1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt ở Nga - Số phận chợ Vòm

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Phong_, 01/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    lâu rồi không vào ,chang biết gì ,nước nga vậy hử. chán nhỉ .
  2. masan_2

    masan_2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2003
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Hehe hôm qua vừa den nhà anh masan_1 nói chuyện về chicken_mos hôm nay đã thấy post bài trong này.Liên lạc gấp với anh masan_1 or anh qua yahoo nhé .Em gái hàng xóm cũ gửi lời thăn chicken_mos và nhắn là vẫn chờ đợi chicken_mos kìa
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Phá đường dây đưa gái Việt sang Matxcơva
    Cơ quan CSĐT - Bộ CA vừa chuyển hồ sơ tới Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố một đường dây lừa đảo các cô gái trẻ đẹp ra nước ngoài, cưỡng bức họ trở hành nô lệ ******** trong các động mại dâm ở LB Nga.

    Đường dây lừa đảo này được khám phá từ một cú điện thoại kêu cứu của các nạn nhân gọi từ Nga về số máy điện thoại của lãnh đạo Văn phòng Interpol VN tại Hà Nội, vào tháng 10/2005.
    Đến đầu tháng 11/2005, toàn bộ các nạn nhân mới được giải cứu khỏi hang ổ của bọn buôn người tại đây. Các nạn nhân sau đó đã được đưa về VN hôm 8/11/2006.
    Quá trình điều tra vụ án, C14 - Bộ CA phát hiện Nghiêm Xuân Thuấn (sinh năm 1966, hộ khẩu gốc ở phường Liểu Giai, Hà Nội) cùng vợ là Vũ Thị Quyên đã có hành vi cấu kết với nhiều đối tượng ở VN và LB Nga lừa đảo nhiều cô gái trẻ, đẹp khác ra nước ngoài, ép buộc họ trở thành gái mại dâm.
    Cả 2 vợ chồng Thuấn đều bị đề nghị truy tố về tội Mua bán phụ nữ, quy định tại điều 119, Bộ luật Hình sự.
    (Theo VTC)
  4. ThuVang1983

    ThuVang1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Bài viết:
    6.674
    Đã được thích:
    0
    cho Vom sap dong cua,nhieu nguoi VN se ra sao?
  5. detunhapmon

    detunhapmon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo chợ Vòm sắp đóng cửa. Pà kon cứ yên tâm mà làm ăn.
    Các chợ vùng phía Đông Matxcơva vẫn hoạt động bình thường đến cuối năm 2008 ?" 2009.
    Vừa qua, tờ báo vùng phía Đông Matxcơva ?oVAO Gazeta? có bài viết của nữ phóng viên Ônga Laprentieva về chủ trương của chính quyền thành phố đối với việc quy hoạch lại các khu chợ, trong đó đưa ra danh sách những chợ sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong thời gian tới.
    Theo nguồn tin, đến cuối năm 2008 - 2009, những khu chợ sau sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động:
    1.Izmailopxki proxnekt, khu vực số 63a (thuộc quần thể Izmailovo);
    2.Ulisa Ketcherxcaia, khu vực số 2a, (quần thể chợ Perôpxki)
    3.Ulisa Kôxưnxcaia, khu vực 19 (quần thể chợ Vesnhiaki)
    4.Okrurnưi pereulok, khu vực 3a, tòa nhà 1 (Radiux +)
    5.Okrưtoie soxxe, khu vực 24g (Metrogorodok)
    6.Proektiruiemưi proxnekt, số 890 (Chợ Lưu niệm thuộc Izmailovo)
    7.Xirennhevưi bunvar, khu vực 2 và 4(Chợ AST)
    8.Ulisa Xovetxcaia, khu vực 80 (Roxclas)
    9.Ulisa Tkaxcai, khu vực 1 (Aramix)
    10.Ulisa Bansaia Cherkizopxcaia, khu vực 125 (Trung tâm buôn bán Cherkizovo)
    11.Soxxe Entuziaxtop, khu vực 33 (Entuziaxt)
    12.Khu chợ nằm trên đường Ulisa Xantưcopxcaia và đường Xuzđanxcaia (Chợ Novokoxưnxki)
    13.Khu chợ nằm trên đường nối liền giữa Xirennhevưi bunvar và đường 15 parkovaia (Angielinka Kompanhia)
    Theo chủ trương của Thành phố, trên diện tích các khu vực chợ này sẽ cho xây dựng mới các trung tâm thương mại hiện đại.
