1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Việt tại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Tigris_Corbetti, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tigris_Corbetti

    Tigris_Corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Người Việt tại Mỹ

    Nhiều bạn ở Mỹ "lâu" có thể viết bài về người Việt tại Mỹ ko? Bài viết có thể về sự hoà nhập của người Việt vào xã hội Mỹ, một vài con số thống kê như có bao nhiêu người Việt ở Mỹ. hay cơ cấu trong xã hội. Người Việt ở Mỹ chắc nhiều người thành danh hơn nước khác. (cũng vì đông hơn). Chắc cuộc sống của người Việt định cư tại Mỹ dễ chịu hơn so với các nước khác ( kì thị chủng tộc chẳng hạn).


    Tigris Corbetti
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Đây là một bài viết của bạn Đông Ngô từ thành phố San Francisco, California. Bài viết miêu tả khá đúng thực trạng của một số người Việt ở Mỹ, nhưng về một số con số tôi nghĩ rằng không chính xác lắm. Ví dụ, trường hợp của Hoan là $35/ngày có thể là đúng nhưng tôi đọc thấy trên báo của người Việt ở đây đăng quảng cáo tìm thợ làm nail, bao lương $1200/tuần ( theo số liệu đăng trên Báo Thăng Long, một tờ báo tiếng Việt ở Boston), ngoài ra tôi cũng quên biết một số người Việt khác và nói chung không thấy đến nỗi như bài báo miêu tả.
    Tôi trích nguyên từ VnExpress.
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Tu-lieu/2002/04/3B9BB318/
    Sửa móng tay - nghề của người Việt ở Mỹ​

    Anh Dũng, một thợ neo, đang trong giờ làm việc.
    ?oNeo? (nail - móng tay) là cách gọi tắt của người Việt ở Mỹ dành cho công việc sửa móng chân móng tay, đang rất phổ biến trong cộng đồng Việt. Ở bang California, từ Los Angles đến San Francisco đều có rất nhiều hiệu sửa móng, được gọi là các ?onail salon? mà trong đó nhân viên hầu hết là người Việt Nam.
    Mỗi nhóm dân nhập cư ở Mỹ thường có những nghề nghiệp mang tính đặc thù. Người Ấn Độ thì chủ yếu làm về công nghệ thông tin và bán hàng rau quả, người Tàu thì kinh doanh nhà hàng ăn uống và may mặc, người Mexico thì uốn tóc... còn với người Việt thì đó là neo.
    Trên thực tế, neo là nghề dành cho những người có ít sự lựa chọn. Rất nhiều trong số những người Việt nhập cư là như vậy. Rào cản đầu tiên là ngôn ngữ. ?oKhông nói được tiếng Anh thì tất nhiên không thể tìm được một công việc văn phòng rồi??, một manicurist (thợ sửa móng tay) nói. ?oMà ngay cả đi quét dọn nhà cho người ta cũng cần giao tiếp. Chỉ có làm neo thế này là không cần phải biết tiếng mấy?. Đây cũng là lý do chung của hầu hết những người trong nghề.
    Ngoài ra, để trở thành một manicurist không khó. Sau một khóa học 10 tuần với số tiền học phí là 450 USD, là có thể bắt đầu lập nghiệp. Không còn nghề nào khác ở Mỹ lại yêu cầu một sự ?ođầu tư? nhỏ hơn thế cả về tài chính lẫn thời gian. Chính vì dễ thành nghề như vậy, ngày càng có nhiều người Việt làm manicurist. Nhiều đến mức, bắt đầu từ năm 1994, bang California đã chính thức phát hành mẫu bài thi để lấy bằng manicurist bằng tiếng Việt, song song với mẫu tiếng Anh. Điều này lại tạo thêm điều kiện cho những người mới sang trong những năm gần đây theo đuổi nghiệp neo, kể cả nam giới.
    ?oNếu mà ở Việt Nam thì chắc chắn tôi không bao giờ làm nghề này đâu?. Dũng, một thợ neo có thâm niên 3 năm tại thành phố San Francisco, nói qua khẩu trang. ?oỞ Mỹ người ta quan niệm khác? vả lại đây là miếng cơm manh áo, không làm thì còn biết dựa vào ai??
    Tại Trường dạy nghề thẩm mỹ quốc tế Oakland (California), luôn có hàng trăm người theo học. Trong số đó, học để lấy bằng manicurist chủ yếu là người Việt. Bản thân ông chủ của trường này - Jimmy Luong - cũng là người Việt và đi lên từ nghề sửa móng tay. Trong trường, tất cả việc giảng dạy đều bằng tiếng Việt. Chỉ lúc thực hành, thỉnh thoảng các học viên mới tập những câu tiếng Anh đơn thuần liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp như: ?oBạn thích sơn màu gì?? hoặc ?oNhư thế này đã được chưa?? v.v. Ở California, có khá nhiều trường tương tự như vậy nằm rải rác.
    Ra trường, một số ít các học viên có vốn thường tập trung nhau lại thành một nhóm, thuê chung một cửa hàng, tự mình làm ông chủ của chính mình. Phần lớn phải đi làm thuê cho những cửa hàng đang cần tuyển thêm người.
    Ngoài những người chuyên nghiệp, một số lưu học sinh cũng tranh thủ làm thêm vào những ngày cuối tuần. Thường là do quen với bà chủ và xin ?olàm chui? (do luật pháp Mỹ cấm sinh viên nước ngoài đi làm thêm ở ngoài). Hoan, một sinh viên gốc Hà Nội, hiện học ở UC San Francisco, cho biết: ?oEm mới làm ở đây vài ngày, công việc đơn giản. Chẳng thú vị gì đâu nhưng nếu không thì cũng chẳng biết làm thêm gì nữa. Làm chui, lại đang học việc nữa nên thu nhập thấp lắm, một ngày chỉ được trả có 35 USD, tuy nhiên tiền khách cho thêm cũng khoảng như vậy nữa. Cũng tạm đủ tiền mua thêm sách vở".
    Thợ neo phải tiếp xúc với nhiều các loại hoá chất độc hại có ảnh hưởng không tốt tới da và hệ hô hấp. Khá nhiều người làm trong các nail salon, do vào Mỹ một cách không hợp pháp hoặc không am hiểu luật lao động của nước sở tại, nên bị đối xử không công bằng. Họ có thể bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu hay phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo sức khỏe... Như trường hợp của Hoan, mức lương 35 USD/ngày là thấp hơn so với lương tối thiểu 5,75 USD/giờ của California.
    Các cửa hàng chăm sóc sắc đẹp đã trở thành một phần của cuộc sống của dân Mỹ và người ta, đặc biệt là các bà các cô, hầu như ai cũng có một nail salon ưa thích. Việc đi đến hiệu để được người Việt Nam sửa móng tay cho cũng như là đi đến nhà hàng McDonald's để ăn trưa vậy.
    Trong khi rất nhiều người có trình hộ học vấn cao hiện phải ở vào tình trạng thất nghiệp do nền kinh tế Mỹ vẫn còn trong tình trạng suy thoái, thì các nail salon ở California luôn đông khách và rất nhiều người Việt đang sẵn sàng bước vào nghề.
    Đông Ngô (từ San Francisco)
    Hãy vote cho tôi nếu bạn thấy rằng bài viết của tôi đáng đọc! Cám ơn nhiều!
