâu". Kết quả cô Thanh bị bắt về đồn, bị giữ vài giờ đồng hồ và được thả.
    Hoàn cảnh của Cô Thanh cũng tương tự như nhiều người khác, khi có bố ráp, lợi dụng vấn đề an ninh, nhân viên an ninh và cảnh sát đã làm tiền với sự đồng tình của nhân viên trách nhiệm đại diện sứ quán Việt Nam. Một trường hợp khác, khi khám xét chung cư nói là để truy lùng tội phạm du đãng và ma tuý tại khu vực chợ Vòm, cảnh sát đã lùa người Việt lên xe mà không cần nghe lời phân trần. Họ đưa người bị bắt tới nơi khác có nhiều phòng để khám xét, nói là để xét ma tuý bạch phiến. Cảnh sát ra lệnh mọi người cởi đồ bên ngoài. Các cô sinh viên bị mò, lục soát cả áo lót, áo ngực v.v Cảnh sát biết nơi này sinh viên hay giấu tiền!
    Tình trạng bắt Việt kiều để làm tiền đã xẩy ra thường xuyên, ngày một nhiều từ ký túc xá cho đến khu chợ, lối đi các trạm xe điện, xe taxi v.v.. Trung bình cảnh sát giữ khoảng từ 2 đến 4 giờ với đủ mọi lý do.
    Nhiều sinh viên và đồng bào cư trú tại Nga cũng gặp những cảnh ngược đãi khác từ bọn đầu trọc vô cùng kỳ thị tại Nga. Dĩ nhiên vài thí dụ bên trên chưa phải là hình ảnh trọn vẹn của cảnh sát Nga. Việt Kiều ở đây nhận định tình hình bằng những nỗi lo âu, bằng thái độ buồn thảm "ở không xong, về không muốn". Vì có quá nhiều tội ác, vì có quá nhiều dân lậu thuộc nhiều sắc dân vốn là "anh em" cùng thiên đường xã hội chủ nghiã.
    *Nỗi lo sợ bọn Đầu Trọc và Khuligan!
    Nỗi ám ảnh về bọn skinhead (bọn đầu trọc, một dạng phát xít mới) và bọn khuligan hay lưu manh ở Nga đối với cộng đồng người Việt lại càng lên cao sau cái chết của sinh viên Vũ Anh Tuấn. Toà đại sứ Việt Nam đã lên tiếng can thiệp với toà thị chính Saint Petersburg, họ cam kết điều tra và nói rằng sẽ tăng cường bảo vệ an ninh cho du sinh ngoại quốc, nhưng bọn đầu trọc và bọn lưu manh vẫn lộng hành, vẫn là nỗi ám ảnh của người Việt tại Nga nói chung.
    Một sinh viên cư ngụ trong ký túc xá trường Đại Học Tổng Hợp Lomonosov, nói trong sự hốt hoảng câu chuyện cô thoát khỏi hiểm nghèo trong bến xe điện ngầm ngày 8-11. Lúc 7 giờ tối, cô và các bạn cùng trường đi từ trường Mỹ Thuật về. Vừa vào nhà ga tàu điện ngầm, xuất hiện một nhóm lưu manh khoảng vài chục tên. Các sinh viên tìm cách tránh mặt nhưng vẫn bị quấy nhiễu, cuối cùng cả đám sinh viên cố chạy lên mặt đất để thoát nạn.
    Cùng ngày, một vụ khác, tại bến xe điện ngầm, anh Hồ và 5 người bạn cùng trường đi mua thực phẩm về và họ bị một nhóm lưu manh tấn công. Thấy không còn chọn lựa nào khác, các thanh niên Việt buộc phải chống trả và kéo bọn lưu manh về đồn cảnh sát. Tại đây, nhóm du đảng tráo trở nói rằng "bọn thanh niên Việt Nam gây sự trước". Kết quả là nhóm sinh viên phải mất 2 giờ ở đồn cảnh sát, bị phạt tiền về tội cãi nhau với cảnh sát.
    Tình trạng sinh viên Việt bị tấn công vẫn xẩy ra thường xuyên tại bến xe, góc phố, gần đường rầy nơi thường có mặt bọn đầu trọc và du đãng. Một sinh viên Trung Quốc đã bị thiệt mạng do bọn đầu trọc cướp giựt, tin loan tải trên báo chí Nga.