    Ba khu chợ lớn của vùng phía Đông, tạm thời chưa có kế hoạch thay đổi là: Preobragienxki (Ulisa Preobragienxki Val, số nhà 17), Chợ Kaxi (Ulisa Uralxcaia, khu vực 4a), Chợ ở bến Metro Vưkhinô (Ulisa Kratxki Kazanhet, nhà số 20).
    Như vậy, kế hoạch di dời chợ như tin đồn lâu nay là không có cơ sở. Chính quyền vùng phía Đông Matxcơva ít nhất phải có thời gian từ 2-3 năm để sắp xếp lại các khu vực kinh doanh được hợp lý hơn, theo đó sẽ cho xây dựng lại các chợ thành những trung tâm thương mại hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu.
  6. maudo_davang

    maudo_davang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Có địa chỉ nguồn tin trên mạng ko? Tìm mãi ko thấy có tin nào như thế.
    u?c hastalavista s?a vo 16:41 ngy 13/12/2006
  7. detunhapmon

    detunhapmon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Nguồn tin: Theo báo giấy
    u?c hastalavista s?a vo 16:41 ngy 13/12/2006
  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Kiều bào ở Nga mong chờ giáo viên chuyên? quốc ngữ
    Đề tài phụ "Tiếng Việt cho... người Việt " lại trở thành điểm nhấn ấn tượng nhất của cuộc tọa đàm giáo dục - văn hóa do Đại sứ quán VN, Hiệp hội Khoa học - kỹ thuật VN tại Liên bang Nga và Trung tâm thương mại Emeral (Matxcơva) phối hợp tổ chức vừa qua.
    ?oKhai hỏa? cho đề tài day dứt lòng người xa xứ chính là ông Trương Quang Giáo, chủ tịch Hội Người VN định cư tại LB Nga. Ông Giáo bùi ngùi thổ lộ mấy đứa cháu ngoại của ông không biết một từ tiếng Việt nào.
    Và ông cho rằng nếu hai người con gái mang một nửa dòng máu Việt của ông đã quá lớn để học lại tiếng ?ocha đẻ? thì phải ?osửa sai? từ thế hệ thứ ba.
    Ông chủ trương trong các gia đình ?onửa nọ, nửa kia? (chồng hoặc vợ là người Nga) nên đưa trẻ con về VN cho người thân nuôi dưỡng ít nhất ba năm. Đến 6 tuổi quay trở lại Nga để vào lớp 1. Rồi hè lại về VN ít nhất một tháng. Nếu không tiếng Việt, tức hồn Việt, văn hóa Việt sẽ phai nhạt.
    Đinh Thanh Thường là sinh viên năm 4 khoa lý nhưng lại là gia sư giàu kinh nghiệm về tiếng Việt. Dạy tiếng mẹ đẻ cho những cậu bé ?oViệt trăm phần trăm? lúc đầu đơn thuần để giải quyết vấn đề tài chính. Về sau còn là vì muốn góp phần giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng.
    Thường bị ám ảnh bởi câu nói của một người bà về đứa cháu đích tôn: ?oNó không thể thành người Nga nhưng cũng chẳng còn là người Việt nữa?. Cách dùng từ ?orửa đầu?, ?omặc giày?, ?obóc vỏ gà?, ?ocái chén ngã xuống đất?? với Thường không còn là điều ?ongộ nghĩnh trẻ thơ? mà được xem như sự méo mó của ngôn ngữ, một mối nguy cơ.
    Ông Nguyễn Văn Thạc, chủ tịch Hiệp hội Khoa học - kỹ thuật VN tại LB Nga, cho biết trong số 10 đề tài mà các nhà khoa học trong cộng đồng đang nghiên cứu từ nay đến năm 2010 có chương trình ?oDạy tiếng Việt cho trẻ em VN ở Nga?.
    Theo ông, bên cạnh việc tạo môi trường tự nhiên cho trẻ em nói tiếng Việt thì không thể không có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước ta, đó là cử giáo viên tiếng Việt bậc tiểu học sang Nga.