  3. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Sau đây cũng là 1 bài được đăng trên VnExpress do Đinh Nguyễn viết từ California,1 bang có nhiều người Việt sinh sống nhất
    Người Việt ở Mỹ đón Tết Nhâm Ngọ thế nào?
    Tuy cuộc sống hằng ngày còn nhiều điều phải lo toan, nhưng những người Việt hiện sống trên khắp đất Mỹ vẫn rộn ràng đón Tết Nhâm Ngọ với niềm vui, nỗi buồn lẫn lộn.
    Kể từ tháng 10 âm lịch, một số đông người Việt tại nhiều bang đã chuẩn bị đặt vé máy bay về ăn Tết ở quê nhà. Tùy từng hãng hàng không, giá vé máy bay bình thường chỉ khoảng 680 USD đã tăng vọt lên trên 1.100 USD, và có người đã phải trả đến 2.150 USD.
    Người về, ngoài những khoản tiền túi để chi tiêu trong dịp Tết, còn phải lo mua nhiều loại quà tặng, từ nhẫn vàng, những bộ đầm đắt giá đến chiếc áo sơ mi, cravat, dây lưng, đồ chơi, kể cả giày dép theo những kiểu mẫu khác lạ so với hàng trong nước.
    Tại California, hai sân bay quốc tế San Francisco và Los Angeles ngày nào cũng có những cuộc tiễn đưa hàng trăm người, với những thùng giấy lớn và vali cồng kềnh chứa đầy quà. Rất may, hành khách có diện mạo Á châu thường không bị các nhân viên an ninh phi trường nghi ngờ là khủng bố nên việc khám xét cũng khá mau lẹ.
    Trong khi đó, những ai ở lại đã lo cắt cỏ cây quanh nhà, dọn dẹp garage và sân phơi. Có nhiều gia đình phải dành ra những ngày nghỉ cuối tuần để lo sơn phết hoặc chữa lại một chỗ nhà bị hư hay mục nát. Buổi chiều đi làm về, các khu người Việt đông nghẹt khách mua sắm.
    Dù sống xa Tổ quốc lâu ngày, nhưng những người Việt có điều kiện vẫn thường đổ về những nơi đông đồng hương sinh sống: khu Little Saigon (Nam California), San Jose (Bắc California), Houston (Texas), Falls Church (Virginia). Vì thế, mỗi dịp cuối năm, Tết quê hương lại hiển hiện trong những sinh hoạt hằng ngày. Những khu Eden của Virginia, Lion, Little Saigon của California thật náo nhiệt. Đại lộ chật ních xe hơi nối đuôi nhau do những tài xế đầu đen cầm lái, một số vỉa hè dành cho người đi bộ cũng bị các gia đình trồng được ít cây trái hoặc hoa kiểng chiếm tạm để bán bằng được số hàng ?ocây nhà lá vườn?.
    Đặc biệt, trước nhà hàng mang tên Hà Nội trên đường Bolsa (Little Saigon), một đoạn vỉa hè đã bị một bà cụ chiếm cứ hầu như thường xuyên để bán ổi xá lị, mãng cầu xiêm và bưởi. Cách đó không xa, một bà cụ khác lại bán cả những quả thanh long, hồng, mận Đà Lạt. Phía bên kia đường, trong khu chợ Tân Mai, một ông già lái chiếc xe tải nhỏ chở mấy chục cành đào mới cắt sau nhà đem đến bán. Vết cắt còn tươi nguyên, nhựa chưa kịp khô.
    Bên hông khu thương xá Phước Lộc Thọ, một số người bán vải đã chiếm cả lối đi để bày đầy các loại hàng, từ tơ lụa đến hàng len, gấm, lại thêm cả một số áo quần may sẵn, hình như nhập phi mậu dịch từ trong nước. Cũng tại con đường này, khu chợ Anh Minh - nơi bán hoa kiểng quanh năm - những ngày gần Tết, số lượng hàng được tăng cường thêm với nhiều loại hoa hiếm và bolsai.
    Các khu chợ khác như Đồng Hương, Á Châu, 99, Little Saigon, Vĩnh Phát, Vanco? thì đặt các mẫu quảng cáo hàng Tết lớn và không quên kèm theo giá cả (mà theo lời họ là rẻ nhất trong chợ) nhằm thu hút khách hàng từ các vùng xa đến mua sắm.
    Trước khu chợ Vanco, ở đường Euclid, Westminster, hai cụ già chạy một chiếc xe minibus đến mua đầy hàng. Chúng tôi có hỏi thì cụ ông trả lời: ?oĐây là mua giùm cho các cháu luôn thể, chúng đi làm bận rộn nên cứ phải mua như thế rồi chia ra từng nhà một?. Nhìn thấy hai chậu cúc và một chậu quất để sẵn trong xe, chúng tôi khen hai cụ ?ochuẩn bị Tết chu đáo quá? thì cụ ông đáp với: ?oThì cũng chuẩn bị cho vui ấy mà, chứ đâu có thì giờ để trưng để ngẫm như ở bên mình?. Cụ bà còn thêm vào: ?oTôi đã ăn 26 cái Tết bên đây rồi đấy ông ạ. Nhưng cứ hễ Tết đến là tôi lại thấy buồn vì thấy nó không phải là Tết như hồi xưa?. Cụ còn khoe: ?oHồi năm kia, tôi có về bên nhà ăn Tết. Vui lắm, làm sao bên mình có được. Tết năm tới chúng tôi định là cả hai cùng về bên đó ăn một cái Tết dối già đấy ông ạ?.
    Nhìn hai cô gái cầm hai cặp bánh chưng và hai hộp mứt vội vàng ra xe, tôi hỏi thì được biết bánh chưng gói lá chuối thì 7 USD/chiếc, gói lá dong thì đắt hơn 1 USD. Hộp mứt 150 g khoảng 16 USD.
    Hai cô cũng tiết lộ mình là công chức tại Sở Xã hội của quận, định xin nghỉ thêm ngày mồng 1 để ăn Tết, vì hôm 30 trùng sinh nhật của tổng thống Abraham Lincoln. Nhưng hai cô gái không đón Tết tại nhà mà rủ nhau đi Las Vegas để xem buổi trình diễn đặc biệt của một số nghệ sĩ người Việt tổ chức, do nhạc sĩ Song Ngọc đứng đầu, tại sòng bài Stardust trên Las Vegas Strait. Song song với chương trình này, tại khách sạn Crown gần khu giải trí Disneyland, đài phát thanh Little Saigon cũng tổ chức một dạ hội đón giao thừa, cùng tiệc mừng và các tiết mục văn nghệ dân tộc. Chương trình biểu diễn sẽ được đài truyền hình Little Saigon phát trực tiếp suốt 6 tiếng đồng hồ, từ 22h30' đêm 30 đến 4h sáng mồng 1.
    Vào những ngày cuối tuần, các buổi họp Tết do sinh viên tổ chức diễn ra tại khuôn viên Đại học Golden West (Westminster) và Trung học Bolsa (Garden Grove) với những gian hàng Tết của các cơ sở thương mại, đoàn thể, và tổ chức quần chúng. Có những gian hàng bán đồ ăn, rồi cả các nghệ sĩ chuyên nghiệp và nghiệp dư biểu diễn tiết mục văn nghệ mừng xuân mới.