    *Bệnh Tật
    Theo ông Hà, tiến sĩ triết học, thành viên quản trị chợ Sông Hồng 3, cho biết: "Ngành y tế Nga hiện nay chỉ săn sóc cho bệnh nhân về sinh đẻ và cấp cứu, trong 7 giờ đầu không phải trả tiền, phần còn lại thì "bất cứ thứ gì cũng đều phải trả tiền". Khám bệnh tại các bệnh viện công rẻ hơn tư nhân, nhưng lại rất đông người. Đa số người Việt không đến bệnh viện công vì phải chờ đợi rất mất thì giờ, ảnh hưởng đến công ăn việc làm và họ cũng không rành tiếng Nga.
    Khám bệnh ở các bác sĩ tư thì rất mắc. Giá khám bệnh thường là 300 rúp, phòng mạch bác sĩ lại cao hơn 600 rúp, phòng chuyên khoa 800 rúp. Ngoài ra bệnh nhân còn phải trả những chi phí khác về kỹ thuật, chuẩn đoán và thử nghiệm. Ngoài ra còn phải trả tiền cho người đưa đón, thông dịch tiếng Nga, thường khoảng 300 rúp.
    Một số báo chí Việt Ngữ tại Nga như Nhân Hoà, Tin Tức Thị Trường, Thời Báo Mạc Tư Khoa... cũng có đăng quảng cáo của các bác sĩ điều trị về các chứng bệnh. Bác sĩ Lò văn Xanh, Chủ Tịch Hội Y Dược tại Nga cho biết "Có nhiều bác sĩ Việt Nam tự... phong cho mình là bác sĩ. Không ai kiểm soát bằng cấp của họ là giả hay thật, bằng có cấp tại Nga hay không? Khá đông người vốn là bác sĩ Nha Khoa nhưng lại quảng cáo là bác sĩ gia đình tổng quát rất giàu kinh nghiệm... Nhiều vị bác sĩ ma, chưa một ngày trong ngành y nhưng vẫn "có thể điều trị các bệnh tổng quát, đặc biệt bệnh đàn bà, nấm ngoài da, bệnh lậu, hay các chứng bệnh về ********..."
    Nhiều người đã tin theo lời quảng cáo trên mà bị "tiền mất tật mang". Một bệnh nhân 25 tuồi tên Hàn, quê ở Nghiã Đàn, Nghệ An, bị bướu ở óc. Anh đi tìm lương y đăng trên báo quảng cáo tiếng Việt ở Moskva. Sau 25 ngày điều trị với các loại thuốc trị hoại huyết bổ não, anh Hàn có triệu chứng bị liệt. Khi anh được chở tới bệnh viện, các bác sĩ cho biết, thuốc anh Hàn uống đã làm cho cục u phát triển và anh Hàn đã chết vài ngày sau đó.
    Theo các y sĩ Việt tại Nga cho biết, đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bị thiệt mạng vì đã nghe theo lời quảng cáo, khi vào bệnh viện thì đã quá muộn. Do thời tiết khắc nghiệt quá lạnh vào mùa Đông, vì phải làm việc cật lực, đa số Việt Kiều bị viêm phổi, thấp khớp loại mãn tính, cần phải điều trị lâu ngày và rất tốn kém. Ngoài những trường hợp không bằng cấp vẫn hành nghề hay hành nghề vượt quá chuyên môn... các bác sĩ khác thì trị bệnh cầm chừng và còn câu.. bệnh.
    Bị bệnh là mối ám ảnh của đa số người Việt tại Nga. Cũng có y sĩ có lòng muốn giúp đồng bào, nhưng con số này không nhiều. Cũng có hội Y Nha Dược, nhưng làm việc đóng khung vì quyền lợi nhiều hơn là từ thiện... tình trạng tương tự cũng đã xẩy ra tại một số cộng đồng người Việt tại vùng Đông Đức.
    Trong 15 khu vực có người Việt sinh sống đông đảo tại Mạc Tư Khoa, hội Y Dược Việt chỉ có 8 cơ sở. Số lượng bác sĩ có khả năng tại đây rất ít, không thấm vào đâu so với nhu cầu chữa trị rất cao của Việt Kiều. Bác sĩ Xanh than thở: "Mỗi lần nghe chuyện thương tâm của bà con mình, chúng tôi ray rứt. Dù biết vậy, nhưng cũng chưa có thể làm gì hơn.."
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 14:21 ngày 06/01/2005
  6. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay người Việt sinh sống tại hầu hết các quốc gia trên mặt địa cầu. Người đến, người đi có nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng có lẽ có cùng một tâm trạng là vẫn vọng cố hương. Bên cạnh nỗi buồn long đong xa xứ, gần 100 ngàn người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nga, không chỉ phải chống chọi với cái giá lạnh, của những muà Đông kéo dài trong bão tuyết, họ còn phải đối phó với vô vàn khó khăn cực nhọc. Vì phải tranh đấu để sống còn, họ đành chấp nhận khổ cực, nhẫn nại chịu đựng nơi xứ người. Họ phải làm việc cực nhọc để kiếm tiền và phải đối phó với những bất công của những thành phần kỳ thị.