    Ồng Nguyễn Ngọc Bình - đại biện lâm thời và bà Nguyễn Thị Kim Bảo - trưởng phòng quản lý lưu học sinh Đại sứ quán VN cho biết Bộ Giáo dục - đào tạo VN và Quĩ Hỗ trợ cộng đồng người Việt tại nước ngoài sẵn sàng cử giáo viên tiếng Việt được đào tạo chính qui sang Nga.
    Nhưng trước đó cộng đồng người Việt ở Nga phải đảm bảo cơ sở vật chất và khâu tuyển sinh. Việc này phải tiến hành sớm, để càng muộn càng khó. Tiếng Việt cần được dạy và được học, được giữ gìn như một thứ quốc hồn, quốc túy.
    (Theo Tuổi trẻ)
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Tết nằm "ốp" của người Việt tại Nga
    Có lẽ chưa bao giờ dịp nghỉ lễ Giáng sinh và Tết dương lịch ở Nga lại trĩu nặng lo âu, thắc thỏm đến như vậy với đa số "dân đầu đen" nói chung và "quân ta" nói riêng như năm nay.
    Gánh ưu tư
    Lo lắng trên là có cơ sở, bởi Chính phủ Nga đã chính thức tuyên bố bắt đầu từ năm 2007 sẽ thực thi chính sách dẹp bỏ dần những khu chợ vải vóc và thực phẩm hiện có, để quy thành những siêu thị hiện đại hơn, xứng với tầm vóc của một nước chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
    Và điều khiến "quân ta" lo lắng thực sự là vành đai kiểm soát sẽ siết chặt về hộ khẩu, quyền lao động đối với "dân đầu đen", để dành đất và công ăn việc làm cho người Nga.
    Dịp cuối năm mọi công sở, nhà máy, trường học, chợ búa... của Nga đều đóng cửa nghỉ dài cả tuần cho tới tận 7/1/2007 (Lễ Giáng sinh). Thế là dù muốn hay không "quân ta" vẫn phải nghỉ theo, mà năm nay lại càng đau cho cánh bán lẻ hơn, vì cả Giáng sinh và Tết "tây" đều trùng vào dịp nghỉ cuối tuần. Nghỉ chợ chứ đâu có nghỉ tiền thuê quầy, thuê "công" (container) bán hàng.
    Tiền thuê tháng chỉ cần chậm vài hôm, cả chủ "tây" lẫn chủ ta sẽ cho quân tới niêm phong quầy hoặc "công" ngay. Xót nhất là người thuê các quầy, "công" với giá tới vài ngàn USD/tháng ở chợ Vòm (chợ Cherkizovsky ở Mátxcơva).
    Hàng thì vẫn nằm kho mà đầu vào chẳng có, bà con ta đành tự an ủi rằng rốt cuộc mình cũng có dịp nghỉ xả hơi sau cả năm đầu tắt mặt tối. Nhưng nghỉ mà đâu dám tính chuyện đi chơi, nếu không muốn mạo hiểm tính mạng bởi nạn khuligan (bọn quá khích, đầu trọc) cùng biết bao phiền toái khác nếu bị hạch sách về giấy tờ, tiền bạc...
    Vậy là đành "án binh bất động" trong "ốp" (cư xá) và, thì biết làm sao được, cũng phải chuẩn bị đón xuân.
    Lên dây cót tinh thần
    Khác với Tết cổ truyền dân tộc, Tết "tây" người VN ở Nga chỉ sắm sanh hơn ngày thường chút chút, dù cũng đủ hoa quả, bánh kẹo, rượu và đồ nhắm. Quan trọng nhất là khích lệ, lên dây cót tinh thần cho nhau trong thời điểm nhạy cảm này.
    Điều đó được thể hiện rõ qua việc các trung tâm thương mại đều cử người đi thăm hỏi và tặng quà tới từng phòng trong "ốp".
    Thế là tới văn phòng ban quản trị "ốp" thuộc các trung tâm thương mại nào, tôi cũng thấy cảnh sốt sắng quà cáp, tiệc tùng với giới chức địa phương, với hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi... Một công đôi việc, vừa thể hiện tình cảm, vừa là quan hệ với đối tác làm ăn.