    Nhìn chung, dù phải chạy theo cuộc sống hàng ngày vất vả, những nguời Việt đang sinh sống tại Mỹ vẫn nghĩ về một cái Tết. Với họ, đó không chỉ là cái mốc cho sự khởi đầu một năm 365 ngày, mà là dịp có chút niềm vui, một dịp nhớ về những ngày quá vãng, thời điểm để ơn cố tri tân và quay về nguồn cội.
    Nếu ở trong nước, dân Việt theo mọi người ăn Tết, thì ở Mỹ, người ta lại phải tự tạo không khí Tết. Dù sao, khi người gốc Việt đang vui mừng đón xuân, vẫn có đại đa số sắc tộc nhìn ngắm và đôi khi cảm thấy lạ lùng.
    Cho nên, về phần người viết bài này, mỗi năm, vào dịp Tết đến, vẫn mua sắm bánh mứt, rượu hoa và cây kiểng để bày trong nhà, cũng làm cơm cúng gia tiên vào chiều 30, cũng bóc bánh chưng sáng mồng 1, cũng làm lễ tiễn ông bà vào chiều mùng 4 Tết. Nhưng đó chẳng qua là những việc làm để trong lòng thấy an tâm hơn là để bày tỏ một niềm vui đón xuân thực sự như những ngày còn ở trong nước.
    Và Tết ở Mỹ cũng không phải là dịp để mọi người đến chúc tụng đầu năm, vì kẻ đi nghỉ mát nơi xa, người bận học hành. 90% dân số tại đây lại không ăn Tết (chỉ có cộng đồng Việt và Hoa, chiếm 3 triệu người trong số 264 triệu dân Mỹ). Điều đó cũng làm mất đi phần nào cái trân trọng của ngày đầu năm âm lịch mà người Việt chúng ta vẫn thường ấp ủ theo truyền thống.
    Đinh Nguyễn (từ California)
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    bdcuteo viết lúc 00:39 ngày 21/06/2003
    Bao nhiêu năm xa xứ: Người Mình Có Giàu Thật Sự? -


    Một vài cơ quan truyền thông như đài radio, báo chí, ... vừa mới ngày nào tưng bừng khai trương, nhưng sau đó không lâu lại âm thầm 'dẹp tiệm'. Một số cơ sở thương mại hôm qua còn quảng cáo ầm ĩ trên đài, giờ đã rút lui không kèn không trống vào chỗ lãng quên. Một vài thương gia nào đó mới ngày nào được truyền hình Mỹ, báo chí Mỹ phỏng vấn hay chạy bài trên trang nhất về sự thành đạt trong kinh doanh, nhưng giờ đây lại bặt tăm vô tín, không thấy bóng dáng, dù chỉ ẩn hiện mờ ảo trên thương trường.
    Chuyện 'lên voi và xuống chó' trong việc làm ăn, trong sự kinh doanh là chuyện 'thường ngày ở huyện', là chuyện 'bốn mùa mưa nắng' kia mà, có gì là lạ, có gì là đáng bàn!... Chúng tôi đã từng đọc đâu đó một thống kê vui là có đến ít nhất 50% cơ sở thương mại âm thầm dẹp tiệm sau một năm đầu mở cửa, và số còn lại cũng có đến 50% tiếp tục gỡ bảng hiệu xuống sau năm thứ hai... Thế đấy, chuyện làm ăn quả là khó khăn, quả là khắc nghiệt đến vậy; cho nên, đâu chỉ có người Việt, mà cả người Trung Hoa, người Mỹ cũng thế. Họ cũng 'dẹp tiệm' đều đều như ai!
    Từ những suy nghĩ trên, nhiều lần chúng tôi đã tự hỏi: 'Liệu người Việt có giàu có thật sự không hay chỉ là ?~phồn vinh giả tạo?T, hay chỉ là cái vỏ hào nhoáng tạm bợ bên ngoài nhưng bên trong chỉ là rỗng ruột?... Đâu mới là hình ảnh đích thực của cộng đồng Việt trong lãnh vực tài chánh?...'
    Toà soạn có ý định, nhân dịp 20 năm đánh dấu ngày ly hương, thực hiện một chủ đề về sự thành công tài chánh của cộng đồng Việt tại xứ lạ quê người. Trong lúc chúng tôi đang phải tiếp xúc với nhiều người, đọc nhiều tài liệu để viết về đề tài này, thì một bài báo trên tờ San Jose Mercury News đã khiến chúng tôi suy nghĩ. Đó là bài: 'American Success Story May Be A Lie' của Jack Fischer trong số báo ra ngày 20 tháng 6 vừa qua. Bài này kể lại câu chuyện một người thanh niên có tên là Lawrence Wong bị bắt và được tại ngoại vì đã đóng đến 400,000 tiền 'bail'. Wong có tên Việt là Quốc Huỳnh, là một nhà kinh doanh trẻ (38 tuổi), thành công trên thương trường computer với thương vụ lên đến 3.5 triệu đô-la/năm... Tên doanh thương Prestige Computer của anh vốn dĩ là biểu tượng của sự thành đạt qua nét cần cù và nhạy cảm doanh thương, thu hút nhiều khách hàng tên tuổi như FMC Corp., San Jose State University, hay Paramount?Ts Great America,... thế nhưng uy tín đó đang bị 'bốc khói'. Anh ta và những người trong nhóm đang bị đe dọa tù đày... vì bị tố cáo là buôn bán các cơ phận điện tử bị đánh cắp. Tuy vấn đề này còn đang trong vòng tranh chấp về mặt pháp lý, nhưng ký giả Jack Fischer vẫn chạy hàng tựa rất ư là giật gân, rất ư là câu khách ngay trang nhất: 'Câu Chuyện Về Sự Thành Công Tại Hoa Kỳ Có Thể Là Một Lời Dối Trá' tiếp theo sau đó với tiểu tựa 'Câu Chuyện Thành Công Này Có Thể Cần Được Viết Lại'. Từ chuyện của Lawrence Wong, một số người đặt vấn đề: Phải chăng cộng đồng Việt không có người giàu có và câu chuyện về sự thành công tại Hoa Kỳ chỉ là một lời dối trá, là một điều không thật? Phải chăng sự giàu có của người Việt đều bắt nguồn từ việc làm ăn phi pháp hay bất chánh? Và như thế, phải chăng 'người mình' không giàu và sự giàu có chỉ là một lời dối trá?...
    Chúng tôi đã mang trong lòng hai tâm trạng băn khoăn như thế để đi tìm một lời giải đáp, hay dù ít cũng là một sự tìm tòi chỗ hé mở cho câu trả lời...
    Một Huyền Thoại Có Thật!