    Đa số Việt Kiều tại Nga đến từ Miền Bắc trong thập niên 70-80 với dạng du sinh, hợp tác lao động và đã ở lại đây sau khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ. Tâm hồn họ, lý tưởng của họ cũng sụp đổ theo. Họ lao đao từng giờ, từng ngày để kiếm sống. Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của người Việt ở Nga hiện nay là giấy tờ. Đây chính là lý do để một số cảnh sát người Nga làm tiền. Một số giấy tờ gì cần phải có? Ngoài tờ khai gia đình với con dấu thị thực cho phép nhập cảnh, người Việt còn phải có giấy phép được làm lao động. Tờ giấy phép này như tấm "buà hộ mệnh", không thể thiếu.
    Tờ giấy chánh quyền Nga cho phép tạm trú tại Nga được Việt Kiều gọi là "hộ khẩu", có giá trị trong 1 năm, sau khi đáo hạn phải được gia hạn. Như vậy, tờ giấy phép này cũng qui định quyền được tự do đi lại trên đất Nga. Nhưng thực tế ra sao? Đây là câu hỏi lớn! Nhiều sinh viên tại đây đã bị đòi hối lộ, hay bị làm khó dễ từ phiá cảnh sát Nga với lý do đơn giản họ cho là giấy tờ giả. Cảnh sát vòi tiền một cách trắng trợn.
    Cô Nguyễn thị Thanh, sinh viên năm thứ 4 trường Đại Học Mỹ Thuật Mạc Tư Khoa sinh sống trong ký túc xá sinh viên. Cô bị cảnh sát Nga chận lại xét giấy tờ. Cô trình thẻ sinh viên, cảnh sát nói rằng đó là giấy tờ giả. Viên cảnh sát nói trắng trợn: "Có tiền không ?" Cô Thanh trả lời là sinh viên nên không có tiền! Cảnh sát không tin và nói rằng "Tôi đã thấy cô vào quầy đổi tiền, nên làm sao không có tiền được? Cô Thanh trả lời "Tôi vào xem hối xuất đồng rúp.."
    Cảnh sát lại kỳ kèo ra giá một cách trắng trợn: "Đưa đây 20 mỹ kim, nếu không sẽ bị bắt về đồn cảnh sát 3 ngày". Cô Thanh cãi lại "Các ông muốn bắt thì cứ bắt đi, tôi có làm gì đâu". Kết quả cô Thanh bị bắt về đồn, bị giữ vài giờ đồng hồ và được thả.
    Hoàn cảnh của Cô Thanh cũng tương tự như nhiều người khác, khi có bố ráp, lợi dụng vấn đề an ninh, nhân viên an ninh và cảnh sát đã làm tiền với sự đồng tình của nhân viên trách nhiệm đại diện sứ quán Việt Nam. Một trường hợp khác, khi khám xét chung cư nói là để truy lùng tội phạm du đãng và ma tuý tại khu vực chợ Vòm, cảnh sát đã lùa người Việt lên xe mà không cần nghe lời phân trần. Họ đưa người bị bắt tới nơi khác có nhiều phòng để khám xét, nói là để xét ma tuý bạch phiến. Cảnh sát ra lệnh mọi người cởi đồ bên ngoài. Các cô sinh viên bị mò, lục soát cả áo lót, áo ngực v.v Cảnh sát biết nơi này sinh viên hay giấu tiền!
    Tình trạng bắt Việt kiều để làm tiền đã xẩy ra thường xuyên, ngày một nhiều từ ký túc xá cho đến khu chợ, lối đi các trạm xe điện, xe taxi v.v.. Trung bình cảnh sát giữ khoảng từ 2 đến 4 giờ với đủ mọi lý do.
    Nhiều sinh viên và đồng bào cư trú tại Nga cũng gặp những cảnh ngược đãi khác từ bọn đầu trọc vô cùng kỳ thị tại Nga. Dĩ nhiên vài thí dụ bên trên chưa phải là hình ảnh trọn vẹn của cảnh sát Nga. Việt Kiều ở đây nhận định tình hình bằng những nỗi lo âu, bằng thái độ buồn thảm "ở không xong, về không muốn". Vì có quá nhiều tội ác, vì có quá nhiều dân lậu thuộc nhiều sắc dân vốn là "anh em" cùng thiên đường xã hội chủ nghiã.
    *Nỗi lo sợ bọn Đầu Trọc và Khuligan!