    Tôi đến "ốp" giày cạnh metro (ga xe điện ngầm) trên phố Pabeda (Chiến thắng). Gọi tên như vậy vì trước đây cánh lao động VN mình làm việc ở nhà máy sản xuất giày thường về đây nghỉ ngơi.
    Qua bao lần thay quân đổi chủ, nay "ốp" giày đã đi vào nền nếp, duy trì được lối sống văn minh và giữ gìn an ninh trật tự, chủ yếu nhờ ban quản trị "T và T" (cách chúng tôi gọi đùa hai anh Toản và Tuyến) hoạt động năng nổ và hiệu quả.
    Tết "tây" mà vẫn phảng phất sắc Tết cổ truyền, với bầu không khí đượm mùi hương trầm ấm cúng, hoà quyện cùng hương vị các món ăn truyền thống: Nem rán, chân giò hầm măng, thịt kho tàu, hành tỏi, rau thơm, gia vị chính hiệu quê nhà.
    Tiếng cụng ly, chúc tụng hoà trong tiếng nhạc, tiếng trẻ nô đùa ngoài hành lang, tiếng các bà các cô lao xao trong bếp...Từ ngoài phố vọng vào tiếng pháo đì đùng do trẻ "tây" đốt. Có lẽ do thị trường mở cửa, mà mấy năm qua người Nga đã quen xài pháo tép, pháo dây như ở một số nước Châu Á trước đây.
    Sang "ốp" CDL nằm trong khu vực chợ Vòm, tôi ghé phòng 8 chàng độc thân. Lại chúc tụng, lại cụng ly, hơi rượu Vodka cay nồng và mắt chúng tôi cũng cay cay. Họ người quê Hà Tây, Thanh Hoá, anh quê Thái Bình, Nghệ An....
    Hầu hết là dân du lịch rồi ở lại từ những năm 1995, 1996, cũng có người đi xuất khẩu lao động thời cuối thập niên 1980 trụ lại. Cùng cảnh độc thân vì... vợ con ở trong nước, họ rủ nhau thuê chung phòng vừa tiết kiệm được tiền (giá thuê phòng từ 300-400 USD/tháng) vừa đỡ cô đơn.
    Ban ngày tản mát kẻ chạy taxi, làm cửu vạn, người làm dịch vụ, bán hàng. Tối về trải chiếu "chiến" bữa cơm đạm bạc, xong quay ra tán phét chuyện trên trời dưới biển rồi lăn ra ngủ... đợi ngày mai với hy vọng rồi sẽ khá hơn (?).
    (Theo Võ Hoài Nam - Lao Động)
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Cộng đồng người Việt ở Nga trước thềm 2007: Vắt óc tìm lối đi
    Làm thế nào để vượt qua khó khăn, có thể tiếp tục sinh sống, kinh doanh hợp pháp trong tình hình mới ở Nga, khi Nga vừa công bố những quyết định về việc quản lý người lao động nhập cư và triệt để hạn chế người nước ngoài hoạt động bán lẻ ở chợ...
    Cộng đồng người Việt Nam (VN) ở Nga đón năm mới 2007 trong tâm trạng bồn chồn, đầy lo lắng. Những quyết định của Nhà nước Nga công bố hồi tháng 10 vừa qua về việc quản lý người lao động nhập cư và triệt để hạn chế người nước ngoài hoạt động bán lẻ ở chợ, đã thật sự gây sốc cho tất cả mọi người VN cư trú và làm ăn ở xứ sở bạch dương.
    Làm thế nào để vượt qua khó khăn, có thể tiếp tục sinh sống, kinh doanh hợp pháp trong tình hình mới ở Nga ? Đó là chủ đề xuyên suốt cuộc toạ đàm do Đại sứ quán VN phối hợp với Hội Người VN và Hội Doanh nghiệp VN tại Liên bang Nga vừa tổ chức cuối tuần qua tại Mátxcơva.
    Thách thức lớn
    Không khí toạ đàm nhanh chóng trở nên nóng bỏng, bởi đây là chuyện liên quan đến cơm áo, gạo tiền của bà con người VN. Đại sứ Nguyễn Văn Ngạnh cũng nêu rõ: "Cộng đồng người VN làm ăn ở Nga từng đối mặt và vượt qua nhiều khó khăn trong những năm qua, nhưng có lẽ chưa bao giờ đứng trước thách thức to lớn như hiện nay".