    Chỗ đầu tiên trên đường tìm hiểu của chúng tôi là những chồng sách báo cũ trong thư viện. Một trong những bài tôi rất thích là bài 'Trouble For America?Ts ?~Model?T Minority' của David Whitman trên tạp chí US News and World Report trong số ra ngày 23 tháng 2 năm 1987. Bài báo này có đoạn: 'After only four years in the US, the first wave of Indochinese refugees earned 18 percent more than the average American.' Xin tạm dịch là 'Chỉ sau bốn năm sống ở Hoa Kỳ, làn sóng tị nạn Đông Dương đầu tiên đã kiếm được 18% nhiều hơn người Mỹ trung bình.' Chúng tôi xem đây chính là bản hùng ca trên đất mới, một huyền thoại của người Việt di cư và từ đó, một tên gọi được dành riêng để ám chỉ cộng đồng Việt như là 'America?Ts ?~model?T minority' (sắc dân thiểu số kiểu mẫu tại Hoa Kỳ). Cũng theo David Whitman, nguyên nhân dẫn đến sự thành công như huyền thoại ấy xuất phát đầu tiên từ yếu tố con người: trên 100 ngàn người tị nạn Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ là những đứa con ưu tú của miền Nam Việt Nam (elite group). David Whitman đã viết: '... These refugees made a relatively easy transition to life in the US and created a near mythic image of the Indochinese as brilliant students, flourishing entrepreneurs and altogether successful symbols of the American dream.' Đoạn trích trên xin được tạm dịch như sau: '... Những người tị nạn này đã tạo nên một sự chuyển tiếp tương đối dễ dàng vào đời sống mới tại Hoa Kỳ và tạo được một hình ảnh gần như huyền thoại về người Đông Dương như là những sinh viên ưu tú, những nhà kinh doanh thành đạt và nhìn chung là những biểu tượng thành công của giấc mơ Hoa Kỳ.'
    Như thế, chỉ sau 4 năm đầu ngắn ngủi ly hương, lớp người di cư đầu tiên đã dệt nên được một huyền thoại đáng khâm phục, đã trở thành một cộng đồng mẫu mực trong các sắc dân tị nạn, di cư.
    Tên gọi mỹ từ 'sắc dân thiểu số kiểu mẫu' được nói đến từ đó, cho dù gần đây có người muốn đặt lại vấn đề này, đòi viết lại câu chuyện thành công.
    Đi Tìm Những Nhà Triệu Phú Ở Ngoài Đời!
    Có thật hay không những người Việt là triệu phú? Người mình có giàu thật sự không? Chúng tôi đã đi một vòng dọc theo bờ Thái Bình Dương, từ Los Angeles lên San Jose, qua Oakland, lên San Francisco, rồi đến Seattle, xuống miền Trung Texas, qua Florida bên bờ Đại Tây Dương, để tìm kiếm câu trả lời thoả đáng cho các vấn đề trên.
    Qua lời đồn đãi của người đời cũng như qua sự ghi nhận riêng, số người Việt là triệu phú tuy chưa nhiều lắm, nhưng cũng không phải là ít đến độ khó tìm. Nhà văn Phạm Quốc Bảo, tác giả của hàng chục quyển biên khảo và tiểu thuyết, đã nêu tên một số các 'tay' triệu phú gốc Việt tại Los Angeles và chúng tôi sẽ có bài viết (hay phỏng vấn) trong các số báo tới. Trong danh sách đó, người đời vẫn xếp loại hàng đầu là bác sĩ Phạm Đăng Long Cơ và nhà kinh doanh Trần Dũ. Lên đến San Jose, gương mặt nổi bật hàng đầu trên thương trường vẫn chưa rõ ràng lắm, nhưng một lớp trẻ khá giàu đang bắt đầu vươn lên khá nhanh, đó là những Thomas Vương, Hùng, ... của hệ thống năm tiệm ăn tại nhiều thành phố như Fumiyoshi, Gourmet Buffet, ...; lên đến Seattle, anh Phạm Kim- chủ nhiệm tuần báo Người Việt Tây Bắc- đã giới thiệu một danh sách được gọi là 'mười người Việt giàu nhất Seattle', mà có lẽ đứng đầu phải kể đến là Trần Đức của Viet Wah và Quách Hiệp của Bank America... Đến Oakland, ai cũng biết tiếng triệu phú David Dương. Qua Texas, nghe người đời tán tụng nhau về sự giàu có của anh Phan, anh Ân, ... Sang Orlando - Florida, tuy chưa nghe một tên tuổi nào có tầm vóc triệu phú, thế nhưng cũng có những thương gia làm ăn 'lên tay' và có 'cựu' triệu phú Nguyễn Tấn Đời. Toà soạn đã 'hụt' chuyến phỏng vấn ông Nguyễn Tấn Đời vì ông đang bị bệnh nặng trong tuổi xế chiều. Tuy danh sách trên chưa thể nào nêu lên đủ những triệu phú người Việt ở Hoa Kỳ, thế nhưng phần nào cũng đã khẳng định rằng sự giàu có của người Việt ở Hoa Kỳ không phải là ngoa, và ắt rằng không cần phải viết lại câu chuyện thành công ấy. Câu chuyện thành công trên đất Mỹ là một sự thật, chứ không phải là một lời nói dối.
    Anh Nguyễn Kim Long, một nhà hoạt động cộng đồng rất nổi tiếng tại Seattle và cũng là một người khá thành công tại Hoa Kỳ, đã nói với người viết rằng: 'Ít ai nói thật lòng họ thành công như thế nào tại Hoa Kỳ, dù cho số người thành công không phải là ít. Một số người rất thành công nhưng chọn cách sống ?~low key?T, sống âm thầm, nên ít ai biết đến.'
    Dẫu ồn ào hay kín tiếng, dẫu được biết đến hay vẫn trong vòng 'bí mật', điều đó không quan trọng, bởi điều quan trọng là câu chuyện về sự thành công tại Hoa Kỳ không phải là lời nói dối.
    Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu các triệu phú David Dương, Trần Đức và một vài thanh niên trẻ đang phất nhanh như cặp Hùng-Thomas.
    Mua Nhà, Một 'Thước Đo' Khác Về Khả Năng Kinh Tế Của Người Việt.
    Cuối năm 1994, trang Real Estate của báo San Jose Mercury News cho biết rằng những người có họ Nguyễn dẫn đầu danh sách mua nhà tại hạt Santa Clara. Phía sau họ Nguyễn, còn có họ Phạm, Trần, Lê, Vũ, ... Nếu đem cộng lại, cộng đồng Việt bỏ xa các cộng đồng khác (kể cả người Mỹ trắng) trong việc mua nhà tại Santa Clara County.
    Vào ngày 24 tháng 6 năm 1995, trang Real Estate của báo San Jose Mercury News lại chạy bài 'Keeping Up With The Nguyens' (Theo Chân Giòng Họ Nguyễn), trong đó cho biết một lần nữa, họ Nguyễn lại dẫn đầu tại Santa Clara County và đứng hạng 19 trong toàn tiểu bang. Tuy chưa có số liệu trên phạm vi quốc gia, nhưng qua đó, chúng ta phần nào cũng thấy được rằng số người Việt Nam mua nhà là khá đáng kể.
    Nếu mua nhà là một dấu chỉ (indicator) của tình trạng, khả năng tài chánh tốt đẹp thì việc người Việt dẫn đầu tại Santa Clara County quả là một dấu chỉ lạc quan và chúng tôi tin chắc rằng câu chuyện thành công này không cần phải được viết lại. Hơn thế nữa, một số thống kê cho thấy giá trị căn nhà mà người Việt mua luôn ở tốp trên - tức là có giá trị từ khá trở lên. Tự sự kiện này cũng cho thấy rằng tình trạng 'income' và tài chánh của cộng đồng Việt cũng không đến nỗi nào!
    Nhìn Lại...
    Tùy 'đôi mắt kính riêng' (góc độ nhìn) của từng người, có thể có những sự đánh giá khác nhau về cộng đồng Việt.