    Nỗi ám ảnh về bọn skinhead (bọn đầu trọc, một dạng phát xít mới) và bọn khuligan hay lưu manh ở Nga đối với cộng đồng người Việt lại càng lên cao sau cái chết của sinh viên Vũ Anh Tuấn. Toà đại sứ Việt Nam đã lên tiếng can thiệp với toà thị chính Saint Petersburg, họ cam kết điều tra và nói rằng sẽ tăng cường bảo vệ an ninh cho du sinh ngoại quốc, nhưng bọn đầu trọc và bọn lưu manh vẫn lộng hành, vẫn là nỗi ám ảnh của người Việt tại Nga nói chung.
    Một sinh viên cư ngụ trong ký túc xá trường Đại Học Tổng Hợp Lomonosov, nói trong sự hốt hoảng câu chuyện cô thoát khỏi hiểm nghèo trong bến xe điện ngầm ngày 8-11. Lúc 7 giờ tối, cô và các bạn cùng trường đi từ trường Mỹ Thuật về. Vừa vào nhà ga tàu điện ngầm, xuất hiện một nhóm lưu manh khoảng vài chục tên. Các sinh viên tìm cách tránh mặt nhưng vẫn bị quấy nhiễu, cuối cùng cả đám sinh viên cố chạy lên mặt đất để thoát nạn.
    Cùng ngày, một vụ khác, tại bến xe điện ngầm, anh Hồ và 5 người bạn cùng trường đi mua thực phẩm về và họ bị một nhóm lưu manh tấn công. Thấy không còn chọn lựa nào khác, các thanh niên Việt buộc phải chống trả và kéo bọn lưu manh về đồn cảnh sát. Tại đây, nhóm du đảng tráo trở nói rằng "bọn thanh niên Việt Nam gây sự trước". Kết quả là nhóm sinh viên phải mất 2 giờ ở đồn cảnh sát, bị phạt tiền về tội cãi nhau với cảnh sát.
    Tình trạng sinh viên Việt bị tấn công vẫn xẩy ra thường xuyên tại bến xe, góc phố, gần đường rầy nơi thường có mặt bọn đầu trọc và du đãng. Một sinh viên Trung Quốc đã bị thiệt mạng do bọn đầu trọc cướp giựt, tin loan tải trên báo chí Nga.
    *Bệnh Tật
    Theo ông Hà, tiến sĩ triết học, thành viên quản trị chợ Sông Hồng 3, cho biết: "Ngành y tế Nga hiện nay chỉ săn sóc cho bệnh nhân về sinh đẻ và cấp cứu, trong 7 giờ đầu không phải trả tiền, phần còn lại thì "bất cứ thứ gì cũng đều phải trả tiền". Khám bệnh tại các bệnh viện công rẻ hơn tư nhân, nhưng lại rất đông người. Đa số người Việt không đến bệnh viện công vì phải chờ đợi rất mất thì giờ, ảnh hưởng đến công ăn việc làm và họ cũng không rành tiếng Nga.
    Khám bệnh ở các bác sĩ tư thì rất mắc. Giá khám bệnh thường là 300 rúp, phòng mạch bác sĩ lại cao hơn 600 rúp, phòng chuyên khoa 800 rúp. Ngoài ra bệnh nhân còn phải trả những chi phí khác về kỹ thuật, chuẩn đoán và thử nghiệm. Ngoài ra còn phải trả tiền cho người đưa đón, thông dịch tiếng Nga, thường khoảng 300 rúp.
    Một số báo chí Việt Ngữ tại Nga như Nhân Hoà, Tin Tức Thị Trường, Thời Báo Mạc Tư Khoa... cũng có đăng quảng cáo của các bác sĩ điều trị về các chứng bệnh. Bác sĩ Lò văn Xanh, Chủ Tịch Hội Y Dược tại Nga cho biết "Có nhiều bác sĩ Việt Nam tự... phong cho mình là bác sĩ. Không ai kiểm soát bằng cấp của họ là giả hay thật, bằng có cấp tại Nga hay không? Khá đông người vốn là bác sĩ Nha Khoa nhưng lại quảng cáo là bác sĩ gia đình tổng quát rất giàu kinh nghiệm... Nhiều vị bác sĩ ma, chưa một ngày trong ngành y nhưng vẫn "có thể điều trị các bệnh tổng quát, đặc biệt bệnh đàn bà, nấm ngoài da, bệnh lậu, hay các chứng bệnh về ********..."