    Mặc dù những quy định mới của Chính phủ Nga (cấm người nước ngoài bán rượu, bia và thuốc chữa bệnh; giảm hẳn, tiến tới cấm người nước ngoài bán lẻ tại các chợ, kiốt) đến giữa tháng 1.2007 mới bắt đầu có hiệu lực, nhưng ở một số nơi như Volgagrat, Ekaterinburg, Ufa ..., chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện ngay từ cuối năm 2006. Khách quan mà nói, những quy định này đụng chạm đến tất cả các cộng đồng người nước ngoài ở Nga, liên quan đến toàn bộ 5.380 chợ khác nhau trên toàn bộ lãnh thổ Nga, nhưng về mặt nào đó, người VN sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
    Nguyên nhân chủ yếu do hầu hết bà con đều chỉ có quy chế "tạm trú" và nghề chính là buôn bán quần áo ở các chợ, các trung tâm thương mại nhỏ hoặc ở một vài cư xá, do những chủ người Việt thuê lại của các đối tác Nga. Khác với người lao động nhập cư đến từ các nước thuộc Liên Xô trước đây, phần đông người VN làm ăn ở Nga không thạo tiếng Nga, không có những mối liên hệ sâu sắc trong cộng đồng xã hội sở tại.
    Vì thế, ngay cả trong trường hợp nay mai những chính sách vừa ban bố của Chính phủ Nga có thể được điều chỉnh, nới lỏng ở mức độ nào đó, như "hợp thức hóa" số người lao động nhập cư bất hợp pháp trước đây hoặc tiếp nhận lao động mới căn cứ vào kết quả sát hạch tiếng Nga và trình độ tay nghề, thì đây vẫn là những bài toán nan giải đối với cộng đồng người VN.
    Cũng cần phải thấy rằng, Nhà nước Nga hoàn thiện luật pháp về nhập cư, di trú và hoạt động buôn bán của người nước ngoài là một diễn biến tất yếu. Việc cư trú và làm ăn ở nước bạn càng ngày càng phải đi đúng "lộ trình luật pháp", người VN không thể không thích ứng với những điều kiện mới, không thể cứ mãi trông cậy vào phương thức làm ăn quen thuộc trước đây.
    Đoàn kết vì cộng đồng
    Để làm được như vậy, vấn đề là phải chuyển đổi "ngành nghề". Từ chỗ hầu như ai ai cũng ra chợ bán lẻ hàng quần áo Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, giờ phải tìm cách nắm lấy các khâu bán buôn, phải chuyển sang hoạt động sản xuất (kể cả sản xuất nông nghiệp như trồng rau, chăn nuôi) hoặc làm dịch vụ... Nhưng đó là những mục tiêu cực kỳ khó đạt bởi nhiều lý do, song chủ yếu vì phần đông người VN ở Nga không có được một lưng vốn cần thiết. Chỉ một số ít "tướng", "soái" có thể vùng vẫy trong những điều kiện mới, song họ cũng không phải là những đầu máy kéo được nhiều toa tàu chở đầy hành khách.
    Trước thời khắc 2007 nghiệt ngã, cộng đồng lại vắt óc bàn tính, tìm kiếm lối đi. Ai cũng thấy, hơn lúc nào hết mọi thành viên của cộng đồng người VN càng phải đoàn kết, hỗ trợ nhau vượt khó khăn, người có điều kiện thuận lợi hơn cần mở rộng vòng tay giúp đỡ người khác như: Chủ chợ có thể thay đổi đăng ký kinh doanh cho phù hợp với những quy định mới, giúp bà con chuyển đổi quy chế "ngành nghề"; chủ các cơ sở sản xuất đang có công nhân người địa phương có thể tuyển dụng thêm nhân công người VN ..
    .
    Dĩ nhiên, như thế cũng chỉ mới giải được một vế của bài toán hóc búa. Bao nhiêu người rồi sẽ ở đâu, làm gì ? Không loại trừ khả năng tới đây một bộ phận nhất định trong cộng đồng người VN sẽ phải rời khỏi xứ sở băng tuyết để hồi hương. Còn những người bám trụ lại, trong mọi trường hợp, chắc chắn sẽ phải đặt mình vào những khuôn khổ mới ở nước Nga...
    (Lao Động)

Chia sẻ trang này