    Một số người bị ấn tượng không mấy đẹp đẽ khi cho rằng quá đông đảo người Việt sống nhờ vào trợ cấp xã hội, trợ cấp thực phẩm và trợ cấp y tế; rằng sau đợt di cư đầu tiên của 'elite group', những đợt di cư sau không tiếp tục giữ nổi huyền thoại 'America?Ts ?~model?T minority' nữa. David Whitman đã viết thêm: 'The story, however, is far different for the second wave, the 640,000 who arrived in the US following Vietnam?Ts invasion of Cambodia in 1978.' Xin tạm dịch là: 'Tuy nhiên, câu chuyện ấy đã khác đi nhiều đối với làn sóng di cư thứ hai của 640 ngàn người đến Hoa Kỳ sau khi Việt Nam xâm lăng Cam-Bốt vào năm 1978.' Đến bây giờ, qua biết bao nhiêu làn sóng di cư, cái được gọi là 'America?Ts ?~model?T minority' có còn không, hay cần được viết lại?
    Chúng tôi nhớ trong chuyến viếng thăm Florida gần đây, anh Cris của đài truyền hình Manila TV tại San Francisco, có hỏi: 'Vì sao nhiều người Việt Nam là dân đánh cá?' Chúng tôi trả lời: 'Theo chúng tôi, rất ít người Việt Nam tại Hoa Kỳ làm nghề đánh cá. Dù có, đó cũng không phải là nghề hèn hạ. Chúng tôi nghĩ các bạn Phi của bạn đã hiểu lầm chữ ?~boat people?T thành ?~fishmen?T!...' Anh ta nghe xong và im lặng. Câu hỏi đó, với chúng tôi, khó thể quên được vì nó gắn liền với 'hình ảnh' của người Việt trong đầu của sắc dân khác... Nghe câu nói đó, quả thật là: 'Ta về buồn suốt buổi chiều nay!'
    Sở dĩ chúng tôi muốn nhắc lại câu chuyện anh bạn ký giả truyền hình người Phi Luật Tân, Cris, là cốt để nói rằng những tựa đề kiểu như 'American Success Story May Be A Lie' hoặc 'This success story may need rewrite' của Jack Fischer rất dễ gây ngộ nhận về cộng đồng người Việt bởi các cộng đồng khác, vì có thể họ sẽ nghĩ rằng người Việt mình có giàu có đi chăng nữa thì cũng là do gian lận, phạm pháp mà thôi!
    Có thể nói rằng hình ảnh đẹp của 'America?Ts ?~model?T minority' đang bị 'tấn công' qua thực tế đến hôm nay.
    Tuy một số ý kiến suy nghĩ như vậy, thế nhưng qua sự ghi nhận riêng của toà soạn, có hai vấn đề được rút ra.
    Thứ nhất, thế mạnh của cộng đồng người Việt là một đội ngũ trí thức, chuyên viên đông đảo đến độ bất ngờ và chính đội ngũ này mới vừa hình thành tầng lớp trí thức cho cộng đồng, vừa có thu nhập cao và vừa chiếm tỷ lệ rất phổ biến. Sở dĩ tôi gọi là 'bất ngờ' vì trong lúc nói chuyện với nha sĩ Bùi Duy Thiện, cô C. Fong của báo San Jose Mercury News cũng bất ngờ đến độ kêu 'no way' khi biết tại San Jose có hơn 110 bác sĩ, nha sĩ. Một người hiểu biết cộng đồng Việt như cô C. Fong mà còn không thể nào tin nổi, huống hồ ... Theo tôi, không chỉ ở San Jose mà cả ở mọi nơi khác, lực lượng trí thức đông đảo này là một trong những gương mặt tiêu biểu cho cộng đồng Việt từ khía cạnh tài chánh cho đến đóng góp xã hội... Hình ảnh này đang trên đà được nâng lên đậm nét hơn khi giáo sư Robert Phong Hồ của trường Đại Học UCSF cho biết rằng trong một số trường y và nha hiện nay như UCSF, con số sinh viên Việt được tuyển vào hàng năm bằng 1/3 hay 1/4 trong tổng số sinh viên được tuyển chọn. Như thế, theo dự đoán của giáo sư Nguyễn Thành Nguyên (UCSF) và giáo sư Robert Phong Hồ (UCSF), trong vòng 10 năm tới, con số bác sĩ và nha sĩ gốc Việt sẽ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong xã hội. Theo chúng tôi, là một trong những chỗ đứng xã hội và tài chánh trong tương lai của cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ và 'America?Ts ?~model?T minority' cũng bị vấn đề này chi phối.
    Thứ hai, dầu rằng hai mươi năm qua, vẫn còn đông đảo người Việt sống nhờ vào trợ cấp, thế nhưng giáo sư Nathan Caplan của trường Đại Học Michigan, một chuyên gia nghiên cứu làn sóng tị nạn thứ hai của người Việt, đã nhận xét thật đúng khi ông viết: 'The refugees make exemplary use of the welfare system... And they rely on welfare less as time goes by.' Xin được dịch như sau: 'Người tị nạn (VN) đã sử dụng một cách mẫu mực hệ thống trợ cấp xã hội... Họ càng ngày càng ít lệ thuộc vào trợ cấp hơn với thời gian trôi qua.' Biết bao nhiêu bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư, luật sư gốc Việt, ... của hôm nay và ngày mai đã từng nhận trợ cấp xã hội của chính phủ Hoa Kỳ. Với người Việt tị nạn hay di cư, trợ cấp xã hội (tiền, phiếu thực phẩm hay y tế) chỉ là phương tiện, chứ không hề là mục đích.
    Bao niêu năm sau nhìn lại, chúng tôi không thấy bi quan cho cộng đồng Việt bởi chúng ta đã làm được nhiều điều đáng trân trọng, và chúng ta đã xây dựng được bệ phóng cho ngày mai. Chúng ta giàu chưa bằng cộng đồng Nhật, cộng đồng Tàu, ... Chuyện đó cũng không phải là chuyện lớn, bởi họ có một lịch sử định cư tại Hoa Kỳ lâu dài hơn chúng ta.
    Định cư tại Hoa Kỳ, bây giờ nhìn lại, chúng ta thấy cộng đồng Việt đang vươn lên phồn thịnh hơn, đã thấy xuất hiện một số thương gia triệu phú... Đó mới là một mặt của vấn đề, một mặt khác cũng đầy ý nghĩa là một tầng lớp chuyên gia và trí thức gốc Việt đang phát triển nhanh chóng và rộng rãi trên khắp Hoa Kỳ.
    Chúng tôi tin rằng đừng nói đến 40 năm, mà khi viết bài '30 năm nhìn lại', chúng tôi sẽ có những cảm giác khác và nhiều sự kiện khác để viết.
    Người mình có thật sự giàu? Theo chúng tôi, chúng ta giàu thật sự: sự giàu có không chỉ bằng con số triệu phú mà còn bằng cả đội ngũ đông đảo đã, đang và sẽ là chuyên gia. Bởi, ai bảo con người và tài năng không phải là một thứ của cải?
    ]
  5. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    2003-06-24 - Pomona, California (Nguyễn Ngân) -- Tổng cộng đã có 35 giải thưởng đã được phát ra tại nhà hàng Việt Triều trong Khu Hòa Bình Plaza do Cộng đồng người Việt thuộc Pomona Valley (Nam California, Hoa Kỳ) tổ chức vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày thứ bảy 21 tháng 6 năm 2003.