    Nhiều người đã tin theo lời quảng cáo trên mà bị "tiền mất tật mang". Một bệnh nhân 25 tuồi tên Hàn, quê ở Nghiã Đàn, Nghệ An, bị bướu ở óc. Anh đi tìm lương y đăng trên báo quảng cáo tiếng Việt ở Moskva. Sau 25 ngày điều trị với các loại thuốc trị hoại huyết bổ não, anh Hàn có triệu chứng bị liệt. Khi anh được chở tới bệnh viện, các bác sĩ cho biết, thuốc anh Hàn uống đã làm cho cục u phát triển và anh Hàn đã chết vài ngày sau đó.
    Theo các y sĩ Việt tại Nga cho biết, đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bị thiệt mạng vì đã nghe theo lời quảng cáo, khi vào bệnh viện thì đã quá muộn. Do thời tiết khắc nghiệt quá lạnh vào mùa Đông, vì phải làm việc cật lực, đa số Việt Kiều bị viêm phổi, thấp khớp loại mãn tính, cần phải điều trị lâu ngày và rất tốn kém. Ngoài những trường hợp không bằng cấp vẫn hành nghề hay hành nghề vượt quá chuyên môn... các bác sĩ khác thì trị bệnh cầm chừng và còn câu.. bệnh.
    Bị bệnh là mối ám ảnh của đa số người Việt tại Nga. Cũng có y sĩ có lòng muốn giúp đồng bào, nhưng con số này không nhiều. Cũng có hội Y Nha Dược, nhưng làm việc đóng khung vì quyền lợi nhiều hơn là từ thiện... tình trạng tương tự cũng đã xẩy ra tại một số cộng đồng người Việt tại vùng Đông Đức.
    Trong 15 khu vực có người Việt sinh sống đông đảo tại Mạc Tư Khoa, hội Y Dược Việt chỉ có 8 cơ sở. Số lượng bác sĩ có khả năng tại đây rất ít, không thấm vào đâu so với nhu cầu chữa trị rất cao của Việt Kiều. Bác sĩ Xanh than thở: "Mỗi lần nghe chuyện thương tâm của bà con mình, chúng tôi ray rứt. Dù biết vậy, nhưng cũng chưa có thể làm gì hơn.."
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 14:21 ngày 06/01/2005
  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Người Việt trấn lột người Việt ở Mockba


    Cảnh sát phòng chống tội phạm Nga thông báo họ đã bắt giữ một nam công dân Việt Nam vì phạm tội trấn lột đồng hương.
    Bộ Nội vụ Nga nói vào lúc 15h ngày 9/8, một phụ nữ Việt Nam, 34 tuổi, làm nghề bán hàng tại chợ Cherkizovsky đến đồn cảnh sát quận Beskudnikovo (Mockba) khai rằng cô bị 3 người Việt Nam đến phòng cô thuê tại đường Dmitrovsky hôm 25/7 và cướp đi 150.000 rúp sau khi đã dùng dao găm khống chế cô.
    Chỉ sau đó 5 giờ đồng hồ cảnh sát phòng chống tội phạm tại thủ đô đã truy tìm và bắt được một người thanh niên 27 tuổi. Người này thất nghiệp, đến Moscow từ tháng 5/2005 và không đăng ký tạm trú.
    Hiện cảnh sát đang truy tìm 2 người còn lại. Nếu chiếu theo Khoản 162, Điều 3 Bộ luật Hình sự với tội danh trấn lột người này có thể sẽ bị xử tù 11 năm.
    Bộ Nội vụ không công bố danh tánh của người phụ nữ Việt Nam bị hại cũng như của tên tội phạm.


    (Theo Báo Thanh Niên)
  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Hội Người Việt Nam tại Liên bang Nga có một trang web, mặc dù cập nhật thông tin không nhanh nhưng cũng có thể dùng để tham khảo.
    Truy cập tại:
    http://hoinguoiviet.ru/index.php
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Một người Việt Nam bị đâm trọng thương ở Mokba
    Tối 20-10 anh V.M.N. sinh năm 1987 ở Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trên đường từ ký túc xá ra bến xe buýt đã bị đâm vào ngực phải và ngất. May mắn, anh đã được phát hiện kịp thời và đưa vào bệnh viện cấp cứu.
    Nạn nhân mới sang Mockba khoảng hai tháng. Hiện anh đang tiếp tục được điều trị và vết thương không còn nguy hiểm đến tính mạng.
    (Theo VNA)
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Mùa xuân đã chuẩn bị về lại Mockba rồi, thành phố nhiệt độ vẫn loanh quanh cái rét không độ, song sẽ chỉ còn hai tuần nữa thôi... Tuyết sẽ tan, hoa tuylíp sẽ nở khi mặt trời trở lại...

Chia sẻ trang này