    Đây là chương trình phát giải khuyến học do Cộng đồng người Việt tổ chức hàng năm, nhằm khuyến khích các con em người Việt đang sinh sống tại các thành phố: West Covina, Hacienda Heights, Walnut, Diamont Bar, La Verne, Pomona, Chino Hill, Claremont, Montclair, Upland, Cucamonga, Alta Loma, Etiwanda và Fotana được gọi chung là vùng Pomona Valleỵ
    Trong năm nay đã có 9 em tốt nghiệp Đại học và hậu Dại học gồm 2 Bác sĩ, 2 Dược sĩ, 2 Cao học và 3 Cử nhân, 5 thủ khoa của bậc trung học còn lại 21 em là Á khoa hay có điểm trung bình trên 4 chấm. Ngoài ra để khuyến khích việc học Việt ngữ. Ban Chấp Hành cũng trao đến 16 em học sinh xuất sắc của các trung tâm Việt Ngữ, Các Trung Tâm Việt ngữ đang hoạt động trong vùng và quý thầy cô giáọ
    Trở lại chương trình buổi lễ phát thưởng. Sau nghi thức chào cờ. Bác sĩ Võ Đình Hữu, Chủ tịch Cộng đồng Pomona Valley trong lời phát biểu chào mừng quan khách, đặc biệt đã hướng về các em và nói:" Thành quả ngày hôm nay, dĩ nhiên là do nổ lực chính của các em, nhưng nếu không có cha mẹ đã hy sinh rất nhiều thì cũng khó đạt được vinh dự nàỵ Các em sẽ là người thừa kế tiếp tục nuôi sống và phát triển cộng đồng người Việt mà các chú, bác đã làm từ hơn 20 năm qua, Với kiến thức và điều kiện sống hôm nay những người đi trước hoàn toàn tin là các em sẽ làm tốt hơn những gì các chú, các bác và cha mẹ các em đã làm trong thời gian qua".
    Buổi lễ phát giải khuyến học gồm hơn 200 người tham dự, ngoài các em và một số phụ huynh, trong thành phần quan khách ngoại quốc chúng tôi nhận thấy có ông Thị trưởng Cortez, Ông Benny Liang; Chủ tịch cộng đồng người Trung hoa, vài nghị viên và cảnh sát thuộc vùng Pomona Valley và một số anh chị em truyền thông, báo chí.
    Năm nay Cộng đồng đã chi ra khoảng 7 ngàn Mỹ kim cho giải thưởng, một phần do sự đóng góp của đồng hương, phần khác được bảo trợ bởi Thành phố Pomona, CTy Verizon.
    Buổi lễ chấm dứt lúc 6 giờ chiều cùng ngày, tất cả quan khách và học sinh đã ở lại dự buổi tiệc do Cộng đồng khoản đãị

  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Việt kiều ở Mỹ giàu hay nghèo?
    "Dù anh là tuổi gì ở VN thì sang Mỹ cũng thành tuổi sửu cả thôi".

    Phần lớn những người VN khi đến Mỹ đều phải làm lại từ đầu. Không thông thạo ngôn ngữ, tập quán và luật pháp của Mỹ nên cuộc sống trong những năm tháng đầu tiên rất khó khăn. Bằng cấp của các nước khác hầu như không có giá trị tìm việc ở Mỹ, trừ khi anh là người nổi tiếng trong lĩnh vực chuyên môn nào đó mà người Mỹ đã từng biết. Muốn tiếp tục công việc của mình thì phải vào trường của Mỹ học lại và khi đã được cấp bằng thì mới có thể hành nghề.
    Vì vậy, phần lớn người Việt chỉ có thể kiếm sống bằng những công việc lao động đơn giản trong thời gian đầu. Đã từng có một đại tá Chánh văn phòng Phủ Tổng thống của chế độ cũ sinh sống bằng nghề lái xe taxi từ khi sang Mỹ đến ngày qua đời. Sau 5-10 năm, dành dụm được một chút vốn liếng, một số người bắt đầu mở tiệm buôn bán và có thu nhập khá hơn. Đầu tiên người Việt thường mướn nhà ở các khu chung cư, từ 400 đến 1.500 đôla/tháng cho một căn hộ 2 phòng. Sau vài năm, người ta mua nhà, mua xe hơi tốt hơn. Họ mượn tiền nhà băng để mua ngôi nhà 100 đến 200 nghìn đôla, để mua xe hơi 10-20 nghìn đôla. Trả tiền mua nhà từ 15-30 năm, trả tiền mua xe từ 3-5 năm...
    Một người quen với tôi - anh Nguyễn Thắng - sau 5 năm làm cho một nhà máy bánh kẹo ở North Coralina, lương được nâng lên 10 đôla/giờ. Nhưng anh phải nộp thuế 30% và chỉ còn lại mỗi tháng vài trăm đôla. Để có được 100 nghìn đôla, anh cần phải làm việc trong bao nhiêu năm? Nếu chẳng may bị ốm đau thì anh sẽ gặp khó khăn rất nhiều, có thể mang nợ cả đời nếu không có bảo hiểm y tế. Em gái của tôi đẻ non, nằm viện gần 3 tháng, thanh toán viện phí hết 250 nghìn đôla.
    Gia đình có từ hai người trở lên thì việc dành dụm sẽ dễ dàng hơn phần nào. Sau hơn 10 năm chị Kim - thợ làm móng tay - bàn với chồng mua một căn nhà 120 nghìn đôla, mua thêm chiếc xe hơi để đón đứa con riêng của chồng sang. Anh chị trả được khoảng 20 nghìn đô, số còn lại phải vay ngân hàng, lãi suất 6,5% năm, trả trong 30 năm. Sau vài ba tháng nằm nhà, cậu con trai xin được việc làm với mức lương 1.000 đô/tháng. Vợ chồng chị Kim đề nghị cậu góp 200 đôla phụ trả tiền nhà, điện nước...Bà mẹ ruột của cậu ở quê biết tin này, gửi thư sang trách móc. "Con sang Mỹ ở với cha ruột mà cũng tính tiền ăn ở!". Bà có biết đâu, lương của ba nó, một ông già 60 tuổi, thì hơn gì lương nó?
    Và tôi hiểu ra đa số Việt kiều ở Mỹ không có được cuộc sống dư dả như nhiều người vẫn tưởng. Người ta nói: Dù anh là tuổi con gì ở Việt Nam thì sang Mỹ cũng trở thành tuổi Sửu cả thôi. Hầu hết người Việt ở Mỹ lao động từ 8 -12 giờ mỗi ngày, làm thêm cả ngày thứ bảy, chủ nhật để dành dụm được nhiều hơn. Ai đó có được khoảng 100 nghìn đôla gửi nhà băng thì đã là một người khá giả. Và cỡ đó cũng không phải là phổ biến. Tất nhiên, ở Mỹ cũng có những triệu phú người Việt, đó là những ông chủ lớn của hệ thống nhà hàng, siêu thị. Những kỹ sư, bác sĩ trẻ có tài năng được đào tạo tại Mỹ cũng đạt mức lương hàng trăm nghìn đôla/năm, xếp hạng trung lưu. Như thế, trong tương lai, những thế hệ người Việt sinh ra trên đất Mỹ sẽ có cuộc sống khá hơn cha ông của chúng. Tất nhiên "chất Việt" cũng nghèo dần đi nếu không có điều kiện gần gũi với đất nước. Lê Anh
    (Theo Lao Động cuối tuần số 189, ra ngày 21.7.2002)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    "Hãy theo kịp họ Nguyễn"​
    Đấy là nhan đề của một bài báo đăng trên tờ San Jose Mercury News (Mỹ) số ra mới đây viết về đời sống của người Việt tại Mỹ.
    Theo thống kê của Hệ thống thông tin nhanh dữ kiện tính đến tháng 5.1995 tại quận Santa Clara có khoảng 100 nghìn người Việt sinh sống. Số người Việt mang họ Nguyễn đã mua tổng cộng 60 căn nhà với mức giá trung bình 228.604 USD/căn và dẫn đầu danh sách những người mua nhà của quận này. Tiếp sau là những người gốc Châu Á khác. Trong khi đó, dân Mỹ chính gốc mang họ Jones xếp thứ 15, chỉ mua có 15 căn nhà với giá trung bình 299.344 USD/căn, xếp sau người các dân gốc Châu Á và Mexico.
    Tờ báo đánh giá rằng nếu xét trên địa bàn quận Santa Clara thì người Việt có đời sống tương đối khá hơn so với dân gốc các nước khác kể cả dân Mỹ, nhưng trên toàn bang, người Việt được xếp loại trung bình. Dựa trên giá mua nhà, có thể nói rằng người Việt thường mua nhà và sống ở những khu vực tương đối khá, nhà của họ có từ 3 phòng trở lên và gần như mới được xây dựng. Người Việt ở quận Santa Clara làm ăn khá giả so với các dân gốc Mỹ và nước ngoài khác.
    Theo số liệu của Cơ quan quốc gia về nghiên cứu nhà Fannie Mae của Mỹ, bức tranh về đời sống của người Việt ở California có nhiều sắc thái tương phản, thay đổi tuỳ theo từng vùng và theo từng bang. Số liệu năm 1990 của Cơ quan thống kê dân số liên bang Mỹ và Bộ Lao động Mỹ, số người Việt trong độ tuổi lao động chiếm 81% tổng số người Việt ở Mỹ, trong đó 51% đã có công ăn việc làm. Nói chung, người Việt đã thích ứng nhanh với nhu cầu việc làm tại nơi họ sinh sống.
    Nếu ở quận Santa Clara và bang California nổi tiếng với các thung lũng điện tử và công nghệ cao, công việc người Việt thường làm là công nhân lắp ráp, kỹ thuật viên điện tử, chuyên viên thiết kế mạch điện tử, chuyên viên thiết kế chương trình, kỹ sư điện, thậm chí là giám đốc công ty thì tại các bang Lousiana, Texas hay Bắc Calorina, người Việt thường làm nghề đánh cá, câu tôm hoặc làm trong các vựa cá. Nhiều người Việt kiếm việc làm ở tận bang Alaska lạnh giá trên các tàu đánh cá trong 6 tháng mùa hè để đủ sống trong 1 năm, sau đó lại về nhà ở bang mình định cư dưỡng sức chờ 6 tháng mùa hè của năm sau. Tại các bang khác như Kansas, Utah, Florida , người Việt cũng phát đạt bằng nghề sơn sửa móng tay, móng chân với thu nhập trung bình 4 nghìn USD mỗi tháng, ngang thu nhập của một kỹ sư điện tử có vài năm kinh nghiệm .
    Buôn bán đồ đạc trong nhà cũng là nghề kinh doanh phát đạt của người Việt, nhất là ở Los Angeles hay quận Cam. Người Việt cũng lao vào kinh doanh trong ngành du lịch, ăn uống đặc biệt là các món ăn Việt Nam như phở. Tại những vùng có đông người Việt sinh sống, trong khu vực đều có trang vàng bằng tiếng Việt giới thiệu kinh doanh của người Việt.
    Ở California, người Việt tham gia kinh doanh trong 185 ngành thương mại khác nhau từ cho thuê quần áo cưới đến dịch vụ pháp lý, từ cây cảnh đến du lịch, từ kinh doanh nhà đến mở phòng khám bệnh.
    Trong cuốn sách "100 việc làm tốt nhất trong thập kỷ 90 và tương lai" của Carol Kleinman do Nhà xuất bản Dearborrn Financial Publisher xuất bản năm 1992 thì trừ nghề chủ trang trại còn hầu hết các nghề còn lại đều có người Việt góp mặt. Và trong số "100 thành phố lớn nhất của nước Mỹ"do tác giả Arthur Kuman Jr. và Richard Salmon liệt kê năm 1991 đều có mặt người Việt làm ăn sinh sống.
    Ngày 6.5.2003 vừa qua, một cặp vợ chồng người Việt là ông Lê Văn Chiêu và vợ là Quách Ngọc Yến đã được Cơ quan quản lý các doanh nghiệp nhỏ Mỹ bình chọn là nhà kinh doanh thành công nhất năm 2002 tại bang California và vùng Tây Bắc nước Mỹ... Từ hai bàn tay trắng, cách đây 22 năm, cặp vợ chồng này nay đã là chủ nhân của cả một hệ thống cung cấp thực phẩm cao cấp cho cả vùng San Jose, Bắc California và đang mở rộng sang Los Angeles và Nam California.
    Số liệu của Cơ quan kiểm kê dân số Mỹ năm 1990 cho thấy 13% số gia đình người Việt có thu nhập hàng năm từ 50 nghìn đến 75 nghìn USD, 5% có thu nhập từ 75 nghìn đến 100 nghìn USD và 3% có thu nhập trên 100 nghìn USD. Một nhà phân tích chuyên theo dõi về người Việt ở Mỹ nói rằng, người Việt ở Mỹ đầu tư nhiều vào việc học hành của con cái nên thế hệ con cái của người Việt sang Mỹ từ sau năm 1975 đều trưởng thành về mặt học vấn, tích lũy được tri thức và đã chiếm được những giải thưởng cao trong ngành Giáo dục Mỹ.
    (Theo TT- TTXVN)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Người An Bằng ở Florida
    Trong một lần sang Mỹ, đến Florida, tôi được gặp lại người bạn cũ, anh Văn Nhân Đạo, người làng An Bằng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, vốn đã định cư ở đây trên 20 năm. Anh đã bươn chải qua rất nhiều nghề, nay thì tạm coi như người thành đạt. Qua mỗi cuộc trò chuyện, tôi hiểu, nỗi khắc khoải da diết nhất trong anh là hình ảnh làng chài quê anh, mà ở đó, anh và những người bạn đồng hương của anh như đang mắc nợ.
    Bạn tôi vẫn thường kể về một làng quê khốn khó, cả làng bao nhiêu đời mãi đến thập niên tám mươi thế kỷ trước, người học đại học đếm chưa đủ hai bàn tay. Rồi khi rời xa quê, bôn ba lận đận xứ người, có chút ít tiền là nghĩ đến ngày thương ngày khó nên chuyển gửi về cho gia đình. Nào ngờ trở thành phong trào thi đua xây lăng đắp mộ của cả làng. Cái năm sau to hơn cái năm trước, cả làng trở nên nổi tiếng "thành phố ma". Không xây dựng một tương lai tốt hơn cho người làng mà cứ trôi hết ra đồng cho dòng họ tổ tiên mở mày mở mặt hơn người ta.
    Những tâm sự bày tỏ cùng tôi khi chúng tôi đang ngồi bên bờ hồ sau lưng nhà anh Văn Nhân Đạo tại Miami (tiểu bang Florida, Mỹ). Ngôi nhà vườn bên hồ khá đẹp, được xây theo quy hoạch của thành phố, từng khu nhà có an ninh gác cổng ra vào. Anh Đạo như nhiều người đồng hương làng An Bằng huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế có một đời sống khá ổn định, thu nhập cao, là chủ của hai hiệu Nail (làm móng tay, móng chân) ở đây. Làng An Bằng cũng rất lạ, có đến hơn 90% gia đình có con em ở nước ngoài và lúc nào cũng đau đáu nhìn về quê để gom góp chung lo từ cái mồ cái mả đến nhà thờ họ rồi đình làng, chùa miếu v.v... Mọi thứ đều như chiếc bình thông nhau Mỹ - An Bằng. Ơ Mỹ, cả làng An Bằng cứ như liên kết lại ở sợi dây làng. Khi nghề Nail phát triển trong cộng đồng người Việt thì cả làng An Bằng ở Mỹ lại nâng đỡ nhau, tạo dựng với nhau một nghề mới và khá lên rất nhanh. Và làng An Bằng ở Việt Nam cũng từ đó mà đổi thay.
    Hầu như nhà người An Bằng nào ở Mỹ cũng có con em học xong đại học hoặc đỗ đạt nhiều bằng cấp cao. "Cha mạ chúng tôi khi khổ vậy mà vẫn gắng để lại cho chúng tôi chút vốn liếng là cái học. Vậy mà học có tới đâu - trường làng chỉ là 1 trường tiểu học nhỏ hơn trăm học sinh đến sau giải phóng mới có thành 2 trường tiểu học và ngàn học sinh, nhưng trung học đến cấp 2 là phải đi học nhờ làng khác. Ngày xưa đi học căm căm chiếc tơi đụp hàng chục cây số đường làng lầy lội, mong kiếm ít chữ". Và dần dần ngôi trường trung học cho làng đã hiện hình thành nét qua nhiều lần trò chuyện với Đạo và các anh em khác ở An Bằng như anh Hưởng, anh Lâm, anh Quế.
    Nhìn cuộc sống các anh và tâm tư ấy tôi thật cảm động. Đạo nói với tôi: "Sống ở Mỹ, nhà gần nhau, nhưng phần ai nấy ở; đến con chim, con vịt ngoài hồ tôi muốn cho ăn cũng bị kiện; vì khi tôi cho ăn, chim chóc sẽ tập trung về vườn tôi các nhà khác không có chim đến. Còn làng mình hít thở không khí cũng biết của mình. Tôi hiểu bạn, ở Mỹ quản lý xã hội rất tốt nhưng con người nhạy cảm phương Đông thấy buồn. Vì vậy quê hương cứ như đồng vọng gọi về. Ai cũng nghĩ phải làm gì và phải kiếm chỗ lui về quê khi về già cũng như lúc từ biệt cõi đời.
    Những cuộc chuyện trò ấy được tôi chuyển về cho Quỹ Tấm lòng vàng Báo Lao Động. Và tháng 9.2001 Quỹ đã làm chủ đầu tư cho anh em An Bằng nước ngoài góp vốn xây tại quê An Bằng, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế một ngôi trường trung học hai tầng khang trang đúng tiêu chuẩn của ngành giáo dục.
    Và tháng 6, lệ làng có đua ghe cùng nhà thờ hương tộc, hàng trăm người An Bằng từ nước ngoài sẽ về dự và cũng để khánh thành ngôi trường mơ ước. Ngôi trường của những tấm lòng xa xứ.Anh Văn Nhân Đạo trong một lần về quê. Tú Bảo
    (Theo Lao Động cuối tuần số 133, ra ngày 26.5.2002)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Nguyện vọng của nhiều Việt kiều ở Mỹ:
    Muốn về Việt Nam sống đến cuối đời
    Sẽ về lại VN. Đó là câu nói tôi thường xuyên nghe được từ nhiều bà con Việt kiều trong thời gian tôi ở Mỹ. Ông Peter Trần (San Jose bang California) tâm sự: "Năm nay tôi bắt đầu nghỉ hưu. Con cái tôi đều đã có gia đình riêng và sự nghiệp. Hai vợ chồng tôi muốn trở về VN sống với bà con cho vui. Lương hưu của cả hai vợ chồng tôi vào khoảng 2.500 USD. Nếu Chính phủ VN cho mua nhà thì chúng tôi sẽ mua một căn nhà ở vùng quê để sống cho yên tĩnh. Nếu không, chúng tôi sẽ thuê để ở. Đa số bạn bè vào tuổi già như tôi đều có nguyện vọng như vậy". Quả thật như thế, tôi gặp nhiều người đều có ý kiến tương tự. Trong thực tế, ngay cả những người già cả không có lương hưu nhưng được trợ cấp của con cái cũng đã quay về sinh sống khá nhiều ở VN. Phần lớn ý định trở về xuất phát từ tình tự quê hương đồng thời cũng xuất phát từ lý do tài chính. với số lương hưu hoặc số tiền trợ cấp trên, nếu sống ở Mỹ thì vừa đủ, có khi chật vật nhưng về VN thì lại dư dả. "Số tiền dôi dư ra hàng tháng có thể trợ giúp được cho bà con hoặc ủng hộ từ thiện " - bà Lan nói với tôi. Ngay những người làm ăn tự do, chủ doanh nghiệp chưa đến tuổi già cũng đã tính đường về nước. Chị Thanh Nguyễn mà tôi gặp tại chợ Phước Lộc Thọ, khu Tiểu Sài Gòn nói: "Sang năm vợ chồng tôi sẽ về lại VN. Hai cơ sở làm ăn tại đây, tôi giao lại cho em và và con quản lý. Chúng tôi đã nhờ người bà con đứng tên mua hẳn một căn nhà ở Vũng Tàu rồi, chúng tôi dự định về ở tại đó. Nếu có điều kiện thuận lợi thì sẽ đầu tư kinh doanh".
    Trung Quốc đã có chính sách Hoa kiều về nước mua nhà để nghỉ hưu hoặc mua đất để an táng từ những năm 70. VN ta đã có chủ trương cho một số đối tượng Việt kiều về mua nhà, trong đó có đối tượng là người muốn trở về VN sống ổn định lâu dài. Với chủ trương này, những Việt kiều lớn tuổi sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để trở về trong vòng tay ấm áp của quê hương.
    (Theo Đại đoàn Kết cuối tuần số 267, ngày 7.11.2001)
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Tôi có một số bài viết về những người Việt thành danh ở hải ngoại. Ở Mỹ có một số người thành đạt như: ( Hãy nhấn vào tên của người bạn muốn xem để biết rõ hơn chi tiết)
    Bill Nguyễn, một người có thể gọi là Bill Gates của Việt Nam,và có lẽ là doanh nhân giàu nhất của người Việt.
    Bùi Thanh Liêm,nhà khoa học vũ trụ được NASA vinh danh năm 2002 ( bài viết của Saigonvn24)
    Một số khác thành đạt trong sự nghiệp chính trị ở Mỹ như:
    Ðinh Đồng Phụng Việt , trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ
    Dương Việt Quốc, giám đốc văn phòng cố vấn tổng thống về các vấn đề chính sách liên quan đến người Mỹ gốc Á châu và đảo quốc Thái Bình Dương
    Jacqueline H. Nguyễn, Phụ nữ Việt nam đầu tiên được cử vào chức Chánh án Mỹ
    Ngoài ra còn một số tên tuổi khác các bạn có thể xem
    ở đây
    .
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 03:21 ngày 28/06/2003

Chia sẻ trang này